Xác định bằng phổ UV-Vis

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu bán TỔNG hợp, KHẢO sát HOẠT TÍNH KHÁNG OXY hóa của FLAVONOID và dẫn XUẤT FLAVONOID từ vỏ QUÍT (Trang 60 - 61)

3. Ngày giao nhiệm vụ luận án: 2011.

2.5.3. Xác định bằng phổ UV-Vis

Pha loãng sản phẩm tinh trong methanol, sử dụng máy đo UV 2450 Shimadzu (Viện Công nghệ Hóa học) đo độ hấp thu dung dịch trong vùng bước sóng từ 200- 800nm.

2.5.4. Xác định bằng phổ IR

Đo bằng máy đo quang phổ hồng ngoại IR-Vector 22 Bruker (Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng)

2.5.5. Xác định bằng phổ NMR

Đo bằng máy cộng hưởng từ hạt nhân Brucker AC 200, tần số 500MHz (trường Đại học Khoa học Tự nhiên).

2.6. ĐO ĐỘ HẤP THU DPPH

2.6.1. Cơ sở thực nghiệm

So với các phương pháp khác, phương pháp đo DPPH có đặc điểm là khá đơn giản và cho kết quả có tính khả thi sinh học tương đối cao, rất thích hợp thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Nguyên tắc: các chất nghiên cứu có tác dụng chống oxy hóa theo cơ chế dập

tắt gốc tự do bằng phản ứng thuận nghịch giữa mẫu đo và DPPH sẽ làm giảm màu của dung dịch DPPH. Xác định khả năng này bằng cách đo độ hấp thu ở bước sóng có hấp thu cực đại tại 517 nm. [39]

2.6.2. Dụng cụ và hóa chất

- Hesperidin, hesperetin, HTTA, HTTM, vitamin C : 24mg cho mỗi chất - DPPH: 7,8mg - DMSO: 42ml - Ethanol: 350ml - Bình định mức 100ml, 250ml. - Micropipette 1ml, 5ml. - Becher 500ml, ống COD. 2.6.3. Tiến hành thực nghiệm

Lần lượt pha 5 chất: hesperidin, hesperetin, HTTA, HTTM và vitamin C, mỗi chất pha 3 lần (riêng vitamin C pha 1 lần) với 5 nồng độ khác nhau trong DMSO. Lấy 0,25ml các mẫu thử trộn với 4,75ml dung dịch DPPH nồng độ 200µM ( pha trong methanol) thu được dung dịch cuối cùng có nồng độ DPPH là 190µM và các mẫu thử tương ứng với sự thay đổi thể tích ( giảm 20 lần). Dung dịch được lắc đều và để ở nhiệt độ phòng trong 30 phút, sau đó đem đo độ hấp thu của hỗn hợp phản ứng ở bước sóng 517nm để xác định khả năng bắt gốc tự do trên máy đo quang phổ DR-2000 (Viện Công nghệ Hóa học). Mỗi mẫu đo 1 lần, lấy giá trị trung bình đo 3 lần/nồng độ/chất. Quan sát sự thay đổi màu để đánh giá kết quả thu được, vẽ đồ thị mỗi chất thử và so sánh hoạt tính kháng oxy hóa với vitamin C.

Hình 2.13. Các mẫu ống nghiệm sau khi cho phản ứng với DPPH

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu bán TỔNG hợp, KHẢO sát HOẠT TÍNH KHÁNG OXY hóa của FLAVONOID và dẫn XUẤT FLAVONOID từ vỏ QUÍT (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w