Quản lý hoạt động trên lớp của GV

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN lý HOẠT ĐỘNG dạy học ở các TRƯỜNG mầm NON THỊ xã sơn tây – THÀNH PHỐ hà nội (Trang 72)

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Giúp Hiệu trƣởng quản lý việc tổ chức các HĐ dạy học của GV theo chƣơng trình GDMN mới. Quá trình tổ chức các hoạt động phải chú trọng các biện pháp đổi mới hình thức tổ chức, phƣơng pháp giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”, trong đó GV với vai trò là ngƣời gợi mở, điều khiển các hoạt động một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động.

Tăng cƣờng bồi dƣỡng nâng cao năng lực, chất lƣợng đội ngũ GV trong công tác GD trẻ nhằm thực hiên tốt mục tiêu giáo dục mầm non.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

HT chỉ đạo GV tổ chức các HĐ GD trẻ đảm bảo nội dung chƣơng trình, KH giảng dạy. Quán triệt và bồi dƣỡng nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV trong thực hiện nội dung PPGD theo hƣớng đổi mới phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ.

- Đƣa ra định hƣớng chỉ đạo, hƣớng dẫn giáo viên soạn giảng theo yêu cầu mới, tổ chức giảng dạy trên lớp, đúc rút kinh nghiệm. Kết cấu giáo án ngắn gọn, đảm bảo tính hợp lý, phù hợp với lôgic chủ đề và tƣ duy nhận thức của trẻ;

trẻ; nêu rõ HĐ của cô và của trẻ; sắp xếp thứ tự logic, có minh họa hình ảnh sinh động, gần gũi với đời sống thực tế, luôn kích thích trẻ húng thú tham gia vào hoạt động.

- Tổ chức trao đổi những chủ đề cần thiết về lập KHGD, thiết kế mạng nội dung, mạng HĐ nhằm giúp GV thực hiện có kết quả chƣơng trình, KH giảng dạy.

- Tăng cƣờng quản lý giờ lên lớp của giáo viên; giờ tổ chức HĐ học của trẻ qua dự giờ, thăm lớp, thao giảng chuyên đề, đảm bảo dạy đúng, đủ nội dung chƣơng trình và tổ chức các HĐ theo KH giáo dục của nhóm, lớp.

Tiến hành khảo sát xem việc đổi mới PPGD liên quan đến các vấn đề gì trong điều kiện thực tế tại trƣờng: Cơ sở vật chất, tinh thần học hỏi hay sức ì của giáo viên, trình độ v.v…Việc khảo sát này giúp ngƣời HT có cái nhìn tổng thể về vấn đề sẽ triển khai để từ đó xây dựng đƣợc KH chỉ đạo đúng và trúng mục tiêu đề ra.

- Tổ chức cho GV tiếp cận PPDH mới thông qua các lớp tập huấn, BDCM, tham khảo tài liệu, dự các buổi tham quan thực tế học tập kinh nghiệm, tổ chức thao giảng, chuyên đề, cho GV thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và rút ra những PPDH phù hợp với từng độ tuổi của trẻ là việc làm cần thiết mà ngƣời HT cần quan tâm.

- Chỉ đạo bộ phận chuyên môn nhà trƣờng đi sâu triển khai chuyên đề về đổi mới PPDH “Lấy trẻ làm trung tâm” thông qua hƣớng dẫn tổ chức các HĐ trên lớp, kỹ năng tạo tình huống và xử lý tình huống, kỹ năng thực hành, thí nghiệm, xây dựng môi trƣờng GD, tạo cơ hội cho trẻ tham gia tích cực, chủ động thông qua học và chơi.

- Hƣớng dẫn GV ứng dụng CNTT qua khai thác nguồn tài nguyên GD trên mạng Internet, thiết kế bài giảng điện tử; xây dựng các phần mềm theo chủ đề; sử dụng bản đồ tƣ duy trong dạy học; xây dựng mô hình lớp học tƣơng tác, với phần mềm Activprimary giúp GV nghiên cứu, sáng tạo trong thiết kế các

HĐGD; xây dựng bộ tƣ liệu môn học, sử dụng phƣơng pháp trình chiếu và phần mềm Kidsmar trong dạy học.

Đối với hoạt động QL, hồ sơ là một phƣơng tiện phản ánh quá trình QL có tính khách quan và cụ thể. Hiệu trƣởng chỉ đạo GV thực hiện đúng theo yêu cầu các loại hồ sơ sổ sách chuyên môn theo quy định của ngành, ghi chép cập nhật đầy đủ và thƣờng xuyên kiểm tra hồ sơ của từng GV, trên cơ sở đó nắm bắt tình hình thực hiện để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời, rút kinh nghiệm cho việc thực hiện tiếp theo.

Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt định kỳ để rút kinh nghiệm, uốn nắn kịp thời những sai sót, lệch lạc trong quá trình hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, động viên những giáo viên có thành tích tốt, xây dựng quy chế làm việc hợp lý về thời gian, nội dung sinh hoạt mang tính khoa học, tránh những hình thức sinh hoạt hành chính đơn thuần gây nhàm chán không đem lại hiệu quả.

- Nội dung sinh hoạt CM của tổ có thể tiến hành theo từng chuyên đề về các lĩnh vực nhƣ: (khám phá khoa học thông qua HĐ làm quen với toán và tìm hiểu môi trƣờng xung quanh; phát triển thẩm mỹ thông qua HĐ giáo dục âm nhạc...). Tổ chức tiết dạy mẫu, bài giảng điện tử có sử dụng các phần mềm trò chơi hỗ trợ dạy học.

- Tổ chức thảo luận thống nhất nội dung chƣơng trình, mục đích yêu cầu, phƣơng pháp tổ chức hoạt động chung. Hƣớng dẫn cách soạn bài, quan tâm khích lệ giáo viên có kế hoạch dạy học phần khó có mở rộng, có kỹ năng thực hành sử dụng thiết bị dạy học nâng cao và sáng tạo làm đồ dùng, đồ chơi tạo môi trƣờng giáo dục cho trẻ.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng quy chế CM và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy chế CM trong nhà trƣờng. GV có kế hoạch thực hiện chƣơng trình, KH giáo dục trẻ theo chủ đề.

trang bị các phƣơng tiện dạy học nhƣ băng hình, máy tính, máy chiếu hỗ trợ cho việc giảng dạy của GV. Cung cấp các tài liệu để GV tham khảo trong quá trình xây dựng KH, thiết kế bài dạy, vận dụng linh hoạt các hình thức, PP dạy học mới.

Tổ chức thi GVDG về ứng dụng CNTT trong soạn giảng, thiết kế các HĐ; trƣng bày tƣ liệu dạy học, sản phẩm đổi mới PP dạy học của GV bằng bản đồ tƣ duy.

Xây dựng và thảo luận các tiêu chí đánh các HĐ dạy học của GV, HĐ học của trẻ trong các tổ CM để thống nhất nội dung về công tác kiểm tra đánh giá HĐSP của GV.

Động viên GV về vật chất, tinh thần một cách kịp thời và cần nghiêm khắc phê bình để tránh những lệch lạc trong quá trình thực hiện.

3.2.5. Đổi mới công tác bồi dưỡng hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Bồi dƣỡng chuyên môn cho GV thƣờng xuyên, liên tục để xây dựng đội ngũ có chất lƣợng, thực hiện tốt nhiệm vụ năm học nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục; giúp GV giải quyết những khó khăn vƣớng mắc khi thực hiện chƣơng trình GDMN và nâng cao kỹ năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ; rèn luyện sự phối hợp tập thể, tinh thần làm việc theo nhóm, tổ của mỗi GV.

3.2.5.2. Nội dung thực hiện biện pháp

HT chỉ đạo xây dựng KH bồi dƣỡng chuyên môn cho GV với nhiều hình thức nhằm giúp CBGV có cơ hội tham gia bồi dƣỡng. Việc bồi dƣỡng cho đội ngũ CBGV phải mang tính toàn diện về chuyên môn, kiến thức pháp luật, phẩm chất chính trị, đặc biệt là ý thức nghề nghiệp, đi sâu vào các nội dung: bồi dƣỡng chuẩn hóa, bồi dƣỡng thƣờng xuyên, bồi dƣỡng chu kỳ, bồi dƣỡng theo chuyên đề.

Đổi mới nội dung và phƣơng pháp BDCM cho GV theo hình thức tự học, tự nghiên cứu; tăng cƣờng công tác thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, tham quan học tập kinh nghiệm; đảm bảo môi trƣờng giao lƣu học tập ngoài nhà

trƣờng. Bồi dƣỡng phân hóa theo trình độ và nhu cầu của GV, có tác động nâng cao năng lực sƣ phạm, sự hiểu biết của GV về kiến thức GD trẻ, kiến thức khoa học GD để. GV chủ động, linh hoạt trong dạy học; bổ sung cho GV phƣơng pháp và kỹ năng sƣ phạm, trang bị những hiểu biết về kinh nghiệm tiên tiến. QL kế hoạch, nội dung tự BDCM của GV. Kiểm tra, đánh giá kết quả tự bồi dƣỡng của GV.

Tăng cƣờng công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho đội ngũ GV: Quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc, nhiệm vụ năm học của các cấp quản lý giáo dục; các văn bản, chỉ đạo đổi mới giáo dục mầm non làm cho mỗi một giáo viên nắm đƣợc nhiệm vụ trọng tâm của năm học từ đó nâng cao nhận thức tầm quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, học tập trong năm học.

- Tập trung bồi dƣỡng về những nội dung mà GV còn yếu và những vấn

đề đa số GV cho là khó nhƣ về đổi mới phƣơng pháp dạy học, cách thiết kế và hình thức tổ chức các hoạt động dạy của GV và hoạt động chơi của trẻ.... từ đó tổ thảo luận đƣa ra phƣơng pháp, biện pháp giúp GV nắm vững hơn về chuyên môn.

- Tổ chức, bồi dƣỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp: Hiệu trƣởng phải xác định một lộ trình để mỗi GV phấn đấu đạt các tiêu chí và tiêu chuẩn (quy định trong chuẩn nghề nghiệp GVMN). Bồi dƣỡng theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT (tại thông tƣ 36/2011/TT-BGDĐT) nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non.

Đa dạng hóa các hình thức BDCM cho GV: Cần coi trọng việc tổ chức các hình thức bồi dƣỡng GV đòi hỏi ngƣời GV chủ động chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng, tạo điều kiện để thúc đẩy sự trao đổi ý kiến giữa các thành viên với nhau.

- Bồi dƣỡng GV qua sinh hoạt chuyên môn nhà trƣờng: Nội dung cần tập trung triển khai công tác CM đã tiếp thu đƣợc; rút kinh nghiệm chung công tác

- Bồi dƣỡng GV qua sinh hoạt tổ chuyên môn: Tập trung để GV trong tổ đánh giá chủ đề vừa thực hiện; chú ý đi sâu vào việc lập KH; tổ chức các HĐ trong ngày của trẻ; giải quyết những thắc mắc về chủ đề; hƣớng khắc phục hạn chế để triển khai chủ đề mới: đề ra mục tiêu, nội dung và dự kiến đồ dùng đồ chơi, cách trang trí môi trƣờng lớp học.

- BGH sắp xếp dự các buổi sinh hoạt CM của tổ để nắm bắt nội dung, phƣơng pháp sinh hoạt tổ khối. Từ đó có biện pháp hỗ trợ, bồi dƣỡng kịp thời. Nâng cao chất lƣợng sinh hoạt CM của các tổ CM làm cho sinh hoạt CM trở thành diễn đàn trao đổi, bàn bạc, thống nhất cách dạy phù hợp với tình hình, đặc điểm của đối tƣợng trẻ.

- Bồi dƣỡng GV qua các chuyên đề, hội giảng: Tập trung vào lĩnh vực, hoạt động mà GV đang gặp khó khăn; chọn đề tài, phân công lớp dạy. HT cùng các bộ phận chuyên môn đóng góp ý tƣởng, GV hoàn tất giáo án và dạy thử nghiệm. Tổ chức thao giảng vào các dịp nhƣ: 20/10; 20/11, 8/3....

- Dự giờ thăm lớp: BGH và các tổ chuyên môn có lịch cụ thể thăm lớp,

dự giờ đối với GV. Yêu cầu ngƣời dự góp ý, phân tích tiết dạy đi sâu vào nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức các HĐ, về kiến thức, về phong cách lên lớp, về tổ chức lớp học. Sau khi dự giờ xong ngƣời dự nhận xét ƣu, khuyết điểm và xếp loại giờ dạy. Khuyến khích GV dự giờ lẫn nhau để trao đổi, học tập kinh nghiệm.

- Tổ chức thi GV dạy giỏi cấp trƣờng cần tiến tới có sự đổi mới: đó là thi thực hành tin học, thi lý thuyết về kiến thức GD trẻ và thi thực hành qua một tiết dạy trên lớp. Phát động phong trào thi đua viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng đồ chơi, cải tiến phƣơng pháp dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học.

- Bồi dƣỡng thông qua tổ chức sinh hoạt chuyên đề liên trƣờng(theo cụm)

để toàn thể CBGV có điều kiện nắm bắt những định hƣớng đổi mới thực hiện chƣơng trình GDMN; đổi mới phƣơng pháp dạy học; thiết kế môi trƣờng hoạt

động vui chơi ... và các nội dung chuyên đề do Phòng GD&ĐT, nhà trƣờng chỉ đạo.

- Bồi dƣỡng GV thông qua tham quan, học tập kinh nghiệm và tự học tập: HT tạo điều kiện cho GV đƣợc thăm quan các trƣờng bạn để học tập kinh nghiệm; khuyến khích GV nghiên cứu các tài liệu chuyên môn và học các lớp bồi dƣỡng công nghệ thông tin, vận dụng vào soạn giảng, thiết kế các HĐ. Tổ chức ghi hình các hoạt động GD đạt hiệu quả cao để triển khai nhân rộng cho GV cùng trƣờng tham khảo và thực hiện.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch BDCM cho GV. Hình thành mạng lƣới đội ngũ cán bộ cốt cán tin cậy, GV nòng cốt, mũi nhọn có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đặc biệt là GV trẻ, nhiệt tình, có năng lực để đẩy mạnh phong trào BDCM cho GV.

Tiến hành rà soát, phân loại GV theo trình độ và theo tay nghề. Tổ chức cho CBGV đăng ký KH tự bồi dƣỡng; kiểm tra công nhận kết quả tự bồi dƣỡng; tạo điều kiện cho đội ngũ GV tham gia học nâng chuẩn, dự các lớp bồi dƣỡng chuyên môn, chuyên đề do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức. Phân công trách nhiệm, phân bổ quyền lực, nguồn lực cho các bộ phận, các thành viên trong trƣờng để thực hiện hóa kế hoạch.

Kiểm tra, đánh giá chất lƣợng học tập, bồi dƣỡng của GV kết hợp với động viên, khích lệ GV tham gia học tập, tạo các điều kiện thuận lợi cho GV trong thời gian học tập.

Đƣa công tác bồi dƣỡng về ứng dụng CNTT vào trong quá trình quản lý, dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả điều hành, nâng cao chất lƣợng GD trẻ.

3.2.6. Khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động dạy học trong trường mầm non

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Tăng cƣờng bảo quản, khai thác sử dụng có hiệu quả các phƣơng tiện, đồ dùng dạy học; bổ sung, sửa chữa, kịp thời thay thế những hƣ hỏng, xuống cấp về cơ sở vật chất nhằm đảm bảo duy trì tốt các hoạt động GD trẻ của nhà trƣờng.

3.2.6.2. Nội dung thực hiện biện pháp

Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch về công tác quản lý cơ sở vật chất. Xác định mục tiêu nâng cấp, sửa chữa trƣờng, lớp; mua sắm thiết bị đồ dùng phục vụ công tác GD trẻ trên cơ sở nguồn kinh phí hiện có, nhiệm vụ trọng tâm của năm học và các điều kiện đảm bảo thực hiện chƣơng trình GDMN.

Nâng cao nhận thức cho GV về việc sử dụng CSVC, thiết bị dạy học nhằm giúp họ ý thức đƣợc sự cần thiết và có nhu cầu sử dụng thƣờng xuyên CSVC, các thiết bị trong quá trình tổ chức các HĐGD.

Tăng cƣờng CSVC bằng cách cải tạo, bổ sung, bố trí các phòng chức năng, hiện đại hóa các trang thiết bị tiệm cận với mô hình giáo dục tiên tiến. Trang bị đầy đủ về thiết bị dạy học, phƣơng tiện kỹ thuật đảm bảo đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN và đổi mới phƣơng pháp dạy học.

Vận dụng linh hoạt chủ trƣơng XHHGD để tập trung các nguồn lực đầu tƣ cho công tác GD trẻ. Huy động đóng góp để bổ sung và hoàn thiện CSVC phục vụ cho các HĐ dạy học của nhà trƣờng nhƣ xây dựng phòng học chức năng, máy tính, máy chiếu, đồ dùng, dụng cụ ... phục vụ hoạt động dạy học cho giáo viên.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Phó Hiệu trƣởng phụ trách CSVC lập kế hoạch sử dụng, phát triển và bảo quản cơ sở vật chất của trƣờng trong năm học và trình lên Hiệu trƣởng phê duyệt. Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch và đề xuất với hiệu trƣởng những vấn đề cần bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện.

Nhà trƣờng xây dựng quy định về khai thác, sử dụng và bảo quản CSVC, thiết bị dạy học. Tổ chức thƣờng xuyên các hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm về sử dụng thiết bị dạy học đem lại hiệu quả dạy học.

Định kỳ hàng tháng có kiểm tra đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học trong giảng dạy. Tiến hành kiểm kê tài sản đầu năm, cuối năm; dự trù mua sắm trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động dạy học.

Tham mƣu với Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp thêm những thiết bị dạy học, có kế hoạch thanh lý những thiết bị không còn sử dụng đƣợc, đồng thời lập

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN lý HOẠT ĐỘNG dạy học ở các TRƯỜNG mầm NON THỊ xã sơn tây – THÀNH PHỐ hà nội (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)