Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 150 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
150
Dung lượng
2,15 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------
TỐNG DIỆP THANH
NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DẠY NẤU ĂN
CHO KHÁCH DU LỊCH TRONG CÁC KHÁCH SẠN
TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------
TỐNG DIỆP THANH
NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DẠY NẤU ĂN
CHO KHÁCH DU LỊCH TRONG CÁC KHÁCH SẠN
TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Thị Tám
Hà Nội - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi – Tống Diệp
Thanh, học viên cao học khóa 2012 – 2014, Khoa Du lịch học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chịu trách nhiệm
trước Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Học viên
Tống Diệp Thanh
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC.............................................................................................................. 1
BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. 5
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ............................................................. 6
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 8
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 8
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ................................................................... 10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 10
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 11
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 12
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 15
7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn....................................................... 15
NỘI DUNG .......................................................................................................... 16
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ...................... 16
1.1. Khái niệm và đặc điểm kinh doanh nhà hàng .............................................. 16
1.1.1. Khái niệm về nhà hàng ......................................................................... 16
1.1.2. Đặc điểm kinh doanh nhà hàng ............................................................. 17
1.1.2.1. Trong kinh doanh nhà hàng, sản phẩm mang tính tổng hợp, là sự kết
hợp giữa hàng hóa và dịch vụ ..................................................................... 17
1.1.2.2. Kinh doanh nhà hàng đòi hỏi số lượng lớn, chuyên môn hóa cao ... 17
1.1.2.3. Kinh doanh nhà hàng đòi hỏi tính liên tục ...................................... 17
1.1.2.4. Kinh doanh nhà hàng mang tính tổng hợp và phức tạp ................... 17
1.1.2.5. Kinh doanh nhà hàng là công việc mang tính hấp dẫn .................... 18
1.1.2.6. Trong điều hành hoạt động kinh doanh nhà hàng gặp nhiều trở ngại .... 18
1.2. Khái niệm và các đặc điểm dịch vụ ............................................................. 18
1.2.1. Khái niệm dịch vụ ................................................................................ 18
1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ ........................................................................... 20
1.3. Dịch vụ bổ sung và dịch vụ Dạy nấu ăn ...................................................... 21
1
1.3.1. Dịch vụ bổ sung .................................................................................... 21
1.3.1.1. Khái niệm dịch vụ bổ sung ............................................................. 21
1.3.1.2. Ý nghĩa của việc phát triển dịch vụ bổ sung ................................... 23
1.3.2. Dịch vụ dạy nấu ăn ............................................................................... 24
1.3.2.1. Nhu cầu về dịch vụ dạy nấu ăn ....................................................... 24
1.3.2.2. Đặc điểm về dịch vụ dạy nấu ăn ..................................................... 24
1.3.2.3. Quá trình tổ chức dịch vụ dạy nấu ăn ............................................. 25
1.3.2.4. Ý nghĩa của dịch vụ dạy nấu ăn ...................................................... 26
1.4. Chất lượng dịch vụ...................................................................................... 27
1.4.1. Khái niệm về chất lượng ....................................................................... 27
1.4.2. Khái niệm về chất lượng dịch vụ .......................................................... 29
1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ..................................... 31
1.4.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ............................................... 32
1.5. Các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ ................................................... 35
1.5.1. Mô hình SERVQUAL .......................................................................... 35
1.5.2. Mô hình SERVPERF ............................................................................ 39
1.5.3. Mô hình phân tích mức độ quan trọng và thể hiện dịch vụ (IPA) .......... 42
1.5.4. Vận dụng các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ .............................. 44
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1: ................................................................................... 47
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LỚP DẠY NẤU ĂN .... 48
2.1. Tổng quan về dịch vụ dạy học nấu ăn tại thành phố Huế và các khách sạn
nghiên cứu ......................................................................................................... 48
2.1.1. Tổng quan về dịch vụ dạy học nấu ăn tại thành phố Huế....................... 48
2.1.2. Giới thiệu chung về các khách sạn nghiên cứu ...................................... 50
2.1.2.1. Trung tâm thực hành nghề khách sạn Villa Huế (Villa Huế)........... 51
2.1.2.2. Khách sạn Kinh Thành Huế (La Résidence Hôtel & Spa) .............. 52
2.1.2.3. Khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương (Pilgrimage Village) .............. 52
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại 3 khách sạn nghiên cứu ................. 53
2.1.3.1. Trung tâm thực hành nghề khách sạn Villa Huế ............................. 53
2
2.1.3.2. Khách sạn Kinh Thành Huế ........................................................... 55
2.1.3.3. Khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương ............................................... 55
2.1.4. Dịch vụ dạy nấu ăn tại 3 khách sạn nghiên cứu ..................................... 56
2.1.4.1. Trung tâm thực hành nghề khách sạn Villa Huế ............................. 56
2.1.4.2. Khách sạn Kinh Thành Huế ........................................................... 57
2.1.4.3. Khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương ............................................... 59
2.2. Đánh giá đặc điểm và hành vi của khách du lịch khi tham gia dịch vụ học
nấu ăn ................................................................................................................ 59
2.2.1. Thông tin về mẫu phiếu điều tra............................................................ 59
2.2.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu...................................................... 59
2.2.1.2. Thông tin kế hoạch chuyến đi của khách du lịch ............................ 63
2.2.2. Thông tin về tham gia dịch vụ nấu ăn của khách du lịch ....................... 64
2.2.3. Lý do du khách đăng ký học nấu ăn ...................................................... 66
2.3. Đánh giá chất lượng dịch vụ lớp dạy nấu ăn tại các khách sạn nghiên cứu .. 67
2.3.1. Phân tích ý kiến của khách du lịch về mức độ quan trọng của các thuộc
tính dịch vụ dạy nấu ăn (Importance) ............................................................ 68
2.3.2. Phân tích mức độ thực hiện của các nhà cung cấp dịch vụ (Performance) ..... 71
2.3.3. Đánh giá của khách hàng về mức độ quan trọng của các thuộc tính dịch vụ và
mức độ thực hiện của nhà cung cấp dịch vụ (Importance- Performance) ................ 74
2.4. Phân tích mô hình chất lượng dịch vụ IPA tại các khách sạn nghiên cứu .... 77
2.4.1. Phân tích mô hình chất lượng dịch vụ IPA tại Trung tâm thực hành khách
sạn Villa Huế.................................................................................................. 80
2.4.2. Phân tích mô hình chất lượng dịch vụ IPA tại khách sạn Kinh Thành Huế
(La Residence Resort & Spa) ......................................................................... 82
2.4.3. Phân tích mô hình chất lượng dịch vụ IPA tại khu nghỉ dưỡng làng Hành
Hương (Pilgrimage village) ............................................................................ 84
2.5. Phân tích mức độ trải nghiệm của du khách với dịch vụ dạy nấu ăn ............ 86
2.6. Phân tích mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự trải nghiệm của du
khách đối với dịch vụ dạy nấu ăn ....................................................................... 87
3
2.6.1. Xây dựng mô hình đánh giá .................................................................. 88
2.6.2. Phân tích kết quả mô hình nghiên cứu .................................................. 90
TIẾU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 93
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ DẠY NẤU ĂN .................................................................................... 94
3.1. Những định hướng phát triển của du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế ................... 94
3.2. Cơ sở đề xuất các giải pháp......................................................................... 94
3.3. Các giải pháp cho dịch vụ dạy nấu ăn trong các khách sạn nghiên cứu........ 96
3.3.1. Nhóm giải pháp đầu tư, cải thiện yếu tố hữu hình: ................................ 96
3.3.2. Nhóm giải pháp tăng cường sự tin cậy trong cung cấp dịch vụ.............. 98
3.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ khách hàng . 100
3.3.4. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực phục vụ của đội ngũ phục vụ ....... 100
3.3.5. Nhóm giải pháp quan tâm, chia sẻ với khách hàng .............................. 102
3.4. Giải pháp đối với các khách sạn nghiên cứu:............................................. 103
3.4.1. Khách sạn Kinh Thành Huế ................................................................ 103
3.4.2. Khu nghỉ dưỡng làng Hành Hương ..................................................... 103
3.4.3. Trung tâm khách sạn thực hành Villa Huế ......................................... 104
3.5. Kiến nghị .................................................................................................. 105
3.5.1. Đối với chính quyền địa phương và Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch
Thừa Thiên Huế ........................................................................................... 105
3.5.2. Đối với các trung tâm lữ hành:............................................................ 106
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................. 108
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 112
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 116
4
BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CLDV
GDP
Chữ đầy đủ
Chất lượng dịch vụ
Gross Domestic product:
Tổng sản lượng quốc nội
ISO
International Organisation for Standardization:
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
TCVN
IPA
Tiêu chuẩn Việt Nam
Importance performance analysis:
Phân tích mức độ quan trọng và mức độ thực hiện
5
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Mô hình về chất lượng dịch vụ (Parasuraman, 1985) ............................ 30
Sơ đồ 1.2. Mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ (Parasuraman, 1985) ............. 36
Sơ đồ 1.3. Mô hình phân tích mức độ quan trọng – mức độ thực hiện (IPA) .......... 42
Sơ đồ 2.1. Mô hình đánh giá sự trải nghiệm và chất lượng dịch vụ ........................ 88
Bảng
Bảng 1.1. Mô hình năm yếu tố thuộc tính cấu thành chất lượng dịch vụ (RATER) ....... 38
Bảng 2.1. Thông tin chung về các khách sạn nghiên cứu ....................................... 51
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm thực hành khách sạn Villa Huế ... 54
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Kinh Thành Huế.............. 55
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương ........ 56
Bảng 2.5. Thực đơn lớp dạy nấu ăn tại Villa Huế .................................................. 57
Bảng 2.6. Thực đơn lớp dạy nấu ăn tại khách sạn Kinh Thành Huế ....................... 58
Bảng 2.7. Thực đơn lớp dạy nấu ăn tại làng Hành Hương ...................................... 59
Bảng 2.8. Thông tin về mẫu điều tra ...................................................................... 60
Bảng 2.9. Thông tin về kế hoạch chuyến đi ........................................................... 63
Bảng 2.10. Mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến lựa chọn dịch vụ học
nấu ăn của khách du lịch ........................................................................................ 67
Bảng 2.11. Mong muốn của khách du lịch khi sử dụng dịch vụ ............................. 68
Bảng 2.12. Đánh giá mức độ thực hiện của các nhà cung cấp dịch vụ theo các yếu tố
thuộc tính cấu thành chất lượng dịch vụ................................................................. 71
Bảng 2.13. Đánh giá mức độ quan trọng (I) đối với khách hàng và mức độ thực hiện
(P) của nhà cung cấp dịch vụ ................................................................................. 75
Bảng 2.14. Sự trải nghiệm của du khách khách về dịch vụ dạy học nấu ăn ............ 86
Bảng 2.15. Phản hồi của du khách sau khi tham gia dịch vụ dạy nấu ăn ................ 87
Bảng 2.16. Kết quả phân tích hồi quy tương quan đa biến ..................................... 90
6
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu khách du lịch quốc tế tham gia dịch vụ học nấu ăn ................ 61
Biểu đồ 2.2. Mục đích chuyến đi đến Huế ............................................................. 64
Biểu đồ 2.3. Số lần khách du lịch đã từng tham gia lớp học nấu ăn ........................ 64
Biểu đồ 2.4. Kênh thông tin khách biết đến lớp dạy nấu ăn.................................... 65
Biểu đồ 2.5. Ma trận phân tích mức độ quan trọng và mức độ thể hiện (IPA) về chất
lượng dịch vụ dạy nấu ăn ....................................................................................... 78
Biểu đồ 2.6. Ma trận phân tích mức độ quan trọng và mức độ thể hiện (IPA) về chất
lượng dịch vụ dạy nấu ăn tại Villa Huế .................................................................. 80
Biểu đồ 2.7. Ma trận phân tích mức độ quan trọng và mức độ thể hiện (IPA) về chất
lượng dịch vụ dạy nấu ăn tại khách sạn Kinh Thành Huế....................................... 82
Biểu đồ 2.8. Ma trận phân tích mức độ quan trọng và mức độ thể hiện (IPA) về chất
lượng dịch vụ dạy nấu ăn tại làng Hành Hương ..................................................... 84
Biểu đồ 2.9. Đồ thị kiểm định phần dư có phân phối chuẩn ................................... 91
Biểu đồ 2.10. Đồ thị xác suất chuẩn phần dư chuẩn hóa của sự hài lòng ................ 92
7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch - một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế
giới - tạo ra 277 triệu công việc cho một lượng lớn người lao động và đóng góp
khoảng 10 % GDP cho nền kinh tế thế giới năm 2014 [45,tr. 3]. Ở Việt Nam, với
tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, đã và đang là điểm đến du lịch an toàn và
hấp dẫn. Quyết định số 2437/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng chính phủ về
việc phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030” đã xác định quan điểm: “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội”. Theo dự báo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2015
ngành du lịch Việt Nam sẽ thu hút khoảng 7-7,5 triệu lượt khách quốc tế, 36 - 37
triệu lượt khách nội địa.
Song hành với sự tăng trưởng về lượng du khách du lịch, ngành kinh doanh
khách sạn ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Huế nói riêng đã và đang phấn đấu
phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chú trọng phát triển theo
chiều sâu nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả
năng cạnh tranh. Trong bối cảnh hiện nay, mỗi doanh nghiệp kinh doanh khách sạn
phải giữ vững và nâng cao chất lượng dịch vụ; tự xây dựng cho mình những chính
sách, chiến lược kinh doanh hợp lý và phải tạo ra sự khác biệt nhằm thu hút du
khách để tạo lập thương hiệu trên thương trường.
Thành phố Huế được du khách trong và ngoài nước biết đến với 2 di sản văn
hóa thế giới đó là Quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế. Ngoài
ra, chính quyền địa phương và người dân đang phấn đấu xây dựng Huế là thành phố
Festival đặc trưng của Việt Nam. Thành phố Huế được đánh giá có tài nguyên du
lịch khá đa dạng và phong phú về cả tài nguyên vật thể và phi vật thể. Nói đến Huế,
người ta thường nghĩ đến cầu Tràng Tiền, dòng sông Hương hiền hòa và thơ mộng,
chùa chiền, lăng tẩm của các đời vua chúa triều Nguyễn, ca Huế trên sông Hương,
nhã nhạc cung đình Huế, hay nhà vườn Huế… Ngoài ra, vùng đất Huế còn có một
8
nét đặc trưng đó là lối sống, văn hóa của cư dân địa phương đã tạo cho Huế một nét
đặc trưng riêng không thể pha trộn đã để lại cho du khách khi đến Huế những cảm
nhận rất riêng. Một mảng nếu thiếu nó sẽ không thể tạo nên bức tranh hoàn chỉnh về
du lịch Huế đó là ẩm thực.
Một khi ăn uống không còn chỉ để thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của con người
- ‘ăn no mặc ấm’, mà còn được nâng lên thành văn hóa, nghệ thuật, đó là văn hóa
ẩm thực, nghệ thuật ẩm thực. Trong chuyến đi của mình, du khách không chỉ chi
tiền cho nhu cầu ăn uống để được ăn no mà phải là ăn ngon, thưởng thức được các
đặc sản của vùng miền. Theo xu thế du lịch trong những năm gần đây, nhiều du
khách, đặc biệt khách quốc tế không chỉ muốn thưởng thức các món ăn đặc sản
vùng miền mà họ còn muốn tự tay học lấy cách chế biến, thông qua đó họ tìm hiểu
thêm về nền văn hóa ẩm thực của địa phương.
Nắm bắt được nhu cầu đó, nhiều khách sạn ở thành phố Huế đã đưa dịch vụ
dạy nấu ăn cho du khách vào với mục đích làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp, đồng
thời góp phần giới thiệu với bạn bè thế giới về ẩm thực Huế nói riêng và ẩm thực Việt
Nam nói chung. Dịch vụ này đã thu hút khá nhiều du khách có nhu cầu tham gia và
muốn tìm hiểu về ẩm thực Việt Nam. Khi tham gia vào lớp học nấu ăn trong chuyến du
lịch, du khách sẽ được trải nghiệm những hoạt động của chính bản thân họ trong việc
đi chợ lựa chọn nguyên vật liệu, tự tay chế biến và thưởng thức chính sản phẩm của
mình. Điều này đã đem lại cho du khách những trải nghiệm thú vị.
Chất lượng dịch vụ là vấn đề đáng được quan tâm và đầu tư hơn cả bởi vì nó
đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy không phải nhà hàng, khách sạn nào cũng có thể đáp ứng, duy trì và
nâng cao chất lượng dịch vụ lớp dạy nấu ăn nhằm phục vụ tốt nhu cầu của du khách.
Thực tế này có thể do nhà cung cấp chưa có đầy đủ thông tin để hiểu thấu đáo về nhu
cầu của thị trường đối với loại hình dịch vụ này, cũng như những đánh giá của thị
trường đối với các yếu tố dịch vụ và chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn ở Huế.
Về phương diện nghiên cứu, cho đến nay chỉ có một số ít nghiên cứu của
các sinh viên thực tập tốt nghiệp liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, do điều
9
kiện nguồn lực nghiên cứu hạn chế của các sinh viên, nên các nghiên cứu này
đều chỉ là những nghiên cứu nhỏ, thiếu tính hệ thống về mặt phương pháp và hạn
chế về qui mô thực hiện. Do vậy, các thông tin thu nhận được chỉ có tính tham khảo
rất hạn chế đối với một doanh nghiệp cụ thể. Chưa có đề tài, luận văn thạc sĩ nào
nghiên cứu vấn đề chất lượng dịch vụ lớp dạy nấu ăn phục vụ du khách ở các khách
sạn ở Huế để từ đó có thể cung cấp thông tin cụ thể, có cơ sở khoa học và thực tiễn
hơn nhằm góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn cho các đối tượng du
khách quan tâm cũng như mở rộng thị trường của loại hình dịch vụ này.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, với những kiến thức được tiếp thu
trong quá trình học tập, cộng với thực tế công việc, bản thân nhận thấy việc
nghiên cứu chất lượng dịch vụ lớp dạy nấu ăn phục vụ du khách là việc làm thiết
thực và có ý nghĩa. Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu chất
lượng dịch vụ dạy nấu ăn cho khách du lịch trong các khách sạn tại thành
phố Huế” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài này là nhằm phân tích, đánh giá các yếu tố cấu
thành chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ dạy nấu ăn
(cooking class), qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ
dạy nấu ăn. Để thực hiện được mục tiêu này, đề tài tập trung giải quyết các mục tiêu
cụ thể sau:
- Đánh giá các yếu tố cầu thành chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn.
- Phân tích và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng dịch vụ
đến sự hài lòng và sự sẵn lòng sử dụng dịch vụ dạy nấu ăn đối với khách hàng.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn trong các
khách sạn ở thành phố Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn cho du khách tại
khách sạn Kinh Thành Huế, khách sạn thực hành Villa Huế và khu nghỉ dưỡng
Làng Hành Hương. Đề tài tập trung đánh giá chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn, đồng
10
thời đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn cho du khách
trong các khách sạn ở thành phố Huế.
- Phạm vi không gian: do giới hạn về mặt thời gian nên tác giả chỉ chọn 3
khách sạn thường xuyên cung cấp các dịch vụ dạy nấu ăn cho du khách đến Huế,
gồm: khách sạn Kinh Thành Huế - khách sạn 5 sao quản lý bởi tập đoàn Accor; Khu
nghỉ dưỡng làng Hành Hương; và Trung tâm thực hành khách sạn Villa Huế thuộc
Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế nơi tác giả đang công tác.
- Phạm vi thời gian: phỏng vấn khách hàng được điều tra từ tháng 06 năm
2014 đến tháng 12 năm 2014.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dịch vụ dạy nấu ăn phục vụ du khách ở các khách sạn ở thành phố Huế là
một loại hình không mới nhưng đã thu hút sự quan tâm tham gia của du khách, đặc
biệt là khách quốc tế. Đây là một trong những dịch vụ góp phần tăng nguồn thu cho
doanh nghiệp đồng thời quảng bá, giới thiệu ẩm thực địa phương nói riêng và ẩm
thực Việt Nam nói chung cho bạn bè quốc tế.
Hiện nay, đã có hai khóa luận tốt nghiệp Đại học của sinh viên Nguyễn Thị
Thanh Thúy (2012) về đề tài “Đánh giá chất lượng dịch vụ bổ sung cooking class tại
Palm Garden resort - Hội An” với việc sử dụng mô hình SERVPERF và sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Nga (2013) về đề tài: “Đánh giá chất lượng dịch vụ cooking class
tại nhà hàng Ancient Huế” sử dụng mô hình SERVQUAL. Cả hai đề tài đã có nổ lực
nhất định trong việc vận dụng các mô hình lý thuyết hiện hành để xây dựng khung
nghiên cứu và điều tra ý kiến đánh giá của khách hàng về đánh giá chất lượng dịch vụ
dạy nấu ăn, từ đó đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ tại các đơn vị nghiên
cứu. Tuy nhiên, về phương pháp tiếp cận, các tác giả chưa đi sâu nghiên cứu so sánh,
đánh giá để lựa chọn mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ. Phạm vi nghiên cứu của hai
đề tài chỉ tại một đơn vị và quy mô nhỏ. Do vậy, các giải pháp, đề xuất chưa thật sự
logic và đảm bảo tính ứng dụng trong công tác quản lý thực tiễn.
Dưới góc độ nghiên cứu sâu và rộng hơn của luận văn Thạc sĩ, bản thân tác
giả sẽ khắc phục những hạn chế để xây dựng mô hình, quy trình đánh giá chất
11
lượng dịch vụ dạy nấu ăn cho du khách, từ đó tiến hành khảo sát với quy mô rộng
hơn tại khách sạn Kinh Thành, khu nghỉ dưỡng làng Hành Hương và khách sạn thực
hành Villa Huế, nơi có dịch vụ dạy nấu ăn cho du khách tại thành phố Huế. Trên cơ
sở các định hướng đề xuất, để đưa ra các giải pháp và ứng dụng khảo nghiệm tại
khách sạn Villa Huế nơi tác giả đang công tác nhằm đánh giá tính hiệu quả và thực
tiễn trong hoạt động quản lý.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu thực hiện theo các bước được mô hình hóa bằng sơ đồ sau:
1. Cơ sở lý
thuyết
3. Nghiên cứu
định tính tại 03
đơn vị và thu thập
thông tin thứ cấp
2. Xây dựng
thang đo và giả
thiết nghiên cứu
7. Phân tích dữ
liệu bằng SPSS
4. Điều chỉnh
6. Điều tra, khảo sát với
212 mẫu và phỏng vấn
chuyên gia
8. Phân tích chất lượng dịch vụ
theo mô hình IPA. Phân tích hồi
quy và kiểm định các giả thiết
5. Thang đo
chính chức
9. Kết luận và giải pháp
5.2. Phương pháp nghiên cứu, tổng lược tài liệu
- Thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp tài liệu, phân loại tài liệu, hệ thống
hóa các nguồn báo, sách, tạp chí và các đề tài khoa học trên các trang tin điện tử
trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu tham khảo các khóa luận, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học
tại thư viện ở khoa Du lịch, Trung tâm học liệu, Đại học Huế, thư viện Đại học
Kinh tế Huế.
5.3. Phương pháp quan sát
Các thông tin được thu thập qua quan sát, chụp ảnh, ghi chép trong quá trình
tham gia dịch vụ với tư cách là phiên dịch trong quá trình cung cấp dịch vụ dạy nấu
12
ăn tại Trung tâm thực hành nghề khách sạn Villa Huế. Ngoài ra, các thông tin bổ
sung cho quá trình nghiên cứu được thực hiện đợt phỏng vấn chuyên gia, nhà quản
lý và du khách tham gia lớp học nấu ăn tại Trung tâm thực hành nghề khách sạn
Villa Huế, khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương và khách sạn Kinh Thành Huế.
5.4. Phương pháp thu thập số liệu
5.4.1. Số liệu thứ cấp:
Thu thập thông tin chung, số liệu hoạt động kinh doanh của Trung tâm thực
hành nghề khách sạn Villa Huế, khách sạn Kinh Thành Huế, Khu nghỉ dưỡng Làng
Hành Hương từ năm 2011 đến năm 2013 và báo cáo thống kê số liệu của ngành du
lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế từ
năm 2012 đến năm 2014.
5.4.2. Số liệu sơ cấp:
Các thông tin thu thập được qua điều tra bảng hỏi đối với du khách tham gia
lớp học nấu ăn tại Trung tâm thực hành nghề khách sạn Villa Huế, khu nghỉ dưỡng
Làng Hành Hương và khách sạn Kinh Thành Huế từ tháng 6/2014 đến 12/2014.
5.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Tổng số phiếu điều tra khách du lịch sử dụng dịch vụ dạy nấu ăn được thu
thập tại 03 khách sạn khảo sát là 212 phiếu. Các bảng hỏi được tiến hành rà soát
thông tin điều tra thu được 200 phiếu hợp lệ, loại 12 phiếu thiếu thông tin và chưa
hợp lệ. Phân loại, đánh số các phiếu điều tra theo địa điểm khảo sát như sau: Trung
tâm thực hành nghề khách sạn Villa Huế (70 phiếu), Khách sạn Kinh Thành Huế
(66 phiếu), Khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương (64 phiếu).
Số liệu điều tra được nhập và làm sạch bằng phần mềm thống kê SPSS
(Statistical Package for the Social Sciences) phiên bản 20.0. Các phương pháp phân
tích thống kê chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu như sau:
- Đối với các vấn đề định tính được nghiên cứu trong đề tài sử dụng thang
điểm Likert để lượng hóa các mức độ đánh giá của du khách.
- Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Anpha, thống kê mô tả (Descriptives), giá
trị trung bình (Mean), so sánh cặp (Paired-Sample T Test), phân tích phương sai 1
13
yếu tố (Oneway ANOVA), phân tích về tần suất (Frequencies) và phần trăm của các
ý kiến.
- Phân tích đồ thị (Graphs-Legacy/Dialogs-Scatter/Dot) theo mô hình IPA để
phân tích và đánh giá các yếu tố quan trọng và yếu tố thể hiện thông qua biểu đồ 4
vùng dữ liệu trên đồ thị.
- Xác định các nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan Pearson và
phân tích hồi quy đa biến để chuẩn hóa mô hình (Model Fit) bằng phương pháp
chọn biến độc lập từng bước (stepwise regession).
5.6. Phương pháp toán kinh tế
Phương pháp hồi quy được sử dụng để mô hình hoá mối quan hệ nhân quả giữa
các biến, trong đó một biến gọi là biến phụ thuộc (hay biến được giải thích) và các biến
kia là các biến độc lập (hay biến giải thích). Mô hình này được mô tả như sau:
Yi=β0+β1X1i+β2X2i+…+ βkXki+εi
Trong đó:
Xki: Giá trị của biến độc lập thứ k quan sát tại i.
βk: Hệ số hồi quy riêng phần.
εi: là một biến độc lập có phân phối chuẩn với trung bình là 0
và phương sai không đổi σ2.
Trong phạm vi nghiên cứu này được sử dụng phương pháp chọn biến độc lập
từng bước (stepwise regression), kết hợp của phương pháp đưa vào dần và loại trừ
dần. Về mặt thực tiễn nó cũng là phương pháp được sử dụng thông thường nhất.
Sau khi loại trừ từng bước để xác định các nhân tố khám phá EFA
(Exploratory Factor Analysis), dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong mô hình
hồi quy tuyến tính bội: kiểm tra phần dư chuẩn hóa, kiểm tra độ chấp nhận của biến
(Tolerance), kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor).
Khi Tolerance nhỏ thì VIF lớn, quy tắc là khi VIF>10, đó là dấu hiệu đa cộng tuyến
(Trọng, Ngọc, 2008). Nếu các giả định không bị vi phạm thì mô hình hồi quy tuyến
tính bội được xây dựng.
Mức độ phù hợp của mô hình được đánh giá bằng hệ số R2 điều chỉnh. Giá
trị R2 điều chỉnh không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2 do đó được sử dụng
phù hợp với hồi quy tuyến tính đa biến.
14
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu các yếu tố quan trọng quyết định sự thỏa mãn và sẵn lòng
sử dụng dịch vụ dạy nấu ăn đối với các nhà cung cấp dịch vụ (khách sạn, nhà hàng)
sẽ làm cơ sở để các nhà quản lý có thể chú trọng khai thác tốt hơn tiềm năng của
mình, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được sự kỳ vọng của du khách,
đặc biệt là khách quốc tế có xu hướng tìm hiểu trải nghiệm văn hóa ẩm thực của
Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Mặc khác, giúp các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch nắm bắt được các yếu tố mà khách hàng đánh giá là quan
trọng cũng như mức độ hài lòng của họ về các yếu tố đó. Những thông tin này có
thể là nguồn tư liệu giúp cho các doanh nghiệp có định hướng chiến lược rõ ràng
thúc đẩy hoạt động kinh doanh tốt hơn, thu hút nhiều khách hàng hơn và đạt được
mức độ thỏa mãn cao hơn. Ngoài ra, nghiên cứu còn là cơ sở để các doanh nghiệp,
nhà quản lý nhận định, đánh giá thị trường và phán đoán những thay đổi trên thị
trường trong tương lai nhằm đón đầu xu hướng phát triển, nhu cầu thị trường. Chính
vì thế, việc phát hiện các yếu tố quyết định sự hài lòng và sự sẵn lòng sử dụng dịch
vụ dạy nấu ăn là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn đối với các doanh nghiệp cũng
như các cấp quản lý du lịch.
7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
bố cục thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ
Chương 2. Đánh giá chất lượng dịch vụ lớp dạy nấu ăn
Chương 3. Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ dạy nấu
ăn.
15
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
1.1. Khái niệm và đặc điểm kinh doanh nhà hàng
1.1.1. Khái niệm về nhà hàng
Nhà hàng có lịch sử phát triển kinh doanh lâu đời vào thời La Mã cổ đại
được biết đến với các bếp ăn (thermopolia) dùng chế biến thực phẩm được bán tại
các quán rượu và quán bar, nhà trọ và các quầy hàng thực phẩm. Ở Trung Quốc, các
cơ sở dịch vụ ăn uống được mô tả như những nhà hàng đã được biết đến từ thế kỷ
thứ XI tại Khai Phong, phía Bắc của Trung Quốc trong nửa đầu tiên của triều đại
nhà Tống (960-1279). Ý tưởng của một nhà hàng hiện đại cũng như các thuật ngữ
riêng của nhà hàng đã xuất hiện tại Paris vào khoảng năm 1765 khi ông Boulanger
bắt đầu bán “nhà hàng” và các loại thực phẩm khác. Năm 1821, từ “một nhà hàng”
ở Pháp với ý nghĩa nguyên thủy như là “thực phẩm để phục hồi” và sử dụng danh từ
trong hiện tại phân từ “restaurer” như để chỉ sự “để khôi phục lại hoặc làm mới”.
Theo từ điển Collins English Dictionary của nhà xuất bản Harper Collins
năm 2012 định nghĩa từ restaurant như sau: “là một cơ sở thương mại, nơi bữa ăn
được chuẩn bị và phục vụ cho khách hàng’ hay ‘một cơ sở có các bữa ăn phục vụ
cho khách hàng”. [25, tr364]
Theo Thông tư liên tịch số 27/LB-TCDL ngày 10/01/1996 của Tổng cục Du
lịch và Bộ Thương mại Việt Nam, khái niệm nhà hàng còn được nêu như sau: “Là
nơi kinh doanh các món ăn đồ uống có mức chất lượng và là cơ sở kinh doanh có
mức vốn pháp định theo quy định của từng loại hình doanh nghiệp”.
Ngoài ra, nhà hàng được hiểu như là một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
và các dịch vụ bổ sung khác nhằm mục đích thu lợi nhuận. Nhà hàng phục vụ nhiều
đối tượng khác nhau, có thể nguồn khách khách địa phương, khách du lịch, khách
vãng lai… như vậy đối tượng phục vụ rất đa dạng và phong phú, tuỳ theo khả năng,
tùy theo mục đích kinh doanh, tùy theo đoạn thị trường khách nhắm đến mà doanh
nghiệp thiết lập mục tiêu kinh doanh và phục vụ đối tượng khách đó. Vì đối tượng
khách đa dạng như vậy nên nhà hàng có thể là một bộ phận của khách sạn hoặc
16
cũng có thể là một đơn vị kinh doanh độc lập.
Từ khái niệm nhà hàng được nhiều tài liệu, tác giả đưa ra và các đặc điểm
chung của nhà hàng, nhà hàng có thể được hiểu: là nơi cung cấp cho khách những
món ăn đồ uống và các dịch vụ bổ sung với mức chất lượng cao.
1.1.2. Đặc điểm kinh doanh nhà hàng
Kinh doanh nhà hàng bao gồm các hoạt động sản xuất, bán và phục vụ hàng
hóa ăn uống với mục đích lợi nhuận, vì vậy nó vừa chịu sự chi phối của đặc điểm
kinh doanh dịch vụ nói chung vừa mang đặc điểm riêng biệt của kinh doanh ăn
uống. Với cách tiếp cận trên ta có thể xác định được những đặc điểm cơ bản trong
kinh doanh nhà hàng như sau:
1.1.2.1. Trong kinh doanh nhà hàng, sản phẩm mang tính tổng hợp, là sự kết hợp
giữa hàng hóa và dịch vụ
Hàng hóa được thể hiện ở tất cả yếu tố vật chất tạo nên sản phẩm như các
nguyên liệu, thực phẩm, nhiên liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật…để từ đó tạo ra “các
món ăn, đồ uống”. Yếu tố dịch vụ được thể hiện qua quá trình phục vụ cụ thể là qua
phong cách thái độ, kỹ năng nghề nghiệp…của người phục vụ.
Hai yếu tố này đều không thể thiếu để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo cho nhà hàng.
1.1.2.2. Kinh doanh nhà hàng đòi hỏi số lượng lớn, chuyên môn hóa cao
Lao động trong nhà hàng là lao động dịch vụ đặc thù, rất khó tự động hóa và
cơ giới hóa. Trong thực tế mỗi nghiệp vụ trong nhà hàng đòi hỏi nhân viên có
chuyên môn phù hợp.
1.1.2.3. Kinh doanh nhà hàng đòi hỏi tính liên tục
Hoạt động nhà hàng luôn tồn tại và theo nhu cầu của khách, vì vậy trong
thực tế nhà hàng hoạt động không kể ngày lễ, tết bất kỳ khi nào khách yêu cầu thì
nhà hàng cũng phải phục vụ.
1.1.2.4. Kinh doanh nhà hàng mang tính tổng hợp và phức tạp
Để đảm bảo phục vụ khách một cách nhanh chóng, đầy đủ và duy trì chất
lượng dịch vụ đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ hiệu quả giữa các bộ phận
nghiệp vụ khác nhau trong nhà hàng.
17
1.1.2.5. Kinh doanh nhà hàng là công việc mang tính hấp dẫn
Hiện nay, không chỉ ở các nước có nền kinh tế vững mạnh như các nước
đang phát triển và thậm chí ở các nước chậm phát triển kinh doanh nhà hàng đang
được thịnh hành. Tại Việt Nam, các thành phố lớn như: Hải Phòng, Hà Nội, Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng… số lượng nhà hàng ngày càng gia tăng với nhịp độ cao ở khắp các
tỉnh thành trong cả nước, số lượng người tham gia vào lĩnh vực kinh doanh nhà
hàng ngày càng nhiều với thành phần kinh tế đa dạng. Nhiều người chưa qua đào
tạo bài bản, thậm chí có người chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế kinh doanh cũng
tích cực mở cửa hàng. Trong số họ có nhiều người thành công và trở thành chủ nhà
hàng lớn song cũng có người thất bại. Vậy tại sao có nhiều người tham gia vào lĩnh
vực này, chúng ta mới thấy nghề kinh doanh nhà hàng hấp dẫn vô cùng.
1.1.2.6. Trong điều hành hoạt động kinh doanh nhà hàng gặp nhiều trở ngại
Bên cạnh những thuận lợi trong hoạt động kinh doanh nhà hàng thì có không
ít trở ngại cho những người điều hành. Để kinh doanh có hiệu quả, người điều hành
hoạt động nhà hàng phải vượt qua những trở ngại cơ bản sau:
- Thời gian làm việc căng thẳng.
- Khó khăn phức tạp trong việc quản lý tài sản nhà hàng.
- Yêu cầu cao về chuyên môn nghiệp vụ và năng lực điều hành.
- Yêu cầu cao về khả năng linh hoạt trong ứng xử.
1.2. Khái niệm và các đặc điểm dịch vụ
1.2.1. Khái niệm dịch vụ
Trong cuộc sống hiện nay chúng ta nghe nói nhiều đến từ dịch vụ như: dịch
vụ ăn uống, dịch vụ giải trí, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ tài chính, … và rất nhiều
hoạt động trao đổi được gọi chung là dịch vụ và ngược lại dịch vụ bao gồm rất
nhiều các loại hình hoạt động và nghiệp vụ trao đổi trong các lĩnh vực và ở cấp độ
khác nhau. Đã có nhiều khái niệm, định nghĩa về dịch vụ nhưng nhìn chung có mấy
cách hiểu chủ yếu sau:
Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những
nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công. [26, tr.256]
18
Theo quan điểm truyền thống: Những gì không phải nuôi trồng, không phải
sản xuất là dịch vụ. Như các hoạt động: khách sạn, giải trí, bảo hiểm, chăm sóc sức
khoẻ, giáo dục, tài chính, ngân hàng, giao thông…
Theo cách hiểu phổ biến: Dịch vụ là một sản phẩm mà hoạt động của nó là
vô hình. Nó giải quyết các mối quan hệ với khách hàng hoặc với tài sản do khách
hàng sở hữu mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu.
Theo cách hiểu khác: Dịch vụ là một hoạt động xã hội mà hoạt động này đã
xảy ra trong mối quan hệ trực tiếp giữa khách hàng và đại diện của công ty cung
ứng dịch vụ.
Philip Kotler định nghĩa dịch vụ: Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích
cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển
quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với
sản phẩm vật chất.
Theo ISO 8402: “Dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc giữa
người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của người cung ứng để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng.
Tóm lại, có nhiều khái niệm về dịch vụ được phát biểu dưới những góc độ
khác nhau nhưng về cơ bản được hiểu là: Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm
đáp ứng nhu cầu nào đó của con người. Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở
dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hoá nhưng nó phục vụ trực tiếp nhu cầu
nhất định của xã hội.
Dịch vụ bao gồm 3 bộ phận hợp thành:
- Dịch vụ căn bản là hoạt động thực hiện mục đích chính, chức năng, nhiệm
vụ chính của dịch vụ.
- Dịch vụ hỗ trợ là hoạt động tạo điều kiện thực hiện tốt dịch vụ căn bản và
làm tăng giá trị của dịch vụ căn bản như du lịch biển, dịch vụ căn bản là tắm biển
nhưng dịch vụ hỗ trợ là ăn, ở khách sạn, các hoạt động tham quan du lịch, vui chơi,
giải trí và hoạt động văn hoá.
- Dịch vụ toàn bộ bao gồm dịch vụ căn bản và dịch vụ hỗ trợ.
19
Với một hoạt đông nhất định, nhiều khi khó tách bạch giữa sản phẩm và dịch
vụ và sản xuất. Ví dụ: hoạt động của cửa hàng ăn vừa có tính chất sản xuất, vừa có
tính chất dịch vụ: dịch vụ bao gói, bảo hành gắn với sản phẩm cụ thể.
Để có dịch vụ cần có sự phối hợp chặt chẽ của các yếu tố vật chất và con
người bao gồm cả sự phối hợp khách hàng. Cụ thể muốn cung cấp một dịch vụ cần
có các yếu tố sau:
- Khách hàng đang nhận dạng dịch vụ và các khách hàng khác. Đây là yếu tố
căn bản và tuyệt đối cần thiết để có dịch vụ. Không có khách hàng, không có dịch
vụ tồn tại.
- Cơ sở vật chất bao gồm phương tiện, thiết bị, môi trường như địa điểm,
khung cảnh…
- Nhân viên phục vụ, hoạt động dịch vụ. Dịch vụ là mục tiêu của hệ thống
dịch vụ và cũng chính là kết quả của hệ thống.
1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ
Khác với những sản phẩm vật chất, dịch vụ cũng có những đặc điểm riêng
của nó. Để có thể quản lý chất lượng dịch vụ một cách hiệu quả, các nhà quản trị
cần nắm rõ đặc điểm riêng của dịch vụ, từ đó rút ra được những chính sách phù hợp
để tiến hành kinh doanh dịch vụ một cách tốt nhất. Sau đây là 4 đặc điểm cơ bản
của dịch vụ:
- Tính vô hình (Intangibility): Sản phẩm của dịch vụ là sự thực hiện. Đây là
tính không thể nhìn thấy, khách hàng không thể nếm, nghe, thấy, cầm, ngửi được
dịch vụ trước khi mua. Điều này cho thấy có những khó khăn nhất định cả về người
cung cấp dịch vụ lẫn khách hàng trong việc giao dịch mua bán. Khách hàng thường
tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ trước khi quyết định mua để
hạn chế rủi ro do tính vô hình của sản phẩm dịch vụ gây ra. Trong khi đó, tính vô
hình của sản phẩm, dịch vụ còn là trở ngại lớn đối với người cung cấp dịch vụ trong
việc thiết kế sản phẩm, dịch vụ cho đến hoạt động marketing. [2, tr. 43].
- Tính đồng thời hay không tách rời (Inseparability): Quá trình cung ứng và
sử dụng dịch vụ diễn ra đồng thời không tách rời nhau. Sản xuất và tiêu dùng trong
20
dịch vụ được tiến hành cùng một lúc nên lỗi, sai hỏng thường diễn ra đồng thời với
quá trình cung ứng dịch vụ. Do vậy, tính không tách rời của dịch vụ cần được xem
xét rộng hơn dưới góc độ phát triển bền vững khi khách hàng đóng vai trò là người
trực tiếp tham gia vào quá trình dịch vụ.
- Tính không đồng nhất và biến thiên (Variability): Dịch vụ chịu sự chi phối
của nhiều yếu tố khó kiểm soát trước hết do hoạt động cung ứng, các nhân viên
cung cấp dịch vụ không thể tạo ra được dịch vụ như nhau trong khoảng thời gian
hoàn toàn khác nhau, nghĩa là gần như không thể cung ứng dịch vụ hoàn toàn giống
nhau. Hoạt động dịch vụ dao động trong một khoảng rất rộng và tùy thuộc vào hoàn
cảnh tạo ra dịch vụ (như người cung ứng, thời gian, địa điểm cung ứng).
Tính không đồng nhất thể hiện cụ thể ở chất lượng của dịch vụ mà các nhà
cung ứng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Do quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn
ra đồng thời đã tạo ra những biến số khó kiểm soát về chất lượng dịch vụ. Đây cũng
là một trong những lý do khiến khách hàng không hài lòng về dịch vụ. [2, tr. 45]
- Tính không lưu giữ được (Perishability): Dịch vụ không lưu giữ được, vì
vậy, dịch vụ không thể dự trữ, không thể lưu kho và hơn thế nữa khách hàng là một
trong những yếu tố trực tiếp quyết định chất lượng dịch vụ. Vì vậy, người cung cấp
chỉ còn cách làm đúng từ đầu và làm đúng mọi lúc.
Sự thõa mãn khách hàng phụ thuộc rất lớn vào tâm lý của họ, những người
cung cấp dịch vụ cần đặt bản thân vào vị trí khách hàng, hay còn gọi là sự đồng
cảm, đây là một yếu tố có tính chất quyết định trong việc cung cấp sự tuyệt hảo của
dịch vụ.
1.3. Dịch vụ bổ sung và dịch vụ Dạy nấu ăn
1.3.1. Dịch vụ bổ sung
1.3.1.1. Khái niệm dịch vụ bổ sung
Đối với hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn, ngoài 2 dịch vụ chính
đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho khách du lịch đó là: Dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn
uống (nhà hàng, bar, café…). Khách sạn, nhà hàng thường có những dịch vụ bổ
sung nhằm đáp ứng nhu cầu khác cho du khách. Các dịch vụ bổ sung này nảy sinh
21
là do yêu cầu đòi hỏi rất đa dạng mà nó phát sinh trong chuyến đi của du khách.
Trong kinh doanh du lịch dịch vụ bổ sung được chia làm 4 nhóm:
+ Những dịch vụ bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu hằng ngày của khách (giặt
là, điện thoại, bán hàng…).
+ Những dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, thể thao của khách
(sàn nhảy, câu lạc bộ giải trí, bể bơi, sân tennis, sân golf…).
+ Những dịch vụ nhằm nâng cao tiện nghi cho khách sạn (phục vụ khách ăn,
uống tại phòng, thông tin, thư viện, dịch vụ xúc tiến, giao dịch, trưng bày…).
+ Những dịch vụ đáp ứng nhu cầu đặc biệt cho khách (cho thuê thư ký, thông
tin liên lạc, làm thủ tục visa, đặt chỗ, mua vé, phiên dịch, tổ chức hội nghị, hội thảo,
dịch vụ tài chính, trông trẻ, phục vụ người tàn tật, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, học
nấu ăn, vận chuyển, tham quan…).
Như vậy, dịch vụ bổ sung trong nhà hàng, khách sạn đó là những dịch vụ phụ
cung cấp cho khách hàng nhằm thỏa mãn các nhu cầu không bắt buộc như dịch vụ
chính. Bản chất của dịch vụ bổ sung là làm tăng giá trị cho dịch vụ chính và tạo
điều kiện thuận lợi cho khách sử dụng các dịch vụ chính, dịch vụ bổ sung phải có
mối liên hệ tương quan, đồng bộ với dịch vụ cơ bản. Phần lớn các dịch vụ này được
tổ chức phục vụ khách du lịch ngay tại khách sạn, nhà hàng. Tùy theo quy mô, thứ
hạng và khả năng cung ứng mà khách sạn tạo ra các dịch vụ thích hợp để thỏa mãn
tối đa nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Từ tính chất cũng như sự đa dạng của các loại hình dịch vụ bổ sung nói trên,
chúng ta có thể đưa ra khái niệm dịch vụ bổ sung trong khách sạn, nhà hàng như
sau: “Là những dịch vụ ngoài dịch vụ lưu trú, ăn uống nhằm thỏa mãn nhu cầu của
khách khi lưu trú tại khách sạn hoặc ăn uống tại nhà hàng”.
Dịch vụ bổ sung trong nhà hàng, khách sạn là kết quả mang lại nhờ hoạt
động tương tác giữa đơn vị cung cấp dịch vụ với khách hàng, cũng như các hoạt
động kinh doanh của nhà hàng, khách sạn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Dịch vụ bổ sung có tính chất quan trọng đối với sự lựa chọn của khách hàng
và có khả năng ảnh hưởng đến sự thỏa mãn khách hàng về toàn bộ các dịch vụ trọn
22
gói của khách sạn. Nếu khách sạn có dịch vụ bổ sung phong phú, chất lượng tốt thì
khách hàng vẫn chấp nhận chi trả ngay cả khi giá cả cao. Lúc đó, khách sạn sẽ kinh
doanh có hiệu quả hơn vì hệ số sử dụng phòng cao, khách lưu trú dài ngày và tỷ lệ
khách quay lại thường cao hơn so với các khách sạn ít có dịch vụ bổ sung.
1.3.1.2. Ý nghĩa của việc phát triển dịch vụ bổ sung
Việc kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống đem lại lợi nhuận cho khách sạn.
Các nhà quản lý thường muốn đưa vào khai thác, kinh doanh các dịch vụ bổ sung vì
các dịch vụ đó không những đem lại hiệu quả kinh tế cao mà khả năng quay vòng
vốn nhanh, đòi hỏi không cao về vốn đầu tư và còn có thể kéo dài thời gian lưu trú
của du khách.
Việc tổ chức kinh doanh các dịch vụ bổ sung có thể tận dụng các yếu tố thiên
nhiên, lịch sử, văn hóa, tài nguyên du lịch…Thêm vào đó, việc mở rộng và tổ chức
tốt các dịch vụ bổ sung phục vụ khách hàng là điều thiết yếu nhằm kéo dài thời gian
lưu trú của khách, tăng thêm uy tín cho khách sạn trên thị trường.
Nếu tổ chức tốt, chu đáo và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ bổ sung thì
khả năng thu hút khách, công suất sử dụng buồng phòng, sử dụng dịch vụ ăn uống ở
nhà hàng càng cao. Từ đó dịch vụ bổ sung mang lại doanh thu lớn, có khi lớn hơn
nhiều so với các dịch vụ chính.
Theo W. Chan Kim và Renée Mauborgne (Trường Kinh doanh Harvard,
Mỹ), trong cuốn “Chiến lược đại dương xanh”: “Ít có sản phẩm hay dịch vụ nào
được sử dụng độc lập. Thường thì luôn có những sản phẩm và dịch vụ khác ảnh
hưởng đến giá trị của chúng. Nhưng trong hầu hết các ngành, những đối thủ thường
tập trung vào phạm vi của sản phẩm hay dịch vụ họ cung cấp”. “Giá trị chưa khai
thác thường ẩn trong những sản phẩm và dịch vụ bổ sung”. [28, tr. 69]
Có thể nói rằng, hoàn thiện đồng thời khâu tổ chức kinh doanh các dịch vụ
chính và dịch vụ bổ sung để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Đây
cũng chính là một trong những trọng tâm kinh doanh chính của các nhà hàng, khách
sạn hiện nay.
23
1.3.2. Dịch vụ dạy nấu ăn
1.3.2.1. Nhu cầu về dịch vụ dạy nấu ăn
Trong những chuyến đi du lịch của mình, du khách không chỉ dừng lại ở việc
thưởng thức các món ăn mà còn muốn khám phá, tự tay học lấy cách chế biến các
món ăn đó, thông qua đó họ muốn tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của địa phương.
Đáp ứng nhu cầu muốn tìm hiểu văn hóa ẩm thực và cách thức chế biến các
món ăn của du khách thì dịch vụ dạy nấu ăn đã ra đời và phát triển. Dịch vụ này đã
thu hút nhiều du khách có nhu cầu học nấu ăn và thích tìm hiểu về ẩm thực Việt Nam.
Theo PGS.TS. Bùi Thị Tám “Ở Huế, loại hình du lịch “cooking class” hiện
chưa phát triển mạnh, mới chỉ ở mức sơ khai và hoạt động còn nhỏ lẻ. Tuy nhiên, với
lợi thế của một vùng đất Cố đô, “cooking class” là “mảnh đất” đầy tiềm năng, góp
phần tăng sức hấp dẫn của du lịch Huế. Vì vậy, đây là loại hình du lịch rất đáng được
đầu tư. Vấn đề còn lại là vai trò của các doanh nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ trong
việc phát triển nó thành sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách”.
1.3.2.2. Đặc điểm về dịch vụ dạy nấu ăn
Xuất phát từ nhu cầu học cách chế biến món ăn, thức uống của du khách nên
lớp học nấu ăn phục vụ cho đối tượng này cũng có những điểm giống và khác biệt
với lớp học dạy nghề nấu ăn ngắn hạn hay dài hạn của người học nghề với những
đặc điểm như sau:
- Thứ nhất, đối tượng tham gia khóa học nấu ăn thông thường là khách du
lịch và phần lớn là khách nước ngoài. Đối tượng tham gia khóa học này cũng khá đa
dạng về độ tuổi, nghề nghiệp cũng như số lượng người tham gia học.
- Thứ hai, thời gian tham gia khóa học là khá ngắn thông thường là 01 buổi
và thường tối đa đến 01 ngày. Nội dung học nấu ăn thường là những món ăn, thức
uống do đơn vị cung cấp dịch vụ giới thiệu có tính chọn lọc, phổ biến của địa
phương dễ chế biến và lựa chọn nguyên liệu hoặc món mà du khách cảm thấy yêu
thích, hứng thú.
- Thứ ba, hình thức giảng dạy hay phương pháp giảng dạy phổ biến của
người hướng dẫn nấu ăn hoặc giáo viên theo hình thức “vừa làm vừa học” (on job
24
training hay learning by doing). Tức là quá trình thực hiện của 01 buổi học của
người dạy và người học được diễn ra đồng thời qua các công việc cụ thể và trực tiếp
trong quá trình chế biến.
- Thứ tư, địa điểm học nấu ăn được diễn ra ngay tại nhà hàng, khách sạn nơi
tổ chức dịch vụ.
- Thứ năm, quá trình dạy và học diễn ra tự nhiên hơn mang tính “vừa học
vừa chơi” và không chịu áp lực của việc đánh giá kết quả kết quả người học bằng
điểm số mà thông qua sản phẩm cuối cùng bằng sự cảm nhận hoặc tiếp nhận của
người học.
Ngoài ra, một đặc trưng rất cơ bản của dịch vụ dạy nấu ăn “cooking class” có
tính dịch vụ được thể hiện khá rõ nét là sự thỏa thuận mua-bán hay tương tác giữa
người cung cấp và yêu cầu khách hàng hoặc từng gói dịch vụ cung cấp. Sự linh hoạt
trong dịch vụ dạy nấu ăn còn tùy thuộc rất lớn vào nhu cầu, lựa chọn của khách
hàng hay tính hữu ích của nó có giá trị kinh tế mang lại cho khách hàng.
1.3.2.3. Quá trình tổ chức dịch vụ dạy nấu ăn
Mỗi khách sạn, nhà hàng khi cung cấp dịch vụ dạy nấu ăn đưa ra các lựa
chọn theo từng gói dịch vụ hoặc tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng thì sẽ có
những cách thức tổ chức và chương trình học khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản quá
trình tổ chức dịch vụ dạy nấu ăn có những giai đoạn cơ bản như sau:
Thứ nhất, là quá trình lựa chọn và giải thích các nguyên liệu chính, phụ được
sử dụng trong quá trình chế biến. Quá trình lựa chọn nguyên liệu cũng tùy thuộc
vào gói sản phẩm mà khách hàng lựa chọn hoặc nhà cung cấp dịch vụ. Việc lựa
chọn nguyên liệu có thể bằng cách nhà cung cấp đã lựa chọn các nguyên liệu có sẵn
hoặc theo dịch vụ đi chợ hay nhu cầu muốn tham quan, tìm hiểu nguồn cung cấp
các hàng hóa hoặc văn hóa địa phương thông qua hoạt động mua bán để lựa chọn
nguyên vật liệu cho quá trình chế biến. Ngoài ra, việc lựa chọn nguyên vật liệu có
thể diễn ra tại khách sạn, nhà hàng nơi có khu vườn trồng một số các loại cây rau,
củ, quả dùng làm gia vị hay nguyên liệu phụ để chế biến.
Thứ hai, quá trình dạy nấu ăn được diễn ra theo từng bước và kiểu vừa làm
vừa học. Người học được cung cấp và mặc trang phục theo quy định và giới thiệu
25
làm quen với một số dụng cụ, trang thiết bị tại khu vực chế biến. Người học được
giải thích công thức chế biến món ăn với các thành phần chính, định lượng nguyên
liệu và phương pháp chế biến sử dụng chính trong chế biến món ăn. Sau đó, cả
người học và người dạy tiến hành sơ chế và thực hiện các thao tác theo từng bước
của quy trình chế biến các món ăn. Đây là quá trình có sự trao đổi, giao lưu và
tương tác giữa người học và người dạy. Người học được người dạy giải thích, cũng
như giới thiệu những đặc trưng văn hóa của địa phương trong quá trình chế biến.
Thứ ba, sau khi sản phẩm được chế biến và trang trí hoàn thành đặt tại bàn
ăn thì khách hàng sẽ được cảm quan, thưởng thức món ăn chính tay mình làm ra.
Quá trình tổ chức dịch vụ dạy nấu ăn cũng được các nhà hàng, khách sạn tổ
chức khá đa dạng với các hình thức và dịch vụ đi kèm làm gia tăng ý nghĩa của việc
dạy nấu ăn và giới thiệu đặc trưng văn hóa địa phương.
1.3.2.4. Ý nghĩa của dịch vụ dạy nấu ăn
Tham gia lớp học nấu ăn, du khách được giới thiệu về ẩm thực địa phương
trước khi bắt tay vào học chế biến. Nhờ vậy mà khách không chỉ được học nấu ăn
thuần túy mà còn hiểu thêm về khía cạnh văn hóa ẩm thực của mỗi vùng miền thể
hiện trên những sắc màu văn hóa ẩm thực và đây được xem một trong những cách
thức để quảng bá ẩm thực địa phương. Thường khách hàng lựa chọn việc “đi chợ”
trước khi bắt đầu vào học nấu ăn. Dịch vụ nấu ăn thường được bắt đầu bằng việc “đi
chợ” có nghĩa là du khách sẽ được đội ngũ nhân viên lớp học hướng dẫn đi chợ, và
giới thiệu các nguyên liệu sẵn có ở chợ cũng như cách chọn thực phẩm tươi ngon.
Ngoài ra, du khách có cơ hội trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương. Tuy
nhiên, thời gian gần đây, do tính chất chương trình, các nhà hàng khách sạn đã dần
bỏ qua khâu này mà mọi thứ đã được nhà hàng khách sạn chọn và sơ chế sẵn. Trong
quá trình học, khách còn tìm hiểu thêm những tinh hoa trong cách chế biến, lựa
chọn nguyên liệu, nêm nếm gia vị, bài trí món ăn cũng như vấn đề chế biến món ăn
để đảm bảo sức khỏe. Đồng thời giữa du khách và đầu bếp có sự tương tác lẫn nhau
thông qua những câu hỏi và giải đáp thắc mắc. Qua đó, du khách có thể hiểu biết
thêm về lối sống, đặc trưng văn hóa của người địa phương. Sau khi xem thao tác
26
làm mẫu, du khách được thực hành và tự tay chế biến các món ăn do chính tay mình
nấu. Và cuối cùng họ sẽ trở thành những thực khách thưởng thức các món ăn do
chính tay mình chế biến. Đây quả là một trải nghiệm thú vị và đáng nhớ đối với du
khách. Du khách sẽ được chụp những bức ảnh thú vị hoặc được trao giấy chứng
nhận khóa nấu ăn hay phần thưởng, quà lưu niệm. Điều này làm cho khóa học nấu
ăn để lại nhiều ấn tượng đối với họ. Đặc biệt hơn là họ được chia sẽ, giao lưu văn
hóa ẩm thực đối với người dân địa phương.
Một điều càng ý nghĩa hơn đó là sau khi tham gia dịch vụ dạy nấu ăn, du
khách có thể nấu các món ăn mà họ đã học để mời bạn bè, người thân thưởng thức
và đây là một cách giúp cho ẩm thực của địa phương hay quốc gia có cơ hội tiếp
cận với bạn bè thế giới.
1.4. Chất lượng dịch vụ
1.4.1. Khái niệm về chất lượng
Trong các nền kinh tế đã và đang tồn tại thì vấn đề chất lượng luôn là một
yếu tố quan trọng để nâng cao mức sống, kinh tế, xã hội, an toàn, an ninh và môi
trường sinh thái. Với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa càng làm cho mọi người ý
thức sâu sắc hơn về vấn đề chất lượng và nâng cao chất lượng.
Chất lượng là một khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từ những
thời cổ đại, tuy nhiên chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi.
Tùy theo đối tượng sử dụng, từ "chất lượng" có ý nghĩa khác nhau. Người sản xuất
coi chất lượng là điều họ phải làm để đáp ứng các qui định và yêu cầu do khách
hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận. Chất lượng khi được so sánh với chất
lượng của đối thủ cạnh tranh thì đi kèm theo các chi phí, giá cả. Do con người và
nền văn hóa trên thế giới khác nhau, nên cách hiểu của họ về chất lượng và đảm bảo
chất lượng cũng khác nhau.
Nói như vậy không phải chất lượng là một khái niệm quá trừu tượng đến
mức người ta không thể đi đến một cách diễn giải tương đối thống nhất, mặc dù sẽ
còn luôn luôn thay đổi. Theo từ điển tiếng Việt thì từ “chất lượng” là một danh từ
và có nghĩa là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một sự vật, sự việc.
27
Theo quan điểm cổ điển: “Chất lượng là mức độ phù hợp với các quy định
định sẵn về một đặc tính của sản phẩm”.
Khi đề cập đến quan điểm hiện đại thì: “Chất lượng là sự phù hợp với mục
đích sử dụng và là mức độ làm thỏa mãn khách hàng”.
Theo định nghĩa của TCVN 5814 – 94 (ISO 8420): “Chất lượng là toàn bộ
những đặc trưng của một sản phẩm hoặc một dịch vụ có khả năng làm thỏa mãn
những nhu cầu tiềm ẩn”.
TCVN ISO 9000:2000 đã định nghĩa: “Chất lượng là mức độ của một tập
hợp các đặc tính vốn có của một sản phẩm, hệ thống hoặc một quá trình làm thỏa
mãn các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”.
Từ các định nghĩa nêu trên ta rút ra một số nhận xét sau đây của khái niệm
chất lượng:
- Cụm từ “thỏa mãn nhu cầu” được nhắc đến nhiều nhất. Chất lượng được đo
bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phầm vì lý do nào đó mà không được nhu
cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ công nghệ để
chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây là một kết luận quan trọng và là cơ
sở để các nhà quản lý định ra chính sách, chiến lược kinh doanh của mình.
- Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn
biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều
kiện sử dụng.
- Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét đến mọi đặc tính
của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể. Các nhu cầu này
không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan, ví dụ như các yêu cầu
mang tính pháp lý, nhu cầu của cộng đồng xã hội.
- Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các qui định, tiêu chuẩn
nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể cảm
nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được trong chúng trong quá trình sử dụng.
- Chất lượng không chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn hiểu
hàng ngày mà chất lượng có thể áp dụng cho một quá trình hay cả một hệ thống.
28
Một yếu tố cũng cần quan tâm khi nói đến chất lượng mà chúng ta không thể
bỏ qua là yếu tố giá cả và dịch vụ sau khi bán, vấn đề giao hàng đúng lúc, đúng thời
hạn đó là những yếu tố mà khách hàng nào cũng quan tâm sau khi thấy sản phẩm
mà họ định mua thỏa mãn nhu cầu của họ.
1.4.2. Khái niệm về chất lượng dịch vụ
Không giống như chất lượng của sản phẩm hữu hình, chất lượng dịch vụ là một
phạm trù khá trừu tượng. Sự trừu tượng này do chính đặc tính vô hình của dịch vụ tạo
ra. Có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa phạm trù chất lượng trong hoạt động
kinh doanh dịch vụ. Ở mỗi góc độ, khía cạnh cũng như cách thức tiếp cận khác nhau sẽ
hình thành nên quan điểm khác nhau về khái niệm của chất lượng dịch vụ.
Theo TCVN và ISO 9000, thì chất lượng dịch vụ là mức phù hợp của sản
phẩm dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu đề ra hoặc đặt trước của người mua.
Theo TCVN 5814:1994 phù hợp với ISO 8402:1994 “Chất lượng dịch vụ là
tập hợp các đặc tính của một đối tượng, tạo cho đối tượng đó khả năng thỏa mãn
những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”.
Philip B. Crosby (1979) [29, tr. 41] đã đưa ra khái niệm về chất lượng như
sau: “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”. Trong cuốn “Chất lượng là thứ cho
không”, Crosby cho rằng đầu tư vào chất lượng là đầu tư khôn ngoan, chỉ được mà
không mất cái gì cả. Cái tốn kém nhất là cái thiếu chất lượng do không làm đúng
ngay từ đầu và không những chất lượng không mất tiền mua mà còn là một trong
những nguồn lãi thật sự nhất.
“Chất lượng dịch vụ là thang đo mô tả sự so sánh giữa mong đợi với hành
động” theo Lewis và Booms (1983). [29, tr. 42].
Parasuraman, Zeithaml và Berry (1985) thì cho rằng: “Chất lượng dịch vụ là
khoảng cách giữa mong đợi của khách hàng và sự nhận được khi đã sử dụng qua
dịch vụ”. Theo Parasuraman thì kỳ vọng trong chất lượng dịch vụ là những mong
muốn của khách hàng, nghĩa là họ cảm thấy nhà cung cấp phải thực hiện chứ không
phải sẽ thực hiện các yêu cầu về dịch vụ. [29, tr. 48]
Theo Cronin & Taylor (1994) cho rằng: “Chất lượng dịch vụ là mức độ cảm
29
nhận của khách hàng về dịch vụ”. [33, tr. 56].
Theo quan điểm của Philip Kotler và cộng sự (2005), chất lượng dịch vụ
được định nghĩa: “là khả năng của một dịch vụ bao gồm độ bền tổng thể, độ tin cậy,
độ chính xác, sự dễ vận hành, dễ sửa chữa và các thuộc tính có giá trị khác để thực
hiện các chức năng của nó”. [39, tr. 256].
Chất lượng dịch vụ được xem là phương thức tiếp cận quan trọng trong quản
lý kinh doanh nhằm đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, đồng thời giúp tăng khả
năng cạnh tranh và hiệu quả của ngành (Arun Kumar G., Manjunath S. J. và Naveen
Kumar H., 2012). [10, tr. 11]
Chất lượng dịch vụ rất khó để đo lường vì nó phụ thuộc chủ yếu vào hành vi
của con người. Chất lượng dịch vụ là sự tạo nên trừu tượng, khó nắm bắt bởi các
đặc tính riêng của dịch vụ, sự tiếp cận chất lượng được tạo ra trong quá trình cung
cấp dịch vụ, thường xảy ra trong sự gặp gỡ giữa khách hàng và nhân viên.
Thông tin
bằng lời
Chỉ tiêu đánh giá chất
lượng dịch vụ:
- Sự tin cậy
- Tin thần trách nhiệm
- Sự đảm bảo
- Sự đồng cảm
- Tính hữu hình
Nhu cầu cá
nhân
Nhu cầu cá nhân
Dịch vụ cảm nhận
Kinh nghiệm
từ trước
Chất lượng dịch vụ được
cảm nhận:
1. Chất lượng dịch vụ
vượt quá trông đợi (P> E)
2. Chất lượng dịch vụ
thõa mãn (P = E)
3. Chất lượng dịch vụ
dưới mức quá trông đợi
(P< E)
Sơ đồ 1.1. Mô hình về chất lượng dịch vụ (Parasuraman, 1985)
Chất lượng dịch vụ là kết quả của một quá trình đánh giá được tích lũy từ
phía khách hàng thông qua việc so sánh giữa sự mong đợi và mức độ chất lượng
khách hàng đã nhận được. Nói theo cách khác, chất lượng dịch vụ chính là sự thỏa
mãn của khách hàng thông qua việc so sánh giữa chất lượng cảm nhận và chất
lượng mong đợi.
30
Việc nâng cao chất lượng dịch vụ dẫn đến lòng trung thành của khách hàng
và thu hút khách hàng mới, do sự hài lòng của khách hàng tạo ra một danh tiếng
tích cực về dịch vụ (như truyền miệng hoặc đánh giá trực tuyến). Một số nghiên cứu
đã cho thấy tầm quan trọng của việc tăng mức độ của cảm nhận chất lượng dịch vụ
vì nó ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động và khả năng sinh lời.
1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
Đối với ngành dịch vụ thì chất lượng dịch vụ được đặt lên hàng đầu. Trong
những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ có nhiều yếu tố nhưng trước hết
cần quan tâm đến các yếu tố sau:
- Đặc điểm của nguồn khách: Khách hàng là người tiêu dùng trực tiếp và
chất lượng dịch vụ chỉ được đánh giá một cách chính xác thông qua sự cảm nhận
của khách hàng. Trong ngành du lịch thì khách hàng chỉ có thể đánh giá khi tham
gia cùng trải nghiệm với dịch vụ đó. Tuy nhiên đối với các nguồn khách khác nhau
sẽ có các yêu cầu khác nhau. Khách hàng với những sở thích, nhu cầu khác nhau sẽ
có những cảm nhận khác nhau và đưa ra những đánh giá khác nhau. Thêm vào đó,
chất lượng dịch vụ cũng tùy thuộc vào trạng thái tâm lý của khách.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào chất lượng các
yếu tố vật chất tạo nên chúng. Đối với một sản phẩm hay dịch vụ, muốn tạo ra
chúng đều đòi hỏi những vật chất nhất định. Có 2 loại yếu tố vật chất:
+ Thứ nhất, yếu tố vật chất kỹ thuật tham gia vào quá trình tạo ra những dịch
vụ trong kinh doanh du lịch.
+ Thứ hai, các yếu tố vật chất tốt giúp cho quá trình phục vụ khách được dễ
dàng, thuận lợi dẫn đến năng suất lao động sẽ tăng lên. Do vậy, điều kiện cơ sở vật
chất kỹ thuật là không thể thiếu đối với việc tiêu dùng các dịch vụ của khách.
- Đội ngũ lao động: Chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhân
viên. Họ là những người trực tiếp tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ, phục vụ
khách hàng. Chính họ tạo ra mối quan hệ với khách hàng và việc khách hàng có hài
lòng, thõa mãn với dịch vụ nhận được hay không còn tùy thuộc rất lớn vào trình độ,
năng lực của đội ngũ nhân viên. Song song với vai trò khá quan trọng của các nhà
31
quản lý và điều hành, tất cả các nhân viên phải có trình độ nghiệp vụ tốt, hiểu rõ
chức năng, nhiệm vụ của mình.
Khi khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ, họ không đánh giá, phân tích
từng khâu, từng dịch vụ mà xét đoán cả một quá trình. Chất lượng dịch vụ đòi hỏi
tính nhất quán cao và phải có sự đồng bộ, kết hợp hài hòa giữa các yếu tố tạo thành.
- Quá trình cung ứng và sự tương tác dịch vụ: Trong kinh doanh nói chung
và kinh doanh khách sạn nói riêng, yếu tố sản phẩm ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng dịch vụ. Để có sản phẩm dịch vụ chất lượng cao thì sản phẩm được nhà hàng
cung ứng phải đảm bảo về chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, các tiêu chuẩn
vệ sinh, độ an toàn, tiện lợi, các tiêu chuẩn về thương phẩm học.
1.4.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ
Không giống như đánh giá và xác định chất lượng của các sản phẩm hữu
hình là dùng các công cụ cụ thể như: cân, đong, đo, đếm, … để đánh giá, xác định.
Việc đo lường chất lượng của dịch vụ hết sức phức tạp. Để đánh giá được mức chất
lượng của dịch vụ, chúng ta phải dựa vào các yếu tố có liên quan và thông qua
những gì được gọi là “cảm nhận” của khách hàng.
Các yếu tố có liên quan có thể là những gì thuộc về cơ sở vật chất như mặt bằng
cung ứng dịch vụ, nhà cửa, trang thiết bị. Yếu tố liên quan có thể là những gì thuộc về
con người – những người tham gia vào quá trình sáng tạo và cung ứng dịch vụ. Bên cạnh
những yếu tố thuộc về cơ sở vật chất và con người, khách hàng còn có thể thấy hài lòng
hay không hài lòng với những gì diễn ra xung quanh không gian mà họ đang thụ hưởng
dịch vụ - đây là yếu tố môi trường. Môi trường có thể là môi trường tự nhiên, môi trường
xã hội, hoặc thậm chí là văn hóa dịch vụ của đơn vị, tổ chức cung ứng dịch vụ.
Xét từ góc độ người cung ứng dịch vụ, chúng ta có các yếu tố thuộc về cơ sở
vật chất, thuộc về con người, thuộc về môi trường như vừa mới nêu. Tuy nhiên, để
có thể có được kết luận chính xác, có lẽ chúng ta phải dựa vào cảm nhận, đánh giá
của khách hàng. Cảm nhận của khách hàng có được trên cơ sở những gì hiện có,
trên cơ sở những gì diễn ra. Vì vậy, có thể nói đánh giá của khách hàng là kết quả
khách quan, chính xác nhất có thể.
32
Khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ được cung ứng trên cơ sở đánh giá
người phục vụ họ. Cùng một loại dịch vụ nhưng nhân viên phục vụ khác nhau, cảm
nhận về chất lượng dịch vụ của họ cũng có thể khác nhau. Vì vậy, khi đánh giá chất
lượng dịch vụ, cần thiết phải đứng trên quan điểm khách hàng và các tiêu chí đánh
giá cũng phải xuất phát từ quan điểm khách hàng.
Các học giả người Mỹ, A. Parasuraman, Valarie A. Zeithaml, Leonard L.
Berry (1985) đã đưa ra 10 yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ theo quan điểm
khách hàng và coi đó là 10 tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ theo quan điểm
khách hàng như sau:
1- Độ tin cậy (Reliability): Sự nhất quán trong vận hành và cung ứng dịch
vụ; thực hiện đúng chức năng ngay từ đầu; thực hiện đúng những gì đã hứa; chính
xác; trung thực.
2- Tinh thần trách nhiệm (Responsiveness): Sự sốt sắng hoặc sẵn sàng cung
cấp dịch vụ kịp thời, đúng lúc.
3- Năng lực (Competence): Có kiến thức sâu rộng, có kỹ năng thành thạo và
có hành vi, thái độ tích cực.
4- Tiếp cận được (Acceessibility): Có thể dễ dàng tiếp cận, dễ dàng đến gần,
thời gian chờ đợi giờ mở cửa làm việc.
5- Tác phong (Courtesy): Lịch thiệp; tôn trọng, quan tâm của nhân viên
phục vụ.
6- Giao tiếp (Communication): Thông tin với khách hàng bằng ngôn từ của
họ; lắng nghe ý kiến khách hàng; điều chỉnh giao tiếp với những nhóm khách hàng
khác nhau và có nhu cầu khác nhau; giải thích về bản thân quá trình dịch vụ; chi phí
hết bao nhiêu và nó giúp giải quyết được những vấn đề gì.
7- Sự tín nhiệm (Credibility): Trung thực, đáng tin cậy; uy tín của công ty; tư
cách cá nhân của người phục vụ.
8- Tính an toàn (Security): Không có nguy hiểm; rủi ro hoặc ngờ vực; an
toàn về vật chất; an toàn về tài chính; giữ bí mật của khách hàng.
33
9- Thấu hiểu khách hàng (Understanding the customers): Nỗ lực tìm hiểu
nhu cầu của từng khách hàng; ghi nhớ những yêu cầu cụ thể của từng người; tạo ra
sự chú ý với từng cá nhân; nhận biết các khách hàng thường xuyên và trung thành
của công ty.
10- Tính hữu hình (Tangibles): Chứng cứ vật chất của dịch vụ; các phương
tiện, thiết bị phục vụ, hình thức bên ngoài của nhiệm vụ; dụng cụ tiến hành dịch vụ;
biểu tượng vật chất của dịch vụ. [29, tr. 47]
Mười tiêu chí vừa nêu là mười tiêu chí cơ bản chính yếu để đánh giá chất
lượng dịch vụ theo quan điểm khách hàng. Tuy nhiên sau một thời gian dài áp dụng,
các học giả thấy rằng mười tiêu chí đó có sự trùng lắp nhất định, vì vậy đã gây khó
khăn cho người đánh giá trong công tác đánh giá. Do vậy để tránh những phức tạp
có thể gặp phải, các học giả đã rút gọn từ mười tiêu chí xuống còn năm tiêu chí và
được viết tắt thành bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ RATER. Sau đây là năm
tiêu chí của RATER:
- Sự tin cậy (Reliability): Khả năng thực hiện đúng dịch vụ đã hứa hẹn cách
đáng tin cậy và chính xác.
- Sự đảm bảo (Assurance): Kiến thức và tác phong của nhân viên phục vụ,
cũng như khả năng gây lòng tin và sự tín nhiệm của họ.
- Các yếu tố hữu hình (Tangibles): Điều kiện phương tiện, cơ sở vật chất,
trang thiết bị, hình thức của nhân viên, môi trường và không gian dịch vụ...
- Sự đồng cảm (Empathy): Sự quan tâm, chăm sóc, hiểu biết về những nhu
cầu riêng và tạo cảm giác an toàn cho khách hàng.
- Tinh thần trách nhiệm (Responsiveness): Thái độ phục vụ tận tình có trách
nhiệm, sẵn lòng giúp đỡ khách hàng và phục vụ nhanh chóng, kịp thời.
Cần bổ sung thêm các thảo luận và “phát triển” bởi các nhà khoa học khác
trên thế giới và trong nước đối với “tính khoa học” và khả năng vận dụng cũng như
những ưu nhược điểm của mô hình này. Dành dung lượng xứng đáng cho mô hình
này, vì đây là mô hình đầu tiên “cổ điển” về đánh giá CLDV.
34
1.5. Các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ
1.5.1. Mô hình SERVQUAL
Parasuraman là người tiên phong trong nghiên cứu chất lượng dịch vụ vào
năm 1985. Thành công của nghiên cứu đã tạo bước đột phá giúp các nhà kinh doanh
nắm rõ được kết quả chất lượng dịch vụ của họ thông qua việc đánh giá của khách
hàng trên cương vị là người tiêu dùng. Mô hình Serqual được ghép từ 2 chữ Service
và quality, được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là khá toàn diện. Năm 1988, mô
hình SERVQUAL được tiếp tục hoàn thiện thông qua việc tập trung vào khái niệm
“Sự cảm nhận chất lượng của người tiêu dùng”. Sự cảm nhận chất lượng của khách
hàng được xem là sự đánh giá khách quan nhất về chất lượng của dịch vụ. Theo
nghiên cứu của Parasuraman, chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa kỳ vọng của
khách hàng về dịch vụ mà họ đang sử dụng với cảm nhận thực tế về dịch vụ mà họ
sử dụng.
Chất lượng dịch vụ = Mức độ cảm nhận – Giá trị kỳ vọng
A. Parasuraman, Valarie A. Zeithaml, Leonard L. Berry (1985) đã thiết lập
mô hình các khoảng cách trong chất lượng dịch vụ để làm cơ sở cho việc tiêu chuẩn
hóa dịch vụ và đánh giá chất lượng dịch vụ. Từ đó có cơ sở đề ra các biện pháp
khắc phục tình trạng kém chất lượng trong dịch vụ.
Mô hình SERVQUAL đưa ra 5 khoảng cách trong chất lượng dịch vụ và
khoảng cách 5 (GAP 5) chính là khoảng cách chất lượng dịch vụ. Mọi nỗ lực của
nhà cung cấp dịch vụ đều nhằm xóa bỏ hoặc cố gắng thu hẹp khoảng cách này đến
mức nhỏ nhất. Việc thu hẹp các khoảng cách 1, 2, 3 và 4 càng nhỏ thì dẫn đến
khoảng cách 5 cũng được thu hẹp và điều này thể hiện chất lượng dịch vụ được
nâng cao.
35
KHÁCH
HÀNG
Thông tin truyền miệng
Nhu cầu cá nhân
Kinh nghiệm từ trước
Dịch vụ mong đợi
Khoảng cách 5
Dịch vụ cảm nhận
NHÀ
CUNG CẤP
Cung cấp dịch vụ
(Bao gồm trước và sau)
Khoảng
cách 4
Thông tin đến
khách hàng
Khoảng cách 3
Chuyển tải hiểu biết
nhu cầu vào thiết kế
dịch vụ, sản phẩm
Khoảng
cách 1
Khoảng cách 2
Hiểu biết của bộ phận
quản lý về nhu cầu
khách hàng
Sơ đồ 1.2. Mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ (Parasuraman, 1985)
Khoảng cách 1 (GAP 1) – Không hiểu rõ khách hàng mong đợi điều gì: là
sự khác biệt giữa mong đợi thật sự của khách hàng đối với dịch vụ và nhận thức của
nhà quản lý về những mong đợi đó. Việc hiểu chính xác mong đợi của khách hàng
là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc cung cấp dịch vụ có chất lượng. Lỗ
hổng này xảy ra có thể do những lý do sau:
- Thiếu nghiên cứu thị trường đầy đủ, đặc biệt là nghiên cứu về nhu cầu và
nhận thức về chất lượng dịch vụ, phân đoạn thị trường chưa phù hợp…
- Thiếu các giao tiếp thường xuyên giữa nhà quản lý, marketing với nhân
viên và với khách hàng.
36
- Thiếu các kênh phân phối hiệu quả để thu nhận và sữa chữa các sai sót,
khiếm khuyết trong dịch vụ.
- Nhà quản lý chú trọng vào hoạt động hơn là việc xây dựng và củng cố quan
hệ với khách hàng.
Khoảng cách 2 (GAP 2) – Không lựa chọn đúng thiết kế dịch vụ và các yêu
cầu chất lượng cụ thể: là khoảng cách giữa sự hiểu biết của nhà quản lý về những
mong đợi của khách và việc chuyển hóa chúng vào trong các tiêu chuẩn cụ thể của
dịch vụ. Việc doanh nghiệp lựa chọn không đúng tiêu chuẩn dịch vụ có thể do các
nguyên nhân:
- Thiết kế sản phẩm không phù hợp do quá trình thiết kế phát triển sản phẩm
thiếu cơ sở khoa học, thiếu tính hệ thống.
- Thiếu tính chuẩn mực được xác định dựa trên mong đợi của khách hàng.
- Chậm làm mới hoặc thiếu quan tâm đến việc duy trì và cải tiến môi trường,
không gian dịch vụ.
Khoảng cách 3 (GAP 3) – Không cung cấp đúng dịch vụ đã thiết kế và tuân
thủ các chuẩn mực: là khoảng cách phát sinh khi có sự khác biệt giữa tiêu chuẩn
chất lượng dịch vụ được thiết lập của doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ thực tế
cung cấp cho khách hàng.
Khoảng cách này tập trung vào đội ngũ nhân viên phục vụ trực tiếp, những
người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Các lý do thường gặp trong khoảng cách
này bao gồm:
- Những thiếu sót chủ quan của nhà quản lý: thiếu lao động có chất lượng,
vai trò người làm công tác quản lý không có hiệu quả, nhân viên không có khả năng
làm việc trong môi trường nhóm, những sai sót trong việc quản lý cung cầu…
- Khó khăn liên quan đến việc quản trị chất lượng và đảm bảo tính nhất quán
về chất lượng.
- Khách hàng không nhận thức đúng vai trò của mình trong quá trình cung
cấp dịch vụ và sự tương tác của họ với nhân viên cũng như khách hàng khác.
37
Khoảng cách 4 (GAP 4) – Không đáp ứng dịch vụ đúng như đã hứa: đây là
khoảng cách giữa thông tin, quảng cáo hay lời hứa về dịch vụ và thực tế doanh
nghiệp cung cấp. Sự khác biệt này gây tác động tiêu cực đến khách hàng trong việc
cảm nhận dịch vụ. Việc vi phạm lời hứa này có thể do các nguyên nhân sau:
- Thiếu thống nhất trong tổ chức cung cấp thông tin đến khách hàng, bao
gồm cả thông tin nội bộ. Đây có thể là do lỗi trong truyền thông tin. Thông tin nội
bộ không đầy đủ, rõ ràng giữa các bộ phận sản xuất, quảng cáo, bán hàng hoặc tồn
tại các chính sách khác biệt giữa các chi nhánh, đại lý.
- Thông tin quảng bá và tiếp thị bán hàng thổi phồng quá mức về các sản
phẩm, dịch vụ.
- Kém hiệu quả trong việc nắm bắt và quản lý sự mong đợi của khách hàng.
Khoảng cách 5 (GAP 5) – Lỗ hổng về chất lượng dịch vụ – sự khác biệt
giữa mong đợi và trải nghiệm thực tế của khách hàng về chất lượng dịch vụ: mong
đợi của khách hàng thường bao gồm những thuộc tính, những lợi ích, chuẩn mực
mà người tiêu dùng nghĩ và cho rằng dịch vụ phải có.
Mô hình năm khoảng cách là mô hình tổng quát, mang tính chất lý thuyết về
chất lượng dịch vụ. Để đánh giá và phân tích các yếu tố cấu thành chất lượng dịch
vụ, Parasuraman và cộng sự đã đưa ra mô hình với năm thành phần như sau:
Bảng 1.1. Mô hình năm yếu tố thuộc tính cấu thành chất lượng dịch vụ (RATER)
STT
Các yếu tố
Diễn giải
1
Sự tin cậy (Reliability)
Khả năng thực hiện chính xác dịch vụ như đã hứa
2
Sự đảm bảo (Assurance)
Kiến thức và tác phong của nhân viên, cũng như khả
năng tạo lòng tin đối với khách hàng
3
Các yếu tố hữu hình
Cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và hình thức của
(Tangibles)
nhân viên
4
Sự đồng cảm (Empathy)
Sự quan tâm, chăm sóc khách hàng.
5
Tinh thần trách nhiệm
Thái độ trách nhiệm, sẵn lòng giúp đỡ khách hàng và
(Responsiveness):
phục vụ kịp thời.
Nguồn: Parasuraman và cộng sự, 1988
38
Trên cơ sở 5 yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ, Parasuraman và cộng sự
đã phân chia 22 thuộc tính vào 5 yếu tố để làm cơ sở cho việc xây dựng các công cụ
thu thập thông tin từ phía khách hàng. Một số nhà nghiên cứu đã đánh giá mô hình
SERVQUAL như là thước đo chuẩn mực trong đánh giá chất lượng dịch vụ. Tuy
nhiên, các tác giả này vẫn chỉ ra một số rắc rối và xác định ranh giới có thể phát
sinh từ cách phân chia các thuộc tính vào 5 yếu tố trên trong quá trình đánh giá. Mô
hình SERVQUAL cũng có nhiều hạn chế, đó là phải thu thập thông tin trước và sau
khi khách hàng sử dụng dịch vụ. Điều này rất khó thực hiện, vì trong thực tế người
làm nghiên cứu khó có thể tiếp xúc với một khách hàng nhiều lần. Để khắc phục
điểm này, nhiều nhà nghiên cứu thiết kế bảng câu hỏi gồm 2 phần: trước và sau khi
sử dụng dịch vụ, điều này làm cho bảng câu hỏi khá dài, và khách hàng khó tưởng
tượng lại mức độ kỳ vọng của mình sau khi đã sử dụng dịch vụ (Kandumpully,
2002; Fick & Ritchie, 1991; Buttle, 1996; Phạm & Kulllada, 2009). [4, tr. 197]
Trên cơ sở mô hình SERVQUAL, Knutson và cộng sự (1990) đã phát triển
một công cụ đánh giá LODGSERV và chỉ ra những điểm tương đồng khoảng cách
với SERVQUAL nhưng khác có những điểm khác biệt trong sắp xếp yếu tố quan
trọng theo thứ tự như sau: sự tin cậy, sự đảm bảo, sinh thần trách nhiệm, yếu tố hữu
hình, sự đồng cảm (RATER). Năm 1993, Getty and Thompson ứng dụng mô hình
SERVQUAL để phát triển công cụ đánh giá LODGQUAL với ba yếu tố: yếu tố hữu
hình (tangibles), sự tin cậy (reliability) và sự tiếp xúc (contact). Nhà nghiên cứu
Mei và các cộng sự (1999) đã phát triển công cụ HOLSERV và xác định ba yếu tố
để đánh giá chất lượng dịch vụ như: đội ngũ nhân viên (employees), yếu tố hữu
hình (tangibles) và sự tin cậy (reliability). Tuy nhiên, yếu tố sự tin cậy đều được các
nhà nghiên cứu quan tâm và xác định như là thành tố không thể thiếu trong đánh giá
chất lượng dịch vụ.
1.5.2. Mô hình SERVPERF
Cronin và Taylor (1992) đã nghiên cứu các khái niệm, phương pháp đo
lường chất lượng dịch vụ và mối quan hệ với sự hài lòng cũng như sự sẵn lòng mua
hàng của khách hàng, từ đó đưa ra kết luận rằng yếu tố nhận thức là công cụ dự báo
tốt hơn về chất lượng dịch vụ.
39
Việc đo lường chất lượng dịch vụ theo mô hình SERVPERF của Cronin và
Taylor được xem là một phương pháp thuận tiện và rõ ràng trong việc đo lường chất
lượng dịch vụ dựa trên đo lường thông qua kết quả thể hiện của chất lượng dịch vụ.
Cronin và Taylor (1992), cho rằng mức độ cảm nhận của khách hàng đối với sự
thực hiện dịch vụ của doanh nghiệp phản ánh tốt nhất chất lượng dịch vụ. Theo mô
hình SERVPERF thì: Chất lượng dịch vụ= Mức độ cảm nhận.
Theo đó, chất lượng dịch vụ được đánh giá chỉ thông qua nhận thức của
khách hàng mà không có đánh giá về chất lượng dịch vụ trong sự kỳ vọng của
khách hàng, không có trọng số cho từng thành phần chất lượng dịch vụ. Công thức
của chất lượng dịch vụ như sau:
k
SQi Pij
j 1
Trong đó:
SQi = đánh giá chất lượng dịch vụ của khách hàng i
Pij = cảm nhận của khách hàng i đối với sự thể hiện dịch vụ của thuộc tính j
j: số lượng thuộc tính áp dụng trong mô hình. [33, tr. 69]
Cronin và Taylor lập luận rằng khung phân tích theo mô hình SERVQUAL
của Parasuraman và cộng sự (1985) dễ gây nhầm lẫn giữa sự hài lòng và thái độ của
khách hàng. Các tác giả này cho rằng chất lượng dịch vụ có thể được định nghĩa
“tương tự như một thái độ”, và thay vì “kết quả thực hiện theo như mong đợi” thì
“kết quả thực hiện thực tế” sẽ xác định chất lượng dịch vụ tốt hơn. Thang đo
SERVPERF được Cronin và Taylor đưa ra dựa trên việc khắc phục những khó khăn
khi sử dụng thang đo SERVQUAL cũng với 5 nhân tố của chất lượng dịch vụ: độ
tin cậy, độ phản hồi, sự bảo đảm, sự cảm thông và tính hữu hình và 22 biến quan sát
được sử dụng để đo lường 5 nhân tố kể trên. Với 22 biến quan sát được Cronin và
Taylor khảo nghiệm đánh giá trên cả 03 yếu tố đối với khách hàng về của chất
lượng dịch vụ: sự mong đợi (expectations), mức độ thực hiện (performance) và mức
độ quan trọng (importance).
Các nhà nghiên cứu đã đánh giá mô hình SERVPERF có những điểm mạnh sau:
- Đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn thời gian và chi phí khảo sát.
40
- Cho kết quả chính xác, độ tin cậy cao hơn so với SERVQUAL vì:
+ Khi được hỏi về mức độ cảm nhận, người trả lời có xu hướng so sánh giữa
mong muốn và cảm nhận trong đầu để trả lời bản câu hỏi, làm giảm sai số và sai
lệch trong kết quả.
+ Mô hình SERVPERF bỏ qua phần hỏi về kỳ vọng của khách hàng – khái
niệm khá mơ hồ đối với người trả lời, giúp hạn chế được sai sót trong chất lượng dữ
liệu thu thập.
- Bảng câu hỏi của SERVPERF ngắn gọn hơn một nữa so với SERVQUAL,
không gây nhàm chán và mất thời gian cho người trả lời.
Kết luận này đã được đồng tình bởi các tác giả khác như Brown, Churchill and
Peter (1993); Lee và cộng sự (2000); Brady và cộng sự (2002); Quester và Romaniuk
(1997) đã thực hiện so sánh hai mô hình SERVQUAL và SERVPERF trong bối cảnh
ngành công nghiệp Quảng cáo của Úc. Giả thuyết đặt ra là mô hình SERVQUAL sẽ
cho kết quả tốt hơn SERVPERF, nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy không ủng hộ
giả thuyết đó. Nhóm tác giả Nguyễn Huy Phong, Phạm Ngọc Thúy (ĐHBK-HCM,
2007) đã nghiên cứu mô hình SERVQUAL hay SERVPERF – Một nghiên cứu so
sánh trong ngành siêu thị bán lẻ Việt Nam cho kết quả mô hình SERVPERF tốt hơn
SERVQUAL. Nhóm tác giả Phan Chí Anh, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Huệ Minh
(ĐHKT-HN, 2013) đã nghiên cứu so sánh 7 mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ và
cũng cho rằng: ‘mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ dựa trên kết quả thực hiện
(Cronin và Taylor, 1992) đạt được yêu cầu của hầu hết các tiêu chí’.
Mô hình SERVPERF cũng có những nhược điểm hạn chế mà các nhà nghiên
cứu Parasuraman, Zeithaml, Berry (1994) và Trible & Snaith (1998) cho rằng:
- Mô hình SERVPERF không thể hiện được thông tin then chốt ảnh hưởng
đến mức độ cảm nhận chất lượng dịch vụ của khách hàng, đó là sự kỳ vọng của
khách hàng.
- Một số người cho rằng SERVPERF chưa kiểm tra được toàn diện và triệt
để các nhu cầu dịch vụ và chất lượng dịch vụ cung cấp.
Tuy nhiên, với những ưu điểm nêu trên thì mô hình SERVPERF vẫn được
đánh giá cao trong nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn.
41
1.5.3. Mô hình phân tích mức độ quan trọng và thể hiện dịch vụ (IPA)
Mô hình phân tích mức độ quan trọng và mức độ thể hiện dịch vụ (IPA,
Importance - Performance Analysis) được đề xuất bởi Martilla và James năm 1977.
IPA là mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ dựa trên sự chênh lệch giữa ý kiến
khách hàng về mức độ quan trọng của các chỉ tiêu và mức độ thực hiện các chỉ tiêu
của nhà cung cấp dịch vụ (I-P gaps).
Theo mô hình này, chất lượng dịch vụ được xác định như sau:
Chất lượng dịch vụ = Mức độ quan trọng – Mức độ thể hiện
Mô hình này phân loại những thuộc tính đo lường chất lượng dịch vụ, cung cấp
cho nhà cung ứng dịch vụ những thông tin bổ ích về điểm mạnh và điểm yếu của
những dịch vụ mà mình cung cấp cho khách hàng. Từ đó nhà quản trị cung ứng dịch vụ
sẽ có những quyết định chiến lược đúng đắn để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Kết quả từ sự phân tích mức độ quan trọng và mức độ thực hiện được thể
hiện trên sơ đồ IPA với trục tung (Y) thể hiện mức độ quan trọng và trục hoành (X)
thể hiện mức độ thực hiện. (Sơ đồ 1.3)
Y
Mức độ quan trọng
Cao
PHẦN I.
Tập trung phát triển
PHẦN II.
Tiếp tục duy trì
PHẦN III.
Hạn chế phát triển
PHẦN IV.
Hạn chế đầu tư
Thấp
X
Thấp
Mức độ thực hiện
Cao
Sơ đồ 1.3. Mô hình phân tích mức độ quan trọng – mức độ thực hiện (IPA)
Nguồn: [35, tr.109]
42
Phần tư thứ I (Tập trung phát triển): Những thuộc tính nằm ở phần tư này
được xem là rất quan trọng đối với khách hàng, nhưng mức độ thực hiện của nhà
cung cấp dịch vụ rất kém. Kết quả này giúp cho nhà quản trị dịch vụ cung cấp chú ý
những thuộc tính này, tập trung phát triển mức độ cung cấp dịch vụ nhằm thoả mãn
khách hàng.
Phần tư thứ II (Tiếp tục duy trì): Những thuộc tính nằm ở phần tư này
được xem là rất quan trọng đối với khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ cũng đã có
mức độ thể hiện rất tốt. Nhà quản trị cung cấp dịch vụ nên tiếp tục duy trì và phát
huy thế mạnh này.
Phần tư thứ III (Hạn chế phát triển): Những thuộc tính nằm ở phần tư này
được xem là có mức độ thể hiện thấp và không quan trọng đối với khách hàng. Nhà
quản trị cung cấp dịch vụ nên hạn chế nguồn lực phát triển những thuộc tính này.
Phần tư thứ IV (Hạn chế đầu tư): Những thuộc tính nằm ở phần tư này
được xem là không quan trọng đối với khách hàng, nhưng mức độ thể hiện của
nhà cung ứng rất tốt. Có thể xem sự đầu tư quá mức như hiện tại là vô ích. Nhà
quản trị cung cấp dịch vụ nên sử dụng nguồn lực này tập trung phát triển những
thuộc tính khác.
Với nhiều ưu điểm, mô hình IPA được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để
đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch
vụ du lịch một cách hiệu quả (Michael Lück, 2011; Song & Wu, 2006; Zhang &
Chow, 2004; Derek J. Wade & Paul F.J. Eagles, 2003; Chu & Choi, 2000; Martin
1995; Bush & Ortinau 1986). Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã ứng dụng mô
hình IPA để nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch và đưa ra yếu tố mà
khách hàng quan tâm cho rằng quan trọng để những khuyến nghị các nhà quản lý
tập trung phát triển nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch (Trần Thị Ngọc Liên,
Trương Thanh Hùng, 2014; PGS. TS. Lưu Thanh Đức Hải, 2013; Nguyễn Huy
Phương, Lưu Tiến Thuận, 2013; Đinh Công Thành, Phạm Lê Hồng Nhung, Võ
Hồng Phượng và Mai Thị Triết, 2012; Hồ Lê Thu Trang và Phạm Thị Kim Loan,
2012). Qua mô hình này, nhà quản lý du lịch có thể biết được đặc điểm nào của dịch
43
vụ là quan trọng đối với khách hàng và khách hàng đánh giá dịch vụ ra sao để đề
xuất giải pháp thoả mãn yêu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu vẫn đặt nhiều câu hỏi về độ tin cậy thật sự
của mô hình IPA. Giới hạn của mô hình xuất phát từ công cụ khảo sát cũng như xác
định các yếu tố cơ bản được cho là quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.
Việc sử dụng thang đo IPA hạn chế bởi đối tượng tham gia đánh giá từ nhiều nguồn
khách hàng khác nhau. Yếu tố mức độ quan trọng lúc này sẽ xuất hiện sự phân hóa
và bị chi phối bởi các đặc điểm cá nhân của khách hàng (James Absher, Alan
Graefe, Robert Bums, 2002; Kurt Matzler và các cộng sự 2003, 2004). Một số nhà
nghiên cứu đã cố gắng thay đổi và mở rộng mô hình IPA trên cơ sở mô hình gốc.
Cụ thể, Kurt Matzler, Elmar Sauerwein và Kenneth Heischmidt (2003) đã phân tích
mô hình IPA truyền thống trên 3 thuộc tính: cơ bản, thực hiện và sự hứng thú của
dịch vụ. O’Leary và Adams (1982) trình bày phương pháp đo lường mức độ quan
trọng từ việc tổng hợp xếp hạng của giá trị quan trọng trung bình và hệ số tương
quan Pearson. Nhóm tác giả Wei-Jaw Deng, Ying-Feng Kuo và Wen-Chin Chen
(2008) đã vận dụng mô hình lý thuyết ba nhân tố của Kano trong việc mở rộng mô
hình IPA.
Mặc dù có nhiều nghiên cứu khác nhau để đánh giá độ tin cậy của mô hình
IPA nhưng các nhà nghiên cứu vẫn khẳng định mô hình IPA do Martilla và James
(1977) đề xuất là công cụ hữu ích trong việc đánh giá sự thể hiện và ưu tiên cải tiến
chất lượng dịch vụ.
1.5.4. Vận dụng các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ
Tổng hợp từ các nghiên cứu liên quan cho thấy, có nhiều phương pháp sử
dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, hiện nay có bốn phương pháp
thường được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch,
đó là: mô hình phân tích mức độ quan trọng và thực hiện dịch vụ (ImportancePerformance Analysis - IPA), mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ (service
quality - SERVQUAL), phân tích chất lượng thực hiện (Just performance SERVPERF) và mô hình HOLSAT (Holiday Satisfaction) đánh giá chất lượng dịch
44
vụ tại điểm đến. Mỗi phương pháp có những điểm mạnh và hạn chế nhất định hoặc
phù hợp với đánh giá chất lượng đối với những dịch vụ nhất định. Việc đánh giá
chất lượng dịch vụ phần lớn phụ thuộc vào sự cảm nhận, sự mong đợi, sự thể hiện
của dịch vụ hay mức độ quan trọng mà khách hàng quan tâm. Nói cách khác, đánh
giá chất lượng dịch vụ phần lớn phụ thuộc vào sự đánh giá chủ quan của khách
hàng. Chính vì vậy, một số nhà nghiên cứu đã tiếp tục mở rộng các mô hình trên
hoặc kết hợp nhiều mô hình trong việc nghiên cứu vào các trường hợp cụ thể nhằm
tăng độ chính xác cũng như độ tin cậy trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ.
Nhóm tác giả Simon Hudson, Paul Hudson và Graham A. Miller (2004) [46,
tr.107 - 115] đã sử dụng 3 mô hình SERVQUAL, IPA, SERVPERF và (P-E)*(I) để
đánh giá chất lượng dịch vụ. Hudson và cộng sự đã thành công trong việc đưa ra sự
thay đổi hay một cách nhìn tổng thể về đánh giá chất lượng dịch vụ trên cả phương
diện lý thuyết cũng như vận dụng thực tiễn của các mô hình. Việc sử dụng cả ba mô
hình và một công thức biến thể mô hình đã thu được những kết quả có giá trị khoa
học cao hơn bởi không chỉ về “đo lường” tốt hơn đối tượng nghiên cứu, mà còn cung
cấp những thông tin góp phần kiểm định lý thuyết đánh giá chất lượng dịch vụ. Các
kết quả này cũng cho phép so sánh giữa các mô hình, tìm ra các điểm thống nhất sẽ
có sự hỗ trợ lẫn nhau về những nhược điểm còn tồn tại. Tuy nhiên, việc sử dụng kết
hợp các mô hình như trên đòi hỏi đầu tư khá lớn cho nghiên cứu bao gồm thời gian,
nguồn lực tài chính và kỹ năng và kiến thức chuyên sâu của nhà nghiên cứu.
Đối với nhóm tác giả Wei-Jaw Deng, Ying-Feng Kuo và Wen-Chin Chen
(2008) [49, tr. 37 - 51], đã tạo ra một bước tiến mới trong việc cải tiến mô hình IPA,
một trong những mô hình chuẩn mực của việc nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch
vụ. Việc đề xuất phiên bản mở rộng của mô hình IPA dưới tên gọi R-IPA (revised
IPA) được xem là có giá trị lớn dưới góc độ nghiên cứu khoa học. Mô hình R-IPA do
nhóm tác giả nghiên cứu đã làm rõ ‘sự đạt được nguồn gốc các thuộc tính ẩn chứa
của các yếu tố dịch vụ’ và ‘sự đạt được của mối liên hệ giữa sự thể hiện của các thuộc
tính dịch vụ’. Hai yếu tố này được nhóm tác giả đặt vào mô hình IPA thông qua 6
bước với việc áp dụng lý thuyết ba nhân tố (Three-Factor Theory) và kỹ thuật quản trị
45
trong việc đối chuẩn so sánh nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh (Benchmarking).
Thông qua mô hình R-IPA, nhà nghiên cứu có thể rút ngắn được việc chuẩn bị việc
đo lường các thuộc tính dịch vụ. Công việc không cần thiết này làm tốn nhiều thời
gian không chỉ của nhà nghiên cứu, mà còn của người tham gia điều tra.
Đối với nhóm tác giả Gwo-Hshiung Tzeng và Hung-Fan Chang (2011) đã áp
dụng mô hình IPA, SERVQUAL và IF trong việc đo lường chất lượng dịch vụ
trong ngành công nghiệp thực phẩm. Với IF (improvement factor - I) là yếu tố cải
thiện được tính bằng công thức:
Yếu tố cải thiện (I) =
Sự thỏa mãn – Mức độ quan trọng
Mức độ quan trọng
Nhóm tác giả đã sử dụng mô hình IPA là phương pháp chủ yếu để phân tích
các tình huống nghiên cứu từ đó sử dụng mô hình SERVQUAL và IF để so sánh,
xem xét toàn diện hơn kết quả nghiên cứu.
Qua tổng hợp các nghiên cứu nêu trên, việc vận dụng mô hình IPA để đánh
giá chất lượng dịch vụ cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và xem như là
công cụ hỗ trợ tích cực có độ tin cậy cao trong việc đánh giá các yếu tố quan trọng
cần thiết của dịch vụ thể hiện mà khách hàng thật sự quan tâm. Mô hình IPA là
công cụ hỗ trợ tốt cho việc tìm hiểu sự hài lòng của khách hàng và ưu tiên cải tiến
chất lượng dịch vụ. Bằng cách kiểm tra các điểm trong mỗi nhóm thuộc tính,
nhà cung cấp có thể xây dựng chiến lược phù hợp để đưa các dịch vụ có chất
lượng nhất đến với người khách hàng.
Từ những tổng lược các mô hình nghiên cứu nêu trên đã đặt ra những cơ sở
khoa học cũng như việc khích lệ tính mới trong nghiên cứu của đề tài. Với mục đích
chính nghiên cứu của đề tài là đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ dạy
nấu ăn tại các khách sạn ở thành phố Huế nên mô hình IPA được sử dụng như
phương pháp nghiên cứu chính. Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert với 24 chỉ
tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn theo mô hình 5 chỉ tiêu RATER của
Parasuraman (1994).
46
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 luận văn đã tổng hợp và hệ thống hóa được những lý luận cơ bản
về chất lượng dịch vụ, đặc biệt là cơ sở thực tiễn của việc vận dụng các mô hình
đánh giá chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực du lịch nói chung và dịch vụ dạy nấu ăn
nói riêng để từ đó lựa chọn mô hình đánh giá phù hợp áp dụng vào đề tài nghiên
cứu. Trong phần cơ sở lý luận, đã giúp cho tác giả bám sát vào nội dung chính của
đề tài đánh giá chất lượng dịch vụ và dịch vụ dạy nấu ăn để đưa ra một số khái niệm
phù hợp với đặc điểm chất lượng dịch vụ làm nền tảng lý luận cho vấn đề nghiên
cứu. Quá trình nghiên cứu thực tiễn đánh giá chất lượng dịch vụ của các nhà nghiên
cứu và vận dụng các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ đã giúp tác giả xác định
được mô hình đo lường mức độ quan trọng và mức độ thể hiện (IPA) trong việc áp
dụng mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ phù hợp cho đề tài. Những bài học kinh
nghiệm từ những mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ trên thế giới và cũng như
Việt Nam được nhìn nhận dưới cả góc độ tích cực và hạn chế để làm cơ sở thực tiễn
cho việc triển khai nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn của các
khách sạn tại thành phố Huế.
47
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LỚP DẠY NẤU ĂN
2.1. Tổng quan về dịch vụ dạy học nấu ăn tại thành phố Huế và các khách sạn
nghiên cứu
2.1.1. Tổng quan về dịch vụ dạy học nấu ăn tại thành phố Huế
Theo dòng thời gian, ẩm thực Huế chịu ảnh hưởng của những luồng văn
hoá đến từ những cộng đồng dân cư khác nhau và những đặc thù của xứ sở nên mang
những sắc thái riêng trở thành một phần của văn hóa Huế, văn hoá Việt Nam. Ẩm
thực hay ăn uống theo lối Huế chính là một trong những nét đặc trưng nổi bật nhất
cho tính cách và nghệ thuật sống của con người Huế. Trong hoạt động du lịch, những
thành tựu văn hóa đã, đang tồn tại luôn là nguồn tài nguyên vô giá cho việc khai thác
và phát triển lâu dài. Những sản phẩm văn hóa càng có nét đặt trưng cao bao nhiêu thì
khi tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh du lịch sẽ tạo được hiệu quả hấp dẫn
và thu hút du khách nhiều bấy nhiêu. Các đơn vị kinh doanh du lịch ở Huế xem ẩm
thực Huế như là một trong những điểm nhấn quan trọng thu hút khách du lịch đến
Huế. Đặc biệt thời gian gần đây, khi thiết kế tour du lịch đến Huế, các hãng lữ hành
quốc tế luôn muốn du khách được trải nghiệm ẩm thực Huế, từ những món ăn đơn
giản chốn dân dã cho đến những món ăn cầu kỳ chốn cung đình. Tất cả tạo nên sắc
màu và không gian ẩm thực độc đáo theo chiều dài lịch sử và văn hóa vùng đất cố đô.
Theo nguồn thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế,
trong năm 2014 du lịch Thừa Thiên Huế đón 2,906 triệu lượt khách tăng 11,8% so
với năm 2013, trong đó khách quốc tế đạt 01 triệu lượt, tăng 8,5%. Một số thị
trường khách quốc tế lớn đến Thừa Thiên Huế như sau: Pháp chiếm 14,18%; Thái
Lan chiếm 12,9%; Anh chiếm 7,59%; Úc chiếm 7,45%; Đức chiếm 7,45%; Mỹ
chiếm 6,44%; Hàn Quốc chiếm 6,09%; Nhật chiếm 4,37%. Doanh thu du lịch ước
đạt 2.707 tỷ đồng, trong đó doanh thu du lịch quốc tế chiếm 58%; doanh thu xã hội
từ du lịch ước đạt trên 6.700 tỷ đồng. Du lịch dịch vụ năm 2014 đã đóng góp vào tỷ
trọng của GDP của tỉnh đạt 56%. Qua số liệu này cho thấy du lịch dịch vụ có vai trò
quan trọng trong cơ cấu GDP của tỉnh Thừa Thiên Huế. [21, tr 1-17]
Việc phát triển dịch vụ và đa dạng hóa loại hình dịch vụ nhằm phục vụ tốt
48
nhu cầu khách du lịch đã được đặt ra trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2030. Phát triển dịch vụ dạy học nấu ăn được các
nhà kinh doanh dịch vụ du lịch tại Huế càng quan tâm nhiều do xuất phát từ nhu cầu
của du khách muốn trải nghiệm, tìm hiểu sâu hơn về cách chế biến các món ăn xứ
Huế. Các nhà kinh doanh dịch vụ đã nhạy bén đưa dịch vụ này vào phục vụ du
khách và ngày càng phổ biến trong các nhà hàng, khách sạn có lượng khách quốc tế
đến nhiều. Qua khảo sát sơ bộ, ở thành phố Huế có hơn 20 nhà hàng, khách sạn có
đưa dịch vụ dạy học nấu ăn trong hoạt động kinh doanh của họ. Ngoài ra, các đơn vị
kinh doanh lữ hành cũng đưa dịch vụ này vào trong tour dạy học nấu ăn từ 01 buổi
cho đến 01 ngày để phục vụ khách du lịch khi đến Huế. Tại thành phố Huế, có một
số đơn vị kinh doanh du lịch chú trọng phát triển dịch vụ này có thể kể đến như:
Nhà hàng Ancient, Nhà hàng Kangaroo (Missy Roo), Nhà hàng King’s, Nhà hàng
Waterland, Khách sạn Villa Huế, Khách sạn Kinh Thành Huế, Khu nghỉ dưỡng
Làng Hành Hương, Khách sạn Hương Giang, Khách sạn Century, Khách sạn Ngọc
Hương… Qua điều tra phỏng vấn trực tiếp Ông Phan Trọng Minh, Tổng Giám đốc
Khách sạn Kinh Thành Huế cho rằng: “việc phát triển dịch vụ dạy học nấu ăn
không chỉ đem lại thêm doanh thu cho khách sạn mà quan trọng hơn là đa dạng hóa
dịch vụ cung cấp cho du khách mà khách sạn Kinh Thành Huế muốn hướng đến”.
Dịch vụ dạy học nấu ăn ở Huế cũng khá đa dạng về thực đơn và đơn giá tính
trên 01 du khách dao động từ 400.000 đến 1.000.000 VNĐ. Các nhà cung cấp dịch
vụ dạy học nấu ăn thường đưa ra gói dịch vụ này trong thời gian khoảng 01 buổi,
bao gồm thời gian trao đổi về nội dung thực đơn, đi chợ tìm hiểu nguyên vật liệu,
học cách chế biến món ăn và thưởng thức món ăn sau khi học xong. Gói dịch vụ
này bao gồm phương tiện di chuyển, phiên dịch tiếng Anh, công thức, quy trình chế
biến và giấy, bút để ghi chép.
Có thể xem dịch vụ dạy học nấu ăn phục vụ khách du lịch là một trong những
chính sách đa đạng hóa dịch vụ cung cấp cho du khách và quảng bá ẩm thực Huế đến
bạn bè quốc tế, đồng thời tăng doanh thu cho đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch.
49
2.1.2. Giới thiệu chung về các khách sạn nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tiến hành khảo sát 03 khách sạn tại
thành phố Huế. Những thông tin chung về các khách sạn nghiên cứu thể hiện trong
bảng dưới đây.
50
Bảng 2.1. Thông tin chung về các khách sạn nghiên cứu
Tên đơn vị
Địa chỉ
Trung tâm thực
04 Trần
ĐT: 054.3831628
12 phòng
Chưa xếp
hành nghề
Quang
Fax: 054.3831628
đang mở
hạng. Tiêu
khách sạn Villa
Khải,
Web: villahue.com
rộng thêm chuẩn dịch
Email: res@villahue.com
20 phòng
Tp Huế
Huế
Thông tin liên lạc
Số phòng Xếp hạng
vụ đạt 4
sao.
Khách sạn Kinh 05 Lê Lợi, ĐT: 054.3837475
Thành Huế
Tp Huế
122
5 sao
99
5 sao
Fax: 054.3837476
(La Résidence
Web: la-residence-hue.com
Hôtel & Spa)
Email:
resa@la-residence-hue.com
Khu nghỉ dưỡng 130 Minh ĐT: 054.3885461
Làng Hành
Mạng,
Fax: 054.3887057
Hương
Tp Huế
Web: pilgrimagevillage.com
(Pilgrimage
Email:
Village)
info@pilgrimagevillage.com
2.1.2.1. Trung tâm thực hành nghề khách sạn Villa Huế (Villa Huế)
Là một đơn vị trực thuộc Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế đi vào hoạt
động từ năm 2006 được tài trợ không hoàn lại bởi chính phủ Luxembourg. Hai năm
đầu được tập đoàn Life Resort quản lý và xây dựng tiêu chuẩn phục vụ đạt chuẩn 4
sao. Đây là nơi vừa tổ chức hoạt động kinh doanh và đào tạo thực hành nghề khách
sạn của nhà trường. Có thể nói trung tâm thực hành khách sạn Villa Huế là cơ hội
tốt cho học sinh, sinh viên và giáo viên đến thực tập, thực tế và làm việc. Trung tâm
thực hành khách sạn Villa Huế đạt giải thưởng là 1 trong 10 khách sạn nhỏ hàng
đầu của Việt Nam năm 2014 (Travellers’ Choice) thông qua trang web TripAdvisor
bình chọn.
Trung tâm thực hành khách sạn Villa Huế cung cấp các dịch vụ chủ yếu như:
51
lưu trú, ăn uống, hội nghị, tổ chức sự kiện, giặt là, dạy nấu ăn (cooking class), xe
đạp. Hiện tại Villa Huế đang hoạt động với 12 phòng ngủ và tiếp tục được Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch và chính phủ Luxembourg đầu tư mở rộng thêm 20 phòng
ngủ và các khu dịch vụ hỗ trợ như bể bơi, spa.
2.1.2.2. Khách sạn Kinh Thành Huế (La Résidence Hôtel & Spa)
Được phục hồi và xây dựng lại vào năm 2005, tại nơi mà trước đây vốn là
khu dinh thự của phủ toàn quyền Pháp tại Miền Trung Việt Nam, La Résidence
Hôtel & Spa thực sự đang lưu giữ được những nét tinh tuý của Huế và của nghệ
thuật kiến trúc Art Deco. Có diện tích rộng 1,7 ha với 122 phòng ngủ tọa lạc tại vị
trí lý tưởng bên bờ sông Hương thơ mộng, tầm nhìn bao quát cả một vùng sông
nước hữu tình, La Résidence Hôtel & Spa là một khách sạn độc đáo thuộc bộ sưu
tập các khách sạn MGallery – một khách sạn 5 sao thuộc tập đoàn Accor - một
khách sạn sang trọng nằm trong hệ thống Signature Travel Network. Năm 2013 và
2014, La Résidence Hôtel & Spa được tạp chí Travel + Leisure và Condé Nast
Traveler của Mỹ bình chọn là 1 trong 500 khách sạn nổi tiếng thế giới cùng với 3
khách sạn khác của Việt Nam là Sofitel Legend Metropole Hà Nội, The Nam Hai
Hội An và Park Hyatt Sài Gòn. Năm 2014, La Résidence Hôtel & Spa đạt giải
thưởng là 1 trong 25 khách sạn sang trọng, hàng đầu và lãng mạn của Việt Nam
năm 2014 (Travellers’ Choice) thông qua trang web TripAdvisor bình chọn.
La Résidence Hôtel & Spa cung cấp các dịch vụ chủ yếu như: lưu trú, ăn
uống, hội nghị, tổ chức sự kiện, giặt là, dạy nấu ăn (cooking class), spa, phòng thể
dục, tennis, bể bơi, xe đạp, quầy lưu niệm, mỹ nghệ, phòng tranh, …
2.1.2.3. Khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương (Pilgrimage Village)
Năm 2004, Làng Hành Hương chính thức đi vào hoạt động với 99 phòng ngủ
và là một resort tiêu biểu cho sự kết hợp tinh tế giữa phong cách truyền thống và
nghệ thuật hiện đại. Làng Hành Hương có diện tích 4 ha nằm lý tưởng ở một vùng
ngoại ô yên tĩnh trong một ngôi làng mộc mạc được bao quanh bởi những khu vườn
tươi tốt yên tĩnh, gần với các điểm tham quan du lịch nổi tiếng tại Huế như Lăng
52
Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định, Đồi Thiên An, Vọng Cảnh. Làng Hành
Hương mang đến sự hài hòa giữa môi trường thiên nhiên và nền văn hóa truyền
thống của địa phương. Đây cũng là nơi những nghệ nhân chuyên nghiệp làm nên
những sản phẩm đặc sắc mang đậm nét truyền thống. Tháng 8/2007, Tổ chức
"Những khách sạn nhỏ sang trọng của thế giới" (The Small Luxury Hotels of the
World) có trụ sở tại Anh công nhận Làng hành hương là thành viên tổ chức này.
Năm 2007, khu nghỉ dưỡng này được độc giả Tạp chí The Guide thuộc Thời Báo
Kinh Tế Việt Nam bình chọn là một trong sáu khu du lịch "Hòa nhập với môi
trường thiên nhiên". Đây là khu nghỉ dưỡng năm sao đầu tiên ở Huế và là "một
trong sáu resort đẹp nhất của châu Á" do độc giả Tuần Báo Chủ Nhật của Anh
(Sunday Weekly) bình chọn. Làng Hành Hương đạt giải thưởng Best Hotel Vietnam
và The Architecture Award Vietnam do tạp chí truyền thông CNBC bình chọn năm
2009 và tạp chí du lịch ASIASPA bình chọn top 10 khu Spa có thiết kế đẹp của
châu Á. Năm 2014, Pilgrimage Village đạt giải thưởng là 1 trong 25 khách sạn sang
trọng, hàng đầu của Việt Nam năm 2014 (Travellers’ Choice) thông qua trang web
TripAdvisor bình chọn.
Khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương cung cấp các dịch vụ chủ yếu như: lưu
trú, ăn uống, hội nghị, tổ chức sự kiện, giặt là, dạy nấu ăn (cooking class), spa,
phòng thể dục, bể bơi, xe đạp, quầy lưu niệm, mỹ nghệ, các lớp học yoga…
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại 3 khách sạn nghiên cứu
2.1.3.1. Trung tâm thực hành nghề khách sạn Villa Huế
Trung tâm thực hành nghề khách sạn Villa Huế là một đơn vị chức năng trực
thuộc Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế. Quy mô của khách sạn rất nhỏ với 12
phòng để đón khách lưu trú và với chức năng chính là nơi để học sinh, sinh viên
thực tập và giáo viên sang làm việc trong môi trường thực tế nên doanh thu của
Trung tâm này không lớn.
53
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm thực hành
khách sạn Villa Huế
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Tổng doanh thu
Tr.đ
2.738
3.276
2.052
Doanh thu dịch vụ dạy nấu ăn
Tr.đ
56
68
41
2,05
2,08
2,00
Tỷ lệ % doanh thu dịch vụ nấu
ăn trên tổng doanh thu
%
Thuế (nộp ngân sách)
Tr.đ
207,96
268,63
153,92
Lợi nhuận sau thuế
Tr.đ
482,29
628,75
346,84
32
37
31
Tổng số lao động
Người
(Nguồn: Số liệu thu thập tháng 11/2014, Villa Huế)
Nhìn chung, doanh thu của Trung tâm thực hành nghề khách sạn Villa Huế
giai đoạn 2011 – 2013 không ổn định. Năm 2012, doanh thu tăng hơn năm 2011 là
538 triệu đồng, tương ứng tăng 19.6%. Đây có thể nói là tỷ lệ tăng khá trong thời
điểm nền kinh tế thế giới khủng khoảng, gặp nhiều khó khăn và có tác động lớn đến
nền kinh tến Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6% trong năm 2012
nhưng vẫn thấp hơn mức tăng 23% của tổng doanh thu ngành du lịch Việt Nam và
tổng doanh thu ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế là 25% so với năm 2011. Năm
2012, tỉnh Thừa Thiên Huế có tổ chức Festival Huế nên số lượt khách lưu trú tại
Trung tâm thực hành nghề khách sạn Villa Huế có tăng hơn so với năm 2011. Tuy
nhiên, năm 2013 doanh thu của Trung tâm thực hành nghề khách sạn Villa Huế
giảm do có thời gian sửa chữa, nâng cấp. Doanh thu năm 2013 giảm 1.224 triệu
đồng tương ứng giảm 34.3% so với năm 2012.
Qua phân tích số liệu tại Bảng 2.2 cho thấy tỷ lệ doanh thu dịch vụ nấu ăn
trên tổng doanh thu của khách sạn Villa Huế trong giai đoạn 2011-2013 là không
tăng và chiếm tỷ lệ 2.0%. Dịch vụ dạy nấu ăn có chiếm tỷ lệ doanh thu khá thấp
trong cơ cấu doanh thu của khách sạn.
54
2.1.3.2. Khách sạn Kinh Thành Huế
Khách sạn Kinh Thành Huế (La Résidence Hôtel & Spa) là một trong những
khách sạn 5 sao hàng đầu tại tỉnh Thừa Thiên Huế với 122 phòng ngủ và các dịch vụ bổ
sung khá đa dạng. Trong năm 2013, tổng số khách lưu trú tại khách sạn là 30.083 người
trong đó khách quốc tế là 28.890 người chiếm tỷ lệ 96% tổng số khách lưu trú. Thị
trường khách quốc tế và khách có quốc tịch Pháp chiếm tỷ lệ rất cao tại khách sạn này.
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Kinh Thành Huế
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Tổng doanh thu
Tr.đ
69.253
77.286
75.250
Doanh thu dịch vụ dạy nấu ăn
Tr.đ
124
147
136
%
0,17
0,19
0,18
Tỷ lệ % doanh thu dịch vụ nấu
ăn trên tổng doanh thu
Thuế (nộp ngân sách)
Tr.đ
4.362,93
4.987,94
4.785,32
Lợi nhuận sau thuế
Tr.đ
24.782,41
29.764,75
27.641,36
172
189
198
Tổng số lao động
Người
(Nguồn: Số liệu thu thập tháng 11/2014, khách sạn Kinh Thành Huế)
Doanh thu của khách sạn Kinh Thành Huế trong hai năm 2012, 2013 không
có biến động lớn về doanh thu. Năm 2012, doanh thu tăng hơn năm 2011 là 8.033
triệu đồng, tương ứng tăng 11.6%. Phân tích số liệu tại Bảng 2.3 cho thấy tỷ lệ
doanh thu dịch vụ nấu ăn chỉ chiếm 0.18% trên tổng doanh thu của khách sạn Kinh
Thành Huế. Có thể nói doanh thu của dịch vụ này rất nhỏ và không đáng kể so với
tổng doanh thu của khách sạn.
2.1.3.3. Khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương
Khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương (Pilgrimage Village) bắt đầu hoạt động
từ năm 2004 và khu nghỉ dưỡng 5 sao đầu tiên tại tỉnh Thừa Thiên Huế với 99
phòng ngủ và các dịch vụ bổ sung chú trọng đến chăm sóc sức khỏe như: thiền,
yoga, spa... Trong năm 2013, tổng số khách lượt khách lưu trú tại khu nghỉ dưỡng
Làng Hành Hương là 4.511 người trong đó khách quốc tế là 4.463 người chiếm tỷ lệ
98,9% tổng số lượt khách lưu trú.
55
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Tổng doanh thu
Tr.đ
30,531.00
38,235.00
54,384.00
Doanh thu dịch vụ dạy nấu ăn
Tr.đ
87.00
94.00
107.00
%
0.28
0.24
0.19
Tỷ lệ % doanh thu dịch vụ nấu
ăn trên tổng doanh thu
Thuế (nộp ngân sách)
Tr.đ
2,241.14
2,643.52
3,752.42
Lợi nhuận sau thuế
Tr.đ
10,392.86
10,610.48
25,980.58
175
197
233
Tổng số lao động
Người
(Nguồn: Số liệu thu thập tháng 12/2014, Khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương)
Trong 03 đơn vị nghiên cứu, khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương có tốc độ
tăng doanh thu rất tốt trong giai đoạn 2011-2013. Đặc biệt, năm 2013 doanh thu
tăng hơn năm 2012 là 16.149 triệu đồng, tương ứng tăng 42.2%. Phân tích số liệu
tại Bảng 2.3 cho thấy tỷ lệ doanh thu dịch vụ nấu ăn không tăng theo tỷ lệ thuận
tăng doanh thu và chỉ chiếm tỷ bình quân trong ba năm từ 2011-2013 là 0.23% trên
tổng doanh thu của khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương. Doanh thu của dịch vụ dạy
nấu ăn chiếm rất nhỏ so với tổng doanh thu của khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương.
Qua phân tích hoạt động của 03 đơn vị nghiên cứu cho thấy tỷ lệ doanh thu
của dịch vụ dạy nấu ăn trong doanh thu của doanh nghiệp là rất nhỏ. Điều này cho
thấy dịch vụ dạy nấu ăn vẫn chưa thật sự phổ biến và chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ
cấu doanh thu của khách sạn.
2.1.4. Dịch vụ dạy nấu ăn tại 3 khách sạn nghiên cứu
2.1.4.1. Trung tâm thực hành nghề khách sạn Villa Huế
Với cơ sở vật chất và đội ngũ giảng dạy bảo đảm chất lượng, khách sạn thực
hành Villa Huế là một trong những địa chỉ cung cấp và tổ chức dịch vụ Dạy nấu ăn.
Lớp học bắt đầu bằng việc gặp khách tại sảnh của khách sạn, khách được hướng dẫn
thay đồng phục và tham gia lớp học tại bếp thực hành. Lớp học kéo dài trong 2 giờ
bao gồm các nội dung như giới thiệu sơ lược về chương trình học, hướng dẫn và
làm mẫu của đầu bếp – người đảm trách lớp học và thời gian khách tự thực hành.
Cuối cùng, khách thưởng thức sản phẩm ngay sau buổi học.
56
Bảng 2.5. Thực đơn lớp dạy nấu ăn tại Villa Huế
Giá cả
(tính bằng đô la Mỹ)
Stt
Các sự lựa chọn
Ghi chú
2 khách
1 khách
trở lên
1
* Giá cả trên bao
Lớp học nấu 3 món ăn
$38
$22
Thực đơn 1:
gồm:
Sa lát Villa Huế - Nem rán – Nem lụi
- Các món ăn
Thực đơn 2:
- 1 loại đồ uống
Nem cuốn tươi – Súp Hoàng gia Huế không cồn hoặc bia
Gà nướng lá chanh
địa phương
Thực đơn 3:
* Trẻ em dưới 12
Gỏi bò bóp thấu – Nem cuốn chay –
tuổi được giảm giá
Bánh khoái Huế
30%
Thực đơn 4:
Bò cuộn lá lốt – Heo nướng xốt chua
ngọt – Cá kho
Thực đơn chay:
Thực đơn 1:
Nem rán chay – Đậu phụ nhồi rau củ
sốt cà chua – Cơm chiên hạt sen
Thực đơn 2:
Nem cuốn tươi – Cà tím xào nước
tương bần và rau mùi – Mỳ xào thập
cẩm
2
Lớp học nấu 3 món ăn, cắt tỉa và
$44
$25
trang trí hoa rau củ
3
Cắt tỉa hoa từ rau củ (cà rốt, ớt, dưa
$26
$15
leo, củ cải, cà chua…)cắt và trình bày
quả dứa
(Nguồn: Số liệu thu thập năm 2014, Villa Huế)
2.1.4.2. Khách sạn Kinh Thành Huế
Khách sạn Kinh Thành Huế cũng là một trong địa điểm tổ chức lớp dạy nấu
ăn có quy mô và hiệu quả ở thành phố Huế. Đối tượng khách chủ yếu là khách đang
57
lưu trú tại khách sạn hoặc khách từ bên ngoài. Khách hàng nhận và điền vào phiếu
đăng ký lớp học với đầy đủ các thông tin và lựa chọn 3 món ăn bất kỳ trong thực
đơn dạy nấu ăn. Khi mọi thứ đã lên kế hoạch, chương trình học bắt đầu bằng việc
gặp khách tại sảnh và dẫn khách đi chợ Bến Ngự bằng xe xích lô. Người dạy trực
tiếp giới thiệu các nguyên vật liệu tươi sống ở chợ và có thể mua một số nguyên
liệu cần thiết khác. Đây là cơ hội cho khách tìm hiểu về các loại nguyên vật liệu
cũng như cuộc sống sinh hoạt, buôn bán của người dân địa phương. Trở về lại
khách sạn, người dạy dẫn khách ra vườn rau để tìm hiểu thêm các loại rau trước khi
thay đồng phục bếp vào lớp học. Lớp học được bố trí ở 2 vị trí tùy thuộc vào thời
tiết: ở sân vườn hoặc bếp nấu cá nhân tại nhà bếp.
Bảng 2.6. Thực đơn lớp dạy nấu ăn tại khách sạn Kinh Thành Huế
Stt
Các sự lựa chọn
Ghi chú
1
* Giá cả:
Món khai vị nguội:
- Bò/ Gà lá lốt
1.050.000 VND ++ cho mỗi khách
- Chạo tôm
* Giá cả trên bao gồm các món ăn.
- Gỏi hoa chuối với tôm hoặc gà
Thức uống không được tính vào.
- Gỏi đu đủ với tôm khô
Khai vị nóng:
- Bánh cuốn
- Gỏi cuốn tôm
- Bánh xèo
Món súp:
- Súp hải sản
- Phở gà
- Bún bò Huế
Món chính:
- Cà ri bò hoặc heo
- Gà xào sả ớt
- Cá kho tộ
Món tráng miệng:
- Chè bông cau
- Chè hạt sen
(Nguồn: Số liệu thu thập năm 2014, khách sạn Kinh Thành Huế)
58
2.1.4.3. Khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương
Chương trình học bắt đầu bằng việc gặp khách và đầu bếp tại sảnh lễ tân,
khách thay đồng phục và tham gia lớp học tại bếp lưu động bố trí tại sân vườn với
không gian mát mẻ, thoáng mát, hòa cùng thiên nhiên vào mùa hè, hoặc khu vực
bếp học nấu ăn được bố trí đầy đủ cơ sở vật chất vào mùa đông. Tùy theo nhu cầu
và thời gian của khách, chương trình đi chợ được tiến hành tại chợ quê gần khu nghỉ
dưỡng hoặc chợ lớn tại khu vực trung tâm thành phố.
Bảng 2.7. Thực đơn lớp dạy nấu ăn tại làng Hành Hương
Stt
Các sự lựa chọn
Ghi chú
1
* Giá cả:
Thực đơn 1:
- Gỏi hải sản
US $35/ 1 khách
- Bánh khoái
US $60/ 2 khách
- Chè long nhãn, hạt sen
* Giá cả trên bao gồm các
món ăn. Thức uống không
Thực đơn 2:
- Phượng Hoàng khai vị
được tính vào.
- Súp măng cua
- Bò nướng lá lốt
Thực đơn 3:
- Nem rán
- Bún bò Huế
- Chè bắp
Thực đơn 4:
- Súp Hoàng gia
- Bánh cuốn
- Gà nướng lá chanh
(Nguồn: Số liệu thu thập năm 2014, khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương)
2.2. Đánh giá đặc điểm và hành vi của khách du lịch khi tham gia dịch vụ học
nấu ăn
2.2.1. Thông tin về mẫu phiếu điều tra
2.2.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Số lượng mẫu điều tra: Số phiếu phát ra là 220 phiếu, thu về là 212 phiếu của
khách du lịch có tham gia dịch vụ học nấu ăn. Trong quá trình chọn lọc loại bỏ 12
phiếu không hợp lệ. Lấy 200 phiếu hợp lệ của khách quốc tế và không có phiếu điều
tra nào của khách trong nước. (Chi tiết phiếu điều tra xem Phụ lục 1)
59
Các yếu tố như quốc tịch, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập…ảnh
hưởng đến đánh giá của khách. Việc nghiên cứu các đặc điểm đối tượng nghiên cứu
làm cơ sở cho việc đánh giá và đề ra giải pháp cho lớp học nấu ăn về chất lượng
dịch vụ. Đối tượng nghiên cứu có các đặc điểm sau:
Bảng 2.8. Thông tin về mẫu điều tra
Tiêu chí
Phân loại
Tần suất
Tỷ lệ %
70
35
66
33
64
32
Nam
93
46.5
Nữ
107
53.5
Châu Á
18
9
Châu Âu
79
39.5
Châu Mỹ
38
19
Châu Úc
61
30.5
Châu Phi
4
2
Dưới 22
14
7
Từ 22 đến 35
28
14
Từ 36 đến 45
34
17
Từ 46 đến 60
77
38.5
Trên 60
47
23.5
Sinh viên
16
8
Doanh nhân
39
19.5
Nhân viên
68
34
Hưu trí
52
26
Nghề khác
25
12.5
Dưới 1000 USD
8
4.0
Từ 1000 - 2000 USD
20
10.0
Từ 2000 - 3500 USD
45
22.5
Từ 3500 - 4500 USD
52
26.0
Trên 4500 USD
75
37.5
Khách sạn Villa Huế
Địa điểm tổ chức
Khách sạn Kinh Thành Huế
dịch vụ và điều tra
Khu nghĩ dưỡng Làng Hành Hương
Giới tính
Quốc tịch
Độ tuổi
Nghề nghiệp
Thu nhập hàng
tháng (dành cho
khách quốc tế)
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, năm 2014)
60
Về giới tính, 46.5% khách du lịch là nam giới và 53.5% khách du lịch là nữ
giới. Điều này cho thấy việc muốn tìm hiểu về văn hóa ẩm thực không còn là vấn đề
quan tâm của riêng giới nữ. Tỉ lệ nam và nữ của khách du lịch tham gia học nấu ăn
cho thấy giới nữ vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn. Tuy nhiên, sự chênh lệch giới nữ hơn nam
giới khi tham gia dịch vụ học nấu ăn là không đáng kể chỉ hơn 7%.
Về quốc tịch, kết quả thống kê cho thấy có 100% khách tham gia điều tra
bảng hỏi là khách quốc tế. Điều này cho thấy thị trường mục tiêu của dịch vụ dạy
nấu ăn là khách quốc tế. Trong đó phần lớn là khách đến từ châu Âu với 39.5%.
Tiếp đến là 30.5% khách châu Úc, 19% khách châu Mỹ, chỉ có 9% là khách châu Á
và 2% khách đến từ châu Phi. Như vậy, đối tượng khách có xu hướng tham gia học
nấu ăn đến từ châu Âu và châu Úc chiếm đến 70%. Trong khi đó, không có khách
trong nước quan tâm đến dịch vụ này. Khách nội địa đi du lịch trong nước, nhu cầu
của họ thường là tham quan, thưởng thức ẩm thực đường phố, đặc sản của vùng
miền đó hoặc đi mua sắm hơn là tham gia tìm hiểu cách nấu các món ăn qua các lớp
học nấu ăn ở các khách sạn.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu khách du lịch quốc tế tham gia dịch vụ học nấu ăn
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, năm 2014)
61
Về độ tuổi, nhóm khách trung niên từ 46 đến 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất
38.5%, nhóm khách trên 60 tuổi chiếm 23.5%. Khách thuộc hai nhóm tuổi từ 36 đến
45 và từ 22 đến 35 tuổi chiếm tỷ lệ 17% và 14%, độ tuổi dưới 22 tuổi chiếm 7%.
Một điều đáng chú ý là 2 độ tuổi từ 22 đến 35 và 36 đến 45 tuổi không có sự chênh
lệch lớn. Độ tuổi từ 22 đến 35 nằm trong độ tuổi kết hôn lại vẫn quan tâm đến dịch
vụ dạy nấu ăn. Như vậy, đối tượng khách tham gia lớp học nấu ăn nhận được sự
quan tâm của nhóm tuổi trung niên
Về nghề nghiệp, trong số 200 khách tham gia lớp học nấu ăn ở 3 khách sạn,
thành phần nhân viên chiếm tỷ lệ cao nhất với 34%, tiếp đến 26% đối tượng khách
là những người nghỉ hưu, 19.5% khách du lịch đang hoạt động kinh doanh, 8% đối
tượng khách quan tâm dịch vụ nấu ăn là sinh viên, số còn lại làm những nghề khác
chiếm 12.5%. Với 38.5% khách hàng thuộc lứa tuổi từ 46 đến 60 tuổi và 23.5%
khách trên 60 tuổi, trong số đó có đến 26% khách đã nghỉ hưu, điều này cho thấy
đối tượng tham gia lớp học nấu ăn ở 3 khách sạn nghiên cứu đều sắp hoặc đã nghỉ
hưu. Đây là điều mà các khách sạn cần chú trọng đến đối tượng khách này cũng như
thị trường mục tiêu của dịch vụ dạy nấu ăn.
Về thu nhập, qua điều tra 200 phiếu tương ứng với 200 khách tham gia dịch
vụ nấu ăn ở 3 khách sạn ở thành phố Huế. Trong số đó 37.5% khách có thu nhập
trên 4500USD, đối tượng khách có thu nhập từ 3500 đến 4500 USD chiếm đến
26%, điều này cho thấy rằng khách hàng tiềm năng của dịch vụ nấu ăn là những
khách hàng có thu nhập khá cao. Nhóm đối tượng khách có thu nhập từ 2000 đến
3500 USD chiếm 19.5%, tiếp theo 13% thuộc về nhóm có thu nhập từ 1000 đến
2000 USD và chỉ có 4% khách hàng có thu nhập dưới 1000 USD. Qua phân tích về
thu nhập của các đối tượng khách hàng trên, các khách sạn có tổ chức lớp học nấu
ăn có thể xác định giá phù hợp để khách hàng dễ dàng chi trả được. (Chi tiết số liệu
điều tra xem Phụ lục 2)
62
2.2.1.2. Thông tin kế hoạch chuyến đi của khách du lịch
Bảng 2.9. Thông tin về kế hoạch chuyến đi
Tiêu chí
Thời gian lưu trú
Mục đích chuyến đi
Hình thức tổ chức
chuyến đi
Phân loại
Tần suất
Tỷ lệ %
1-2 ngày
134
67
3-4 ngày
46
23
5-6 ngày
14
7
> 1 tuần
6
3
Nghỉ dưỡng
145
72.5
Công việc
22
11
Nghiên cứu
6
3
Tham gia lễ hội
12
6
Mục đích khác
15
7.5
Tự tổ chức
109
54.5
Theo tour
75
37.5
Khác
16
8
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, năm 2014)
Về thời gian khách lưu trú tại Huế: có đến 67% khách dự kiến ở Huế trong
vòng 1-2 ngày, thời gian ở lại từ 3-4 ngày chiếm 23%. Trong khi đó chỉ có 7% dự
kiến ở lại Huế trong vòng 5-6 ngày và trên 1 tuần chỉ chiếm 3%. Từ đây có thể thấy
rằng thời gian du khách lưu trú và dành thời gian của chuyến đi của mình tại Huế
thường từ 1-2 ngày. Với khoảng thời gian ngắn đó, bên cạnh việc đi tham quan các
danh lam thắng cảnh ở Huế, du khách đã quan tâm đến dịch vụ nấu ăn. Đây là một
câu hỏi đặt ra cho các nhà đầu tư du lịch cũng như các nhà quản lý khách sạn trong
việc giữ chân du khách lưu trú lâu hơn cũng như đầu tư khai thác hơn nữa các dịch
vụ cũng như các hoạt đông du lịch tại thành phố Huế.
Mục đích chuyến đi: qua kết quả thu thập phiếu điều tra về mục đích
chuyến đi có đến 72.5% đối tượng khách đến Huế với mục đích nghỉ dưỡng. Bên
cạnh là thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, Huế còn được xem là một trong
những thành phố xanh, sạch, đẹp và yên bình ở Việt Nam. Số còn lại là mục đích
công việc chiếm 11%, tham gia lễ hội chiếm 6%, chỉ 3% đối tượng khách nghiên
cứu và có 7.5% đến Huế với các mục đích khác.
63
Mục đích
khác
7.5%
Tham gia lễ
Nghiên hội
cứu 6.0%
3.0%
Công việc
11.0%
Nghỉ dưỡng
72.5%
Biểu đồ 2.2. Mục đích chuyến đi đến Huế
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, năm 2014)
Hình thức tổ chức chuyến đi của khách: Bảng trên cho thấy đối tượng
khách tự tổ chức cho chuyến đi của mình chiếm đến 54.5%, trong khi đó khách đi
theo tour trọn gói chỉ chiếm 37.5%, số còn lại 8% theo hình thức khác. Dịch vụ dạy
nấu ăn ở các khách sạn ở Huế chưa được quảng bá và phát triển mạnh đến các hãng
lữ hành. Các nhà đầu tư và quản lý du lịch nên xem xét việc đưa chương trình lớp
học nấu ăn vào một phần của tour đến Huế. (Chi tiết số liệu điều tra xem Phụ lục 3)
2.2.2. Thông tin về tham gia dịch vụ nấu ăn của khách du lịch
Biểu đồ 2.3. Số lần khách du lịch đã từng tham gia lớp học nấu ăn
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, năm 2014)
64
Qua biểu đồ 2.3, có 120 khách du lịch tham gia dịch vụ học nấu ăn lần đầu
tiên tại khách sạn chiếm 60%. Số lượng khách đã từng tham gia dịch vụ nấu ăn lần
thứ 2 có 43 khách chiếm 21.5% trong khi số lượng người tham gia lần 3 và lớn hơn
3 lần chiếm tổng cộng là 18.5%. Qua tổng hợp số liệu điều tra cho thấy số lượng
khách đã từng tham gia dịch vụ học nấu ăn có xu hướng tham gia dịch vụ này lần
thứ 2 trở đi chiếm đến 40%. Điều này cũng khá phù hợp khi được phỏng vấn trực
tiếp du khách và kết quả phân tích số liệu điều tra. Đây cũng là điều dễ hiểu vì thị
phần khách tham gia dịch vụ học nấu ăn đến từ châu Âu và châu Úc chiếm đến 72%
có xu hướng tham gia lớp học nấu ăn như phân tích ở trên. Mặc khác kênh thông tin
tiếp cận đến dịch vụ lớp học nấu ăn cũng rất quan trọng và ảnh hưởng đến việc
quyết định lựa chọn tham gia dịch vụ này.
Biểu đồ 2.4. Kênh thông tin khách biết đến lớp dạy nấu ăn
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, năm 2014)
Qua biểu đồ trên, kênh truyền thông đại chúng như Internet, Tivi, Báo chí
chiếm đến 47%. Đây là kênh thông tin dễ tiếp cận nhất đối với khách du lịch và tốt
nhất cho công tác quảng bá. Ngoài ra, kênh truyền miệng chiếm đến 20.5% đây
cũng là sự khác biệt lớn gây bất ngờ trong kết quả điều tra. Khi phỏng vấn trực
tiếp du khách có nhiều người trả lời được biết dịch vụ này qua bạn bè và người
65
thân giới thiệu. Ô đánh dấu vào mục kênh truyền miệng được sắp cuối cùng trong
câu hỏi này. Tuy nhiên, kết quả của kênh này còn cao hơn cả kênh thông tin của
hãng lữ hành 17% và khách sạn đang lưu trú là 8%. Ngoài ra, du khách biết đến
dịch vụ dạy nấu ăn qua kênh thông tin tập gấp chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ 3,5%. Đây
là kênh thông tin kém hiệu quả nhất trong công tác truyền thông quảng bá đối với
dịch vụ này. Kênh thông tin khác có 08 người trả lời chiếm tỷ lệ 4% nhưng trong
đó có 3 khách du lịch ghi: tripadvisor.com hay TRIP ASVISOR. Đây là trang web
khá nổi tiếng đánh giá và xếp hạng về những trải nghiệm của khách du lịch hay
tham khảo hoặc ghi những nhận xét, cảm nhận của mình trong và sau chuyến đi.
Khi xử lý số liệu, tác giả dự định chuyển số liệu này vào kênh truyền thông đại
chúng Internet nhưng do tôn trọng những ý kiến của khách du lịch nên vẫn thống
kê vào kênh thông tin khác. Qua vấn đề này, cũng cần lưu ý đối với các nhà quản
lý khách sạn hoặc người tham gia tổ chức dịch vụ cần quan tâm đến những cảm
nhận, đánh giá nhận xét của khách du lịch trên các trang tin điện tử uy tín để có
thêm thông tin phục vụ công tác quản lý hay kinh doanh dịch vụ. (Chi tiết số liệu
điều tra xem Phụ lục 4)
2.2.3. Lý do du khách đăng ký học nấu ăn
Việc xác định nguyên nhân hay lý do dẫn đến khách du lịch đăng ký học nấu
ăn là một yếu tố rất quan trọng trong việc xác định động cơ dẫn đến quyết định chọn
dịch vụ này của du khách. Thông qua các lý do và xác định mức độ quan trọng theo
thang đo Likert với thang điểm từ 1 (rất không quan trọng) đến 5 (rất quan trọng)
nhằm xác định yếu tố tác động đến sự quan tâm của khách hàng trong việc lựa chọn
dịch vụ học nấu ăn của khách du lịch, để từ đó nhà cung cấp dịch vụ xem xét các
yếu tố mà khách hàng quan tâm để xây dựng chiến lược kinh doanh hay chính sách
sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng.
66
Bảng 2.10. Mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến lựa chọn dịch vụ
học nấu ăn của khách du lịch
% Khách du lịch trả lời
theo mức độ (1)
Chỉ tiêu
1
2
3
4
5
Thư giãn
0
0 11.5 49.5 39.0
Khám phá ẩm thực và văn hóa Huế
0
1.5
0 54.0 44.5
Làm đa dạng món ăn trong thực đơn hàng ngày
0 22.0 9.5 48.0 20.5
Sẵn có trong chương trình du lịch
0 11.0 26.5 57.5 5.0
Giá rẻ hơn các khách sạn và thành phố khác
17.5 43.0 20.5 16.0 3.0
Trải nghiệm điều mới mẽ khi gặp gỡ người dân địa phương 1.5
0
0 77.0 21.5
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, năm 2014)
Chú thích:
(1) Thang điểm Likert từ 1-5 đánh giá theo các mức: 1. Rất không quan trọng, 2.
Không quan trọng, 3. Bình thường, 4. Quan trọng, 5. Rất quan trọng.
Số liệu bảng 2.10 cho thấy có hai lý do rất quan trọng tác động đến việc lựa chọn
dịch vụ dạy nấu ăn của du khách, đó là khám phá ẩm thực và văn hóa Huế và trải nghiệm
điều mới mẽ khi gặp gỡ người dân địa phương (với 98.5% người trả lời). Có thể nói
khám phá ẩm thực là một phần của du lịch văn hóa nên việc gặp gỡ người dân bản địa và
khám phá tập tục, văn hóa và ẩm thực của họ là phần quan trọng trong trải nghiệm du
lịch. Tiếp theo là lý do tham gia lớp học nấu ăn với mục đích thư giãn cũng được khách
du lịch đánh giá khá cao (88.5% người trả lời cho là quan trọng và rất quan trọng). Trong
khi đó, yếu tố giá cả được khánh du lịch đánh giá không quan trọng và rất không quan
trọng chiếm 60.5%. Điều này cho thấy yếu tố giá cả chưa phải là lý do quan trọng ảnh
hưởng đến việc lựa chọn dịch vụ này của khách du lịch. Tiêu chí làm đa dạng thực đơn
hàng ngày và sẵn có trong chương trình du lịch được khách du lịch đánh giá chiếm đến
31.5% và 37.5% ở mức bình thường và không quan trọng. Như vậy, hai tiêu chí này
cũng không được khách du lịch đánh giá cao trong mục đích lựa chọn dịch vụ học nấu
ăn. (Chi tiết số liệu điều tra xem Phụ lục 5)
2.3. Đánh giá chất lượng dịch vụ lớp dạy nấu ăn tại các khách sạn nghiên cứu
Việc đánh giá chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn tại các khách sạn nghiên cứu theo
mô hình IPA của với 24 chỉ tiêu để đánh giá chất lượng dịch vụ được xây dựng dựa vào
67
mô hình 5 thuộc tính chất lượng dịch vụ - RATER (Yếu tố hữu hình, Sự tin cậy, Tinh
thần trách nhiệm, Sự đảm bảo và Sự cảm thông) của Parasuraman, Zeithaml và Berry
(1994). Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 2 phần với cặp đôi: ý kiến của khách du lịch về
tầm quan trọng của các tiêu chí và đánh giá của du khách về mức độ thể hiện của phía
cung ứng dịch vụ dạy nấu ăn tại khách sạn nghiên cứu. Các yếu tố quan trọng dưới góc
độ nghiên cứu của mô hình chất lượng dịch vụ IPA được xem như là một phần quan
trọng để có thể đo lường chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp.
Quá trình phân tích đánh giá chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn tổng thể trên 200
mẫu phiếu điều tra tại cả 03 khách sạn Villa Huế, Kinh Thành Huế và Làng Hành
Hương cung cấp dịch vụ này. Việc đánh giá chất lượng dịch vụ còn được phân tích
riêng theo từng khách sạn nghiên cứu. Từ đó, có thể đưa ra các nhận định riêng và
phân tích sâu hơn đánh giá của các đối tượng khách hàng về chất lượng dịch vụ tại
mỗi khách sạn cung cấp dịch vụ dạy nấu ăn.
2.3.1. Phân tích ý kiến của khách du lịch về mức độ quan trọng của các thuộc
tính dịch vụ dạy nấu ăn (Importance)
Bảng 2.11. Mong muốn của khách du lịch khi sử dụng dịch vụ
Stt
Kinh Làng
Mean Villa
Thành Hành
(1) Huế
Huế Hương
Các chỉ tiêu
I. YẾU TỐ HỮU HÌNH
1 Vị trí tổ chức lớp học thuận lợi
4.25 4.00
4.50
4.25
2 Đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ tại khu vực lớp học nấu ăn
4.59 4.37
4.76
4.66
3 Trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng yêu cầu chế biến
4.39 4.57
4.36
4.20
4.29 4.46
4.21
4.19
5 Thực đơn phong phú, hấp dẫn
4.49 4.53
4.38
4.55
6 Nguyên liệu đa dạng và dễ tìm kiếm
4.49 4.37
4.65
4.44
1 Công thức chế biến món ăn rõ ràng và cụ thể
4.44 4.16
4.65
4.53
2 Bố trí thời gian lớp học hợp lý và linh hoạt
4.45 4.44
4.47
4.44
3 Thực hiện đúng như các nội dung đã thiết kế, hứa hẹn
4.44 4.66
4.39
4.23
4
Trang phục của giáo viên và học viên phục vụ cho lớp
học đầy đủ, gọn gàng
II. SỰ TIN CẬY
68
4 Dễ áp dụng sau khi học
4.26 4.41
4.20
4.14
4.60 4.56
4.80
4.44
4.28 4.30
4.38
4.16
Thông báo cụ thể chương trình, thời gian thực hiện
dịch vụ
4.25 4.16
4.33
4.25
4 Giải thích thắc mắc của khách hàng cụ thể và rõ ràng
4.39 4.30
4.53
4.34
4.66 4.86
4.61
4.50
2 Đội ngũ giảng dạy kinh nghiệm và chuyên nghiệp
4.47 4.66
4.30
4.42
3 Kỹ năng ngoại ngữ của nhân viên
4.28 4.29
4.42
4.13
4 Kỹ năng giao tiếp của nhân viên
4.29 4.27
4.30
4.30
5 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên
4.45 4.51
4.45
4.38
6 Nhân viên nhiệt tình và lịch thiệp
4.53 4.54
4.59
4.44
1 Sự quan tâm, thân thiện và lịch sự của nhân viên
4.48 4.40
4.61
4.44
2 Hiểu rõ nhu cầu của từng đối tượng du khách
4.39 4.36
4.35
4.45
3 Chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng với du khách
4.48 4.56
4.35
4.52
4.51 4.87
4.50
4.13
III. TÍNH TRÁCH NHIỆM
1
Sự sẵn lòng giúp đỡ khách hàng của đội ngũ giảng dạy
và nhân viên
2 Hướng dẫn quy trình chế biến cụ thể và rõ ràng
3
IV. SỰ BẢO ĐẢM
1
Đảm bảo an toàn (tính mạng, thiết bị, dụng cụ và thực
phẩm)
V. SỰ HIỂU BIẾT, CHIA SẺ
4
Tương tác giữa người hướng dẫn và người học cởi mở
và hiệu quả
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, năm 2014)
Chú thích:
(1) Thang điểm Likert từ 1-5 đánh giá theo các mức: 1. Rất không quan trọng, 2.
Không quan trọng, 3. Bình thường, 4. Quan trọng, 5. Rất quan trọng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khách du lịch đặc biệt chú trọng vào các yếu tố rất
cơ bản theo 5 yếu tố thuộc tính cấu thành chất lượng dịch vụ khi được hỏi như sau:
- Yếu tố “Đảm bảo an toàn (tính mạng, thiết bị, dụng cụ và thực phẩm)” với
mức trung bình cao nhất 4.66 được khách hàng nhận định là yếu tố quan trọng nhất
và quan tâm nhất khi sử dụng dịch vụ. Đây cũng là yếu tố rất cơ bản và là yêu cầu
quan trọng nhất đối với khách du lịch. Khách sạn Villa Huế được khách hàng đánh
69
giá cao nhất với giá trị trung bình 4.86 và điều này khá phù hợp với 02 tiêu chí
“Trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng yêu cầu chế biến” và “Trang phục của giáo viên
và học viên phục vụ cho lớp học đầy đủ, gọn gàng” vẫn được khách hàng đánh giá
cao hơn khách sạn Kinh Thành Huế và Làng Hành Hương.
- Yếu tố “Sự sẵn lòng giúp đỡ khách hàng của đội ngũ giảng dạy và nhân viên”
được khách du lịch đánh giá rất quan trọng với mức trung bình 4.60. Đây là yếu tố mà
các nhà cung cấp dịch vụ cần quan tâm vì nó thể hiện tinh thần trách nhiệm của đội ngũ
cung ứng dịch vụ và cho thấy khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Khách sạn
Kinh Thành Huế được khách hàng đánh giá cao nhất với mức bình quân là 4.80 và phù
hợp với tiêu chí “Giải thích thắc mắc của khách hàng cụ thể và rõ ràng” vẫn được
đánh giá cao hơn khách sạn Làng Hành Hương và Villa Huế.
- Chỉ tiêu “Đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ tại khu vực lớp học nấu ăn” được
khách du lịch đánh giá cao nhất trong 6 tiêu chí của yếu tố hữu hình với mức trung
bình 4.59. Việc đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ là yếu tố rất quan trọng và được khách
hàng quan tâm nhất trong cơ sở vật chất phục vụ dịch vụ dạy nấu ăn. Vì vậy, các
nhà cung cấp dịch vụ cần chú trọng yếu tố này để gây được ấn tượng đầu tiên khi
khách hàng tham gia dịch vụ nấu ăn. Đồng thời, tạo nên sự đảm bảo trong của tiêu
chí an toàn trong cung cấp dịch vụ. Khách sạn Kinh Thành Huế và Làng Hành
Hương được khách hàng đánh giá ở mức độ quan trọng rất cao là 4.76 và 4.66.
- Chỉ tiêu “Nhân viên nhiệt tình và lịch thiệp” là một yếu tố quan trọng được
khách hàng rất quan tâm đánh giá với mức trung bình là 4.53. Yếu tố này có liên hệ
mật thiết với chỉ tiêu “Tương tác giữa người hướng dẫn và người học cởi mở và
hiệu quả” được khách hàng chú trọng đánh giá ở mức 4.51. Hai yếu tố này có mối
liên hệ với tiêu chí “Sự sẵn lòng giúp đỡ khách hàng của đội ngũ giảng dạy và
nhân viên” cũng được khách du lịch quan tâm đánh giá ở trên. Qua 03 chỉ tiêu này
cho thấy, khách du lịch rất quan tâm và chú trọng đến thái độ phục vụ đội ngũ nhân
viên khi cung cấp dịch vụ dạy nấu ăn. Đây cũng điều dễ hiểu khi cung cấp dịch vụ
đối với con người nói chung và dịch vụ du lịch nói riêng. Điều này cũng khá phù
hợp với dịch vụ dạy nấu ăn có sự tương tác lớn giữa người dạy và người học.
70
Bên cạnh đó, kết quả phân tích phương sai đơn biến (Independent sample
Kruskal-Wallis test) cho thấy có những nhận định khá tương đồng của các nhóm
khách hành về các yếu tố quan trọng cấu thành chất lượng dịch vụ học nấu ăn.
Trong đó, hoàn toàn không có sự khác biệt lớn có ý nghĩa thống kê đối với nhóm
khách hàng khác nhau về quốc tịch. Các nhóm khách hàng khác nhau về độ tuổi,
giới tính và thu nhập có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu kỹ năng giao
tiếp của nhân viên và sự tương tác giữa người hướng dẫn và người học. Tuy nhiên,
kết quả phân tích cho thấy có một số khác biệt ý nghĩa thống kê trong đánh giá về
các yếu tố quan trọng về chất lượng dịch vụ giữa các nhóm khách hàng khác nhau
về nghề nghiệp về các chỉ tiêu sự tương tác giữa người hướng dẫn và người học,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên và thực hiện đúng như các nội dung
đã thiết kế, hứa hẹn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê này cũng khá phù hợp khi có
sự khác nhau về nghề nghiệp thì có những đánh giá khác nhau về những chỉ tiêu
trên. Thông qua sự khác biệt này, thì các nhà cung cấp dịch vụ cũng cần lưu ý tìm
hiểu đối với những đối tượng khách hàng khác nhau về nghề nghiệp để xây dựng
sản phẩm cũng như quảng bá sản phẩm, tổ chức cung cấp dịch vụ phù hợp với đặc
điểm nghề nghiệp của khách hàng. (Chi tiết kết quả số liệu điều tra xem Phụ lục 6)
2.3.2. Phân tích mức độ thực hiện của các nhà cung cấp dịch vụ (Performance)
Bảng 2.12. Đánh giá mức độ thực hiện của các nhà cung cấp dịch vụ theo các
yếu tố thuộc tính cấu thành chất lượng dịch vụ
Stt
Mean
(1)
Các chỉ tiêu
I. YẾU TỐ HỮU HÌNH
1 Vị trí tổ chức lớp học thuận lợi
Đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ tại khu vực lớp học
2
nấu ăn
Trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng yêu cầu chế
3
biến
Trang phục của giáo viên và học viên phục
4
vụ cho lớp học đầy đủ, gọn gàng
5 Thực đơn phong phú, hấp dẫn
71
Kinh
Villa
Thành
Huế
Huế
Làng
Hành
Hương
4.45
4.02
4.46
3.81
4.44
4.18
4.45
4.06
4.36
4.43
4.30
4.33
4.27
4.46
4.15
4.19
4.46
4.44
4.39
4.55
6 Nguyên liệu đa dạng và dễ tìm kiếm
4.31
4.27
4.24
4.41
II. SỰ TIN CẬY
1 Công thức chế biến món ăn rõ ràng và cụ thể 4.42
4.23
4.50
4.55
2 Bố trí thời gian lớp học hợp lý và linh hoạt
3.41
4.39
2.94
2.81
Thực hiện đúng như các nội dung đã thiết kế, 4.39
4.66
4.17
4.33
3
hứa hẹn
4 Dễ áp dụng sau khi học
4.34
4.37
4.33
4.30
III. TÍNH TRÁCH NHIỆM
Sự sẵn lòng giúp đỡ khách hàng của đội ngũ
4.52
4.86
4.36
4.30
1
giảng dạy và nhân viên
Hướng dẫn quy trình chế biến cụ thể và rõ
4.30
4.44
4.27
4.16
2
ràng
Thông báo cụ thể chương trình, thời gian
4.35
4.50
4.32
4.20
3
thực hiện dịch vụ
Giải thích thắc mắc của khách hàng cụ thể và 4.60
4.71
4.48
4.58
4
rõ ràng
IV. SỰ BẢO ĐẢM
Đảm bảo an toàn (tính mạng, thiết bị, dụng
4.53
4.84
4.44
4.27
1
cụ và thực phẩm)
Đội ngũ giảng dạy kinh nghiệm và chuyên
4.23
4.50
4.11
4.05
2
nghiệp
3 Kỹ năng ngoại ngữ của nhân viên
3.63
3.70
4.11
3.05
4 Kỹ năng giao tiếp của nhân viên
4.40
4.51
4.24
4.42
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân
4.47
4.83
4.26
4.28
5
viên
6 Nhân viên nhiệt tình và lịch thiệp
4.55
4.64
4.58
4.42
V. SỰ HIỂU BIẾT, CHIA SẺ
Sự quan tâm, thân thiện và lịch sự của nhân
4.39
4.56
4.21
4.39
1
viên
2 Hiểu rõ nhu cầu của từng đối tượng du khách 4.30
4.56
4.14
4.19
3 Chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng với du khách
4.46
4.78
4.29
4.30
Tương tác giữa người hướng dẫn và người
4.48
4.80
4.35
4.27
4
học cởi mở và hiệu quả
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, năm 2014)
Chú thích:
(1) Thang điểm Likert từ 1-5 đánh giá theo các mức: 1. Rất không hài lòng, 2.
Không hài lòng, 3. Trung bình, 4. Hài lòng, 5. Rất hài lòng.
72
Kết quả phân tích số liệu điều tra cho thấy khách hàng quan tâm đến những
chỉ tiêu khi sử dụng dịch vụ học nấu ăn và đã đánh giá mức độ thể hiện của nhà
cung cấp dịch vụ như sau:
- Chỉ tiêu “Giải thích thắc mắc của khách hàng cụ thể và rõ ràng” với mức
trung bình có ý nghĩa cao nhất ở mức 4.60 được khách hàng nhận định là yếu tố các
nhà cung cấp dịch vụ thể hiện tốt nhất. Đây là chỉ tiêu rất có ý nghĩa và quan trọng
trong việc thể hiện tính trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ dạy học nấu ăn đối
với khách hàng. Việc giải đáp các thắc mắc của khách hàng trong quá trình tổ chức
dịch vụ dạy học nấu ăn là hết sức cần thiết vì quá trình tổ chức dịch vụ dạy học nấu
ăn là sự trao đổi, giao lưu về văn hóa có sự khác biệt trong việc sử dụng các nguyên
vật liệu, gia vị và phương pháp chế biến. Điều này giúp cho khách du lịch có thể
hiểu sâu hơn và có những khám phá, trãi nghiệm mới về văn hóa ẩm thực tại điểm
đến du lịch. Trong 03 khách sạn được đánh giá thì khách sạn Villa Huế được khách
hàng đánh giá cao nhất với giá trị trung bình 4.71 và điều này cũng khá phù hợp vì
đây là đơn vị trực thuộc Trường dạy về nghiệp vụ Du lịch. Khi tổ chức dịch vụ dạy
nấu ăn cho du khách thì giáo viên giảng dạy nghiệp vụ chế biến món ăn, giáo viên
tham gia phiên dịch hoặc nhân viên chế biến món ăn đều được học về phương pháp
giảng dạy và có kinh nghiệm trong việc giảng dạy thực hành nghề. Tiếp đến là
khách hàng đánh giá Làng Hành Hương và Kinh Thành Huế vẫn được khách hàng
đánh giá cao ở mức trung bình 4.58 và 4.48.
- Chỉ tiêu “Nhân viên nhiệt tình và lịch thiệp” được khách du lịch đánh giá ở
mức trung bình có ý nghĩa là 4.55. Đây là chỉ tiêu có liên quan mật thiết với chỉ tiêu
“Giải thích thắc mắc của khách hàng cụ thể và rõ ràng” mà các nhà cung cấp dịch
vụ dạy học nấu ăn đã được đánh giá ở phía trên và chỉ tiêu “Sự sẵn lòng giúp đỡ
khách hàng của đội ngũ giảng dạy và nhân viên” được đánh giá ở mức trung bình
có ý nghĩa là 4.52. Khách sạn Villa Huế vẫn được khách hàng đánh giá cao hơn hai
đơn vị còn lại với giá trị trung bình 4.64 và tiếp đến là Kinh Thành Huế và Làng
Hành Hương được khách hàng đánh giá khá cao ở mức trung bình 4.58 và 4.42.
- Chỉ tiêu “Bảo đảm an toàn (tính mạng, thiết bị, dụng cụ và nguyên liệu)”
73
được khách du lịch đánh giá ở mức trung bình có ý nghĩa là 4.53. Điều này cho thấy
các nhà cung cấp dịch vụ đã rất quan tâm đến yếu tố đảm bảo an toàn trong việc tổ
chức dịch vụ dạy nấu ăn và được khách hàng đánh giá mức độ thể hiện tốt.
Phân tích sâu hơn kết quả điều tra của các nhóm đối tượng khách đánh giá
khác nhau về các chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ dạy học nấu ăn để có thêm thông tin
đối với các nhà cung cấp dịch vụ. Kết quả phân tích phương sai đơn biến
(Independent sample Kruskal-Wallis test) cho thấy có những nhận định khá khác
nhau của các nhóm khách hành về các yếu tố thể hiện mức độ thực hiện của nhà
cung cấp dịch vụ trong các chỉ tiêu cấu thành chất lượng dịch vụ học nấu ăn. Các
nhóm khách hàng khác nhau về quốc tịch và độ tuổi không có sự khác biệt lớn trong
đánh giá nhưng lại có một số khác biệt về ý nghĩa thống kê đối với chỉ tiêu đảm bảo
vệ sinh, kỹ năng ngoại ngữ và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên. Tuy
nhiên, kết quả phân tích cho thấy có một số khác biệt ý nghĩa thống kê trong đánh
giá về các yếu tố thể hiện về chất lượng dịch vụ của cả nhóm khách hàng khác nhau
về nghề nghiệp và thu nhập về các chỉ tiêu như: bố trí thời gian lớp học hợp lý, trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ giảng dạy có kinh nghiệm, hiểu rõ nhu cầu và
chia sẽ kinh nghiệm của nhân viên đối với khách du lịch. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê này cũng khá phù hợp khi có sự khác nhau về nghề nghiệp và mức thu
nhập thì có những đánh giá khác nhau về những chỉ tiêu trên. Thông qua sự khác
biệt này, thì các nhà cung cấp dịch vụ cũng cần lưu ý tìm hiểu đối với những đối
tượng khách hàng khác nhau về nghề nghiệp cũng như mức thu nhập để tổ chức
cung cấp dịch vụ phù hợp hơn cho các nhóm đối tượng khách hàng. (Chi tiết số liệu
điều tra xem Phụ lục 6)
2.3.3. Đánh giá của khách hàng về mức độ quan trọng của các thuộc tính dịch vụ
và mức độ thực hiện của nhà cung cấp dịch vụ (Importance- Performance)
Sau khi phân tích các chỉ tiêu mà khách hàng quan tâm và đánh giá quan
trọng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và mức độ thể hiện của nhà cung cấp dịch
vụ dạy học nấu ăn, tác giả tiếp tục so sánh và phân tích tiếp những chỉ tiêu nào có
sự khác biệt lớn giữa yếu tố khách hàng cho là quan trọng nhưng mức độ thực hiện
74
của nhà cung cấp thấp hơn so với yêu cầu của khách hàng bằng cách so sánh cặp
hiệu số Performance(P)- Importance(I) như sau:
Với hiệu số P-I
Chất lượng dịch vụ
P-I ≥ 0
Tốt
P-I < 0
Không tốt
Bảng 2.13. Đánh giá mức độ quan trọng (I) đối với khách hàng và mức độ thực
hiện (P) của nhà cung cấp dịch vụ
Stt
1
Các chỉ tiêu
Mean I (1) Mean P (2)
Bố trí thời gian lớp học hợp lý và linh
P-I
4.45
3.41
-1.05
hoạt
2
Kỹ năng ngoại ngữ của nhân viên
4.28
3.63
-0.65
3
Đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ tại khu vực lớp
4.59
4.02
-0.58
4.47
4.23
-0.24
học nấu ăn
4
Đội ngũ giảng dạy kinh nghiệm và
chuyên nghiệp
5
Nguyên liệu đa dạng và dễ tìm kiếm
4.49
4.31
-0.18
6
Đảm bảo an toàn (tính mạng, thiết bị,
4.66
4.53
-0.14
4.48
4.39
-0.09
4.60
4.52
-0.09
4.39
4.30
-0.09
4.44
4.39
-0.04
4.39
4.36
-0.03
dụng cụ và thực phẩm)
7
Sự quan tâm, thân thiện và lịch sự của
nhân viên
8
Sự sẵn lòng giúp đỡ khách hàng của đội
ngũ giảng dạy và nhân viên
9
Hiểu rõ nhu cầu của từng đối tượng du
khách
10 Thực hiện đúng như các nội dung đã
thiết kế, hứa hẹn
11 Trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng yêu cầu
chế biến
75
12 Tương tác giữa người hướng dẫn và
4.51
4.48
-0.03
13 Thực đơn phong phú, hấp dẫn
4.49
4.46
-0.02
14 Trang phục của giáo viên và học viên
4.29
4.27
-0.02
4.44
4.42
-0.02
4.48
4.46
-0.02
4.28
4.30
0.01
4.45
4.47
0.02
19 Nhân viên nhiệt tình và lịch thiệp
4.53
4.55
0.02
20 Dễ áp dụng sau khi học
4.26
4.34
0.08
21 Thông báo cụ thể chương trình, thời gian
4.25
4.35
0.10
22 Kỹ năng giao tiếp của nhân viên
4.29
4.40
0.11
23 Giải thích thắc mắc của khách hàng cụ
4.39
4.60
0.20
4.25
4.45
0.21
người học cởi mở và hiệu quả
phục vụ cho lớp học đầy đủ, gọn gàng
15 Công thức chế biến món ăn rõ ràng và cụ
thể
16 Chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng với du
khách
17 Hướng dẫn quy trình chế biến cụ thể và
rõ ràng
18 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
nhân viên
thực hiện dịch vụ
thể và rõ ràng
24 Vị trí tổ chức lớp học thuận lợi
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, năm 2014)
Chú thích:
(1) Thang điểm Likert từ 1-5 đánh giá theo các mức: 1. Rất không quan trọng, 2.
Không quan trọng, 3. Bình thường, 4. Quan trọng, 5. Rất quan trọng.
(2) Thang điểm Likert từ 1-5 đánh giá theo các mức: 1. Rất không hài lòng, 2.
Không hài lòng, 3. Trung bình, 4. Hài lòng, 5. Rất hài lòng.
Trong 24 chỉ tiêu được đánh giá độ chênh lệch giữa mức độ thể hiện của nhà
cung cấp dịch vụ và mức độ quan trọng theo đánh giá của khách hàng về chất lượng
dịch vụ thì chỉ tiêu “Bố trí thời gian lớp học hợp lý và linh hoạt” có kết quả (P-I)
76
thấp nhất với mức trung bình có ý nghĩa -1.05. Điều này cho thấy mức độ thể hiện
của nhà cung cấp dịch vụ chưa bố trí thời gian lớp học hợp lý và linh hoạt đối với
khách hàng. Qua khảo sát thực tế giờ học tại các khách sạn nghiên cứu thường tổ
chức vào buổi sáng và kéo dài đến trưa hoặc vào buổi chiều kéo dài đến tối. Do dịch
vụ dạy nấu ăn thường kéo dài trung bình 03 giờ nên du khách thường có cảm giác
mệt mỏi. Đánh giá về mức độ quan trọng của khách hàng về chỉ tiêu này cao hơn so
với mức độ thể hiện của nhà cung cấp dịch vụ.
Chỉ tiêu “Kỹ năng ngoại ngữ của nhân viên” cũng được khách du lịch đánh
giá mức độ thể hiện của nhà cung cấp dịch vụ chưa cao so với mức độ quan tâm của
khách hàng với mức độ trung bình ý nghĩa đạt -0.65. Qua khảo sát thực tế tại các
khách sạn nghiên cứu cho thấy, khách sạn Villa Huế và Làng Hành Hương ngoài
việc bố trí người dạy nấu ăn còn phải bố trí thêm người phiên dịch cho du khách.
Việc phiên dịch này chưa đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin cũng như tìm
hiểu của du khách. Điều này cũng gây những hạn chế nhất định trong việc tổ chức
dịch vụ dạy học nấu ăn.
Chỉ tiêu “Đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ tại khu vực lớp học nấu ăn” có mức độ
trung bình ý nghĩa đạt -0.58. Điều này cho thấy nhà cung cấp dịch vụ chưa thể hiện
tốt so với sự quan tâm của khách hàng. Yếu tố đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ luôn được
khách du lịch cho rằng rất quan trọng. Tuy nhiên, khả năng thể hiện của nhà cung
cấp dịch vụ vẫn chưa đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng.
2.4. Phân tích mô hình chất lượng dịch vụ IPA tại các khách sạn nghiên cứu
Sử dụng mô hình IPA là mô hình đo lường chất lượng dịch vụ dựa vào sự
khác biệt giữa ý kiến của khách hàng về mức độ quan trọng về các chỉ tiêu của dịch
vụ học nấu ăn và mức độ thực hiện các chỉ tiêu đó của các khách sạn nghiên cứu
gồm Villa Huế, Kinh Thành Huế và Làng Hành Hương. Qua đó, chúng ta có thể
phân tích về mức độ hài lòng của khách du lịch khi sử dụng dịch vụ này. Kết quả từ
sự phân tích mức độ quan trọng và mức độ thực hiện được thể hiện trên sơ đồ IPA
77
với trục tung (Y) thể hiện mức độ quan trọng và trục hoành (X) thể hiện mức độ
thực hiện.
Trong quá trình phân tích số liệu, gốc tọa độ được xác định cho trục tung (Y)
là 4.42 và cho trục hoành (X) là 4.31. Trên cơ sở đó, bốn khu vực được hình thành
như sau:
(I)
(II)
4.42
(III)
(IV)
4.31
Biểu đồ 2.5. Ma trận phân tích mức độ quan trọng và mức độ thể hiện (IPA) về
chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, 2014)
(I) Tập trung phát triển (I ≥ 4.42; P ≤ 4.31): có 4 yếu tố cần tập trung phát
triển vì đây là các yếu tố được du khách cho rằng rất quan trọng nhưng mức độ thể
hiện các tiêu chí này còn thấp và du khách vẫn chưa được hài lòng. Đó là các chỉ
tiêu: (2) Đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ tại khu vực lớp học nấu ăn; (6) Nguyên liệu đa
dạng và dễ tìm kiếm; (8) Bố trí thời gian lớp học hợp lý và linh hoạt; (16) Đội ngũ
giảng dạy có kinh nghiệm và chuyên nghiệp.
78
(II) Tiếp tục duy trì (I ≥ 4.42; P ≥ 4.31): nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của du khách, các nhà cung cấp dịch vụ cần quan tâm duy trì các yếu tố mà khách
hàng cho rằng rất quan trọng và mức độ thể hiện của nhà cung cấp dịch vụ đã thể
hiện tốt. Đó là 10 chỉ tiêu: (5) Thực đơn phong phú, hấp dẫn; (7) Công thức chế
biến món ăn rõ ràng và cụ thể; (9) Thực hiện đúng như các nội dung đã thiết kế,
hứa hẹn; (11) Sự sẵn lòng giúp đỡ khách hàng của đội ngũ giảng dạy và nhân
viên; (15) Đảm bảo an toàn (tính mạng, thiết bị, dụng cụ và thực phẩm); (19)
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên; (20) Nhân viên nhiệt tình và lịch
thiệp; (21) Sự quan tâm, thân thiện và lịch sự của nhân viên; (23) Chia sẽ kinh
nghiệm, kỹ năng với du khách; (24) Tương tác giữa người hướng dẫn và người
học cởi mở và hiệu quả.
(III) Hạn chế phát triển (I ≤ 4.42; P ≤ 4.31): theo kết quả của mô hình IPA
trong 24 chỉ tiêu có 4 chỉ tiêu nằm trong phần hạn chế phát triển. Các chỉ tiêu: (4)
Trang phục của giáo viên và học viên phục vụ cho lớp học đầy đủ, gọn gàng; (12)
Hướng dẫn quy trình chế biến rõ ràng và cụ thể; (17) Kỹ năng ngoại ngữ của nhân
viên; (22) Hiểu rõ nhu cầu của từng đối tượng du khách. Các chỉ tiêu này được
khách hàng cho rằng có mức độ quan trọng không cao và mức độ thể hiện thấp, do
đặc trưng của dịch vụ dạy học nấu ăn được thực hiện dưới dạng “bắt tay chỉ việc”
hoặc quan sát thao tác của nhân viên bếp và thực hiện theo thì khả năng ngoại ngữ
của nhân viên bếp đối với du khách quốc tế cho rằng chưa phải là yếu tố quá quan
trọng ảnh hưởng đến sản phẩm chế biến món ăn.
(IV) Hạn chế đầu tư (I ≤ 4.42; P ≥ 4.31): kết quả phân tích dữ liệu thể hiện
trên sơ đồ cho thấy các yếu tố này ít quan trọng đối với khách du lịch mà chủ yếu là
do nhà cung cấp dịch vụ thể hiện. Tuy nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ cho rằng các
yếu tố này quan trọng đối với khách hàng và đã đầu tư với mức độ thể hiện tốt các
chỉ tiêu này. Có 6 chỉ tiêu nằm trong phần này là: (1) Vị trí tổ chức lớp học thuận
lợi; (3) Trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng yêu cầu chế biến; (10) Dễ áp dụng sau khi
học; (13) Thông báo cụ thể chương trình, thời gian thực hiện dịch vụ; (14) Giải đáp
rõ các thắc mắc của khách hàng; (18) Kỹ năng giao tiếp của nhân viên.
79
2.4.1. Phân tích mô hình chất lượng dịch vụ IPA tại Trung tâm thực hành khách
sạn Villa Huế
Trong quá trình phân tích số liệu, gốc tọa độ được xác định cho trục tung (Y)
là 4.44 và cho trục hoành (X) là 4.49. Trên cơ sở đó, bốn khu vực được hình thành
như sau:
(I)
(II)
4.44
(III)
(IV)
4.49
Biểu đồ 2.6. Ma trận phân tích mức độ quan trọng và mức độ thể hiện (IPA) về
chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn tại Villa Huế
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, 2014)
(I) Tập trung phát triển (I ≥ 4.44; P ≤ 4.49): có 4 yếu tố Villa Huế cần tập
trung phát triển vì đây là các được du khách cho rằng rất quan trọng nhưng mức độ
thể hiện các tiêu chí này còn thấp và du khách vẫn chưa được hài lòng. Đó là các
chỉ tiêu: (3) Bảo đảm vệ sinh sạch sẽ tại khu vực lớp học nấu ăn; (4) Trang phục
của giáo viên và học viên phục vụ cho lớp học đầy đủ, gọn gàng; (5) Thực đơn
80
phong phú, hấp dẫn; (8) Bố trí thời gian lớp học hợp lý và linh hoạt.
(II) Tiếp tục duy trì (I ≥ 4.44; P ≥ 4.49): nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
du khách, Villa Huế cần quan tâm duy trì các yếu tố mà khách hàng cho rằng rất
quan trọng và mức độ thể hiện của Villa Huế đã thể hiện tốt. Đó là các chỉ tiêu: (9)
Thực hiện đúng như các nội dung đã thiết kế, hứa hẹn; (11) Trang thiết bị, dụng cụ
đáp ứng yêu cầu chế biến; (15) Đảm bảo an toàn (tính mạng, thiết bị, dụng cụ và
thực phẩm); (16) Đội ngũ giảng dạy có kinh nghiệm và chuyên nghiệp; (19) Trình
độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên; (20) Nhân viên nhiệt tình và lịch thiệp;
(23) Chia sẽ kinh nghiệm, kỹ năng với du khách; (24) Tương tác giữa người hướng
dẫn và người học cởi mở và hiệu quả.
(III) Hạn chế phát triển (I ≤ 4.44; P ≤ 4.49): theo kết quả của mô hình IPA
trong 24 chỉ tiêu có 7 chỉ tiêu nằm trong phần hạn chế phát triển. Các chỉ tiêu: (1) Vị
trí tổ chức lớp học thuận lợi; (2) Đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ tại khu vực lớp học nấu
ăn; (6) Nguyên liệu đa dạng và dễ tìm kiếm; (7) Công thức chế biến món ăn rõ ràng
và cụ thể; (10) Dễ áp dụng sau khi học; (12) Hướng dẫn quy trình chế biến rõ ràng
và cụ thể; (17) Kỹ năng ngoại ngữ của nhân viên;
(IV) Hạn chế đầu tư (I ≤ 4.44; P ≥ 4.49): kết quả phân tích dữ liệu thể hiện
trên sơ đồ cho thấy các yếu tố này ít quan trọng đối với khách du lịch mà chủ yếu là
do Villa Huế thể hiện. Tuy nhiên, Villa Huế cho rằng các yếu tố này quan trọng đối
với khách hàng và đã đầu tư với mức độ thể hiện tốt các chỉ tiêu này. Có 6 chỉ tiêu
nằm trong phần này là:; (4) Trang phục của giáo viên và học viên phục vụ cho lớp
học đầy đủ, gọn gàng;(13) Thông báo cụ thể chương trình, thời gian thực hiện dịch
vụ; (14) Giải đáp rõ các thắc mắc của khách hàng; (18) Kỹ năng giao tiếp của nhân
viên; (21) Sự quan tâm, thân thiện và lịch sự của nhân viên; (22) Hiểu rõ nhu cầu
của từng đối tượng du khách.
81
2.4.2. Phân tích mô hình chất lượng dịch vụ IPA tại khách sạn Kinh Thành Huế
(La Residence Resort & Spa)
Trong quá trình phân tích số liệu, gốc tọa độ được xác định cho trục tung (Y)
là 4.24 và cho trục hoành (X) là 4.46. Trên cơ sở đó, bốn khu vực được hình thành
như sau:
(I)
(II)
4.46
(III)
(IV)
4.24
Biểu đồ 2.7. Ma trận phân tích mức độ quan trọng và mức độ thể hiện (IPA) về
chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn tại khách sạn Kinh Thành Huế
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, 2014)
(I) Tập trung phát triển (I ≥ 4.46; P ≤ 4.24): có 4 yếu tố cần tập trung phát
triển vì đây là các được du khách cho rằng rất quan trọng nhưng mức độ thể hiện
các tiêu chí này còn thấp và du khách vẫn chưa được hài lòng. Đó là các chỉ tiêu:
82
(2) Đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ tại khu vực lớp học nấu ăn; (6) Nguyên liệu đa dạng
và dễ tìm kiếm; (8) Bố trí thời gian lớp học hợp lý và linh hoạt; (21) Sự quan tâm,
thân thiện và lịch sự của nhân viên.
(II) Tiếp tục duy trì (I ≥ 4.46; P ≥ 4.24): nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
du khách, khách sạn Kinh Thành Huế cần quan tâm duy trì các yếu tố mà khách
hàng cho rằng rất quan trọng và mức độ thể hiện của nhà cung cấp dịch vụ đã thể
hiện tốt. Đó là 8 chỉ tiêu: (1) Vị trí tổ chức lớp học thuận lợi; (7) Công thức chế
biến món ăn rõ ràng và cụ thể; (11) Sự sẵn lòng giúp đỡ khách hàng của đội ngũ
giảng dạy và nhân viên; (14) Giải đáp rõ các thắc mắc của khách hàng; (15) Đảm
bảo an toàn (tính mạng, thiết bị, dụng cụ và thực phẩm); (20) Nhân viên nhiệt tình
và lịch thiệp; (21) Sự quan tâm, thân thiện và lịch sự của nhân viên; (24) Tương tác
giữa người hướng dẫn và người học cởi mở và hiệu quả.
(III) Hạn chế phát triển (I ≤ 4.46; P ≤ 4.24): theo kết quả của mô hình IPA
trong 24 chỉ tiêu có 5 chỉ tiêu nằm trong phần hạn chế phát triển. Các chỉ tiêu: (4)
Trang phục của giáo viên và học viên phục vụ cho lớp học đầy đủ, gọn gàng; (9)
Thực hiện đúng như các nội dung đã thiết kế, hứa hẹn; (16) Đội ngũ giảng dạy có
kinh nghiệm và chuyên nghiệp; (17) Kỹ năng ngoại ngữ của nhân viên; (22) Hiểu rõ
nhu cầu của từng đối tượng du khách.
(IV) Hạn chế đầu tư (I ≤ 4.46; P ≥ 4.24): kết quả phân tích dữ liệu thể
hiện trên sơ đồ cho thấy các yếu tố này ít quan trọng đối với khách du lịch mà
chủ yếu là do khách sạn thể hiện. Tuy nhiên, khách sạn Kinh Thành Huế cho
rằng các yếu tố này quan trọng đối với khách hàng và đã đầu tư với mức độ thể
hiện tốt các chỉ tiêu này. Có 8 chỉ tiêu nằm trong phần này là: (3) Trang thiết bị,
dụng cụ đáp ứng yêu cầu chế biến; (5) Thực đơn phong phú, hấp dẫn; (10) Dễ
áp dụng sau khi học; (12) Hướng dẫn quy trình chế biến rõ ràng và cụ thể; (13)
Thông báo cụ thể chương trình, thời gian thực hiện dịch vụ; (18) Kỹ năng giao
tiếp của nhân viên; (19) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên; (23)
Chia sẽ kinh nghiệm, kỹ năng với du khách.
83
2.4.3. Phân tích mô hình chất lượng dịch vụ IPA tại khu nghỉ dưỡng làng Hành
Hương (Pilgrimage village)
Trong quá trình phân tích số liệu, gốc tọa độ được xác định cho trục tung (Y)
là 4.42 và cho trục hoành (X) là 4.31. Trên cơ sở đó, bốn khu vực được hình thành
như sau:
(I)
(II)
21
4.36
(III)
(IV)
4.20
Biểu đồ 2.8. Ma trận phân tích mức độ quan trọng và mức độ thể hiện (IPA) về
chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn tại làng Hành Hương
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, 2014)
(I) Tập trung phát triển (I ≥ 4.36; P ≤ 4.20): có 4 yếu tố cần tập trung phát
triển vì đây là các được du khách cho rằng rất quan trọng nhưng mức độ thể hiện
các tiêu chí này còn thấp và du khách vẫn chưa được hài lòng. Đó là các chỉ tiêu:
84
(2) Đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ tại khu vực lớp học nấu ăn; (8) Bố trí thời gian lớp
học hợp lý và linh hoạt; (16) Đội ngũ giảng dạy có kinh nghiệm và chuyên nghiệp;
(22) Hiểu rõ nhu cầu của từng đối tượng du khách.
(II) Tiếp tục duy trì (I ≥ 4.36; P ≥ 4.20): nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
du khách, làng Hành Hương cần quan tâm duy trì các yếu tố mà khách hàng cho
rằng rất quan trọng và mức độ thể hiện tốt. Đó là 9 chỉ tiêu: (5) Thực đơn phong
phú, hấp dẫn; (6) Nguyên liệu đa dạng và dễ tìm kiếm; (7) Công thức chế biến món
ăn rõ ràng và cụ thể; (11) Sự sẵn lòng giúp đỡ khách hàng của đội ngũ giảng dạy
và nhân viên; (15) Đảm bảo an toàn (tính mạng, thiết bị, dụng cụ và thực phẩm);
(19) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên; (20) Nhân viên nhiệt tình và
lịch thiệp; (21) Sự quan tâm, thân thiện và lịch sự của nhân viên; (23) Chia sẽ kinh
nghiệm, kỹ năng với du khách;
(III) Hạn chế phát triển (I ≤ 4.36; P ≤ 4.20): theo kết quả của mô hình IPA
trong 24 chỉ tiêu có 3 chỉ tiêu nằm trong phần hạn chế phát triển. Các chỉ tiêu:
(4) Trang phục của giáo viên và học viên phục vụ cho lớp học đầy đủ, gọn
gàng; (12) Hướng dẫn quy trình chế biến rõ ràng và cụ thể; (17) Kỹ năng ngoại
ngữ của nhân viên.
(IV) Hạn chế đầu tư (I ≤ 4.36; P ≥ 4.20): kết quả phân tích dữ liệu thể hiện
trên sơ đồ cho thấy các yếu tố này ít quan trọng đối với khách du lịch mà chủ yếu là
do làng Hành Hương thể hiện. Tuy nhiên, làng Hành Hương cho rằng các yếu tố
này quan trọng đối với khách hàng và đã đầu tư với mức độ thể hiện tốt các chỉ tiêu
này. Có 8 chỉ tiêu nằm trong phần này là: (1) Vị trí tổ chức lớp học thuận lợi; (3)
Trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng yêu cầu chế biến; (9) Thực hiện đúng như các nội
dung đã thiết kế, hứa hẹn; (10) Dễ áp dụng sau khi học; (13) Thông báo cụ thể
chương trình, thời gian thực hiện dịch vụ; (14) Giải đáp rõ các thắc mắc của khách
hàng (18) Kỹ năng giao tiếp của nhân viên; (24) Tương tác giữa người hướng dẫn
và người học cởi mở và hiệu quả.
85
2.5. Phân tích mức độ trải nghiệm của du khách với dịch vụ dạy nấu ăn
Bảng 2.14. Sự trải nghiệm của du khách khách về dịch vụ dạy học nấu ăn
Stt
1
2
Các chỉ tiêu
Quý khách hiểu thêm về ẩm thực Việt
Nam
Quý khách hài lòng về món ăn do mình
chế biến
Mean
Villa
(1)
Huế
4.67
Kinh
Làng
Thành Hành
Huế
Hương
4.79
4.7
4.52
4.53
4.69
4.52
4.36
3
Chương trình lớp học thú vị và hấp dẫn
4.5
4.56
4.47
4.45
4
Món ăn được trang trí đặc sắc
4.47
4.6
4.39
4.39
4.41
4.6
4.26
4.34
4.39
4.5
4.35
4.31
Đánh giá chung, với mức giá dịch vụ đã
5
trả quí khách hài lòng với chất lượng dịch
vụ đã nhận được
6
Quý khách có thêm trải nghiệm mới
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, 2014)
Chú thích: (1) Thang điểm Likert từ 1-5 đánh giá theo các mức: 1. Rất không đồng
ý, 2. Không đồng ý, 3. Bình thường, 4. Đồng ý, 5. Rất đồng ý.
Giá trị trung bình của các yếu tố trãi nghiệm dịch vụ dạy nấu ăn cho thấy khách
du lịch đánh giá cao với các chỉ tiêu. Yếu tố “hiểu thêm về ẩm thực Việt Nam” được du
khách giá cao nhất với mức trung bình ý nghĩa 4.67, đây là yếu tố khách du lịch rất
quan tâm và đánh giá cao sau khi trải nghiệm dịch vụ này. Ngoài yếu tố tìm hiểu về ẩm
thực Việt Nam, khi phân tích phương sai đơn biến (Independent sample Kruskal-Wallis
test) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự trải nghiệm của du khách với
các chỉ tiêu như: “Quý khách hài lòng về món ăn do mình chế biến”, “Món ăn được
trang trí đặc sắc” và “Đánh giá chung, với mức giá dịch vụ đã trả quí khách hài lòng
với chất lượng dịch vụ đã nhận được” với 100% du khánh đánh giá ở mức đồng ý và
rất đồng ý với các chỉ tiêu trên. Đây là mức hài lòng rất cao, điều này nói lên dịch vụ
dạy học nấu ăn của nhà cung cấp dịch vụ gây ấn tượng tốt đối với khách hàng. (Chi tiết
số liệu điều tra xem Phụ lục 7)
86
Bảng 2.15. Phản hồi của du khách sau khi tham gia dịch vụ dạy nấu ăn
Stt
1
2
3
(%) Người trả lời
Các chỉ tiêu
Quý khách có dự định nấu món ăn Việt
Nam khi trở về nước
Quý khách sẽ giới thiệu dịch vụ nấu ăn
cho bạn bè và người thân
Quý khách muốn đăng ký lại lớp học nấu
ăn với thực đơn khác vào dịp sau
Có
Không
Chưa biết
64.5
15.5
20.0
84.5
5.0
10.5
69.0
12.0
19.0
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, 2014)
Theo kết quả khảo sát có 64.5% du khách có dự định nấu món ăn được học
điều này góp phần quảng bá, giới thiệu ẩm thực Việt Nam đến với bạn bè quốc tế,
trong khi đó có 20% du khách chưa quyết định việc nấu món ăn được học và 15.5%
du khách không có dự định nấu món ăn được học cho bạn bè, người thân.
Số lượng du khách sẽ giới thiệu dịch vụ học nấu ăn cho bạn bè và người thân
chiếm đến 84.5% và 69% khách du lịch muốn đăng ký học nấu ăn vào các dịp khác. Đây
là tỷ lệ khá cao và kênh thông tin có hiệu quả tốt nhất trong việc quảng bá dịch vụ học
nấu ăn mà các nhà cung cấp dịch vụ cần tiếp tục phát huy đến với khách hàng tiềm năng.
2.6. Phân tích mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự trải nghiệm của du
khách đối với dịch vụ dạy nấu ăn
Phân tích mối tương quan giữa chất lượng dịch vụ và sự trải nghiệm với mục
đích xác định mối liên hệ giữa sự trải nghiệm của du khách và chất lượng dịch vụ
thông qua sự đánh giá mức độ thể hiện của nhà cung cấp dịch vụ dạy nấu ăn.
Việc xem xét các yếu tố cấu thành nên chất lượng dịch vụ như: Yếu tố hữu
hình, Sự tin cậy, Tinh thần trách nhiệm, Sự đảm bảo và Sự chia sẻ có ảnh hưởng
đến sự trải nghiệm của du khách khi sử dụng dịch vụ dạy nấu ăn là hết sức cần thiết
giúp cho nhà quản lý xác định mức độ ảnh hưởng của những yếu tố quan trọng có
tác động đến sự trải nghiệm của du khách, để từ đó có những chính sách cần thiết để
nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thõa mãn nhu cầu của du khách.
87
2.6.1. Xây dựng mô hình đánh giá
Để phân tích mối tương quan giữa sự trãi nghiệm của du khách và sự tác
động các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy
tương quan đa biến nhằm giải thích biến phụ thuộc sự trải nghiệm (Y) bị ảnh hưởng
bởi các biến độc lập (Xi) là các yếu tố của chất lượng dịch vụ như yếu tố hữu hình,
sự tin cậy, tính trách nhiệm, sự bảo đảm và sự chia sẽ. Việc xây dựng mô hình giả
thuyết được giải thích như sau:
- Sự trải nghiệm (AEX): là trung bình 6 chỉ tiêu đánh giá của du khách về sự
trải nghiệm sau khi sử dụng dịch vụ học nấu ăn.
- Yếu tố hữu hình (AHHP): là trung bình đánh giá của du khách về mức độ
thể hiện 6 chỉ tiêu yếu tố hữu hình của nhà cung cấp dịch vụ.
- Sự tin cậy (ATCP): là trung bình đánh giá của du khách về mức độ thể hiện
của 4 chỉ tiêu sự tin cậy.
- Tính trách nhiệm (ATTP): là trung bình đánh giá của du khách về mức độ
thể hiện 4 chỉ tiêu trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ.
- Sự bảo đảm (ABDP): là trung bình đánh giá của du khách về mức độ thể
hiện 6 chỉ tiêu bảo đảm của nhà cung cấp dịch vụ.
- Sự chia sẽ (ACSP): là trung bình đánh giá của du khách về mức độ thể hiện
4 chỉ tiêu chia sẽ của nhà cung cấp dịch vụ.
Yếu tố hữu hình
(AHHP)
H1
Sự tin cậy (ATCP)
H2
Tinh thần trách nhiệm
(ATTP)
H3
Trải nghiệm du khách
(AEX)
H4
Sự bảo đảm (ABDP)
H5
Sự chia sẽ (ACSP)
Sơ đồ 2.1. Mô hình đánh giá sự trải nghiệm và chất lượng dịch vụ
88
Từ mô hình giả thuyết trên thì phương trình hồi quy đa biến tương quan giữa
sự trải nghiệm (Y) và các biến độc lập Xi bao gồm các yếu tố hữu hình (X1 =
AHHP), sự tin cậy (X2 = ATCP), tính trách nhiệm (X3 =ATTP), sự bảo đảm (X4 =
ABD) và sự chia sẽ (X5 = ACSP) có dạng như sau:
Y = β0+ β1.AHHP+ β2.ATCP+ β3.ATTP+ β4.ABDP+ β5.ACSP+ εi
(*)
Trong đó, β0, β1, β2, β3, β4, β5 là các tham số chưa biết, gọi là các hệ số hồi
quy, β0 gọi là hệ số chặn và β1, β2, β3, β4, β5 là các hệ số góc.
Với là sai số ngẫu nhiên có kỳ vọng 0 và phương sai 2. Để có các tính chất
tốt của ước lượng, cần có những giả thiết đặt lên các thành phần ngẫu nhiên này.
Giả thiết dễ chấp nhận là chúng có kỳ vọng không, cùng phương sai 2 độc lập; giả
thiết tiếp sau là chúng có phân bố chuẩn: 1, …, n độc lập, cùng phân bố chuẩn
N(0; 2).
Phương pháp phân tích phương sai được dùng để kiểm định tính hiệu quả
của việc lập mô hình. Một khâu quan trọng để kiểm tra tính phù hợp của mô hình
hồi quy là kiểm định giả thuyết. Đó là kiểm tra xem có một quan hệ tuyến tính nào
đó giữa biến phản hồi Y với một tập con nào đó của các biến hồi quy X1, ..., Xk hay
không. Cụ thể là xét bài toán kiểm định:
H0: β1 = β2 = … = βn = 0
H1: βj ≠ 0 với ít nhất một j {1,..., k} .
Nếu H0 bị bác bỏ thì có nghĩa là ít ra một trong các biến hồi quy X1, ..., Xk có
ý nghĩa đối với mô hình. Dưới giả thuyết H0 có thể chứng minh tổng bình phương
hồi quy và tổng bình phương các sai số là những biến ngẫu nhiên độc lập và có bậc
tự do tương ứng là k và n – p (với p = k + 1 ≤ n).
Ngoài ra, có thể kiểm chứng sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với ý nghĩa
là các biến nhân tố độc lập giải thích được bao nhiêu phần trăm (%) biến thiên của
biến nhân tố phụ thuộc thông qua hệ số xác định bội R2 và hệ số xác định hiệu chỉnh
R2adj với R2 ≥ 0.5 (50%) thì mô hình nghiên cứu chấp nhận được và mối quan hệ
giữa biến độc lập và biến phụ thuộc được coi là khá chặt chẽ phù hợp với hồi quy
tuyến tính đa biến.
89
2.6.2. Phân tích kết quả mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở xây dựng mô hình ở trên và sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử
lý số liệu kết quả nghiên cứu nhằm dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong mô
hình hồi quy tuyến tính bội: kiểm tra phần dư chuẩn hóa, kiểm tra độ chấp nhận của
biến (Tolerance), kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF. Khi Tolerance nhỏ thì
VIF lớn, quy tắc là khi VIF≤10, thì hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra rất nhỏ. Nếu
các giả định không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng.
Thủ tục chọn biến được áp dụng là chọn từng bước (stepwise regression) để
loại dần các biến không phù hợp và nhận ra các biến nào có khả năng dự đoán tốt
biến phụ thuộc sự hài lòng.
Bảng 2.16. Kết quả phân tích hồi quy tương quan đa biến
Mức Hệ số kiểm định
Hệ số hồi quy
Các
biến số
độc lập Chưa chuẩn hóa Chuẩn hóa
Thống
cộng tuyến
ý
Sai số
kê (T) nghĩa
chuẩn
(Sig.)
Tolerance VIF
Hằng số
1.068
.220
ABDP
.505
.062
.490
8.154 .000
.633
1.581
ACSP
.285
.050
.340
5.655 .000
.633
1.581
R = 0.746 (R2 = 0.557)
F = 122.020
4.850 .000
Sig. F = 0.000
R2 điều chỉnh = 0.553
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, 2014)
Qua phân tích Bảng 2.16 chúng ta thấy thủ tục chọn biến từng bước
(stepwise regression) đã loại các biến AHHP, ATCP và ATTP để nhận ra 2 biến
ABDP và ACSP có khả năng dự đoán tốt biến phụ thuộc sự hài lòng.
Dựa vào hệ số β chưa chuẩn hóa Bảng 2.10 ta áp dụng phương trình hồi quy
(*) và có kết quả như sau: Y = 1.068 + 0.505*ABDP + 0.285*ACSP + εi (**)
Từ phương trình (**), ta có thể nhận thấy ABDP và ACSP tỷ lệ thuận với Y.
Điều này có nghĩa là nếu nhà cung cấp dịch vụ dạy học nấu ăn càng nâng cao yếu tố
sự đảm bảo và sự chia sẽ thì mức độ hài lòng của du khách càng tăng.
Ở Bảng 2.10, cho ta thấy: ABDP và ACSP các mức ý nghĩa của thống kê T
của các tham số Sig điều ở mức 0.000 là rất nhỏ so với 0.01 nên ta không loại nhân
90
tố nào. Kết quả là khoảng tin cậy của tất cả các hệ số điều không chứa gốc tọa độ.
Như vậy, các kiểm định T không bác bỏ mô hình.
Hai nhân tố tiến hành kiểm định ABDP và ACSP thật sự có ý nghĩa tác động
đến mức độ hài lòng của du khách với mức ý nghĩa 1%. Với độ chấp nhận các
Tolerance (độ chấp nhận của biến) = 0.633 đều nhỏ hơn 1 và các hệ số phóng đại
phương sai (VIF) = 1.581 nhỏ hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra rất thấp
hoặc có thể nói hầu như không xảy ra.
Ta có hệ số β chuẩn hóa của nhóm chỉ tiêu sự đảm bảo (ABDP) là 0.505 có
ảnh hưởng quan trọng nhất đến mức độ hài lòng của du khách và tiếp đến là nhóm
chỉ tiêu sự chia sẽ (ACSP) là 0.285. (Chi tiết số liệu điều tra xem Phụ lục 8)
Với R2 (R Square) = 0.557 nghĩa là có 55.7% biến thiên sự hài lòng của du
khách được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính với mức độ thể hiện sự bảo đảm và
sự chia sẽ của nhà cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, ta nhận thấy giá trị R2 điều chỉnh
(Adjusted R Square) = 0.553 nghĩa là mô hình hồi quy đã xây dựng phù hợp với tập
dữ liệu với mức 55.3% > 50%, tức là mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ
thuộc được coi là khá chặt chẽ, phù hợp với hồi quy đa biến.
Biểu đồ 2.9. Đồ thị kiểm định phần dư có phân phối chuẩn
91
Phân tích Biểu đồ 2.9 cho thấy đường biểu diễn đồ thị kiểm định phần dư có phân
phối chuẩn với khoảng tin cậy hơn 95% được xác định tại trục X ở vị trí ± 2.25.
Biểu đồ 2.10. Đồ thị xác suất chuẩn phần dư chuẩn hóa của sự hài lòng
Đồ thị xác suất chuẩn phần dư chuẩn hóa của sự hài lòng thể hiện ở Biểu đồ
2.10 cho thấy không phải rất sát, song sai lệch của đồ thị xác suất chuẩn với đường
thẳng y=x là có thể chấp nhận được.
Như vậy, với số liệu phân tích sự hài lòng với mô hình đề xuất vừa nêu có
thể chấp nhận được với hệ số xác định mô hình lớn và quan hệ giữa biến độc lập và
biến phụ thuộc được coi là khá chặt chẽ, phù hợp.
92
TIẾU KẾT CHƯƠNG 2
Dựa vào nguồn tư liệu, số liệu thu thập tương đối phong phú và cập nhật,
Luận văn đã giới thiệu tổng quát về dịch vụ dạy nấu ăn cho khách du lịch tại Huế
nói chung, cũng như tại 3 khách sạn được lựa chọn điển hình nghiên cứu nói riêng.
Trên cơ sở các số liệu điều tra thu được, với việc sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng và vận dụng mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ, Luận văn
đã đánh giá được đặc điểm và hành vi của du khách khi tham gia dịch vụ nấu ăn và
làm rõ thực trạng chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn cho khách du lịch tại các khách sạn
nghiên cứu điển hình thông qua các tiêu chí đánh giá của du khách về chất lượng
dịch vụ cũng như đánh giá về mức độ trải nghiệm của du khách đối với dịch vụ này.
Từ kết quả nghiên cứu đã có sự đối chiếu so sánh chất lượng cũng như xác định
được chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của du
khách. Thông qua việc xây dựng mô hình và phân tích hồi quy đa biến để phân tích
mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự trải nghiệm của du khách đối với dịch vụ
dạy nấu ăn. Đây là hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu chất lượng dịch vụ dạy nấu
ăn mà các đề tài trước đây chưa đi sâu phân tích. Nên kết quả nghiên cứu của Luận
văn có ý nghĩa hơn trong phương pháp luận nghiên cứu.
Từ những đánh giá cụ thể chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn tại các khách sạn
nghiên cứu và đồng thời nêu lên những điểm mạnh và tồn tại của mỗi khách sạn để
làm cơ sở đưa ra các giải pháp và kiến nghị cho Chương 3.
93
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DẠY NẤU ĂN
3.1. Những định hướng phát triển của du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu từ năm 2015 dịch vụ du lịch đóng góp
vào GDP địa phương trên 50%, năm 2020 đạt từ 52 - 53%, năm 2030 đạt trên 55%
đóng góp vào GDP khẳng định Huế là một trong điểm du lịch quốc gia, dịch vụ du
lịch là yếu tố then chốt trong sự phát triển của địa phương. Đến năm 2020 thu hút
hơn 3,9 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 1,6 triệu lượt; tăng trưởng
khách du lịch 11%/năm, số lượng cơ sở lưu trú có 22.600 phòng với 22.000 lao
động và doanh thu du lịch ước đạt 6.182 tỷ đồng chiếm 13,1% so với GDP toàn
tỉnh.
Một trong những định hướng phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế là
tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tăng cường xây dựng các sản phẩm du
lịch đặc thù; nghiên cứu, khai thác và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch mới;
khai thác tiềm năng, lợi thế và đặc trưng của vùng đất để xây dựng các tour tuyến
du lịch thu hút nguồn khách. Phát triển ‘Du lịch ẩm thực’ là một trong các định
hướng phát triển sản phẩm du lịch đã được nêu trong Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2030 theo Quyết định số 1622/QĐUBND ngày 26/8/2013 với mục tiêu: ‘Tập trung phát triển du lịch thành ngành
kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2020 đưa Thừa Thiên Huế trở thành điểm đến
hàng đầu trong khu vực; đến năm 2030 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một
điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới’.
Việc xác định vị trí thành phố Huế là trung tâm phát triển du lịch của vùng
Bắc Trung Bộ cũng như định hướng phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực có vai trò
quan trọng trong việc xây dựng cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ dạy
học nấu ăn trong các khách sạn tại thành phố Huế.
3.2. Cơ sở đề xuất các giải pháp
Thừa Thiên Huế là một tỉnh miền trung Việt Nam có vị trí chiến lược trên
tuyến quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt. Phía Bắc của tỉnh giáp với Quảng Trị 94
nơi có cửa khẩu Lao Bảo nối Việt Nam với Lào và Đông Bắc Thái Lan qua đường
số 9, tuyến giao thông chủ yếu nối Việt Nam với Lào, Thái Lan trong tương lai.
Nằm ở vị trí đầu của tuyến, Thừa Thiên Huế có vị trí quan trọng trong việc phát
triển du lịch dọc theo tuyến giao thông quan trọng này. Phía Nam của Thừa Thiên
Huế giáp với Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, nơi có cảng và sân bay quốc tế Đà
Nẵng lớn nhất ở miền Trung hiện nay.
Về tiềm năng, Thừa Thiên Huế là một trong số ít địa phương có nguồn tài
nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có giá trị cao cả về tự nhiên lẫn nhân văn.
Nổi bật nhất là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn với cố đô Huế nơi bảo tồn gần
như nguyên vẹn tổng thể kiến trúc cố đô cổ với hệ thống lăng tẩm, thành quách,
cung điện, chùa chiền…. hài hoà với khung cảnh thiên nhiên được coi là một kiệt
tác kiến trúc đô thị cổ của khu vực Đông Nam Á và thế giới. Nhờ những giá trị độc
đáo nêu trên, năm 1993, quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di
sản văn hoá thế giới. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế còn có kho tàng các giá trị văn hoá
độc đáo, đặc sắc như ca múa cung đình, nghệ thuật ẩm thực, lễ hội truyền thống,
làng nghề thủ công, văn hoá các dân tộc ít người như Tà Ôi, Vân Kiều… đặc biệt là
các giá trị văn hoá phi vật thể như ca hát, lễ nhạc cung đình… được UNESCO công
nhận là di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
Tại Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định trung tâm và các trọng điểm du lịch Bắc Trung
Bộ là: ‘Trung tâm du lịch lớn nhất của vùng là thành phố Huế’. Điều này cho thấy
việc phát triển dịch vụ du lịch tại thành phố Huế đóng vai trò quan trọng không chỉ
cho tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn là động lực thúc đẩy phát triển du lịch tại các tỉnh
Bắc Trung Bộ. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 đã khẳng định một trong những ưu tiên phát triển
các dòng sản phẩm chính của du lịch là: ‘Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch
văn hóa gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối sống. Phát triển mạnh du
95
lịch ẩm thực. Phát huy các giá trị văn hóa vùng miền làm nền tảng cho các sản
phẩm du lịch đặc trưng’. Việc phát triển dịch vụ dạy nấu ăn góp phần đa dạng hóa
việc cung cấp dịch vụ tại các nhà hàng, khách sạn và phát triển mạnh du lịch ẩm
thực gắn với trải nghiệm thực tế của du khách nhằm quảng bá nền văn hóa ẩm thực
Việt Nam đến bạn bè trên thế giới.
3.3. Các giải pháp cho dịch vụ dạy nấu ăn trong các khách sạn nghiên cứu
Dựa trên đánh giá của khách hàng, qua quá trình tham gia trải nghiệm một số
buổi dạy nấu ăn ở 3 khách sạn nghiên cứu cũng như qua kết quả phân tích mô hình
chất lượng dịch vụ IPA chung cho cả 3 khách sạn nghiên cứu, tác giả xin đưa ra một
số nhóm giải pháp nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn trong các khách
sạn ở thành phố Huế như sau:
3.3.1. Nhóm giải pháp đầu tư, cải thiện yếu tố hữu hình:
+ Về cơ sở vật chất:
Theo kết quả phân tích từ mô hình IPA cho thấy 3 khách sạn nên hạn chế đầu
tư cho các thuộc tính: (1) Vị trí tổ chức lớp học thuận lợi, (3) Trang thiết bị, dụng cụ
đáp ứng yêu cầu chế biến. Điều này cho thấy cả 3 khách sạn nghiên cứu đều thuộc
khách sạn 4,5 sao nên việc đầu tư, bố trí địa điểm cũng như trang bị cơ sở vật chất
đáp ứng cho lớp học nấu ăn là điều tất yếu. Với quy mô và kinh nghiệm tổ chức lớp
dạy nấu ăn, các khách sạn đã đáp ứng khá tốt về số lượng khách tham gia thực hành.
Các khách sạn đã trang bị dụng cụ, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu nấu ăn, yêu cầu kỹ
thuật, sử dụng đúng mục đích và tương đối đồng bộ nhau đã tạo ấn tượng khá tốt đối
với khách hàng cũng như cảm nhận về chất lượng của khách hàng.
+ Về vệ sinh:
- Vệ sinh là một trong những khâu mà khách hàng quan tâm hàng đầu, đặc
biệt là khách quốc tế. Vệ sinh bao gồm: vệ sinh cá nhân của người dạy, nhân viên
phục vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh dụng cụ, trang thiết bị trong bếp
học…Chương trình dịch vụ nấu ăn có thể hấp dẫn, giá cả hợp lý, người dạy chuyên
nghiệp, nhân viên phục vụ chu đáo, lịch sự, món ăn ngon nhưng vấn đề vệ sinh
không được chú trọng đến thì dịch vụ dạy nấu ăn được xem là chưa đạt chất lượng
96
và chưa làm hài lòng du khách. Kết quả phân tích IPA cho thấy thuộc tính (2) Bảo
đảm vệ sinh, sạch sẽ tại khu vực lớp học nấu ăn cần được tập trung phát triển. Do
đó giải pháp đề xuất cho các khách sạn đó là cần chú trọng ưu tiên vấn đề vệ sinh
thông qua bảng kiểm tra vệ sinh trước buổi học nấu ăn, bảo đảm các dụng cụ, trang
thiết bị đều được vệ sinh sạch sẽ cũng như vấn đề vệ sinh cá nhân của người dạy và
nhân viên phục vụ. Chấp hành nghiêm túc những quy định về vệ sinh an toàn thực
phẩm trong khâu sơ chế và chế biến món ăn.
+ Về nguyên liệu:
- Bên cạnh chỉ tiêu về vệ sinh, thuộc tính (6) Nguyên liệu đa dạng và dễ tìm
kiếm cũng cần tập trung phát triển. Giải pháp đưa ra cho các khách sạn đó là cần
đầu tư bổ sung thêm các món ăn độc đáo trong thực đơn của dịch vụ dạy nấu ăn với
nguyên liệu dễ dàng tìm kiếm và có thể thay thế bằng các nguyên liệu khác mà
không làm giảm đi đặc trưng và chất dinh dưỡng của các món ăn.
+ Về thực đơn:
- Thuộc tính (5) Thực đơn phong phú hấp dẫn qua kết quả phân tích mô
hình IPA cần tiếp tục duy trì. Các món ăn trong chương trình học thường là các
món ăn đặc trưng của địa phương hoặc món ăn truyền thống của Việt Nam. Các
khách sạn cần quảng bá về các món ăn đặc trưng của địa phương nói riêng và ẩm
thực Việt Nam nói chung để được nhiều khách biết đến và lựa chọn dịch vụ nấu
món ăn. Thông qua dịch vụ dạy nấu ăn có thể chuyển tải thông điệp về văn hóa ẩm
thực của người Huế nói riêng, người Việt Nam nói chung và tạo nên sự khác biệt về
dịch vụ dạy nấu ăn so với các địa điểm khác.
- Các nhà quản lý và người dạy cần tìm hiểu và cập nhật xu thế ăn uống của
các nước trên thế giới để đề xuất, bổ sung, thay thế các món ăn trong thực đơn bảo
đảm cân bằng giữa các chất dinh dưỡng và không bị trùng lặp nguyên liệu giữa các
món ăn cũng như duy trì sự đa dạng và hấp dẫn của thực đơn lớp học nấu ăn.
+ Về đồng phục:
- Nhìn chung, các khách sạn cung ứng tốt về đồng phục cho lớp dạy nấu ăn,
bảo đảm trang phục tham gia lớp học của khách hàng và người dạy đầy đủ và gọn
97
gàng. Tuy nhiên thuộc tính (4) này lại không quan trọng đối với du khách. Do vậy,
các khách sạn nên hạn chế phát triển về đồng phục, để tập trung vào các vấn đề
khác quan trọng hơn như là vấn đề về vệ sinh. Các trang phục bếp không vừa kích
cỡ có khi gây trở ngại, vướng víu trong quá trình cắt thái, chế biến cũng như làm
cho khách cảm thấy không thoải mái với thời tiết khắc nghiệt như ở Huế. Ở một số
lớp dạy nấu ăn tại Hội An, du khách chỉ cần mang tạp dề trong buổi học, vừa tiện
dụng, vừa tạo cảm giác thoải mái cho khách trong suốt quá trình học nấu ăn.
3.3.2. Nhóm giải pháp tăng cường sự tin cậy trong cung cấp dịch vụ
+ Về thời gian:
Thuộc tính (8) Bố trí thời gian lớp học hợp lý và linh hoạt được du khách
cho là rất quan trọng nhưng mức độ thể hiện còn thấp và du khách không đạt được
sự hài lòng. Các nhà quản lý của ba khách sạn cần cân nhắc để tập trung phát triển
về vấn đề thời gian phân bố cho lớp học. Ở ba khách sạn nghiên cứu, thời gian lớp
học thường bắt đầu vào buổi sáng, đây là khoảng thời gian các nguyên vật liệu ở
chợ còn tươi ngon về chất lượng cũng như đa dạng, phong phú về chủng loại. Tuy
nhiên do thời gian lưu trú của khách ở lại Huế từ 1-2 ngày chiếm 67%, các khách
sạn nên bố trí thời gian linh hoạt cho du khách để họ có thể sắp xếp thời gian tham
quan các địa danh ở Huế. Thêm vào đó, thời gian lớp dạy nấu ăn thường kéo dài
trung bình 3 giờ tùy thuộc vào số lượng khách tham gia và thực đơn món ăn. Giải
pháp đề xuất đó là tùy theo từng đối tượng khách và nhu cầu đi tham quan của
khách, các khách sạn có thể linh động bố trí thời gian phụ thuộc vào nhu cầu của
khách, để khách cảm thấy thật sự thoải mái khi tham gia dịch vụ dạy nấu ăn. Đồng
thời rút ngắn thời gian của lớp học nhưng vẫn bảo đảm chất lượng của buổi học
bằng cách chuẩn bị trước các loại nước dùng, sơ chế trước các nguyên liệu…
+ Về dịch vụ đi chợ:
- Qua khảo sát, du khách được trãi nghiệm điều mới mẻ khi gặp gỡ người
dân địa phương qua cách sinh hoạt, buôn bán ở chợ. Do đó, nhà quản lý cần cân
nhắc, xem xét trong việc thiết kế tour đi chợ trong nội dung chương trình dạy nấu
ăn: về khoảng cách từ khách sạn đến chợ và quy mô của chợ. Nếu chợ nhỏ và
98
không đa dạng về nguyên vật liệu thì khách sẽ không trải nghiệm được nhiều.
- Cần tìm hiểu những ý kiến của khách về dịch vụ đi chợ giúp góp phần cải
thiện dịch vụ đi chợ một cách tốt hơn bởi vì sự thỏa mãn khách hàng là nhân tố
chính mang lại thành công cho việc kinh doanh của khách sạn.
+ Về công thức chế biến:
- Công thức các món ăn trong thực đơn dịch vụ dạy nấu ăn khá chi tiết và rõ
ràng. Thuộc tính (8) này qua kết quả phân tích IPA tập trung vào nhóm tiếp tục duy
trì. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách, các khách sạn nghiên cứu cần quan
tâm duy trì việc lập công thức món ăn rõ ràng và dễ hiểu. Để tiếp tục duy trì, giải
pháp được đề xuất là tính toán hợp lý định lượng của các nguyên liệu, thành phần
của món ăn. Điều này giúp cho khách có thể dễ dàng áp dụng cách tính mua nguyên
liệu để chế biến các món ăn đã tham gia lớp học sau khi trở về nước. Thêm vào đó,
cần bổ sung các bước sơ chế và chế biến cụ thể hơn vì trong quá trình học, khách
không thể ghi chú hết tất cả các thông tin do người dạy cung cấp. Ngoài ra, công
thức món ăn nên được dịch sang tiếng Anh và tiếng Pháp bởi vì qua khảo sát 3
khách sạn, đối tượng khách quan tâm đến dịch vụ dạy nấu ăn đến từ Úc, Mỹ và
Châu Âu.
+ Về việc thực hiện nội dung:
- Tương tự thuộc tính (7), Thuộc tính (9) Thực hiện đúng như các nội dung
đã thiết kế, hứa hẹn cần được tiếp tục duy trì bằng cách luôn thực hiện các dịch vụ
và chương trình như đã quãng bá để tạo niềm tin cho khách và tăng độ tin cậy của
dịch vụ dạy nấu ăn.
- Do giá cả trên thị trường có nhiều biến động nên các nhà quản lý cần tính
toán linh hoạt để không ảnh hưởng đến doanh thu của dịch vụ nấu ăn. Bên cạnh đó,
các khách sạn cần tham khảo thêm giá cả của các đối thủ cạnh tranh để điều chỉnh
cho phù hợp. Vào các dịp trong năm hoặc mùa thấp điểm, các khách sạn có thể đưa
ra các chính sách giảm giá, khuyến mãi nhằm kích cầu, thu hút khách.
99
3.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ khách hàng
- Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 3 khách sạn nên hạn chế đầu tư cho thuộc
tính (13) Thông báo cụ thể chương trình, thời gian thực hiện dịch vụ và (14) Giải
đáp rõ các thắc mắc của khách hàng mà nên tập trung cho các thuộc tính mà khách
hàng cho là quan trọng hơn như vấn đề về thời gian và vệ sinh.
- Để tiếp tục duy trì thuộc tính (11) Sự sẵn lòng giúp đỡ khách hàng của đội
ngũ giảng dạy và nhân viên, sau đây là một số giải pháp:
+ Đối với người dạy và nhân viên:
- Theo khảo sát, khách tham gia dịch vụ dạy nấu ăn với mục đích tìm hiểu và
khám phá ẩm thực và văn hóa địa phương. Do đó người dạy phải hiểu biết về các món
ăn của lớp dạy nấu ăn để có thể trả lời, giải đáp những câu hỏi, thắc mắc của khách.
- Luôn có thái độ nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ khách, quan tâm đến khách
trong quá trình khách thực hành vì điều này rất quan trọng đối với việc đánh giá của
khách về chất lượng dịch vụ.
- Giai đoạn chuẩn bị ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của lớp học
nấu ăn. Do đó người dạy phải phối kết hợp với các nhân viên tham gia dịch vụ dạy
nấu ăn để chuẩn bị mọi thứ đầy đủ, chu đáo, kỹ lưỡng trước khi khách tham gia lớp
học. Cần phải có phương án dự phòng nguyên vật liệu trong trường hợp khách sử
dụng nhiều, làm đổ hoặc thiếu.
- Tạo cho mình nhiệt huyết đam mê nghề nghiệp và cách thức truyền cảm
hứng và gây hứng thú cho khách là điều thật sự cần thiết, góp phần thành công cho
buổi học.
- Người dạy cần giải thích một lần trước khi bắt tay vào quy trình nấu
nướng. Trong quá trình chế biến, người dạy giải thích lại lần nữa giúp khách hiểu
hơn và dễ dàng áp dụng sau khi học.
3.3.4. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực phục vụ của đội ngũ phục vụ
Nhằm bảo đảm sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ lớp dạy nấu
ăn, các nhà cung cấp dịch vụ cần tập trung phát triển cho thuộc tính (16) Đội ngũ
giảng dạy có kinh nghiệm và chuyên nghiệp. Các giải pháp được đề xuất như sau:
100
+ Đối với cán bộ quản lý:
- Thường xuyên giám sát, kiểm tra đội ngũ nhân viên tổ chức dịch vụ dạy
nấu ăn cũng như đánh giá chất lượng dịch vụ thông qua việc hỏi thăm khách trong
hoặc sau quá trình khách tham gia lớp dạy nấu ăn.
- Bố trí người dạy có chuyên môn cao về nghiệp vụ và đội ngũ phục vụ giỏi
đối với tất cả các đối tượng khách kể cả khó tính, coi trọng các đối tượng khách
ngang nhau, không phân biệt đối tượng khách.
- Tổ chức các buổi tập huấn, các buổi kiểm tra có đánh giá những người
tham gia dịch vụ dạy nấu ăn trong mùa thấp điểm để đánh giá được chất lượng của
dịch vụ. Từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp.
- Tiến hành đào tạo tại chỗ hàng ngày, hàng tuần, để các nhân viên tay nghề
cao có thể đào tạo các nhân viên mới, nhân viên bậc thấp theo hình thức cầm tay chỉ
việc.
- Song song với việc nâng cao trình độ cho nhân viên cần phải nâng cao ý
thức, trách nhiệm của nhân viên bằng hình thức giám sát chặt chẽ việc thực hiện
quy chế, nội quy trong nhà hàng, khách sạn.
+ Đối với người dạy:
- Là một trong những người đại diện cho khách sạn giới thiệu về nền ẩm thực
thông qua lớp dạy nấu ăn, người dạy cần trang bị cho mình vốn kiến thức về chuyên
môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng thực hành lành nghề, tay nghề cao.
- Không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như
mạnh dạn tham gia các hội thi liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của mình nhằm
trải nghiệm và đúc rút cho mình nhiều kinh nghiệm quý giá.
+ Các khách sạn cần tiếp tục duy trì các thuộc tính (19) Trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của nhân viên và (20) Nhân viên nhiệt tình và lịch thiệp bằng cách người
dạy và nhân viên phục vụ luôn thể hiện sự nhiệt tình trong công việc và điều đó
truyền nhiệt huyết yêu thích công việc và nấu ăn đến cho khách hàng. Thêm vào đó.
người dạy không ngừng tập luyện, nâng cao kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp cũng như
trang bị cho mình cách thức phục vụ khách chuyên nghiệp, ân cần và chu đáo.
101
+ Trong khi đó các nhà quản lý cần hạn chế phát triển và giảm đầu tư về kỹ
năng ngoại ngữ (17) và kỹ năng giao tiếp của nhân viên (18) bởi cả thuộc tính
được thể hiện khá tốt tại 3 khách sạn nghiên cứu. Thêm vào đó, đội ngũ nhân viên
được tuyển dụng vào làm việc tại các khách sạn đạt chuẩn 4,5 sao đều phải đáp
ứng hội đủ 2 kỹ năng trên. Hơn nữa các nhân viên được tiếp xúc, giao tiếp và cọ
sát với môi trường làm việc đạt chuẩn và giao tiếp với du khách đã giúp họ ngày
càng nâng cao các kỹ năng trên. Ngoài ra, với đặc thù, tính chất công việc là tiếp
xúc và tương tác trực tiếp với khách hàng, người dạy tự phải trang bị cho mình kỹ
năng giao tiếp, nghệ thuật ứng xử với khách hàng cũng như vốn ngoại ngữ tốt để
có thể dễ dàng chuyển tải, truyền đạt những nội dung và thông điệp cơ bản nhất
đến với khách hàng. Đặc biệt khi gặp gỡ, giao tiếp với khách hàng phải luôn vui
vẻ, lịch sự, nhã nhặn.
+ Kết quả phân tích IPA cho thấy cần tiếp tục duy trì thuộc tính (15) Đảm
bảo an toàn về tính mạng, thiết bị, dụng cụ và thực phẩm. Giải pháp được đề xuất là
bộ phận bảo trì cần thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các cơ sở vật
chất, trang thiết bị của nhà bếp nơi tổ chức lớp học nấu ăn để bảo đảm an toàn
phòng chống cháy nổ cũng như bảo đảm hoạt động kinh doanh cho khách sạn.
Ngoài ra, người dạy và các nhân viên tham gia lớp học phải chú trọng đến vấn đề vệ
sinh cá nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.3.5. Nhóm giải pháp quan tâm, chia sẻ với khách hàng
Có ba thuộc tính cần quan tâm để tiếp tục duy trì đó là (21) Sự quan tâm,
thân thiện và lịch sự của nhân viên, (23) Chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng với du khách
và (24) Tương tác giữa người hướng dẫn và người học cởi mở và hiệu quả. Để tiếp
tục duy trì các yếu tố trên, các giải pháp được đề xuất là:
- Người dạy cần cởi mở, trải lòng mình để cùng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ
năng với du khách, không nên dấu nghề cũng như không ngừng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ với mục đích đem lại sự trải nghiệm tốt nhất cho khách.
102
- Sự tương tác giữa người dạy và du khách sẽ tác động đến sự thành công của
buổi học nấu ăn. Do vậy, người dạy và nhân viên phục vụ cần trang bị cho mình kỹ
năng giao tiếp cũng như biết quan tâm, chia sẻ với du khách.
Trong khi đó thuộc tính (22) Hiểu rõ nhu cầu của từng đối tượng du khách
nằm trong phần hạn chế phát triển. Việc tìm hiểu sơ lược đặc điểm cá nhân cũng
như đặc điểm văn hóa của đối tượng khách tham gia lớp học để nắm bắt tâm lý của
khách đã được các nhân viên tiến hành trước buổi học diễn ra. Do vậy khách hàng
cảm thấy thuộc tính này không quan trọng. Tuy nhiên, qua quá trình giảng dạy,
người dạy cần nhanh chóng nắm bắt, hiểu được nhu cầu của từng đối tượng du
khách để có thể chia sẻ, chỉnh sửa thao tác cắt thái, chế biến món ăn. Điều này giúp
để lại ấn tương tốt đẹp cho du khách.
3.4. Giải pháp đối với các khách sạn nghiên cứu:
3.4.1. Khách sạn Kinh Thành Huế
- Tăng cường quảng bá dịch vụ dạy nấu ăn đến các hãng lữ hành và nhận đặt
hàng tổ chức dịch vụ dạy nấu ăn cho khách lưu trú tại các khách sạn khác.
- Nâng cấp và đa dạng hóa các loại rau trong vườn của khách sạn, góp phần
làm phong phú cho nội dung chương trình dạy nấu ăn.
- Bố trí thời gian cho dịch vụ dạy nấu ăn linh hoạt và theo nhu cầu của khách
nhằm tạo điều kiện cho khách có thể tham gia thật nhiều hoạt động và trãi nghiệm
trong chuyến đi đến Huế.
- Tập trung, chú trọng hơn nữa các vấn đề vệ sinh cũng như sự quan tâm,
chăm sóc khách hàng đối với các dịch vụ nói chung và dịch vụ dạy nấu ăn nói riêng.
- Lắng nghe ý kiến phản hồi của du khách về dịch vụ dạy nấu ăn nhằm điều
chỉnh những khiếm khuyết của khách sạn cũng như khai thác các động cơ tiềm ẩn
không nói ra của khách hàng.
3.4.2. Khu nghỉ dưỡng làng Hành Hương
- Đa dạng hóa và cải thiện chất lượng các dịch vụ, trong đó chú trọng đến
dịch vụ dạy nấu ăn.
103
- Chú trọng đầu tư, nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho
các nhân viên bằng các chương trình đào tạo, liên kết với các trường, cơ sở đào tạo
nhân lực du lịch, tổ chức các lớp học định kỳ, phổ biến các vấn đề về vệ sinh, dịch
vụ, chất lượng dịch vụ, kỹ năng làm hài lòng du khách.
- Khuyến khích các nhân viên tham gia các Hội thi tay nghề nhằm có cơ
hội nâng cao tay nghề, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm và giao lưu với các doanh
nghiệp khác.
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược quảng bá dịch vụ dạy nấu ăn phù hợp với
thị trường mục tiêu, đồng thời cũng từng bước khai thác thị trường tiềm năng. Hoạt
động quảng bá ngoài việc phối hợp với các hãng lữ hành, cũng nên chú trọng kết
hợp với các doanh nghiệp khác, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hay Hiệp hội
khách sạn.
- Thường xuyên áp dụng các chính sách khuyến khích, động viên nhân viên
để thu hút, giữ chân những người có tâm huyết, trình độ và trách nhiệm thông qua
chế độ đãi ngộ, lương thưởng, thăng tiến.
- Duy trì hoạt động đi chợ để khách có những trãi nghiệm thú vị hơn trong
chương trình lớp dạy nấu ăn.
- Coi trọng hơn nữa vấn đề về vệ sinh, đặc biệt đối với dịch vụ dạy nấu ăn.
- Quan tâm bố trí thời gian hợp lý cho lớp dạy nấu ăn cũng như tìm hiểu,
nắm bắt nhu cầu của các đối tượng khách.
3.4.3. Trung tâm khách sạn thực hành Villa Huế
- Liên kết với sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các khách sạn, các ban
ngành, đoàn thể, các trường Đại học để quảng bá về dịch vụ dạy nấu ăn ở Villa Huế.
- Phối hợp với đội ngũ giảng viên khoa kỹ thuật chế biến món ăn của trường Cao
đẳng Nghề Du lịch Huế để chọn lựa người dạy phù hợp với đối tượng khách: giáo viên
giao tiếp bằng tiếng Pháp sẽ đảm nhận lớp dạy nấu ăn đối với khách nói tiếng Pháp.
- Bổ sung thêm khâu cuối trong nội dung chương trình dạy nấu ăn đó là chụp
ảnh lưu niệm và trao giấy chứng nhận tham gia khóa học cho du khách. Điều này sẽ
giúp cho du khách ghi dấu lại kỷ niệm khi tham gia lớp dạy nấu ăn tại khách sạn.
104
- Đa dạng hóa các món ăn trong thực đơn dạy nấu ăn, ví dụ như thêm các
món ăn địa phương nói riêng và ẩm thực Việt nam nói chung.
- Bố trí thời gian lớp dạy nấu ăn hợp lý hơn bằng cách rút ngắn thời gian,
linh hoạt thời gian nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho du khách trong thời gian lưu trú
tại Huế.
- Đẩy mạnh hoạt động đào tạo lại nhân viên mới theo mục đích sử dụng và
yêu cầu của khách sạn. Tận dụng nguồn tài trợ của chính phủ Luxembourg để
thường xuyên gửi cán bộ quản lý, nhân viên đi đào tạo tại các cơ sở uy tín trong và
ngoài nước.
- Giải quyết các ý kiến phản hồi cũng như phàn nàn của du khách một cách
kịp thời để thể hiện sự tôn trọng và quan tâm khách hàng.
3.5. Kiến nghị
Để cải thiện chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn, bên cạnh những giải pháp trên, một
số kiến nghị được đưa ra với các đơn vị liên quan như sau:
3.5.1. Đối với chính quyền địa phương và Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch
Thừa Thiên Huế
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến điểm đến cho du lịch
Thừa Thiên Huế thông qua việc đẩy mạnh trang web của ngành du lịch tỉnh nhà, phát
miễn phí tờ rơi, bản đồ du lịch cho du khách tại điểm tham quan, nhà ga, sân bay…
- Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ sự trợ giúp của các chính phủ, các tổ
chức quốc tế trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế.
- Tổ chức và tham gia các hội chợ, hội thảo, triển lãm trong nước và quốc tế
để giới thiệu tiềm năng du lịch Thừa Thiên Huế để thu hút khách du lịch và các
nhà đầu tư.
- Xây dựng hình ảnh điểm đến phải nêu bật được những đặc trưng về tiềm năng
và thích hợp với những thị trường mục tiêu của Thừa Thiên Huế : là một điểm đến nổi
bật với các giá trị văn hoá phi vật thể và vật thể (di sản văn hoá thế giới: cố đô Huế và
nhã nhạc cung đình), một điểm đến với môi trường sinh thái trong lành, một điểm đến
an toàn thân thiện đối với mọi du khách.
105
- Phối hợp với các Sở ở các tỉnh thành, các sở ban ngành có liên quan, các
hãng hàng không nhằm kích cầu du lịch.
- Khẩn trương triển khai việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến 2030 và tiến tới xây dựng
quy hoạch phát triển du lịch Thừa Thiên Huế.
- Đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn, đa dạng hóa
và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo điều kiện thỏa mãn tối đa các nhu cầu
thiết yếu của du khách.
- Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp
vụ và trình độ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực du lịch Tỉnh nhà.
- Hỗ trợ, xúc tiến, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường
trong và ngoài nước để giới thiệu, quảng bá dịch vụ dạy nấu ăn.
- Khai thác các lợi thế về tài nguyên du lịch để thiết kế các tour du lịch mới,
xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh, chú trọng phát triển tour du
lịch văn hóa, du lịch sinh thái…nhằm thu hút khách du lịch quốc tế.
- Tổ chức nhiều cuộc thi để nâng cao trình độ tay nghề của nhân viên trong
ngành khách sạn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giao lưu, trao đổi kinh
nghiệm, cùng nhau phát triển.
- Làm tốt công tác dự báo du lịch nhằm giúp cho các khách sạn nắm bắt được
thị trường khách trong tương lai từ đó chuẩn bị tốt các công đoạn trong quy trình
phục vụ du khách.
- Cần kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ du lịch, đồng thời có biện pháp
chống phá giá để tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các khách sạn.
- Quan tâm hơn nữa việc đào tạo và bồi dưỡng các nguồn nhân lực phục vụ trong
ngành Du lịch của Tỉnh nhà như đầu tư cho các trường đào tạo du lịch có chất lượng cao,
điển hình khoa Du lịch – Đại học Huế, trường Cao đẳng Nghề Du lịch Huế.
3.5.2. Đối với các trung tâm lữ hành:
- Giúp quảng bá cho du khách về dịch vụ dạy nấu ăn tại các nhà hàng, khách
sạn ở thành phố Huế nhằm giới thiệu ẩm thực Huế nói riêng, ẩm thực Việt Nam nói
106
chung đến với bạn bè quốc tế.
- Phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nước nhằm chú trọng
hơn trong công tác quảng bá các sản phẩm du lịch, thu hút khách đến với Huế.
- Xác định các thị trường mục tiêu để thiết lập các chương trình du lịch nói
chung và chương trình về dịch vụ dạy nấu ăn nói riêng.
- Phối kết hợp với các khách sạn, nhà hàng tổ chức dịch vụ dạy nấu ăn tại
Huế, trong việc nghiên cứu nhu cầu, thiết kế thực đơn và phục vụ khách; điều chỉnh
để các chương trình dịch vụ dạy nấu ăn phong phú, đa dạng và không bị nhàm chán
đối với khách.
- Khai thác triệt để các thị trường khách tiềm năng, thu hút họ bằng các chương
trình du lịch nói chung của địa phương cũng như chương trình học nấu ăn nhằm quảng
bá đến bạn bè thế giới về ẩm thực Việt Nam.
- Xây dựng chiến lược marketing, chính sách giá, chiến lược phân phối, chiến
lược xúc tiến…nhằm thu hút nguồn khách tham gia dịch vụ dạy nấu ăn tại các khách sạn.
- Khi thiết kế chương trình du lịch cần đưa phần dạy nấu ăn cho khách du lịch
107
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng, luận văn đã đánh giá
những điểm mạnh, điểm yếu và yếu tố quan trọng để cải thiện chất lượng dịch vụ
dạy nấu ăn, từ đó kết hợp với cơ sở lý luận đề xuất các nhóm giải pháp:
- Nhóm giải pháp đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất.
- Nhóm giải pháp tăng cường sự tin cậy trong cung cấp dịch vụ;
- Nhóm giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ khách hàng;
- Nhóm giải pháp nâng cao năng lực phục vụ của đội ngũ phục vụ;
- Nhóm giải pháp quan tâm, chia sẻ với khách hàng;
Các giải pháp đều có tính độc lập tương đối trong hệ thống. Tuy nhiên, giữa
các giải pháp luôn luôn có mối quan hệ, tác động qua lại và ảnh hưởng, thúc đẩy lẫn
nhau theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn cho khách du lịch.
Trong thực tiễn, đề tài nghiên cứu có những khả năng ứng dụng trong thực
tiễn như sau:
- Các tiêu chí đánh giá chất lượng đã được nêu ra và xác định được các yếu
tố quan trọng trong việc ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn trong các
khách sạn. Từ đó định hướng việc vận dụng các mô hình đánh giá chất lượng dịch
vụ cũng như xác định các yếu tố để cải thiện chất lượng dịch vụ.
- Các giải pháp được đề xuất với mục đích các nhà quản lý du lịch, các nhà
cung ứng dịch vụ và đội ngũ tham gia trực tiếp có thể áp dụng nhằm khắc phục,
điều chỉnh và nâng cao hơn nữa sản phẩm và dịch vụ, với mục đích đem đến sự hài
lòng cho khách du lịch khi tham gia dịch vụ dạy nấu ăn trong các khách sạn tại
thành phố Huế.
- Trường hợp cụ thể về vận dụng các mô hình đo lường chất lượng dịch vụ
được nêu ra, từ đó các nhà nghiên cứu có thể so sánh đánh giá các ưu nhược
điểm của các mô hình cũng như vận dụng phù hợp với loại dịch vụ cụ thể, nguồn
108
lực và thời gian nghiên cứu, và đặc biệt phù hợp với nhu cầu quản lý thực tiễn
của các doanh nghiệp.
Qua cơ sở đề xuất cũng như các giải pháp và kiến nghị, đề tài một lần nữa
muốn nhấn mạnh đến chất lượng của dịch vụ bởi chất lượng dịch vụ là kết quả
của một quá trình đánh giá được tích lũy từ phía khách hàng, được khách hàng
coi trọng và đó cũng được xem là phương thức tiếp cận quan trọng trong quản lý
kinh doanh nhằm bảo đảm sự hài lòng của khách hàng. Chất lượng dịch vụ là
vấn đề đáng được quan tâm và đầu tư hơn cả bởi vì nó đóng vai trò quan trọng
cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào
109
KẾT LUẬN
Huế là thành phố của di sản và những lễ hội – nguồn tài nguyên quý giá của du
lịch. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát huy lợi thế trên và đạt được những bước phát triển
khá toàn diện. Đây chính là động lực thúc đẩy cho sự phát triển của hoạt động kinh
doanh nhà hàng khách sạn nói chung và kinh doanh dịch vụ bổ sung nói riêng trong đó
có dịch vụ dạy nấu ăn.
Nhóm khách sạn Kinh Thành Huế, khu nghỉ dưỡng làng Hành Hương, trung
tâm thực hành khách sạn Villa Huế với chức năng nhiệm vụ kinh doanh khách sạn,
nhà hàng và các dịch vụ bổ sung khác; có vị trí thuận lợi, với đội ngũ nhân viên trẻ,
nhiệt tình với kỹ năng ngoại ngữ và kinh nghiệm phục vụ khách hàng được đánh giá
là những đơn vị kinh doanh có hiệu quả, thu hút lượng du khách đến lưu trú, thu
được doanh thu và lợi nhuận, tạo việc làm ổn định cho người lao động.
Qua phân tích cho thấy chất lượng dịch vụ là yếu tố quan trọng trong hoạt
động kinh doanh du lịch bảo đảm thu hút du khách đến với dịch vụ dạy nấu ăn ở
các khách sạn.
Theo khảo sát thì đối tượng khách tham gia dịch vụ dạy nấu ăn chủ yếu là khách
từ châu Âu (39.5%) và châu Úc (30.5%). Có đến 72.5% đối tượng khách đến Huế với
mục đích nghỉ dưỡng với thời gian lưu trú tại Huế từ 1-2 ngày chiếm 67%.
Phần lớn khách biết đến dịch vụ dạy nấu ăn thông qua kênh truyền thông đại
chúng (chiếm 47%). Hai lý do tác động đến việc lựa chọn dịch vụ dạy nấu ăn đó là khám
phá ẩm thực và văn hóa Huế và trải nghiệm điều mới mẽ khi gặp gỡ người dân địa
phương (98.5%).
Đội ngũ nhân viên được đánh giá khá tốt với trình độ chuyên môn, trình độ ngoại
ngữ và kỹ năng giao tiếp với khách hàng.
Nhìn chung, du khách ấn tượng và khá hài lòng với chất lượng dịch vụ của dịch
vụ dạy nấu ăn. Tuy nhiên, các khách sạn cần cần tập trung cải thiện và chú trọng hơn nữa
về vấn đề vệ sinh cũng như thời gian bố trí hợp lý cũng như việc quảng bá cho dịch vụ
dạy nấu ăn.
110
“Cooking class" không chỉ đơn thuần là học nấu ăn thuần túy mà còn giúp du
khách hiểu thêm về văn hóa của mỗi vùng miền qua những sắc màu văn hóa ẩm
thực mà họ được trải nghiệm. Qua các món ăn, cần chuyển tải cho du khách thấy
đặc trưng của những giá trị ẩm thực và dinh dưỡng. Đặc biệt là văn hóa ẩm thực
Huế vì vốn dĩ ẩm thực Huế là một đề tài khá thú vị cho những ai có nhã ý muốn tìm
hiểu. Vậy nên dịch vụ dạy nấu ăn không đơn thuần là một tour du lịch, mà còn là
một hình thức quảng bá hình ảnh và bản sắc văn hóa ẩm thực của Huế hiệu quả.
Thêm vào đó, việc du khách được chia sẽ, giao lưu văn hóa ẩm thực đối với người
dân địa phương được xem là một trải nghiệm thú vị đối với du khách.
Một điều càng ý nghĩa hơn đó là sau khi tham gia dịch vụ dạy nấu ăn, du
khách có thể nấu các món ăn mà họ đã học để mời bạn bè, người thân thưởng thức
và đây là một cách giúp cho ẩm thực của địa phương hay quốc gia có cơ hội tiếp
cận với bạn bè thế giới.
Những hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn tập trung vào hai điểm chính sau:
- Mở rộng việc đánh giá chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn ở các nhà hàng,
khách sạn dưới góc độ đánh giá của các nhà quản lý cung ứng dịch vụ.
- Vận dụng thêm các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ để khảo nghiệm
và so sánh đánh giá độ tin cậy của các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ.
111
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1.
Bùi Minh Đức (2011), Văn hóa ẩm thực Huế, NXB Văn hóa – văn nghệ.
2.
Bùi Thị Tám (2009), Giáo trình Marketing du lịch. NXB Đại học Huế
3.
Bùi Thị Tám (2009), Đánh giá chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch chương trình
“Hành trình di sản miền Trung”. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 51, 2009.
4.
Đinh Công Thành, Phạm Lê Hồng Nhung, Võ Hồng Phượng và Mai Thị
Triết (2012), Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Phú Quốc, Kỷ yếu
Khoa học 195-202
5.
Hồ Lê Thu Trang, Phạm Thị Kim Loan (2012), Các yếu tố quyết định sự hài
lòng và sự sẵn lòng quay lại của khách nội địa đối với Du lịch tỉnh Sóc Trăng.
Tạp chí Khoa học 2012:23b 162-173.
6.
Hoàng Thị Như Huy (2006), Nghệ thuật ẩm thực Huế. NXB Thuận Hóa
7.
Hoàng Trọng, Chu Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS,
Tập 1, TP HCM: NXB Hồng Đức
8.
Luật Du lịch. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.
9.
Ngô Đức Thịnh (2010), Khám phá ẩm thực truyền thống Việt Nam, NXB Trẻ.
10. Nguyễn Huy Phương và Lưu Tiến Thuận (2013), Giải pháp nâng cao chất lượng du
lịch dịch vụ Hậu Giang. Tạp chí khoa học – Đại học Cần Thơ số 25 45-51.
11. Nguyễn Thanh Bình (2006), Để du lịch cộng đồng trở thành hiện thực. Tạp chí
Du lịch Việt Nam số 3.
12. Nguyễn Trùng Khánh (2006), Giáo trình Marketing Du lịch, NXB Lao động –
xã hội.
13. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB
Lao động – Xã hội.
14. Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Hương Lan (2004), Giáo trình kinh doanh
khách sạn. NXB Lao động - xã hội.
15. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
112
16. Phạm Xuân Hậu (2001), Quản trị chất lượng dịch vụ Khách sạn - du lịch.
Trường Đại học Thương mại - NXB Đại học quốc gia.
17. Phan Chí Anh, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Huệ Minh (2013), Nghiên cứu các mô
hình đánh giá chất lượng dịch vụ, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và
Kinh doanh, Tập29, Số 1 (2013) tr. 11 - 22
18. Phan Thăng (2012), Quản trị chất lượng, NXB Hồng Đức.
19. Robert A.Brymer (1988), Quản lý khách sạn và nhà hàng.
20. Roy Hayter (2001), Phục vụ ăn uống trong Du lịch, NXB Thống kê.
21. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, Báo cáo kết quả hoạt động
năm 2014, phương hướng, nhiệm vụ năm 2015.
22. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, NXB ĐHQG Hà Nội.
23. Trần Thị Mai (2006), Giáo trình tổng quan du lịch. NXB Lao động- xã hội.
24. Trần Thị Ngọc Liên, Trương Thanh Hùng (2014), Gợi ý một số giải pháp hoàn
thiện chất lượng dịch vụ Du lịch Thừa Thiên Huế dựa trên mô hình IPA, Tạp
chí Nghiên cứu và phát triển, số 1 (108), pp 30 - 36.
25. Từ điển Collins English Dictionary (2012), NXB HarperCollins.
26. Từ điển Tiếng Việt (2004), NXB Đà Nẵng.
27. Vũ Cao Đàm (2010), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục
Việt Nam.
28. W. Chan Kim và Renée Mauborgne (2010), Chiến lược đại dương xanh, NXB
Tri Thức.
TIẾNG ANH
29. A.Parasuraman, Valarie A.Zeithaml & Leonard L.berry (1985), A conceptual
model of service quality & its implications for future research: Journal of
marketing. Vol 49, pp 41-50.
30. A.Parasuraman, Valarie A.Zeithaml & Leonard L.Berry (1988), SERVQUAL: A
multiple-item scale for measuring consumer perceptions of service quality,
Journal of Retailing, Vol. 64, No.1, pp. 12-40.
113
31. Chileshe Ng’andu Musaba, Emmanuel C.Musaba, Simon I.R Hoabeb (2014),
International journal of Asian Social Science. Vol 4, pp 533-543.
32. Christine Williams and John Buswell (2003), Service quality in Leisure and
Tourism. CABI.
33. Cronin, J.J. & Taylor, S.A. (1992) Cronin, J.J. & Taylor, S.A. (1992),
Measuring Service Quality: A Reexamination and Extension. Journal of
Marketing. 56 (3), pp.55-68.
34. Denis Harrington and Tony Lenehan (1998), Managing quality in Tourism –
Theory and Practice. Oak tree Press.
35. Gwo-Hshiung Tzeng, Hung-Fan Chang (2011), Applying Importance –
Performance Analysis as a service quality measure in Food service industry,
Vol.6, pp 107 – 115.
36. James Absher, Alan Graefe, Robert Burms (2000), A methodological
comparison of customer service analysis techniques. Pp. 41-45.
37. John A.Martilla, John C.Jame (2012), Journal of marketing, Vol.41, pp 77-79.
38. Kurt Matzler, Franz Bailon, Hans.H.Hinterhuber, Birgit Renzl, Johann Pichler
(2004), The asymmetric relationship between attribute – level performance and
overall customer satisfaction : a reconsiderration of the Importance –
Performance analysis, Industrial markerting management. Pp 271-277
39. Kotler Philip, Veronica Wong, John Saunders, Gary Armstrong (2005),
Principles of Marketing, 4th European edition, Pearson Education Limited
40. Lück Michael (200)1, An Importance-Performance Analysis of Backpackers at
Robinson Crusoe Island Resort, Fiji. AUT University.
41. Lynn Michael (2003), Restaurant Tips and service quality: a weak relationship
or just weak measurement. pp 1-15.
42. Mohd. Adil, Dr. Odai Falah Mohammad Al Ghaswyneh & Alaa Musallam
Albkour (2013), SERVQUAL and SERVPERF: A Review of Measures in
Services Marketing Research, Global Journal of Management and Business
Research Marketing, Vol. 13, No.1, pp. 65 - 76.
114
43. Raymond K.S.Chu, Tat Choi (1999), An Importance performance Analysis of
hotel selection factors in the Hong Kong hotel industry: a comparison of
busisness and leisure travellers, pp 363 – 380.
44. Robert
D.Reid
and
David
C.Bojanic
(2001),
Hospitality
marketing
management. John Wiley&Sons, Inc.
45. Rochelle Turner (2015), Travel and Tourism economic impact 2015 world,
London, pp. 3.
46. Simon Hudson, Paul Hudson, Graham A.Miller (2004). The measurement of
service quality in the Tour Operating sector: A methodological comparison.
Journal of Travel Research. Vol.42, pp 1-36.
47. Song, H. & Wu, C. (2006), An Importance-Performance Analysis of The
Service Quality in The Hong Kong Tourism Industry : The 12th APTA & 4th
APacCHRIE, Hualien, Taiwan. pp 265.
48. Tom Powers and Clayton W.Barrows (2003), Management in the Hospitality
industry. John Wiley&Sons, Inc.
49. Wei-Jaw Deng, Fing-Feng Kuo and Wen-Chin Chen (2008), Revised
Importance-Performance Analysis: three-factor theory and benchmarking. The
service Industries Journal. Vol.28, pp 37-51.
50. Woo Gon, Kim, Yong-Ki Lee, Young-Jin Yoo (2006), Journal of Hospitality
and Tourism Research. Vol.30, pp 142 – 169.
51. Zhang, H. Q. & Chow, I. (2004), Application of importance-performance in
tour guides’ performance: evidence from mainland Chinese outbound visitors
in Hong Kong. Tourism Managment, Vol 25, pp 81 - 91.
INTERNET
52. http://www.qualtrics.com/university/researchsuite/survey-types
/market-
surveys/customer-satisfaction-theory
53. http://dulichhue.com.vn/ tourdulich “cooking class” - Bui Thi Tam
54. http://dulichhue.com.vn/new/vi/a4812/du-lich-voi-tour-cooking-class.html
115
PHỤ LỤC
116
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1:
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
PHỤ LỤC 2:
MÔ TẢ THÔNG TIN MẪU ĐIỀU TRA
PHỤ LỤC 3:
THÔNG TIN VỀ KẾ HOẠCH CHUYẾN ĐI
PHỤ LỤC 4:
THÔNG TIN VỀ THAM GIA DỊCH VỤ HỌC NẤU ĂN
CỦA DU KHÁCH
PHỤ LỤC 5: THÔNG TIN VỀ LÝ DO DU KHÁCH THAM GIA DỊCH
VỤ HỌC NẤU ĂN
PHỤ LỤC 6:
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG VÀ MỨC ĐỘ
THỰC HIỆN CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI CÁC KHÁCH
SẠN NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 7:
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH
PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN GIỮA CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ DẠY NẤU ĂN VÀ SỰ HÀI LÒNG
CỦA DU KHÁCH
PHỤ LỤC 9:
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ DẠY NẤU ĂN
117
PHỤ LỤC 1
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Kính chào quý khách!
Trước tiên xin gửi đến quý khách lời chúc tốt đẹp nhất về chuyến đi đến Huế
lần này.
Tôi là sinh viên ngành Du lịch học thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa
học cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ: “Nghiên cứu chất lượng dịch vụ các lớp dạy
nấu ăn cho khách du lịch tại các khách sạn ở thành phố Huế”. Rất mong quý
khách dành thời gian cung cấp một số thông tin cho đề tài của tôi. Mọi thông tin
được cung cấp chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cám ơn!
PHẦN 1: KẾ HOẠCH CHUYẾN ĐI
1. Quý khách dự kiến ở Huế trong bao lâu?
1- 2 ngày
3- 4 ngày
5- 6 ngày
> 1 tuần
2. Mục đích chuyến đi đến Huế của quý khách là?
Nghỉ dưỡng
Công việc
Tham gia lễ hội
Nghiên cứu
Mục đích khác:……………
3. Hình thức tổ chức chuyến đi của quý khách?
Tự tổ chức
Theo tour trọn gói
Theo hình thức khác:………………….
PHẦN 2: DỊCH VỤ DẠY NẤU ĂN
1. Quý khách tham gia dịch vụ dạy nấu ăn bao nhiêu lần?
1 lần
2 lần
3 lần
> 3 lần
2. Quý khách biết đến lớp dạy nấu ăn qua những kênh thông tin nào?
(Quý khách có thể chọn nhiều hơn 1 lựa chọn)
Truyền thông đại chúng
Tập gấp
Hãng lữ hành
Truyền miệng
Khách sạn đang lưu trú
Kênh khác: …………………
3. Xin quý khách cho biết ý kiến của mình về mức độ quan trọng của các lý
do tác động đến việc đăng ký lớp học nấu ăn bằng cách đánh dấu theo thứ
tự?
(1: Rất không quan trọng - 2: Không quan trọng - 3: Bình thường - 4: Quan trọng 5: Rất quan trọng)
Mức độ quan trọng
Chỉ tiêu
1
2
3
4
5
1. Thư giãn
2. Khám phá ẩm thực và văn hóa Huế
3. Làm đa dạng món ăn trong thực đơn hằng ngày
4. Sẵn có trong chương trình du lịch
5. Giá cả rẻ hơn các khách sạn và thành phố khác
6. Trải nghiệm điều mới mẻ khi gặp gỡ người dân địa
phương
4. Quý khách hãy đánh dấu () vào ô tương ứng với mức độ quan trọng của
các tiêu chí dưới đây theo các mức độ từ 1: “rất không quan trọng”, 2: “không
quan trọng”, 3:“trung bình’, 4: “quan trọng” và 5: “rất quan trọng”; và mức độ
thể hiện với 1: “rất không hài lòng”, 2: “không hài lòng”, 3: “trung bình”, 4:“hài
lòng”, 5: “rất hài lòng”.
Stt
Chỉ tiêu
I. YẾU TỐ HỮU HÌNH
1
2
Vị trí tổ chức lớp học thuận lợi
Đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ tại khu
vực lớp học nấu ăn
Mức độ quan trọng
1
2
3
4
5
Mức độ thể hiện
1 2
3
4
5
3
Trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng yêu
cầu chế biến
Trang phục của giáo viên và học
4
viên phục vụ cho lớp học đầy đủ,
gọn gàng
5
6
Thực đơn phong phú, hấp dẫn
Nguyên liệu đa dạng và dễ tìm
kiếm
II. SỰ TIN CẬY
1
2
3
4
2
3
4
3
4
5
1 2
3
4
5
1
2
3
4
5
1 2
3
4
5
1
2
3
4
5
1 2
3
4
5
và cụ thể
Bố trí thời gian lớp học hợp lý và
linh hoạt
Thực hiện đúng như các nội dung
đã thiết kế, hứa hẹn
Dễ áp dụng sau khi học
Sự sẵn lòng giúp đỡ khách hàng của
đội ngũ giảng dạy và nhân viên
Hướng dẫn quy trình chế biến cụ
thể và rõ ràng
Thông báo cụ thể chương trình, thời
gian thực hiện dịch vụ
Giải thích thắc mắc của khách hàng
cụ thể và rõ ràng
IV. SỰ BẢO ĐẢM
1
2
Công thức chế biến món ăn rõ ràng
III. TÍNH TRÁCH NHIỆM
1
1
Đảm bảo an toàn (tính mạng, thiết
bị, dụng cụ và thực phẩm)
2
Đội ngũ giảng dạy kinh nghiệm và
chuyên nghiệp
3
Kỹ năng ngoại ngữ của nhân viên
4
Kỹ năng giao tiếp của nhân viên
5
6
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
nhân viên
Nhân viên nhiệt tình và lịch thiệp
V. SỰ HIỂU BIẾT, CHIA SẺ
1
2
3
4
1
2
3
4
1 2
5
3
4
5
Sự quan tâm, thân thiện và lịch sự
của nhân viên
Hiểu rõ nhu cầu của từng đối tượng
du khách
Chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng với
du khách
Tương tác giữa người hướng dẫn và
người học cởi mở và hiệu quả
5. Trải nghiệm của quý khách về lớp học nấu ăn:
(1: Rất không đồng ý - 2: Không đồng ý - 3: Bình thường - 4. Đồng ý - 5: Rất
đồng ý)
Mức độ đồng ý
Chỉ tiêu
1. Chương trình lớp học thú vị và hấp dẫn
2. Quý khách có thêm trải nghiệm mới
3. Quý khách hiểu thêm về ẩm thực Việt Nam
4. Quý khách hài lòng về món ăn do mình chế biến
5. Món ăn được trang trí đặc sắc
6. Đánh giá chung, với mức giá dịch vụ đã trả quí khách hài
lòng với chất lượng dịch vụ đã nhận được
1
2
3
4
5
6. Dành cho khách quốc tế: Quý khách có dự định nấu món ăn Việt Nam khi
trở về nước?
Có
Không
Chưa biết
7. Quý khách sẽ giới thiệu dịch vụ nấu ăn cho bạn bè và người thân không?
Có
Không
Chưa biết
8. Quý khách muốn đăng ký lại lớp học nấu ăn với thực đơn khác vào dịp sau?
Có
Không
Chưa biết
PHẦN 3: THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Giới tính:
Nam
Nữ
Châu Âu
Châu Úc
2. Quốc tịch:
Châu Á
Châu Mỹ
Châu Phi
3. Độ tuổi:
< 22
22 - 35
36 - 45
46 - 60
> 60
4. Nghề nghiệp:
Sinh viên
Doanh nhân
Nhân viên
Hưu trí
Nghề khác: …………………………
5. Dành cho khách quốc tế: Quý khách có thể ước tính thu nhập bình quân
hàng tháng chưa kể thuế của mình:
4500 đô la Mỹ
6. Dành cho khách nội địa: Quý khách có thể ước tính thu nhập bình quân
hàng tháng chưa kể thuế của mình: (đơn vị tính: Việt Nam đồng)
< 3 triệu đồng
3 triệu - 4 triệu
4 triệu - 5 triệu
> 5 triệu - 6 triệu
> 6 triệu
Chân thành cám ơn quý khách!
Chúc quý khách có chuyến du lịch vui vẻ.
QUESTIONNAIRE FORM
Dear participants!
First of all, I would like to wish you all the best to your visit in Hue city. I
am a student of the University of Humanity and Social Sciences, Ha Noi National
University. I am currently conducting a research for my thesis “Service quality on
cooking class for tourists at hotels in Hue city”. I would highly appreciate if you
could spend time filling in this questionnaire. All your information will be
confidential for research only.
PART 1: TRIP PLAN
1. How long have you intended to stay in Hue city?
1- 2 days
3- 4 days
5- 6 days
> 1 week
2. What are the main purposes of your trip to Hue city?
Relax
Business
For festival
Research
Others (please specify):…………………………..
3. What is your mode of travelling?
Self-organised
Package tour
Others (please specify):……
PART 2: COOKING CLASS SERVICES
1. How many times have you participated in Cooking class service?
Once
Twice
three times
> 3 times
2. From what kinds of information channels have you known about Cooking
class in Hue city?
(you can choose more than one answer)
Mass media( internet/ Tivi…)
Brochure
Travel agency
Words of mouth
Hotel you are staying
Others (please specify): ……………………………………
3. Please tell me your opinion about the Importance level affecting your reasons
to register Cooking class by ticking () the appropriate number:
(1: Very unimportant - 2: Unimportant - 3: Normal - 4: Important - 5: Very
important)
Importance level
Criteria
1
2
3
4
5
1. To relax.
2. To discover Hue gastronomy and culture.
3. To enrich variety of cuisine for daily menu.
4. To be available in travel programs.
5. To pay less than other hotels or cities.
6. To experience new things when meeting the local
people
4. Could you please tick () in appropriate columns reflecting the Importance
level of attributes with: (1: Very unimportant - 2: Unimportant - 3: Neutral - 4:
Important - 5: Very important) and the Performance level of attributes with:
(1:Very disappointed - 2: Disappointed - 3: Neutral - 4: Satisfied - 5: Very
satisfied).
Attributes
Order
I. TANGIBLES
1
2
3
4
The location of classroom is
convenient
Make sure the hygiene and
cleaniness of Cooking class room
Kitchen utensils and equipments
meet the demands of cooking.
Uniform of teacher and staff is
Importance level
1
2
3
4
Performance level
5 1
2
3
4
5
adequate and neat.
5
6
The menu includes variety and tasty
dishes.
The ingredients are various and easy
to find.
II. RELIABILITY
1
2
3
4
1
2
3
4
5 1
2
3
4
5
1
2
3
4
5 1
2
3
4
5
1
2
3
4
5 1
2
3
4
5
The cooking recipes are clear and
concrete.
Time arrangement is suitable and
flexible.
Carrying out as promised and
designed programmes.
The process is easy to apply and
practice after learning.
III. RESPONSIVENESS
The availability and voluntary of the
1
teaching and service staff to assist
guests
2
The intruction of cooking process is
clear and concrete.
The concrete announcement of time
3
and programme when carrying out
the cooking class.
4
Clear and correct explanations to
guests.
IV. ASSURANCE
1
Safe assurance (Life, equipments,
utensils and food).
2
The teaching staff is experienced and
professional.
3
Foreign language skills of staff.
4
Hospitality skills of staff.
5
Professional qualification of staff.
6
Staff is enthusiastic and polite.
V. EMPATHY
1
2
3
4
1
2
3
4
5 1
2
3
4
5
The care, friendliness and politeness
of staff.
The staff understands the demand of
each guest.
The staff shares experiences and
skills for guests
Interaction between teacher and
learners is easy-going and effective.
5. Your experience on Cooking class:
(1: Highly disagree - 2: Disagree - 3: Normal - 4: Agree - 5: Highly agree)
Criteria
Agreement level
1
1. Cooking class programmes are interesting and attractive
2. You’ve got new experiences
3. You understand more about Vietnamese cuisine
4. You are satisfied with your dishes
5. The food is well-garnished
6. In general evaluation, with the service price paid, you
are satisfied with the service quality received.
2
3
4
5
6. For foreign tourists: Will you intend to cook Vietnamese dishes when coming
back to your country?
Yes
No
No idea
7. Will you recommend the Cooking class in Hue city to your friends and relatives?
Yes
No
No idea
8. Would you like to register Cooking class again with another menu next time?
Yes
No
No idea
PART 3: DEMOGRAPHIC PROFILE
1. Gender:
Male
Female
European
2. Nationality:
Asian
Australian
and
New
Zealander
American
African
3. Age:
< 22
22 - 35
36 - 45
46 - 60
> 60
4. Occupation:
Student
Business person
Employee
Retire
Others: ………………………………………..
5. For foreign tourists: Could you please estimate your monthly income (taxes
are not included)?
4500 US dollars
6. For domestic tourists: Could you please estimate your monthly income (taxes
are not included)?
< 3 millions VND
3 - 4 millions VND
> 5 - 6 millions VND
4 - 5 millions VND
> 6 millions VND
Thank you very much for your participation!
Enjoy your trip!
SONDAGES D’OPINION
Bienvenue!
Je tiens à vous envoyer mes meilleurs vœux pour ce voyage à Hue.
Je suis étudiante en tourisme à l'Université des Sciences Sociales et
Humaines, L’université nationale de Hanoi. Je suis en train de faire la recherche
scientifique pour ma thèse de maîtrise: “La recherche sur la qualité de service des
cours de cuisine pour les touristes à l'hôtel dans la ville de Hue”. Je vous
souhaite de réserver un peu de temps pour fournir des informations pour mon sujet.
Toutes les informations sont fournies uniquement à des fins de recherche.
Je vous remercie sincèrement.
PARTIE 1: PLANIFICATION DE VOYAGE
1. Vous avez l’intention de rester à Hue pendant combien de temps?
1-2 jours
3-4 jours
5-6 jour
> 1 semaine
2. Quel est votre but de voyage à Hue?
Repos/ recours
Recherche
Travail
Rejoignez le festival
Un autre but: ...............
3. Quelle forme d’ organisation de votre voyage?
Auto-organisation
Voyages à forfait
à d'autres formes: ............................
PARTIE 2: SERVICE DES COURS DE CUISINE
1.Vous participez au cours de cuisine combien de fois?
1 fois
2 fois
2. Vous connaissez
3 fois
> 3 fois
des cours de cuisine à travers de quelles sources
d'information?
(Vous pouvez sélectionner plus d'une option)
Médias
Le pli
Agence de Voyage
Bouche à oreille
Séjour à l'hôtel
Autres sources d’information
3. Pourriez –vous citer votre opinion sur le niveau d'importance des raisons
touchant l'enregistrement de cours de cuisine en marquant dans l'ordre?
(1: Pas très important. - 2: Pas important - 3: Normal - 4: Important - 5: Très
important)
Niveau d’importance
Critères
1
2
3
4
5
1. Détente
2. Découverte de la gastronomie cuisinaire et de la
culture de Hue
3. Faire divers plats sur le menu tous les jours
4. Disponible dans des programmes de tourisme
5. Prix moins cher que les autres hôtles et autres
villes
6. Exprimenter de nouvelles choses en rencontrant les
habitants
4. Vous marquez () dans la case correspondante au niveau d'importance
des critères ci-dessous sur la base du niveau: (1: Pas très important. - 2: Pas
important - 3: Neutre
5: Très important) et le niveau
- 4: Important -
d’expression avec:
(1: Pas insatisfait. - 2: Pas satisfait - 3: Neutre
- 4: Satisfait -
5: Très
satisfait)
Ordre
Critères
I. ÉLEMENTS VISIBLES
1
2
La position pour l’organisation des
cours est favorable
Assurer l’ hygiène, l’apropreté
dans la classe de cuisine
Niveau d’importance Niveau d’expression
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
3
Les équipements et outils doivent
répondre aux exigences de cuisson.
La tenue de cuisine des
4
enseignants et des étudiants est
complète et bien rangé.
5
6
Le menu est riche et attrayant.
Les ingrédients sont diverts et
facile à chercher
II. CONFIANCE
1
2
3
4
2
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Recette de cuisine est claire et
concrète
Organiser le temps du cours
raisonnables et flexibles
Bien effectuer le contenu comme
le programme fixé.
Facile à appliquer après le cours.
III. RESPONSABILITÉ
1
1
La volonté des professeurs et du
personnel pour aider les clients
La progression est concrète et
claire.
Annoncer concrètement le
3
progamme et le temps pour
effectuer des services.
4
Expliquer correctementt les
demandes des clients
IV. ASSURANCE
1
Assurer la sécurité ( la vie, les
équipements, outils et denrés
alimentaires)
L’équipe des enseignants est
2
professonnelle et en plein d’
experiences
3
4
5
6
Les compétences linguistiques du
personnel
Les compétences de comunication
du personnel
La qualification professionnelle du
personnel
Le personnel est enthousiaste et
poli.
V. LA CONNAISSANCE, LE
PARTAGE
1
2
3
4
L’attention, l’enthousiasme et la
poli du personnel
Comprendre les besoins de chaque
touriste
Partagez vos expériences et
compétences avec les touristes
L'interaction entre l'enseignant et
l'apprenti est ouverte et efficace.
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
5. Votre expérience à travers le cours de cuisine
(1: Fortement en désaccord - 2: En désaccord - 3: Normal - 4 D’accord - 5:. Tout à
fait d'accord)
Niveau d’accord
Critères
1
2
3
4
5
1. Le programme du cours est intéressant et attrayant .
2. Vous avez de nouvelles expériences.
3. Vous comprenez plus la gastronomie vietnemienne.
4. Vous est satisfait par votre plat préparé.
5. Les plats sont bien décorés.
6. L’évaluation générale avec le prix payé pour le service ,
êtes -vous heureux avec la qualité du service reçu?
6. Pour les visiteurs internationaux: Vous avez l'intention de faire la cuisine
vietnamienne lors du retour à la maison?
Oui
Non
Inconnu
7. Est-ce que vous allez présenter le service de cuisson pour vos amis et les
personnes proches?
Oui
Non
Inconnu
8. Voulez-vous réinscrire à la classe de cuisson avec d'autres menus dans l’
occasion suivante?
Oui
Non
Inconnu
PARTIE 3: INFORMATIONS PERSONNELS
Male
1. Sexe:
Femelle
2. Nationalité:
Asie
Europe
Australie
Américan
22 -35
36 - 45
46 - 60
African
3.Âge:
< 22
> 60
4. Profession:
Etudiant
Entrepreneur
Employé
Retraite
Autre profession: ...............................
5. Pour les visiteurs internationaux. Vous pouvez estimer votre revenu mensuel
moyen avant l’impôt, SVP ?
4500 dollars
6. Pour les visiteurs nationaux:. Vous pouvez estimer votre revenu mensuel
moyen avant l’impôt (Unité: Vietnam dong), SVP ?
5-6 millions
> 6 millions
Je vous remercie sincèrement.
Bon voyage!
PHỤ LỤC 2
MÔ TẢ THÔNG TIN MẪU ĐIỀU TRA
1. Phân loại phiếu theo địa điểm khảo sát
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Villa Hue
70
35.0
35.0
35.0
Kinh Thanh Hue
66
33.0
33.0
68.0
Lang Hanh Huong
64
32.0
32.0
100.0
200
100.0
100.0
Valid
Total
2. Cơ cấu khách theo giới tính (Gender)
Frequency
nam
Valid
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
93
46.5
46.5
46.5
nu
107
53.5
53.5
100.0
Total
200
100.0
100.0
3. Cơ cấu khách theo quốc tịch (Nationality)
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
chau A
18
9.0
9.0
9.0
chau Au
79
39.5
39.5
48.5
chau My
38
19.0
19.0
67.5
chau Uc
61
30.5
30.5
98.0
chau Phi
4
2.0
2.0
100.0
200
100.0
100.0
Valid
Total
4. Cơ cấu khách theo độ tuổi (Age)
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
< 22 tuoi
14
7.0
7.0
7.0
22-35 tuoi
28
14.0
14.0
21.0
36-45 tuoi
34
17.0
17.0
38.0
46-60 tuoi
77
38.5
38.5
76.5
>60 tuoi
47
23.5
23.5
100.0
200
100.0
100.0
Valid
Total
5. Cơ cấu khách theo nghề nghiệp (Profession)
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
sinh vien
16
8.0
8.0
8.0
doanh nhan
39
19.5
19.5
27.5
nhan vien
68
34.0
34.0
61.5
huu tri
52
26.0
26.0
87.5
khac
25
12.5
12.5
100.0
Total
200
100.0
100.0
Valid
6. Cơ cấu khách theo thu nhập (Income)
Frequency
4500$
75
37.5
37.5
100.0
200
100.0
100.0
Valid
Total
PHỤ LỤC 3
THÔNG TIN VỀ KẾ HOẠCH CHUYẾN ĐI
1. Thời gian lưu trú tại Huế
Frequency
Valid
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
1-2 ngay
134
67.0
67.0
67.0
3-4 ngay
46
23.0
23.0
90.0
5-6 ngay
14
7.0
7.0
97.0
> 1 tuan
6
3.0
3.0
100.0
200
100.0
100.0
Total
2. Mục đích chuyến đi
Frequency
nghi duong
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
145
72.5
72.5
72.5
22
11.0
11.0
83.5
6
3.0
3.0
86.5
tham gia le hoi
12
6.0
6.0
92.5
khac
15
7.5
7.5
100.0
Total
200
100.0
100.0
cong viec
nghien cuu
Valid
3. Phương thức tổ chức chuyến đi
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
tu to chuc
109
54.5
54.5
54.5
theo tour
75
37.5
37.5
92.0
khac
16
8.0
8.0
100.0
Total
200
100.0
100.0
Valid
PHỤ LỤC 4
THÔNG TIN VỀ THAM GIA DỊCH VỤ HỌC NẤU ĂN CỦA DU KHÁCH
1. Số lần du khách đã từng tham gia dịch vụ Cooking class
Frequency
Valid
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
1 lan
120
60.0
60.0
60.0
2 lan
43
21.5
21.5
81.5
3 lan
24
12.0
12.0
93.5
>3 lan
13
6.5
6.5
100.0
Total
200
100.0
100.0
2. Kênh thông tin về dịch vụ Cooking class
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid
truyen thong dai chung
94
47.0
47.0
47.0
truyen mieng
41
20.5
20.5
67.5
hang lu hanh
34
17.0
17.0
84.5
khach san luu tru
16
8.0
8.0
92.5
khac
8
4.0
4.0
96.5
tep gap
7
3.5
3.5
100.0
200
100.0
100.0
Total
PHỤ LỤC 5
THÔNG TIN VỀ LÝ DO DU KHÁCH THAM GIA DỊCH VỤ HỌC NẤU ĂN
1. Để thư giãn
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
binh thuong
23
11.5
11.5
11.5
quan trong
99
49.5
49.5
61.0
rat quan trong
78
39.0
39.0
100.0
200
100.0
100.0
Valid
Total
2. Khám phá ẩm thực và văn hóa Huế
Frequency
khong quan trong
quan trong
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
3
1.5
1.5
1.5
108
54.0
54.0
55.5
89
44.5
44.5
100.0
200
100.0
100.0
Valid
rat quan trong
Total
3. Làm đa dạng món ăn trong thực đơn hằng ngày
Frequency
Valid
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
khong quan trong
44
22.0
22.0
22.0
binh thuong
19
9.5
9.5
31.5
quan trong
96
48.0
48.0
79.5
rat quan trong
41
20.5
20.5
100.0
200
100.0
100.0
Total
4. Sẵn có trong chương trình du lịch
Frequency
Valid
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
khong quan trong
22
11.0
11.0
11.0
binh thuong
53
26.5
26.5
37.5
quan trong
115
57.5
57.5
95.0
10
5.0
5.0
100.0
200
100.0
100.0
rat quan trong
Total
5. Giá cả rẻ hơn các khách sạn và thành phố khác
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
rat khong quan trong
35
17.5
17.5
17.5
khong quan trong
86
43.0
43.0
60.5
binh thuong
41
20.5
20.5
81.0
quan trong
32
16.0
16.0
97.0
6
3.0
3.0
100.0
200
100.0
100.0
Valid
rat quan trong
Total
6. Trải nghiệm điều mới mẻ khi gặp gỡ người dân địa phương
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative
Percent
rat khong quan trong
quan trong
3
1.5
1.5
1.5
154
77.0
77.0
78.5
43
21.5
21.5
100.0
200
100.0
100.0
Valid
rat quan trong
Total
PHỤ LỤC 6
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG VÀ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN CỦA DU
KHÁCH ĐỐI VỚI CÁC KHÁCH SẠN NGHIÊN CỨU
1. Du khách đánh giá mức độ quan trọng trên 5 tiêu chí (RATER) với 24 chỉ tiêu
PLOAI
Villa Hue
Mean
Kinh Thanh
Lang Hanh
Hue
Huong
Mean
Mean
HHI1 - Vị trí tổ chức lớp học thuận lợi
4,00
4,50
4,25
HHI2 - Đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ tại khu vực lớp học nấu ăn
4,37
4,76
4,66
HHI3 - Trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng yêu cầu chế biến
4,57
4,36
4,20
4,46
4,21
4,19
HHI5 - Thực đơn phong phú, hấp dẫn
4,53
4,38
4,55
HHI6 - Nguyên liệu đa dạng và dễ tìm kiếm
4,37
4,65
4,44
TCI1 - Công thức chế biến món ăn rõ ràng và cụ thể
4,16
4,65
4,53
TCI2 - Bố trí thời gian lớp học hợp lý và linh hoạt
4,44
4,47
4,44
TCI3 - Thực hiện đúng như các nội dung đã thiết kế, hứa hẹn
4,66
4,39
4,23
TCI4 - Dễ áp dụng sau khi học
4,41
4,20
4,14
4,56
4,80
4,44
TTI2 - Hướng dẫn quy trình chế biến cụ thể và rõ ràng
4,30
4,38
4,16
TTI3 - Thông báo cụ thể chương trình, thời gian thực hiện dịch vụ
4,16
4,33
4,25
TTI4 - Giải thích thắc mắc của khách hàng cụ thể và rõ ràng
4,30
4,53
4,34
4,86
4,61
4,50
BDI2 - Đội ngũ giảng dạy kinh nghiệm và chuyên nghiệp
4,66
4,30
4,42
BDI3 - Kỹ năng ngoại ngữ của nhân viên
4,29
4,42
4,13
BDI4 - Kỹ năng giao tiếp của nhân viên
4,27
4,30
4,30
BDI5 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên
4,51
4,45
4,38
BDI6 - Nhân viên nhiệt tình và lịch thiệp
4,54
4,59
4,44
CSI1 - Sự quan tâm, thân thiện và lịch sự của nhân viên
4,40
4,61
4,44
CSI2 - Hiểu rõ nhu cầu của từng đối tượng du khách
4,36
4,35
4,45
CSI3 - Chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng với du khách
4,56
4,35
4,52
4,87
4,50
4,13
HHI4 - Trang phục của giáo viên và học viên phục vụ cho lớp học
đầy đủ, gọn gàng
TTI1 - Sự sẵn lòng giúp đỡ khách hàng của đội ngũ giảng dạy và
nhân viên
BDI1 - Đảm bảo an toàn (tính mạng, thiết bị, dụng cụ và thực
phẩm)
CSI4 - Tương tác giữa người hướng dẫn và người học cởi mở và
hiệu quả
2. Du khách đánh giá mức độ thể hiện của nhà cung cấp dịch vụ trên 5 tiêu chí (RATER) với 24 chỉ
tiêu
Phan loai dia diem dieu tra
Villa Hue
Mean
Kinh Thanh
Lang Hanh
Hue
Huong
Mean
Mean
HHP1 - Vị trí tổ chức lớp học thuận lợi
4.46
4.44
4.45
HHP2 - Đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ tại khu vực lớp học nấu ăn
3.81
4.18
4.06
HHP3 - Trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng yêu cầu chế biến
4.43
4.30
4.33
4.46
4.15
4.19
HHP5 - Thực đơn phong phú, hấp dẫn
4.44
4.39
4.55
HHP6 - Nguyên liệu đa dạng và dễ tìm kiếm
4.27
4.24
4.41
TCP1 - Công thức chế biến món ăn rõ ràng và cụ thể
4.23
4.50
4.55
TCP2 - Bố trí thời gian lớp học hợp lý và linh hoạt
4.39
2.94
2.81
TCP3 - Thực hiện đúng như các nội dung đã thiết kế, hứa hẹn
4.66
4.17
4.33
TCP4 - Dễ áp dụng sau khi học
4.37
4.33
4.30
4.86
4.36
4.30
TTP2 - Hướng dẫn quy trình chế biến cụ thể và rõ ràng
4.44
4.27
4.16
TTP3 - Thông báo cụ thể chương trình, thời gian thực hiện dịch vụ
4.50
4.32
4.20
TTP4 - Giải thích thắc mắc của khách hàng cụ thể và rõ ràng
4.71
4.48
4.58
4.84
4.44
4.27
BDP2 - Đội ngũ giảng dạy kinh nghiệm và chuyên nghiệp
4.50
4.11
4.05
BDP3 - Kỹ năng ngoại ngữ của nhân viên
3.70
4.11
3.05
BDP4 - Kỹ năng giao tiếp của nhân viên
4.51
4.24
4.42
BDP5 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên
4.83
4.26
4.28
BDP6 - Nhân viên nhiệt tình và lịch thiệp
4.64
4.58
4.42
CSP1 - Sự quan tâm, thân thiện và lịch sự của nhân viên
4.56
4.21
4.39
CSP2 - Hiểu rõ nhu cầu của từng đối tượng du khách
4.56
4.14
4.19
CSP3 - Chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng với du khách
4.78
4.29
4.30
4.80
4.35
4.27
HHP4 - Trang phục của giáo viên và học viên phục vụ cho lớp học
đầy đủ, gọn gàng
TTP1 - Sự sẵn lòng giúp đỡ khách hàng của đội ngũ giảng dạy và
nhân viên
BDP1 - Đảm bảo an toàn (tính mạng, thiết bị, dụng cụ và thực
phẩm)
CSP4 - Tương tác giữa người hướng dẫn và người học cởi mở và
hiệu quả
PHỤ LỤC 7
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH
1. Mức độ hài lòng của du khách đối với cả 03 khách sạn nghiên cứu:
Mean
P2.C5.1 - Chương trình lớp học thú vị và hấp dẫn
4.49
P2.C5.2 - Quý khách có thêm trải nghiệm mới
4.39
P2.C5.3 - Quý khách hiểu thêm về ẩm thực Việt Nam
4.67
P2.C5.4 - Quý khách hài lòng về món ăn do mình chế biến
4.53
P2.C5.5 - Món ăn được trang trí đặc sắc
4.47
P2.C5.6 - Đánh giá chung, với mức giá dịch vụ đã trả quí khách hài lòng với chất lượng dịch vụ
4.41
đã nhận được
2. Mức độ hài lòng của du khách đối với mỗi khách sạn nghiên cứu:
Phan loai dia diem dieu tra
Villa Hue
Mean
Kinh Thanh
Lang Hanh
Hue
Huong
Mean
Mean
P2.C5.1 - Chương trình lớp học thú vị và hấp dẫn
4.56
4.47
4.45
P2.C5.2 - Quý khách có thêm trải nghiệm mới
4.50
4.35
4.31
P2.C5.3 - Quý khách hiểu thêm về ẩm thực Việt Nam
4.79
4.70
4.52
P2.C5.4 - Quý khách hài lòng về món ăn do mình chế biến
4.69
4.52
4.36
P2.C5.5 - Món ăn được trang trí đặc sắc
4.60
4.39
4.39
4.60
4.26
4.34
P2.C5.6 - Đánh giá chung, với mức giá dịch vụ đã trả quí khách
hài lòng với chất lượng dịch vụ đã nhận được
PHỤ LỤC 8
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN GIỮA CHẤT LƯỢNG DỊCH
VỤ DẠY NẤU ĂN VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH
c
Model Summary
Model
R
R Square
Adjusted R Square
Std. Error of the
Durbin-Watson
Estimate
b
2
.746
.557
.553
.21206
2.076
b. Predictors: (Constant), ABDP, ACSP
c. Dependent Variable: AEX
a
ANOVA
Model
Sum of Squares
Regression
2
Residual
Total
df
Mean Square
10.975
2
5.487
8.724
194
.045
19.699
196
F
Sig.
122.020
c
.000
a. Dependent Variable: AEX
c. Predictors: (Constant), ABDP, ACSP
a
Coefficients
Model
Unstandardized
Standardized
Coefficients
Coefficients
B
(Constant)
2
Std. Error
1.068
.220
ABDP
.505
.062
ACSP
.285
.050
a. Dependent Variable: AEX
t
Sig.
Beta
Collinearity Statistics
Tolerance
VIF
4.850
.000
.490
8.154
.000
.633
1.581
.340
5.655
.000
.633
1.581
PHỤ LỤC 9
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ DẠY NẤU ĂN
Ảnh 1: Hoạt động đi chợ
Ảnh 2: Người dạy giới thiệu
Ảnh 3: Người dạy thao tác làm mẫu
Ảnh 4: Du khách thưởng thức sản phẩm
Ảnh 1,2,3,4 được tác giả chụp vào tháng 6/2014 tại Trung tâm thực hành khách sạn
Villa Huế trong 1 lớp dạy nấu ăn cho đoàn sinh viên Thái Lan.
Ảnh 5: Khách tự tay thực hành
Ảnh 6: Khách nấu ăn
Ảnh 7: Thưởng thức sản phẩm của mình sau
Ảnh 8: Người dạy thao tác mẫu
buổi học
Ảnh 5,6,7,8 được tác giả chụp ảnh vào tháng 7/2014 tại Trung tâm thực hành khách sạn
Villa Huế.
Ảnh 9: Du khách thực hành
Ảnh 10: Thực hành cắt tỉa trang trí đĩa thức
ăn
Ảnh 11: Tương tác giữa khách và người dạy
Ảnh 12: Thưởng thức sản phẩm
Ảnh 8,9,10,11,12 được tác giả chụp vào tháng 8/2014 tại Khu nghĩ dưỡng làng
Hành Hương.
Ảnh 13: Khách học chế biến món ăn
Ảnh 14: Người dạy chuẩn bị
Ảnh 13,14 được tác giả chụp vào tháng 10/2014 tại khách sạn Kinh Thành, Huế
(Nguồn ảnh tác giả tự chụp)
[...]... sạn ở thành phố Huế 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn cho du khách tại khách sạn Kinh Thành Huế, khách sạn thực hành Villa Huế và khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương Đề tài tập trung đánh giá chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn, đồng 10 thời đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn cho du khách trong các khách sạn ở thành phố Huế - Phạm vi... Nghiên cứu chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn cho khách du lịch trong các khách sạn tại thành phố Huế làm luận văn tốt nghiệp của mình 2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu Mục tiêu chung của đề tài này là nhằm phân tích, đánh giá các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ dạy nấu ăn (cooking class), qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. .. vụ dạy nấu ăn Để thực hiện được mục tiêu này, đề tài tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: - Đánh giá các yếu tố cầu thành chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn - Phân tích và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng và sự sẵn lòng sử dụng dịch vụ dạy nấu ăn đối với khách hàng - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn trong các khách sạn ở thành. .. hội Dịch vụ bao gồm 3 bộ phận hợp thành: - Dịch vụ căn bản là hoạt động thực hiện mục đích chính, chức năng, nhiệm vụ chính của dịch vụ - Dịch vụ hỗ trợ là hoạt động tạo điều kiện thực hiện tốt dịch vụ căn bản và làm tăng giá trị của dịch vụ căn bản như du lịch biển, dịch vụ căn bản là tắm biển nhưng dịch vụ hỗ trợ là ăn, ở khách sạn, các hoạt động tham quan du lịch, vui chơi, giải trí và hoạt động văn... trong công tác quản lý thực tiễn Dưới góc độ nghiên cứu sâu và rộng hơn của luận văn Thạc sĩ, bản thân tác giả sẽ khắc phục những hạn chế để xây dựng mô hình, quy trình đánh giá chất 11 lượng dịch vụ dạy nấu ăn cho du khách, từ đó tiến hành khảo sát với quy mô rộng hơn tại khách sạn Kinh Thành, khu nghỉ dưỡng làng Hành Hương và khách sạn thực hành Villa Huế, nơi có dịch vụ dạy nấu ăn cho du khách tại. .. lợi cho khách sử dụng các dịch vụ chính, dịch vụ bổ sung phải có mối liên hệ tương quan, đồng bộ với dịch vụ cơ bản Phần lớn các dịch vụ này được tổ chức phục vụ khách du lịch ngay tại khách sạn, nhà hàng Tùy theo quy mô, thứ hạng và khả năng cung ứng mà khách sạn tạo ra các dịch vụ thích hợp để thỏa mãn tối đa nhu cầu đa dạng của khách hàng Từ tính chất cũng như sự đa dạng của các loại hình dịch vụ. .. trang trí hoàn thành đặt tại bàn ăn thì khách hàng sẽ được cảm quan, thưởng thức món ăn chính tay mình làm ra Quá trình tổ chức dịch vụ dạy nấu ăn cũng được các nhà hàng, khách sạn tổ chức khá đa dạng với các hình thức và dịch vụ đi kèm làm gia tăng ý nghĩa của việc dạy nấu ăn và giới thiệu đặc trưng văn hóa địa phương 1.3.2.4 Ý nghĩa của dịch vụ dạy nấu ăn Tham gia lớp học nấu ăn, du khách được giới... năng, góp phần tăng sức hấp dẫn của du lịch Huế Vì vậy, đây là loại hình du lịch rất đáng được đầu tư Vấn đề còn lại là vai trò của các doanh nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ trong việc phát triển nó thành sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách 1.3.2.2 Đặc điểm về dịch vụ dạy nấu ăn Xuất phát từ nhu cầu học cách chế biến món ăn, thức uống của du khách nên lớp học nấu ăn phục vụ cho đối tượng này... nâng cao chất lượng dịch vụ lớp dạy nấu ăn nhằm phục vụ tốt nhu cầu của du khách Thực tế này có thể do nhà cung cấp chưa có đầy đủ thông tin để hiểu thấu đáo về nhu cầu của thị trường đối với loại hình dịch vụ này, cũng như những đánh giá của thị trường đối với các yếu tố dịch vụ và chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn ở Huế Về phương diện nghiên cứu, cho đến nay chỉ có một số ít nghiên cứu của các sinh viên... cung cấp dịch vụ cần đặt bản thân vào vị trí khách hàng, hay còn gọi là sự đồng cảm, đây là một yếu tố có tính chất quyết định trong việc cung cấp sự tuyệt hảo của dịch vụ 1.3 Dịch vụ bổ sung và dịch vụ Dạy nấu ăn 1.3.1 Dịch vụ bổ sung 1.3.1.1 Khái niệm dịch vụ bổ sung Đối với hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn, ngoài 2 dịch vụ chính đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho khách du lịch đó là: Dịch vụ lưu ... nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn khách sạn thành phố Huế 47 CHƯƠNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LỚP DẠY NẤU ĂN 2.1 Tổng quan dịch vụ dạy học nấu ăn thành phố Huế khách sạn nghiên cứu. .. chất lượng dịch vụ lớp dạy nấu ăn phục vụ du khách việc làm thiết thực có ý nghĩa Vì vậy, tác giả định chọn đề tài: Nghiên cứu chất lượng dịch vụ dạy nấu ăn cho khách du lịch khách sạn thành phố. .. VĂN - - TỐNG DIỆP THANH NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DẠY NẤU ĂN CHO KHÁCH DU LỊCH TRONG CÁC KHÁCH SẠN TẠI THÀNH PHỐ HUẾ Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN