3. Ngày giao nhiệm vụ luận án: 2011.
1.3.2. Tính chất vật lý [19,20]
Hesperetin có dạng tinh thể hình kim hay lục giác, màu vàng nhạt, không mùi, không vị, ít tan trong nước, chloroform, benzene, tan trong methanol, acetone và dung dịch kiềm, nhiệt độ nóng chảy Tnc = 226 ÷ 228 0C.
1.3.3. Phản ứng tổng hợp
Hesperetin được điều chế bằng phản ứng thủy phân hesperidin trong môi trường acid.
1.3.4. Ứng dụng
1.3.4.1. Hesperetin có tác dụng kháng oxy hóa [20,21,22]
Hesperetin thuộc nhóm có khả năng bắt giữ oxy, làm sạch hiệu quả các peroxynitrite. Peroxynitrite là chất oxy hóa hoạt động do 2 tác nhân oxy hóa superoxide (●O2-) và nitric oxide (●NO), có thể oxy hóa các thành phần của tế bào như: các protein thiết yếu, no-protein thiol, ADN, protein tỷ trọng thấp, màng nhầy phospholipid. Peroxynitrite góp phần làm phát sinh các bệnh nguy hiểm như đột quỵ, bệnh tim, tâm thần, xơ vữa động mạch do thiếu enzyme nội sinh để ngăn cản hoạt động của gốc ONOO-. Hesperetin có khả năng làm sạch gốc ONOO- rất hiệu quả, đồng thời nó cũng ngăn các tác nhân gây hại bởi ONOO- cho tế bào.
1.3.4.2. Hesperetin làm giảm nguy cơ ung thư: [23,24]
Hesperetin có khả năng ức chế enzyme cytochrome P450- một loại enzyme có khả năng kích hoạt các procarcinogen (có trong khói thuốc, thuốc trừ sâu,…) thành những chất sinh ung thư khi chúng đi vào cơ thể người và gây hậu quả nghiêm trọng có thể dẫn đến ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, giảm hormone sinh dục nữ. Hesperetin còn có tác dụng mạnh lên các khối u dẫn đến nhiều khả năng chữa trị hiệu quả bằng hóa học trị liệu.
1.3.4.3. Hesperetin có khả năng chữa trị các bệnh về da [25]
Đối với các bệnh viêm tuyến nhờn dưới da, mụn trứng cá,…hesperetin có tác động trực tiếp lên sự bài tiết bã nhờn dưới da làm giảm lượng bã nhờn, dầu mà không gây tác dụng phụ. Hơn nữa, hesperetin có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn P.acnes gây mụn trứng cá.
1.3.4.4. Một số ứng dụng khác [26,27,28]
Hesperetin khi được sử dụng kết hợp với hesperidin có tác dụng thúc đẩy hình thành và ức chế sự thoái hóa xương, phòng ngừa và chữa các bệnh về gan (viêm gan, xơ gan, ung thư gan), giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp,….
1.4. CÁC DẪN XUẤT TỪ HESPERETIN
1.4.1. TỔNG HỢP 3’,5,7-TRIACETOXY-4’-METHOXYFLAVANONE (Ký hiệu HTTA)
1.4.1.1. Cấu tạo [29]
Công thức phân tử: C22H20O9 Khối lượng lượng phân tử: 428,2 Công thức cấu tạo:
Hình 1.6: cấu trúc hóa học của HTTA
1.4.1.2. Tính chất vật lý [29]
Triacetyl hesperetin có dạng bột màu trắng, ít tan trong nước, tan nhiều trong acetone, Tnc = 135 – 139 0C
1.4.1.3. Phản ứng tổng hợp
Cũng như phenol, HTTA không thể xảy ra phản ứng ester hóa trực tiếp khi có mặt acid như rượu mà được tổng hợp bằng phản ứng ester hóa với anhydride acetic trong môi trường kiềm. Trong phần thực nghiệm, HTTA sẽ được nghiên cứu tổng hợp bằng 2 phương pháp: chưng hồi lưu cổ điển và sử dụng lò vi sóng (microwave) rồi so sánh kết quả đạt được.
1.4.1.4. Ứng dụng
Đây là sản phẩm trung gian để tổng hợp diosmetin- một flavonoid có tác dụng kháng oxy hóa cao [30], chống gia tăng của tế bào ung thư vú MDA-MB-468 [31], phòng ngừa và chữa các bệnh về huyết khối [32], suy tĩnh mạch [33, 34].
HTTA cũng có tác dụng kháng oxy hóa nhưng với hoạt tính rất thấp (được khảo sát ở phần thực nghiệm). 1.4.2. TỔNG HỢP 2’,3,4,4’-TETRAMETHOXY-6’-HYDROXY- CHALCONE (Ký hiệu HTTM) 1.4.2.1. Cấu tạo [35] Công thức phân tử: C19H20O6 Khối lượng phân tử: 344,1 Công thức cấu tạo:
Hình 1.7: cấu trúc hóa học của HTTM
1.4.2.2. Tính chất vật lý [35]
HTTM có dạng tinh thể hình kim, màu đỏ cam, không mùi, ít tan trong nước, tan nhiều trong acetone, Tnc = 147-1500C.
1.4.2.3. Phản ứng tổng hợp
HTTM được tổng hợp bằng phản ứng ether hóa của Williamson với tác nhân là dimethyl sulfate trong môi trường kiềm.