3. Ngày giao nhiệm vụ luận án: 2011.
1.1.3. Vai trò của flavonoid
1.1.3.1. Vai trò đối với các phản ứng sinh hoá [5,6]
Các nhóm phenol có vai trò trong sự hoà tan các chất vì di chuyển dễ dàng qua các màng sinh học, một số có tác dụng như chất kháng oxy hoá, bảo vệ như acid ascorbic, một số có tác dụng ức chế enzyme và các chất độc của cây.
1.1.3.2. Vai trò ức chế và kích thích sinh trưởng [5,6,7]
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nhóm chức hydroxyl có vai trò quyết định về tính kích thích cũng như ức chế khả năng sinh trưởng.
Ví dụ: trong ổi flavonoid có nhóm hydroxyl ở 4’ làm tăng hoạt tính sinh trưởng, còn flavonoid có nhóm hydroxyl ở cả 3’ và 4’ thì lại có tính ức chế.
1.1.3.3. Vai trò tạo màu [5,8,9]
Flavonoid có khả năng tạo màu cho thực vật để trông hấp dẫn hơn. Các flavone, flavonol, aurone, chalcone thì có màu vàng. Còn các anthocyanin thì có thể có màu hồng, đỏ, tím, xanh.
1.1.3.4. Vai trò bảo vệ cây [5]
Một số flavonoid không màu trong lá có khả năng bảo vệ cây, ngăn động vật ăn cỏ bằng vị đắng và khó chịu.
1.1.3.5. Vai trò y học [5,7,8,9]
Gốc tự do trong cơ thể là các hợp chất có hoạt tính cao được tạo ra bằng quá trình trao đổi chất hoặc đưa từ ngoài vào. Các gốc tự do có năng lượng lớn nên có xu hướng phản ứng làm giảm năng lượng, khi phản ứng với các hợp chất trong cơ thể làm thay đổi các hợp chất trong cơ thể. Các dẫn xuất flavonoid có tác dụng dập tắt các gốc tự do như OH●, ROO● gây ra các bệnh như ung thư, lão hoá….
Flavonoid tạo phức với các ion kim loại mà những kim loại này là xúc tác cho các phản ứng oxy hoá. Thành phần màng tế bào có các lipid dễ bị peroxide hoá sinh ra sản phẩm làm rối loạn trao đổi chất và huỷ hoại tế bào.
Flavonoid cùng với các acid ascorbic tham gia quá trình hoạt động của enzyme oxy hoá- khử. Flavonoid còn ức chế tác động của hyaluronidase ( enzyme này làm tăng tính thấm của mao mạch). Khi nó thừa sẽ gây hiện tượng xuất huyết dưới da hay còn gọi thiếu vitamin P. Thí nghiệm cho thấy flavonoid có nhóm OH ở 3’, 4’ thì nâng cao tính bền vững thành mạch.
1.1.3.6. Vai trò kháng ox y hoá [5,6]
Flavonoid có đặc tính sinh học mạnh: kháng ung thư, kháng khuẩn, kháng viêm…Trong các nghiên cứu in vitro, hoạt tính của flavonoid được khảo sát bằng cách cho phản ứng với các chất tương ứng, thường là các gốc tự do như ABTS, DPPH, AAPH, O●, ●OOH, ●OH….trong các môi trường khác nhau.
Tác dụng kháng oxy hoá của flavonoid là ngăn hình thành gốc tự do, làm sạch gốc tự do và điều chỉnh khả năng kháng oxy hoá của cơ thể. Flavonoid ngăn cản các enzyme tạo thành gốc tự do phản ứng. Trong môi trường có ion kim loại đồng, sắt có thể phản ứng oxy hoá khử với H2O2 và protein tạo thành gốc tự do,
flavonoid sẽ tạo phức với ion kim loại ở nhóm catechol của vòng B, vị trí 3,4 của vòng C, vị trí 4,5 của vòng A.