1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN cứu bán TỔNG hợp, KHẢO sát HOẠT TÍNH KHÁNG OXY hóa của FLAVONOID và dẫn XUẤT FLAVONOID từ vỏ QUÍT

113 1,1K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 13,04 MB

Nội dung

Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định đượcphần lớn cấu trúc hóa học của các hợp chất có trong cây cỏ có hoạt tính sinh dượchọc, giải thích được cơ chế chữa bệnh trong dân gian của cá

Trang 1

Đại học Quốc Gia Tp.HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

-

-Số: _/BKĐT NHIỆM VỤ LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC

BỘ MÔN KỸ THUẬT HỮU CƠ HỌ VÀ TÊN NGUYỄN HUỲNH TÂM MSSV 60702112 NGÀNH KỸ THUẬT HỮU CƠ LỚP HC07CHC 1 Đầu đề luận án: NGHIÊN CỨU BÁN TỔNG HỢP, KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA CỦA FLAVONOID VÀ DẪN XUẤT FLAVONOID TỪ VỎ QUÍT 2 Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu): Chiết tách hespeidin từ vỏ quít

Thủy phân hesperetin

Tổng hợp HTTA từ hesperetin

Tổng hợp HTTM từ hesperetin

Đo hoạt tính kháng oxy hóa của các chất đã tổng hợp

3 Ngày giao nhiệm vụ luận án: 2011 4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 03/01/2012 5 Họ tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn:

TS Hoàng Thị Kim Dung ………

………

Nội dung và yêu cầu LATN đã được thông qua Bộ môn Ngày tháng năm 2011 Ngày 03 tháng 01 năm 2012 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH (Ký và ghi rõ họ tên) ( Ký và ghi rõ họ tên) PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN: Người duyệt (chấm sơ bộ):

Đơn vị:

Ngày bảo vệ:

Điểm tổng kết:

Nơi lưu trữ luận án:

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Con xin cảm ơn cha mẹ, anh chị - những người con yêu quí nhất.

Em xin chân thành cảm ơn:

- Cô Hoàng Thị Kim Dung đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều

trong suốt thời gian thực hiện luận văn,

- Chị Lý Tú Uyên đã chỉ bảo và giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành tốt luận

văn này,

- Thầy Nguyễn Cửu Khoa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em học tập và thực

hiện luận văn,

- Các thầy cô bộ môn Hữu cơ đã dạy em rất nhiều kiến thức trong quá trình học tập tại trường,

- Chị Hưởng, chị Chi, anh Hoàng cùng các anh chị phòng Công nghệ Hữu cơ

cao phân tử - Viện Công Nghệ Hóa học đã nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm luận văn,

Và tất cả những người bạn đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập

và hoàn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn

Trang 4

TÓM TẮT

Dựa trên các kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học của flavonoid có trong họcitrus, chúng tôi đã tiến hành chiết tách hesperidin từ vỏ quít Hesperidin là mộtflavonoid thuộc họ flavanone, có nhiều ứng dụng trong y học, đặc biệt là có thể chữađược ung thư đại tràng , bệnh trĩ và các bệnh tim mạch Hesperidin khi bị thủy phân

sẽ cho ra hesperetin, đây cũng là một flavonoid đang được quan tâm nghiên cứu.Trong đề tài này, chúng tôi đã tổng hợp được hai dẫn xuất của hesperetin bằng phảnứng ester hóa và phản ứng ether hóa của Williamson, sau đó tiến hành khảo sát hoạttính kháng oxy hóa bằng phương pháp đo độ hấp thu DPPH Kết quả thu được chothấy hesperidin chiếm khoảng 3% trong vỏ quít khô, các phản ứng thủy phân, ester

và ether đều cho hiệu suất khá cao Kết quả đo DPPH cho thấy hesperetin có hoạttính kháng oxy hóa khá cao đã chứng tỏ vai trò của nhóm hydroxy (-OH) đối vớihoạt tính kháng oxy hóa

Trang 5

by DPPH method The results collected indicates hesperidin concentration in driedcitrus deliciosa was about 3% The hydrolysis, esterify and ethereal reactions gavehigh performance These indicate that hesperetin’s hydroxyl group (-OH) play asignificant role in antioxidant activity.

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……….………1

PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN: 1

Bảng 3.2 Kết quả phổ NMR của hesperetin……….53

x

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 2

1.1 FLAVONOID 2

1.1.1 Khái niệm 2

1.1.2 Phân loại 3

1.1.3 Vai trò của flavonoid 11

1.2 HESPERIDIN 13

1.2.1 Nguồn gốc từ thiên nhiên 13

1.2.2 Tên gọi và cấu tạo 14

1.2.3 Tính chất vật lý [11, 12, 13] 15

1.2.4 Ứng dụng 15

1.3 HESPERETIN 17

1.3.1 Tên gọi và cấu tạo [19,20] 17

1.3.2 Tính chất vật lý [19,20] 18

1.3.3 Phản ứng tổng hợp 18

1.3.4 Ứng dụng 19

1.4 CÁC DẪN XUẤT TỪ HESPERETIN 20

1.4.1 TỔNG HỢP 3’,5,7-TRIACETOXY-4’-METHOXYFLAVANONE (Ký hiệu HTTA) 20

Trang 7

1.4.2 TỔNG HỢP

2’,3,4,4’-TETRAMETHOXY-6’-HYDROXY-CHALCONE (Ký hiệu HTTM) 21

1.5 HIỆN TƯỢNG OXY HÓA 22

1.5.1 Nguyên nhân [36,37,38] 22

1.5.2 Cơ chế [36,38] 23

1.5.3 Hậu quả [36,37,39] 24

1.6 CHẤT KHÁNG OXY HÓA 24

1.6.1 Khái niệm 24

1.6.2 Phân loại 24

1.6.3 Cơ chế [36] 26

1.6.4 Tác dụng và tác hại [41,42] 27

1.6.5 Các phương pháp xác định hoạt tính kháng oxy hóa [36,43,44] 27

CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM 30

2.1 TÁCH CHIẾT HESPERIDIN TỪ VỎ QUÍT 31

2.1.1 Cơ sở thực nghiệm 31

2.1.2 Dụng cụ và hóa chất 31

2.1.3 Tiến hành thực nghiệm 32

2.2 TỔNG HỢP HESPERETIN 35

2.2.1 Cơ sở thực nghiệm 35

2.2.2 Dụng cụ và hóa chất 35

2.2.3 Tiến hành thực nghiệm 35

2.3 TỔNG HỢP 3’,5,7-TRIACETOXY-4’-METOXYFLAVANONE (Ký hiệu HTTA) 39

2.3.1 Cơ sở thực nghiệm 39

Trang 8

2.3.2 Dụng cụ và hóa chất 39

2.3.3 Tiến hành thực nghiệm 40

2.4 TỔNG HỢP 2’,3,4,4’-TETRAMETOXY-6’-HYDROXYCHAL-CONE (Ký hiệu HTTM) 42

2.4.1 Cơ sở thực nghiệm 42

2.4.2 Dụng cụ và hóa chất 43

2.4.3 Tiến hành thực nghiệm 43

2.5 KIỂM TRA VÀ NHẬN DANH SẢN PHẨM 45

2.5.1 Kiểm tra với sắc ký bản mỏng 45

2.5.2 Đo điểm chảy 45

2.5.3 Xác định bằng phổ UV-Vis 45

2.5.4 Xác định bằng phổ IR 45

2.5.5 Xác định bằng phổ NMR 45

2.6 ĐO ĐỘ HẤP THU DPPH 46

2.6.1 Cơ sở thực nghiệm 46

2.6.2 Dụng cụ và hóa chất 46

2.6.3 Tiến hành thực nghiệm 46

2.6.4 Khả năng ức chế DPPH theo thuyết hấp thu 47

A: độ hấp thu của dung dịch phản ứng chứa mẫu thử 48

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 49

3.1 HESPERIDIN 49

3.1.1 Nhận danh sản phẩm 49

3.1.2 Bàn luận 51

3.2 HESPERETIN 52

Trang 9

3.3 3’,5,7-TRIACETOXY-4’-METHOXYFLAVANONE (Ký hiệu HTTA) 54

3.3.1 Nhận danh sản phẩm 54

3.3.2 Bàn luận 57

3.4 2’,3,4,4’-TETRAMETOXY-6’-HYDROXYCHAL-CONE (Ký hiệu HTTM) 58

3.4.1 Nhận danh sản phẩm 58

3.4.2 Bàn luận 60

3.5 KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA 61

3.5.1 Kết quả đo hoạt tính kháng oxy hóa của vitamin C ( A0 = 2,59) 61

3.5.2 Kết quả đo hoạt tính kháng oxy hóa của hesperidin 62

3.5.3 Kết quả đo hoạt tính kháng oxy hóa của hesperetin 63

3.5.4 Kết quả đo hoạt tính kháng oxy hóa của HTTA 64

3.5.5 Kết quả đo hoạt tính kháng oxy hóa của HTTM 65

3.5.6 So sánh hoạt tính 66

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO……….70

PHỤ LỤC……… 76

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.Cấu trúc của PCO………1

Hình 1.2Cấu trúc của Quercetin……….6

Hình 1.3: Trái quít………15

Hình 1.4 Cấu trúc hoá học của Hesperidin………….………16

Hình 1.5: Cấu trúc hóa học của hesperetin……… ………19

Hình 1.6: Cấu trúc hóa học của HTTA……… ……… 21

Hình 1.7: Cấu trúc hóa học của HTTM………23

Hình 1.8 Sơ đồ tóm tắt quá trình oxy hóa lipid trong cơ thể……… 25

Hình 1.9 Đồ thị biểu diễn màu của phương pháp DPPH……….30

Hình 2.1 Hệ thống cô quay chân không………33

Hình 2.2 Sơ đồ chiết tách hesperidin thô từ vỏ quít………34

Hình 2.3 Sơ đồ tinh chế hesperidin……… ………35

Hình 2.4 Sơ đồ tổng hợp hesperetin……….37

Hình 2.5 Máy sắc ký trung áp……… ………38

Hình 2.6 Phổ đồ tách hesperetin bằng sắc ký trung áp………38

Hình 2.7 Sơ đồ tinh chế hesperetin……… …… ………39

Hình 2.8 Sơ đồ tổng hợp HTTA thô………41

Hình 2.9 Sơ đồ tinh chế HTTA………42

Hình 2.10 Phổ đồ tách HTTA bằng sắc ký trung áp………43

Trang 11

Hình 2.11 Sơ đồ tổng hợp HTTM thô……… 44

Hình 2.12 Sơ đồ tinh chế HTTM……….45

Hình 2.13 Các mẫu ống nghiệm sau khi cho phản ứng với DPPH……….48

Hình 3.1 Hesperidin tinh chế……… ………49

Hình 3.2 Hesperetin tinh chế………52

Hình 3.3 HTTA tinh chế……… ………55

Hình 3.4 HTTM tinh chế……….58

Hình 3.5 Nguyên lý hấp thu sóng ánh sáng………61

Hình 3.6 Đồ thị % ức chế DPPH của vitamin C theo nồng độ………62

Hình 3.7 Đồ thị % ức chế DPPH của hesperidin theo nồng độ………64

Hình 3.8 Đồ thị % ức chế DPPH của hesperetin theo nồng độ………65

Hình 3.9 Đồ thị % ức chế DPPH của HTTA theo nồng độ……… 66

Hình 3.10 Đồ thị % ức chế DPPH của HTTM theo nồng độ……… ……67

Hình 3.11 So sánh màu 2 mẫu đo của hesperetin……… ………68

Hình 3.12 So sánh màu giữa mẫu trắng, vitamin C và hesperetin……….68

Hình 3.11 Đồ thị so sánh hoạt tính của các chất so với vitamin C………69

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Thành phần flavonoid (mg/100g) trong một số loại thực phẩm……… 8

Bảng 1.2: Các phương pháp kháng oxy hóa………30

Bảng 3.1 Kết quả phổ NMR, HMBC của hesperidin……… 50

Bảng 3.2 Kết quả phổ NMR của hesperetin……….53

Bảng 3.3 Bảng so sánh phương pháp thường với lò vi sóng………55

Bảng 3.4 Kết quả phổ NMR của HTTA……… 56

Bảng 3.5 Kết quả phổ của HTTM……… 59

Bảng 3.6 Kết quả đo độ hấp thu của vitamin C……… 62

Bảng 3.7 Kết quả đo độ hấp thu của hesperidin……….63

Bảng 3.8 Kết quả đo độ hấp thu của hesperetin……… 64

Bảng 3.9 Kết quả đo độ hấp thu của HTTA………66

Bảng 3.10 Kết quả đo độ hấp thu của HTTM……….67

Trang 14

Phụ lục 11 Phổ UV-Vis của HTTA

SET: Single Electron Tranfer

DPPH: 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl

Trang 15

MỞ ĐẦU

Cách đây hàng nghìn năm, con người đã biết sử dụng các dược thảo để chữabệnh rất hiệu quả Trong đó, các loại dược liệu có nguồn gốc thực vật luôn đượcquan tâm nghiên cứu và phát triển Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định đượcphần lớn cấu trúc hóa học của các hợp chất có trong cây cỏ có hoạt tính sinh dượchọc, giải thích được cơ chế chữa bệnh trong dân gian của các hợp chất Không dừnglại ở việc nghiên cứu các hợp chất có cấu trúc từ cây cỏ, người ta còn nghiên cứutổng hợp ra các dẫn xuất có hoạt tính sinh dược học mạnh hơn, góp phần vào lĩnhvực chăm sóc sức khỏe con người ngày một nâng cao Tuy nhiên, việc lạm dụng cácdược liệu tổng hợp nhân tạo lại phát sinh nhiều vấn đề không mong muốn trong quátrình điều trị, chính vì thế xu hướng nghiên cứu hiện nay là sử dụng các hợp chất cónguồn gốc tự nhiên, trong số đó phải kể đến khuynh hướng ứng dụng nhóm hoạtchất flavonoid trong rau quả, cây thuốc, các loại đậu, vỏ cây…để tổng hợp ra nhiềudẫn xuất với nhiều tác dụng có hiệu quả cao trong việc chữa bệnh

Trên cơ sở hesperidin, một loại flavonoid có trong nhiều cây thuộc họ camquít, đặc biệt với hàm lượng rất lớn trong vỏ quít, một loại cây có sẵn và trồng nhiều

ở Việt Nam, chúng tôi đã chọn quy trình bán tổng hợp hesperetin và dẫn xuất bằnghesperidin Từ đó làm nền tảng để thực hiện những bước tổng hợp các dẫn xuất kháctiếp theo trong những nghiên cứu sâu hơn về flavonoid

Trang 16

từ dị vòng với dị nguyên tố oxygen mang số 1 rồi đánh tiếp đến vòng A, còn vòng Bđánh số phụ Nếu dây C3 hở thì đánh số chính trên vòng B và đánh số phụ trên vòngA.[1,2,3]

Thường flavonoid có mang một hoặc nhiều nhóm –OH ở vị trí 5 và 7 trênnhân A và ở vị trí 3, 4, 5 trên nhân B Các flavonoid có thể hiện diện ở dạng tự dohoặc dạng glycoside Các đường thường gặp nhất là đường D- glucose, kế đó là D-galactose, L- rhamnose, L-arabinose, D-apipse và acid uronic.[3]

Trong đa số trường hợp thì mạch 3 carbon đóng vòng với vòng A và tạo nên dị vòng

C có chứa oxy Dị vòng C có thể là dihyroxypyrane, γ- pyrone, dihyro γ- pyrone

Tại các vòng có đính một hoặc nhiều nhóm hydroxy tự do hoặc đã thay thếmột phần vì vậy về bản chất chúng là các polyphenol có tính acid.[2,3]

Trang 17

Dihydropyran γ-pyrone Dihydro γ-pyroneCác polyphenol có thể phản ứng lẫn nhau qua các nhóm hydroxyl để tạo thànhcác phân tử phức tạp hơn hoặc có thể liên kết với các hợp chất khác trong cây nhưcác oza (dạng glycoside), hoặc protein.[4]

1.1.2 Phân loại

Hơn 4000 hợp chất flavonoid đã được phân lập và phân loại Người ta dựa vàonhóm tác dụng và cấu trúc hóa học để phân loại các flavonoid

1.1.2.1 Phân loại theo nhóm tác dụng: [4,5,6,7,8]

Gồm 4 nhóm chính là PCO, quercetin, bioflavonoid họ citrus và rượu đa chức ở tràxanh.[8]

 P rocyanidolic oligomer ( PCO ) [5,7]

Một trong những nhóm flavonoid thực vật hữu ích nhất là proanthocyanidin (cònđược gọi là procyanidin) Nhóm này mang lại rất nhiều ích lợi cho sức khỏe Mộthỗn hợp gồm các proanthocyanidin nhị trùng, tam trùng, tứ trùng và các phân tử

trùng phân lớn hơn được gọi chung là procyanidolic oligomer, gọi tắt là PCO PCO

có trong nhiều loại thực vật và rượu vang đỏ, tuy nhiên về mặt thương mại người tahay dùng PCO trong dịch chiết hạt nho hoặc vỏ cây thông vùng biển

Chiết xuất proanthocyanidin và PCO có rất nhiều tác động dược lý: tăng nồng độvitamin C nội bào, giảm tính thấm tính dễ vỡ của thành mạch máu, thu dọn các chấtoxy hóa và các gốc tự do, ức chế sự phá hủy collagen,…Collagen là loại protein phổbiến nhất trong cơ thể giúp duy trì sự toàn vẹn của chất nền, gân cơ, dây chằng, sụnkhớp,…Collagen cũng hỗ trợ cho cấu trúc da và thành mạch máu

Trang 18

Hình 1.1.Cấu trúc của PCO

Chiết xuất PCO hỗ trợ và bảo vệ các cấu trúc collagen một cách hữu hiệu, ảnhhưởng lên chuyển hóa collagen bằng nhiều cách Chúng làm tăng cường các sợi liênkết chéo, giúp củng cố thêm các sợi collagen liên kết chéo trong chất căn bản của

mô liên kết Chúng cũng ngăn ngừa các tổn thương do gốc tự do nhờ khả năngchống oxy hóa mạnh và hoạt động thu dọn gốc tự do Hơn nữa, PCO còn ức chế sựphân hủy collagen xảy ra do các men mà bạch cầu hoặc vi khuẩn tiết ra trong quátrình viêm nhiễm

PCO ngăn chặn sự phóng thích và tổng hợp các hợp chất làm tăng tình trạngviêm và dị ứng, như histamine, serine protease, prostaglandins, leukotrien,…

Hầu hết các tác động trên não của PCO đều do khả năng chống oxy hóa mạnhcủa nó Chống oxy hóa và thu dọn gốc tự do giúp ngăn ngừa các tổn thương do gốc

tự do cũng như do sự oxy hóa Các thương tổn do gốc tự do liên quan chặt chẽ vớitiến trình lão hóa cũng như với mọi bệnh lý thoái hóa mạn tính khác, gồm bệnh tim,viêm khớp, ung thư,… Mỡ và cholesterol rất dễ bị tổn thương do các gốc tự do Khi

bị tổn thương như vậy, chúng tạo ra các dẫn xuất có độc tính tương ứng là lipidperoxide, cholesterol epoxide

Người khám phá ra các đặc tính chống oxy hóa và thu dọn gốc tự do của PCO làJacques Masquelier, năm 1986

Trang 19

Nhiều phương pháp hiện đại và phức tạp đã chứng minh hoạt động bảo vệ mạchmáu của PCO và tạo cơ sở vững chắc cho việc sử dụng PCO trong điều trị các bệnh

lý mạch máu Các phương pháp này cho thấy PCO có khả năng:

 Giữ gốc tự do hydroxyl

 Giữ lipid peroxide

 Làm chậm trễ đáng kể sự khởi đầu của quá trình peroxide hóa lipid

 Kìm giữ các phân tử sắt tự do, giúp ngăn chặn sự peroxide hóa lipid do sắt

 Ức chế sự sản sinh ra gốc tự do bằng cách ức chế không cạnh tranh menxanthin oxidase

 Ức chế sự tổn thương do các enzyme (hyaluronidase, elastase, collagenase,

…) có thể làm thoái hóa cấu trúc mô liên kết

Hoạt động chống oxy hóa của PCO rất mạnh, gấp khoảng 50 lần so với vitamin

C và E Ở cấp độ tế bào, một trong những đặc tính hữu ích nhất của PCO –thu dọngốc tự do là nhờ vào cấu trúc hóa học cũng như sự liên kết chặt chẽ của nó với màng

tế bào Nhờ vậy mà PCO có thể bảo vệ tế bào chống lại các tổn thương do các gốc tự

do tan trong nước lẫn các gốc tan trong dầu một cách hiệu quả

 Quercetin [5,6,7]

Quercetin là một flavonoid được phân bố rộng rãi trong tự nhiên Quercetin làmột flavonoid bền vững và hoạt động nhất của flavonoid trong các nghiên cứu từtrước đến nay Nhiều chế phẩm từ dược thảo có tác động tốt nhờ vào thành phầnquercetin với hàm lượng cao.[8]

Trang 20

Quercetin có khả năng chống viêm do ức chế trực tiếp hàng loạt phản ứng khởiphát hiện tượng này: ức chế sự sản xuất và phóng thích histamin và các chất trunggian khác trong quá trình viêm và dị ứng Ngoài ra quercetin còn có khả năng chốngoxy hóa và tiết kiệm lượng vitamin C sử dụng Quercetin ức chế men aldosereductase rất mạnh, men này có nhiệm vụ chuyển glucose máu thành sorbitol – mộthợp chất liên quan chặt chẽ với sự tiến triển các biến chứng của đái tháo đường (đụcthủy tinh thể do đái tháo đường, thương tổn thần kinh, bệnh võng mạc đái tháođường).[8]

 Bioflavonoid của họ c itrus (cam, quít, chanh,…) [5,7,8]

Các bioflavonoid trong cam quít gồm rutin, hesperidin, quercitrin, và naringin.Hầu hết các khảo sát về rutin và hỗn hợp bioflavonoid thô đều được thực hiện trongthập niên 1970 Từ đó đến nay người ta thường dùng loại hỗn hợp rutinoside định

chuẩn gọi là hydroxyethylrutoside (HER) [8]

Về mặt ứng dụng, các bằng chứng lâm sàng rõ rệt nhất trong điều trị tăng tínhthấm thành mạch, kháng oxy hóa, ngăn ngừa ung thư vú, kích thích và ngăn ngừalão hóa xương, chữa các vết bầm dưới da, trĩ và các trường hợp dãn tĩnh mạch.[8,10,11]

 Polyphenol của chè xanh [5,7]

Cả chè xanh (hay trà xanh, green tea) và chè đen (black tea) (Ví dụ trà Lipton, trà

Dimah,…) đều có nguồn gốc từ cây chè (trà) (Camellia sinensis) Chè xanh được

làm từ đọt lá (lá ngọn) sấy nhẹ, còn chè đen được hình thành sau một quá trình oxyhóa lá chè Trong quá trình oxy hóa này, các enzyme trong chè chuyển đổi nhiềuhợp chất polyphenol với những khả năng hoạt động và điều trị vượt trội trở thànhnhững hợp chất ít hoạt động điều trị hơn

Đối với chè xanh quá trình sấy không làm hoạt hóa các men oxy hóa polyphenol.Polyphenol có chứa vòng phenol trong cấu trúc phân tử Polyphenol chính trong tràxanh là các flavonoid (catechin, epicatechin, epicatechin gallate, epigallocatechin

Trang 21

gallate, và proanthocyanidin) Epigallocatechin gallate là thành phần hoạt độngmạnh nhất.

Trang 22

1.1.2.2 Phân loại theo nhóm cấu trúc [2,3,4,5]

có bên cạnh flavone ( flavone có thêm nối đôi ở C2 ) tương ứng, có nhiều trong các

họ Rosaceae, Rutaceae, Leguminosaea, Asteraceae Chất tiêu biểu là naringin,prunnin, hesperidin

Trang 23

Hesperidin PrunninFlavanone là những chất không màu nhưng khi làm phản ứng với cyanidin thìcho màu rõ hơn

So với flavone, flavonol có thêm nhóm OH ở vị trí 3, kết tinh có màu từ vàng nhạtđến vàng

Chalcone gồm 2 vòng benzene nối bởi 1 mạch hở 3 carbon, cách đánh số như

đã trình bày ở trên Chalcone có màu từ vàng đến cam, là chất tạo màu cho một sốloài hoa

Trang 24

Isoflavone

Trang 25

 Rotenoid

Người ta đã phát hiện được 15 chất thuộc họ này, chất điển hình là rotenone cótrong cây thuốc cá có tác dụng diệt sâu bọ bằng cách hạn chế khả năng nhận oxy củachúng

Trang 26

 Dihydroflavonoid

Cấu trúc giống các flavonoid như flavonol, chalcone đã kể trên nhưng nối đôi ở vịtrí 2,3 ( đối với mạch hở) được thay bằng nối đơn

1.1.3 Vai trò của flavonoid

1.1.3.1 Vai trò đối với các phản ứng sinh hoá [5,6]

Các nhóm phenol có vai trò trong sự hoà tan các chất vì di chuyển dễ dàngqua các màng sinh học, một số có tác dụng như chất kháng oxy hoá, bảo vệ như acidascorbic, một số có tác dụng ức chế enzyme và các chất độc của cây

1.1.3.2 Vai trò ức chế và kích thích sinh trưởng [5,6,7]

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nhóm chức hydroxyl có vai trò quyếtđịnh về tính kích thích cũng như ức chế khả năng sinh trưởng

Ví dụ: trong ổi flavonoid có nhóm hydroxyl ở 4’ làm tăng hoạt tính sinhtrưởng, còn flavonoid có nhóm hydroxyl ở cả 3’ và 4’ thì lại có tính ức chế

1.1.3.3 Vai trò tạo màu [5,8,9]

Flavonoid có khả năng tạo màu cho thực vật để trông hấp dẫn hơn Cácflavone, flavonol, aurone, chalcone thì có màu vàng Còn các anthocyanin thì có thể

có màu hồng, đỏ, tím, xanh

1.1.3.4 Vai trò bảo vệ cây [5]

Một số flavonoid không màu trong lá có khả năng bảo vệ cây, ngăn động vật

Trang 27

thể làm thay đổi các hợp chất trong cơ thể Các dẫn xuất flavonoid có tác dụng dậptắt các gốc tự do như OH●, ROO● gây ra các bệnh như ung thư, lão hoá….

Flavonoid tạo phức với các ion kim loại mà những kim loại này là xúc táccho các phản ứng oxy hoá Thành phần màng tế bào có các lipid dễ bị peroxide hoásinh ra sản phẩm làm rối loạn trao đổi chất và huỷ hoại tế bào

Flavonoid cùng với các acid ascorbic tham gia quá trình hoạt động củaenzyme oxy hoá- khử Flavonoid còn ức chế tác động của hyaluronidase ( enzymenày làm tăng tính thấm của mao mạch) Khi nó thừa sẽ gây hiện tượng xuất huyếtdưới da hay còn gọi thiếu vitamin P Thí nghiệm cho thấy flavonoid có nhóm OH ở3’, 4’ thì nâng cao tính bền vững thành mạch

1.1.3.6 Vai trò kháng ox y hoá [5,6]

Flavonoid có đặc tính sinh học mạnh: kháng ung thư, kháng khuẩn, kháng

viêm…Trong các nghiên cứu in vitro, hoạt tính của flavonoid được khảo sát bằng

cách cho phản ứng với các chất tương ứng, thường là các gốc tự do như ABTS,DPPH, AAPH, O●, ●OOH, ●OH….trong các môi trường khác nhau

Tác dụng kháng oxy hoá của flavonoid là ngăn hình thành gốc tự do, làmsạch gốc tự do và điều chỉnh khả năng kháng oxy hoá của cơ thể Flavonoid ngăncản các enzyme tạo thành gốc tự do phản ứng Trong môi trường có ion kim loạiđồng, sắt có thể phản ứng oxy hoá khử với H2O2 và protein tạo thành gốc tự do,flavonoid sẽ tạo phức với ion kim loại ở nhóm catechol của vòng B, vị trí 3,4 củavòng C, vị trí 4,5 của vòng A

1.2 HESPERIDIN

1.2.1 Nguồn gốc từ thiên nhiên

Hesperidin thuộc nhóm flavononoid, được tìm thấy ở các loại cây thuộc họ citrusnhư cam, chanh, quít, bưởi…Hesperidin chiếm hàm lượng lớn trong vỏ của cây quít

Nó thuộc họ Flavanone, một trong những họ của flavonoid.[8,10,11]

Trang 28

Mô tả cây quít [8]

Còn gọi là quyết, hoàng quyết, trần bì, thanh bì.

Tên khoa học: Citrus deliciosa Tenore, Citrus nobilis var.deliciosa Swigle, Citrus reticulate Blanco.

 Họ : Cam quít ( Rutaceae )

Cây quít là một loại cây nhỏ, lá mọc so le, đơn, mép lá có răng cưa, vỏ cómùi thơm đặc biệt Hoa nhỏ,màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá Quả hình cầuhai đầu dẹt, màu xanh, vàng cam hay đỏ, vỏ có thể mỏng nhẵn hoặc sần sùi,

dễ bóc, mùi thơm ngon, nhiều hạt

Hình 1.3: Trái quít

 Phân bố, thu hái và chế biến

Quít là một loại cây được trồng phổ biến ở nước ta, nhiều nhất tại các tỉnhNghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên, Nam Định, Hà Nam, Bắc Cạn,Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh….Tại Trung Quốc, ngoài những loại câycùng loài với quít của nước ta, người ta còn trồng một số lại quít khác như:

Đại Hồng Cam ( Citrus chachiensis hay Citrus nobilis var.chachiensis Wong), cây Phúc Quyết ( Citrus tangeriana Hortet Tanaka hay Citrus

reticulata var.deliciosa H.H.Hu) và cây Châu Quyết ( Citrus erythrosa Tanaka hay Citrus reticulata Blanco var.erythrosa H.H.Hu ) Ở Việt Nam,

ngoài cây quít ngọt, ta còn nhiều loại quít khác chưa được xác định tên khoahọc như: quít giấy, quít tàu, quít nuốm…

Trang 29

 Thành phần hoá học

Trong thành phần của cây quít, Hesperidin chiếm chủ yếu trong vỏ quít vớihàm lượng trên 3% tính theo dược liệu khô kiệt

1.2.2 Tên gọi và cấu tạo

Các tên thường gọi : Hesperidin, Hesperetin-7-rhamno-glucoside,

Hesperetin-7-rutinoside và glucopyranosyl]-2, 3-dihydro-5-hydroxy-2-(3-hydroxy-4-methoxyphenyl)-4H-1-benzopyran-4-one.[11,12,13]

(S)-7-[[6-0-(6-deoxy-anpha-L-mannop-yranosyl)-beta-D-Công thức phân tử: C28H34O15

Khối lượng phân tử: 610,55

Công thức cấu tạo:

Hình 1.4 Cấu trúc hoá học của Hesperidin

1.2.3 Tính chất vật lý [11, 12, 13]

Hesperidin có dạng bột vô định hình, màu trắng, không mùi, không vị,khó tan trong nước ( độ hoà tan: 1g hoà tan trong 50 lít nước) Độ tan tăng dần trongcác dung môi sau: benzene, chloroform, nước, acetone, methanol Tan tốt trongdung dịch kiềm, nhiệt độ nóng chảy Tnc = 258 – 262oC

Trang 30

1.2.4 Ứng dụng

1.2.4.1 Chữa bệnh trong dân gian [7,8,10]

Trong y học cổ truyền, vỏ quít đã trở thành vị thuốc phổ biến trong dân gian,thường được tiêu thụ một lượng rất lớn để chữa ho, tiêu thực, trừ đờm, riêng hạtđược dùng để chữa các chứng thoát vị rất có hiệu quả

1.2.4.2 Chữa trị ung thư đại tràng [12,14]

Ung thư đại tràng là loại ung thư ác tính Ăn càng nhiều mỡ, giảm lượngcarbonhydrate thì càng tăng tỷ lệ ung thư đại tràng Ung thư đại tràng ít xảy ra vớinhững người ăn nhiều rau quả do: ăn nhiêù rau quả có khả năng loại trừ cáccarcinogen trong thịt và mỡ, đồng thời rau quả chứa nhiều chất anticarcinogen,phong bế sự phát triển của ung thư đại tràng Thực tế trong các thí nghiệm ở độngvật, người ta thấy các thành phần trong rau quả ngăn cản sự phát sinh ung thư

Hesperidin phong tỏa được sự cảm ứng enzyme ornithine decarboxylase(ODC) trong màng nhầy ruột già Enzyme này là một enzyme làm hạn chế tốc độsinh tổng hợp các polyamine ( như diamin, spermidin và spermin), mà những chấtnày có liên quan chặt chẽ đến tốc độ tăng sinh sản trong một số mô, sự tăng nồng độODC được thấy sau sự biểu hiện của các tác nhân carcinogen

1.2.4.3 Ngăn ngừa và chữa bệnh tim [14,15]

Hesperidin làm giảm nguy cơ phát triển của bệnh tim mạch, xơ vữa độngmạch, tăng huyết áp,… gây ra bởi enzyme HMG-CoA, là tác nhân gián tiếp tổnghợp ra acid mevalonic- hợp chất trung gian trong quá trình tổng hợp sterol hoặcisoprenoid làm tăng lượng cholesterol trong máu Một nguyên nhân nữa gây ra bệnhtim mạch là tác dụng của enzyme ACAT ( Acyl CoA cholesterol-O-ocyltransferase),enzyme này đẩy mạnh sự ester hóa của cholesterol trong máu, làm phát triển các đạithực bào lipid ở thành mạch tạo nên chứng xơ vữa động mạch Hesperidin vàhesperetin có tác dụng ức chế hoạt tính của ACAT, góp phần đẩy lùi nguy cơ mắcphải các bệnh về tim mạch

Trang 31

1.2.4.4 Ảnh hưởng lên sự chuyển hóa xương [11]

Hesperidin có khả năng kích thích sự hình thành và ức chế sự thoái hóaxương Hoạt tính của phosphatase alcalin chuyển hóa tạo hình xương được kíchthích bởi sự có mặt của hesperidin và hesperetin Theo đó, hesperidin và hesperetinvừa là nguồn dinh dưỡng, vừa là dược phẩm quan trọng cho con người trong việcphát triển xương, phòng và chống bệnh loãng xương

1.2.4.5 Ngăn ngừa và chữa bệnh gan [11]

Một số nghiên cứu mới đây cho thấy hesperidin và hesperetin được đưa vào

sử dụng để phòng ngừa và chữa trị bệnh gan: viêm gan, xơ gan, ung thư gan

1.2.4.6 Chữa được bệnh trĩ [14,16]

Một số lớn các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh diosmin có hiệu quảtrong điều trị các triệu chứng cấp tính và mãn tính của bệnh trĩ Một nghiên cứukiểm soát giả dược đối với 120 bệnh nhân cho thấy có sự cải thiện của đau, ngứa,phù nề, ban đỏ, và chảy Cuối cùng người ta đã đưa ra công thức chung là một hỗnhợp gồm 90% diosmin và 10% hesperidin (daflon) trong một liều 500 mg mỗi ngàyuống trong hai tháng Việc sử dụng diosmin trong điều trị bệnh trĩ không ảnh hưởngxấu đến thai nhi, sự phát triển của trẻ Phụ nữ mang thai bị bệnh trĩ cấp tính đượcđiều trị tám tuần trước khi sinh và bốn tuần sau khi sinh Diosmin không gây độtbiến và không có bất kỳ ảnh hưởng quan trọng đến chức năng sinh sản

sự chảy máu và điều chỉnh huyết áp.[17]

Hesperidin làm tăng độ bền thành mao mạch do làm giảm độ thấm của maomạch Hesperidin được sử dụng để làm giảm sốt và các dị ứng khác do ức chế sự

Trang 32

phóng thích histamine Hoạt tính chống ung thư được giải thích bởi sự ức chế tổnghợp polyamine [16]

Ngoài ra, hesperidin còn làm tăng hoạt tính của vitamin C, nó đóng vai trònhư một vitamin P, được sử dụng trong việc điều trị bệnh chảy máu lợi và các bệnh

do thiếu vitamin C.[18]

1.3 HESPERETIN

1.3.1 Tên gọi và cấu tạo [19,20]

Tên thường gọi: Hesperetin; cyanidanon 4' -methyl ether; methoxyflavone; (S)-2, 3-dihydro-5, 7-

3’,5,7-trihydroxy-4’-dihydroxy-2-(3-hydroxy-4methoxyphenyl)-4H-1-benzopyran-4-one

Công thức phân tử: C16H14O6

Khối lượng phân tử: 302,27

Công thức cấu tạo:

Trang 33

1.3.3 Phản ứng tổng hợp

Hesperetin được điều chế bằng phản ứng thủy phân hesperidin trong môi trườngacid

1.3.4 Ứng dụng

1.3.4.1 Hesperetin có tác dụng kháng oxy hóa [20,21,22]

Hesperetin thuộc nhóm có khả năng bắt giữ oxy, làm sạch hiệu quả cácperoxynitrite Peroxynitrite là chất oxy hóa hoạt động do 2 tác nhân oxy hóasuperoxide (●O2-) và nitric oxide (●NO), có thể oxy hóa các thành phần của tế bàonhư: các protein thiết yếu, no-protein thiol, ADN, protein tỷ trọng thấp, màng nhầyphospholipid Peroxynitrite góp phần làm phát sinh các bệnh nguy hiểm như độtquỵ, bệnh tim, tâm thần, xơ vữa động mạch do thiếu enzyme nội sinh để ngăn cảnhoạt động của gốc ONOO- Hesperetin có khả năng làm sạch gốc ONOO- rất hiệuquả, đồng thời nó cũng ngăn các tác nhân gây hại bởi ONOO- cho tế bào

1.3.4.2 Hesperetin làm giảm nguy cơ ung thư: [23,24]

Hesperetin có khả năng ức chế enzyme cytochrome P450- một loại enzyme cókhả năng kích hoạt các procarcinogen (có trong khói thuốc, thuốc trừ sâu,…) thànhnhững chất sinh ung thư khi chúng đi vào cơ thể người và gây hậu quả nghiêm trọng

có thể dẫn đến ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, giảm hormone sinh dục nữ

Trang 34

Hesperetin còn có tác dụng mạnh lên các khối u dẫn đến nhiều khả năng chữa trịhiệu quả bằng hóa học trị liệu.

1.3.4.3 Hesperetin có khả năng chữa trị các bệnh về da [25]

Đối với các bệnh viêm tuyến nhờn dưới da, mụn trứng cá,…hesperetin có tácđộng trực tiếp lên sự bài tiết bã nhờn dưới da làm giảm lượng bã nhờn, dầu màkhông gây tác dụng phụ Hơn nữa, hesperetin có thể ức chế sự phát triển của vi

khuẩn P.acnes gây mụn trứng cá.

1.3.4.4 Một số ứng dụng khác [26,27,28]

Hesperetin khi được sử dụng kết hợp với hesperidin có tác dụng thúc đẩy hìnhthành và ức chế sự thoái hóa xương, phòng ngừa và chữa các bệnh về gan (viêmgan, xơ gan, ung thư gan), giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp,…

Khối lượng lượng phân tử: 428,2

Công thức cấu tạo:

Trang 35

Hình 1.6: cấu trúc hóa học của HTTA

1.4.1.4 Ứng dụng

Đây là sản phẩm trung gian để tổng hợp diosmetin- một flavonoid có tác dụngkháng oxy hóa cao [30], chống gia tăng của tế bào ung thư vú MDA-MB-468 [31],phòng ngừa và chữa các bệnh về huyết khối [32], suy tĩnh mạch [33, 34]

HTTA cũng có tác dụng kháng oxy hóa nhưng với hoạt tính rất thấp (được khảo sát

Trang 36

Khối lượng phân tử: 344,1

Công thức cấu tạo:

Hình 1.7: cấu trúc hóa học của HTTM

1.4.2.2 Tính chất vật lý [35]

HTTM có dạng tinh thể hình kim, màu đỏ cam, không mùi, ít tan trong nước,tan nhiều trong acetone, Tnc = 147-1500C

1.4.2.3 Phản ứng tổng hợp

HTTM được tổng hợp bằng phản ứng ether hóa của Williamson với tác nhân

là dimethyl sulfate trong môi trường kiềm

1.5 HIỆN TƯỢNG OXY HÓA

Bắp thịt càng vận động, não càng tính toán thì tình trạng tích lũy đủ loại phếphẩm của quá trình biến dưỡng gọi chung là quá trình oxy hóa càng nhanh Chất oxyhóa càng tăng, con người càng hoạt động nhiều thì tế bào càng mau già Danh sáchcác bệnh do chất oxy hóa càng lúc càng dài, từ cườm mắt, tiểu đường, cao huyếtáp cho đến ung bướu ác tính Bệnh do sự hiện diện của chất oxy hóa đã từ lâuchiếm vị trí hàng đầu trong danh sách các bệnh thời đại [36,37]

Trang 37

1.5.1 Nguyên nhân [36,37,38]

Bình thường, phân tử oxygen tham gia vào quá trình chuyển hoá để tạo ranăng lượng giúp cơ thể hoạt động.  Tuy nhiên có khoảng 2% oxygen tham gia vàoquá trình này đã không tạo ra năng lượng mà tạo ra các gốc tự do  Có thể nói gốc tự

do là một loại sản phẩm không hoàn hảo trong chu trình biến dưỡng bình thường của

cơ thể.  Gốc tự do càng gia tăng nhiều hơn trong điều kiện ăn uống hoặc sinh hoạttrong môi trường bị ô nhiễm khói thuốc lá, bức xạ hoặc những hoá chất độc hại hoặccăng thẳng tâm lý. Về mặt hoá học, gốc tự do là những thành phần phân tử có nhữngnguyên tử bị thiếu mất một điện tử ở vòng ngoài cùng.  Do đó, phân tử này cókhuynh hướng di chuyển tự do và lấy một điện tử của một phân tử khác để tự ổnđịnh  Điều nguy hiểm của gốc tự do không phải là huỷ diệt tế bào mà là làm tổnthương tế bào để đến phiên tế bào bị tổn thương một gốc tự do mới lại oxy hoá một

tế bào khác và phản ứng dây chuyền cứ tiếp tục xảy ra. 

1.5.2 Cơ chế [36,38]

Đây là cơ chế chủ yếu đối với sự oxy hóa của các phân tử lipid

Giai đoạn khơi mào

( R●: gốc tự do của lipid tại vị trí CH2 của nhóm allylic)

Giai đoạn phát triển mạch:

R● + O2 ROO● (1.2)ROO● + RH ROOH + R● (1.3)

Ở giai đoạn này, nồng độ gốc tự do peroxyl ROO● sinh ra cao gấp nhiều lần nồng độcủa các gốc tự do alkoxyl RO● và R● Các phản ứng xảy ra liên tiếp đối với nhiềuphân tử lipid tạo thành một chuỗi phản ứng dây chuyền và cuối cùng chuyển thànhdạng hydroperoxide ( ROOH) làm hỏng các acid béo

Trang 38

Hình 1.8: Sơ đồ tóm tắt quá trình oxy hóa lipid trong cơ thể

1.5.3 Hậu quả [36,37,39]

Qua cơ chế trên, các gốc tự do đã tham gia phản ứng với các chất hữu cơ gâytổn thương màng tế bào, làm biến đổi protein, làm rối loạn quá trình trao đổi chấtgiữa tế bào với bên ngoài Ngoài ra, các gốc tự do còn có thể làm thay đổi cấu trúcDNA của tế bào.  Do đó các gốc tự do là mầm mống quan trọng dẫn đến nhiều loạibệnh khác nhau như tim mạch, Parkinson, Alzheimer, ung thư và nhất là hiện tượnglão hóa Đáng lưu ý là cách ăn uống và sinh hoạt sai lầm làm hư hại tế bào và thayđổi gen có thể di hại sang thế hệ kế tiếp.  Điều này giải thích tại sao tỷ lệ người mắcbệnh ung thư gia tăng còn có cả những trẻ em Trong cuộc đời của một người sống tới 70 tuổi, thì có khoảng 17 tấn gốc tự do được tạo ra như vậy

1.6 CHẤT KHÁNG OXY HÓA

1.6.1 Khái niệm

Là hoạt chất có khả năng ngăn ngừa hay làm chậm quá trình oxy hóa Nó có khảnăng cắt đứt mạch phản ứng dây chuyền gốc tự do trong quá trình oxy hóa lipid.Độc chất thuộc nhóm oxy hóa có một nhược điểm, đó là tuổi thọ rất ngắn Nếu sửanhẹ cấu trúc của các chất oxy hóa thì chúng không kịp triển khai tác dụng và sẽ bịđào thải [36,37]

Trang 39

 Chất kháng oxy hóa sơ cấp: là những chất cho H và e-, kết thúc quá

trình phản ứng chuỗi như các butyl hydroxyl anisole (BHA), butylhydroxyl toluene (BHT), tert-butyl hydroquinone, …

 Chất kháng oxy hóa thứ cấp: là những chất có khả năng phân hủy các

hydroperoxyde của chất béo thành các sản phẩm bền như dilaurylthiopropionate và acid thiodipropionic

 Các chất bắt giữ oxy: chứng phản ứng với oxy và loại oxy ra khỏi hệ

thống như acid ascorbic (vitamin C), ascorbyl palmitate, aciderythobic và muối của chúng

 Các enzyme kháng oxy hóa: các enzyme này có khả năng loại oxy

hoặc các chất có tính oxy hóa khỏi hệ thống sinh học Đó làglucosidase, superoxide dismutase, catalase, glutathione peroxidase,

 Các tác nhân tạo phức vòng: chúng có khả năng tạo phức vòng với

các ion kim loại như sắt và đồng Đó là các acid amine, acid citric,acid ethylene-diamine-tetra-acetic (EDTA),…

1.6.2.2 Phân loại theo hóa sinh [37,40]

Người ta thường phân thành 2 loại:

Trang 40

 Chất kháng oxy hóa nội sinh:

Trong cơ thể khoẻ mạnh, gốc tự do sinh ra có giới hạn, không quá thừa đểgây hại Bởi vì bên cạnh các gốc tự do luôn có hệ thống các chất chống oxy hoá "nộisinh" (tức có sẵn trong cơ thể) cân bằng lại, vô hiệu hoá các gốc tự do có hại Hệthống các chất chống oxy này gồm các enzym như glutathione peroxidase,superoxide dismutase, glutathione peroxidase, catalase, các peroxide kim loại, đặcbiệt là vitamin C, vitamin E, beta-carotene (tiền vitamin A), khoáng chất selen "nộisinh" có sẵn trong cơ thể, xúc tác các phản ứng khử để vô hiệu hoá gốc tự do (còngọi là "bẫy" gốc tự do) giúp cơ thể khoẻ mạnh.[40]

 Chất kháng oxy hóa ngoại sinh

Là các hợp chất kháng oxy hóa có trong tự nhiên hoặc được tổng hợp Khigốc tự do sinh ra quá nhiều (do ô nhiễm môi trường, do tia cực tím từ ánh nắng, dokhói thuốc lá, do viêm nhiễm trong cơ thể, thậm chí do dùng một số dược phẩm )

và hệ thống chất oxy hoá nội sinh không đủ sức cân bằng, cơ thể sẽ sinh ra rối loạnbệnh lý Vì thế, có thể phòng tránh nhiều căn bệnh nghiêm trọng một cách hiệu quả

và tương đối đơn giản bằng cách cung cấp kịp thời cho cơ thể các chất kháng oxyhóa ngoại sinh từ nguồn thức ăn hay dược liệu có chứa tiền vitamin A, vitamin C, Ehoặc khoáng tố như selen, kẽm, vanadium hay hoạt chất trong thực vật nhưflavonoid.[40]

1.6.3 Cơ chế [36]

1.6.3.1 Cơ chế chuyển proton (HAT)

Ở giai đoạn phát triển mạch, phản ứng (1.2) xảy ra rất nhanh ( k ÷ 109 M-1s-1 )nhưng phản ứng (1.3) lại xảy ra chậm hơn ( k ÷ 101 M-1s-1) nên có thể kiểm soát dễhơn Các chất kháng oxy hóa, ví dụ các hợp chất kháng oxy hóa họ phenolic ArOH

có thể thực hiện phản ứng ngăn chặn sự hình thành các ROOH để cắt đứt mạch phảnứng dây chuyền theo cơ chế chuyển H như sau:

ROO● + ArOH ROOH + ArO●

Ngày đăng: 23/08/2015, 17:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu, 1985, Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu hóahọc cây thuốc
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
[2]. Nguyễn Kim Phi Phụng, 2000, Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, Nhà xuất bản ĐHQG Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ
Nhà XB: Nhàxuất bản ĐHQG Tp Hồ Chí Minh
[3]. Nguyễn Ngọc Hạnh, 2002, Tách chiết và cô lập hợp chất tự nhiên, Giáo trình cao học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tách chiết và cô lập hợp chất tự nhiên
[4]. T.A. Geissman, The Chemistry of Flavonoid Compounds, Pergamon Press Oxford-London-New York-Paris, 1962 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Chemistry of Flavonoid Compounds
[6]. Cushnie TPT, Lamb AJ (2005). "Antimicrobial activity of flavonoids".International Journal of Antimicrobial Agents 26 (5): 343–356 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Antimicrobial activity of flavonoids
Tác giả: Cushnie TPT, Lamb AJ
Năm: 2005
[8]. Richard Mayer, Possible Cancer-fighting Properties Found in Certain Bioflavonoids, U.S. Horticultural Research Laboratory, August 9, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Possible Cancer-fighting Properties Found in CertainBioflavonoids
[9]. Nguyễn Hương Thảo, Võ Văn Lẹo, Ngô Thu Vân, Trần Hùng, 2001, Khảo sát Flavonoid từ vỏ quit, tạp chí dược học – số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảosát Flavonoid từ vỏ quit, tạp chí dược học
[5]. Ververidis Filippos, F; Trantas Emmanouil, Douglas Carl, Vollmer Guenter, Kretzschmar Georg, Panopoulos Nickolas (October 2007). "Biotechnology of flavonoids and other phenylpropanoid-derived natural products Khác
[7]. Dược điển Việt Nam III, 2002, NXB Y học.Đỗ Tất Lợi, 2001, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w