1.3.1. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường mầm non
1.3.1.1. Vai trò của Hiệu trưởng trường Mầm non
Trong QL trƣờng MN, để thực hiện có hiệu quả các chức năng cơ bản của QL ngƣời HT phải thể hiện đƣợc vai trò chủ yếu sau:
- Đại diện cho chính quyền về mặt thực thi pháp luật chính sách, điều lệ, quy chế giáo dục và thực hiện các quy định về mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp, đánh giá chất lƣợng giáo dục.
- Hạt nhân thiết lập bộ máy tổ chức, phát triển, điều hành đội ngũ nhân lực và hỗ trợ sƣ phạm cho đội ngũ nhân lực GD của nhà trƣờng để mọi hoạt động của nhà trƣờng thực hiện đúng tính chất, nguyên lý, mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp GD.
- Chủ sự tổ chức huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất nhằm đáp ứng các hoạt động của nhà trƣờng.
- Tác nhân xây dựng mối quan hệ giữa GD nhà trƣờng với GD gia đình và xã hội nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trƣờng trong một môi trƣờng lành mạnh; đồng thời tổ chức vận hành hệ thống thông tin giáo dục, hệ thống QLGD, ứng dụng CNTT và truyền thông trong các hoạt động giáo dục tại nhà trƣờng.
Ngƣời HT trƣờng mầm non cũng không thể thiếu đƣợc các vai trò lãnh đạo: Chỉ đƣờng và hoạch định; Đề xƣớng sự thay đổi; Thu hút, dẫn dắt; Thúc đẩy phát triển. Từ đó dẫn đến vai trò kép: Nhà lãnh đạo và nhà quản lý của ngƣời Hiệu trƣởng trƣờng mầm non, trong đó: Lãnh đạo để luôn có sự thay đổi và phát triển bền vững. Quản lý để các hoạt động có sự ổn định nhằm đạt tới mục tiêu.
1.3.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường mầm non
Điều 16, chƣơng 2 (Điều lệ trƣờng mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ GG&ĐT) quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trƣởng nhƣ sau:
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trƣờng; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trƣớc Hội đồng trƣờng và các cấp có thẩm quyền.
- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tƣ vấn trong nhà trƣờng, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trƣởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trƣờng trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thƣởng, thi hành kỷ luật đối với GV, NV theo quy định.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trƣờng, nhà trẻ.
- Tiếp nhận trẻ em, QL trẻ em và các hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trƣờng, nhà trẻ; quyết định khen thƣởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ GD&ĐT quy định.
- Dự các lớp bồi dƣỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; đƣợc hƣởng chế độ phụ cấp và các chính sách ƣu đãi theo quy định.
- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trƣờng, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng CS-GD trẻ.
- Thực hiện XHHGD, phát huy vai trò của nhà trƣờng đối với cộng đồng.
1.4. Quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng mầm non
1.4.1. Nội dung QL hoạt động dạy học ở trường mầm non
1.4.1.1. Lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học ở trường mầm non
QLGD là một bộ phận của QL xã hội; là những tác động có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tổ chức điều khiển và QL hoạt động GD của những ngƣời làm công tác GD thực hiện mục tiêu KHGD đã đặt ra. Từ khái niệm khoa học về QLGD, chúng ta thấy việc xây
dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch trong nhà trƣờng mầm non là một trong những công việc hết sức cần thiết của ngƣời Hiệu trƣởng.
Kế hoạch là một bản dự kiến những mục tiêu cần đạt đƣợc và có những giải pháp để đạt đƣợc mục tiêu.
Lập kế hoạch là sự sắp xếp có tính toán trƣớc một cách khoa học các chỉ
tiêu, trình tự tiến hành các công việc của ngƣời HT trong khoảng thời gian định sẵn với sự phân công con ngƣời và bố trí vật lƣc hợp lý để công việc đó có thể tiến hành một cách chủ động, đạt hiệu quả cao nhất với thời gian tiết kiệm nhất. Xây dựng KH là quyết định trƣớc xem sẽ làm cái gì? Làm nhƣ thế nào? Khi nào làm và ai sẽ làm cái đó? Xây dựng KH bao gồm các bƣớc: tiền kế hoạch, chẩn đoán - dự báo, dự thảo kế hoạch, hoàn chỉnh KH. Tính chất của kế hoạch nhà trƣờng là cụ thể hóa đƣờng lối và quan điểm giáo dục của Đảng, vận dụng khoa học vào các nhiệm vụ, mục tiêu và biện pháp giáo dục trong kế hoạch.
1.4.1.2. Quản lý mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non
Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tháng tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hính thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một (Điều 22 - Luật giáo dục, 2005).
Mục tiêu của GDMN (trong Chƣơng trình GDMN, ban hành kèm theo Thông tƣ số 17/2009/TT-BGDĐT, ngày 25/7/2009 của Bộ trƣởng BGD&ĐT) là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình
thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm
chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
1.4.1.3. Quản lý nội dung chương trình CS-GD trẻ ở trường mầm non
Chƣơng trình GDMN 2009 bao gồm những nội dung cơ bản, cốt lõi và có tính linh hoạt, mềm dẻo làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung giáo dục cụ thể với kinh nghiệm sống, khả năng của trẻ và thực tế của từng địa phƣơng, vùng miền; kết hợp hài hoà giữa chăm sóc và giáo dục, giữa các lĩnh vực phát triển: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ để phát triển trẻ toàn diện. Chƣơng trình không nhấn mạnh vào việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng đơn lẻ mà theo hƣớng tích hợp, phù hợp với đặc điểm phát triển và khả năng của trẻ, đựợc xây dựng theo hai giai đoạn: Giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo; chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú và sự phát triển của trẻ. Chƣơng trình GDMN là căn cứ để triển khai và chỉ đạo công tác CS- GD trẻ trong các cơ sở GDMN trong cả nƣớc, đồng thời là căn cứ để đào tạo bồi dƣỡng GVMN, tăng cƣờng CSVC và đảm bảo các điều kiện thực hiện Chƣơng trình GDMN có chất lƣợng. Nội dung giáo dục trong chƣơng trình đƣợc tổ chức theo hƣớng tích hợp và theo các chủ đề gần gũi, thông qua các hoạt động đa dạng và phong phú, đảm bảo tính linh hoạt mềm dẻo, thiết thực cho trẻ.
1.4.1.4. Quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên ở trường mầm non
Quản lý tổ chức các hoạt động giáo dục: Các HĐGD trong trƣờng
mầm non do giáo viên tổ chức, hƣớng dẫn với sự tham gia tích cực của trẻ em đƣợc coi là những con đƣờng cơ bản, là phƣơng tiện quan trọng để thực hiện mục tiêu GDMN. Các hoạt động của trẻ bao gồm: hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, hoạt động lao động, hoạt động dạo chơi, tham quan, hoạt động lễ hội… Các hoạt động đều nhằm mục đích chung là giúp trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ hình thành những cơ sở đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một.
Quản lý thực hiện chƣơng trình GDMN: Các HĐGD ở trƣờng MN đƣợc
ban hành. Hiệu trƣởng có trách nhiệm làm cho giáo viên nhận thức đƣợc tính pháp lý của việc thực hiện chƣơng trình, ngăn ngừa sự tùy tiện, thiếu nghiêm túc trong quá trình tổ chức thực hiện để chƣơng trình thực sự là phƣơng tiện quan trọng đạt đƣợc mục tiêu giáo dục. Các hoạt động thực hiện chƣơng trình CS- GD trẻ là thực hiện hoạt động đào tạo theo mục tiêu của trƣờng. Trong quá trình QL việc thực hiện chƣơng trình, HT phải là ngƣời nắm vững nhất chƣơng trình CS- GD trẻ, nội dung từng công việc ngƣời thực hiện và thời gian thực hiện. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong QLCM của HT, nhằm giúp cho GV đảm bảo thực hiện đúng, thực hiện đủ và thực hiện có hiệu quả, sáng tạo trong công tác CS- GD trẻ. Để nắm đƣợc tình hình thực hiện chƣơng trình CS- GD trẻ, HT theo dõi thông qua hồ sơ CM, qua phản ánh của hiệu phó, tổ trƣởng CM và dự giờ để từ những thông tin thu đƣợc, kịp thời có KH điều chỉnh, uốn nắn sao cho chƣơng trình đƣợc thực hiện phù hợp với thời gian của tiến trình năm học.
Hiệu trƣởng quản lý soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV: Soạn bài là khâu quan trọng chuẩn bị cho giờ lên lớp, là lao động sáng tạo thể hiện sự lựa chọn của GV về nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học và sự lựa chọn những thiết bị phục vụ bài dạy. Sự lựa chọn phải phù hợp với nội dung bài dạy, đúng yêu cầu quy định, sát với học sinh theo lứa tuổi và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng. Quản lý soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên, hiệu trƣởng cần tập trung vào vào một số công việc nhƣ sau:
+ Hƣớng dẫn giáo viên kế hoạch soạn bài, dựa trên những yêu cầu, quy định chung đảm bảo sự thống nhất về nội dung hình thức bài soạn với tính chất chỉ dẫn, không phải là khuôn mẫu.
+ Hƣớng dẫn giáo viên nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo, sách thiết kế các hoạt động các môn học theo lứa tuổi vào soạn bài.
+ Tổ chức những buổi thảo luận về soạn bài, thống nhất nội dung và hình thức cải tiến nội dung, phƣơng pháp soạn bài, trao đổi kinh nghiệm soạn những bài khó.
+ Hiệu trƣởng, hiệu phó và các tổ trƣởng chuyên môn thƣờng xuyên kiểm tra, theo dõi việc soạn bài của giáo viên bằng cách kiểm tra bài soạn, kiểm tra hồ sơ và kế hoạch thực hiện giảng dạy.
+ Để đảm bảo điều kiện phục vụ cho giờ dạy trên lớp của giáo viên, hiệu trƣởng căn cứ vào kế hoạch giảng dạy kiểm tra các điều kiện cơ sở vật chất- kỹ thuật, đồng thời có kế hoạch mua sắm những thiết bị thiếu và đề ra những quy định quản lý sử dụng thiết bị dạy học có hiện có.
+ Hiệu trƣởng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên thời gian soạn bài. Soạn bài và chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp là khâu quan trọng của quá trình dạy học, chuẩn bị bài tốt sẽ góp phần vào sự thành công của giờ dạy.
Quản lý giờ dạy của GV: Hoạt động dạy học ở mẫu giáo đƣợc tổ chức theo
hƣớng tiếp cận tích hợp các nội dung và theo chủ đề có chứa đựng những tri thức sơ đẳng của đời sống văn hoá - xã hội tự nhiên. Cách tổ chức này tạo điều kiện thuận lợi cho HĐ học tập của trẻ MG hoà lẫn trong hoạt động tự nhiên đầy hứng thú, sinh động. Các hoạt động có KH theo chủ định của GV nhằm giúp trẻ hệ thống hoá, chính xác hoá dần những tri thức mà trẻ thu nhận đƣợc trong cuộc sống hàng ngày và trong những hoạt động trẻ tự chọn. Các HĐ trên có thể tiến hành trong lớp, ngoài trời với hình thức cả lớp, nhóm, cá nhân.
Quản lý hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục: Các hoạt động giáo dục đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích, nội dung, số lƣợng trẻ, vị trí và không gian, điều kiện thực tế, GV có thể lựa chọn, phối hợp các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục sau đây:
- Hoạt động học có chủ đích: Giáo viên hƣớng dẫn trẻ hoạt động theo mục đích, nội dung giáo dục đƣợc hoạch định, dự kiến từ trƣớc.
- Hoạt động vui chơi: Là hình thức tổ chức các hoạt động chơi, chơi-tập và sinh hoạt cá nhân trong phạm vi phòng, nhóm.
- Hoạt động ngoài trời: Là hình thức cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố thiên nhiên đáp ứng nhu cầu tìm hiểu môi trƣờng xung quanh của trẻ đồng thời rèn luyện sức khỏe và thích nghi với thời tiết.
- Hoạt động tự do theo ý thích: Giáo viên tổ chức cho trẻ chơi tự do, hoạt động theo nhu cầu, ý thích, có sự bao quát và hƣớng dẫn của GV khi cần thiết.
- Hoạt động lễ hội: đƣợc tổ chức nhân các ngày kỷ niệm, các sự kiện quan trọng trong năm gắn với trẻ, có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ.
- Hoạt động tổ chức theo số lƣợng trẻ: Cá nhân, nhóm nhỏ, nhóm lớn. Đối với nhà trẻ nên hạn chế sử dụng hình thức tổ chức hoạt động nhóm lớn.
Quản lý phƣơng pháp giáo dục trẻ trong trƣờng mầm non: Phƣơng pháp
giáo dục trong chƣơng trình GDMN là tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động với các hình thức đa dạng, phong phú, đáp ứng các nhu cầu hứng thú và hoạt động tích cực của trẻ; tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá bằng vận động thân thể và các giác quan dƣới nhiều hình thức; chú trọng tổ chức hoạt động của từng lứa tuổi; chú trọng đến việc trẻ “học nhƣ thế nào” hơn là “học cái gì”, coi trọng quá trình hơn là kết quả hoạt động; học một cách tích cực qua tìm hiểu, trải nghiệm; học thông qua sự hợp tác giữa trẻ với ngƣời lớn và giữa trẻ với trẻ; coi trọng tổ chức môi trƣờng cho trẻ hoạt động. Tạo điều kiện kích thích trẻ hoạt dộng tích cực, sáng tạo và phát triển phù hợp với từng các nhân trẻ. Xây dựng các khu hoạt động. Tận dụng các điều kiện, hoàn cảnh sẵn có của địa phƣơng. Sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có. Chú trọng việc giao tiếp, gắn bó giữa ngƣời lớn với trẻ và trẻ với trẻ; phối hợp các phƣơng pháp hợp lý nhằm tăng cƣờng ở trẻ tính chủ động, tích cực hoạt động, đảm bảo trẻ “học mà chơi, chơi mà học”; coi trọng tiếp cận cá nhân trong CS- GD trẻ.
Quản lý hồ sơ chuyên môn: Hồ sơ chuyên môn của GV là phƣơng tiện
phản ánh khách quan công tác chuyên môn và năng lực sƣ phạm của ngƣời giáo viên giúp cho HT nắm chắc tình hình dạy học của GV trong nhà trƣờng. Quản lý hồ sơ chuyên môn tập trung vào các loại hồ sơ sau: Kế hoạch chuyên môn năm học, KH giáo dục trẻ theo chủ đề (bài soạn), phiếu đánh giá trẻ, sổ dự giờ thăm lớp, sổ bồi dƣỡng chuyên môn... Để giúp giúp GV xây dựng và sử dụng bộ hồ sơ chuyên môn có chất lƣợng, hiệu trƣởng quy định nội dung và cách xây dựng các