1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiếng vinh dưới góc nhìn của phương ngữ xã hội

112 663 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng, sự thuật lợi trong giao lưu giữa các vùng miền trong cả nước cùng với những ảnh hưởng tích cực của nhà trườ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGUYỄN HOÀI NGUYÊN

NGHỆ AN - 2014

Trang 3

Luận văn này được hoàn thành, ngoài sự cố gắng của bản thân phải kể đến

sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, Tiến sĩ Nguyễn Hoài Nguyên, sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ, khoa Sư phạm Ngữ văn cũng như các bạn học viên lớp Cao học khoá 20, chuyên ngành Ngôn ngữ học và gia đình

Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và người thân, đặc biệt là thầy giáo, TS Nguyễn Hoài Nguyên đã tạo điều kiện giúp

đỡ em hoàn thành luận văn này

Do thời gian hạn hẹp, trình độ nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn quan tâm vấn đề này để luận văn được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Nghệ An, tháng 10 năm 2014

Tác giả

Trang 4

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5

5 Đóng góp của luận văn 7

6 Bố cục luận văn 7

Chương 1 CỞ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 8

1.1 Các vùng phương ngữ trong tiếng Việt 8

1.1.1 Phương ngữ và phương ngữ tiếng Việt 8

1.1.2 Các vùng phương ngữ tiếng Việt 11

1.2 Phương ngữ Nghệ Tĩnh 12

1.2.1 Sự hình thành phương ngữ Nghệ Tĩnh 12

1.2.2 Đặc trưng phương ngữ Nghệ Tĩnh 14

1.3 Ngôn ngữ học xã hội 16

1.3.1 Sự ra đời của ngôn ngữ học xã hội 16

1.3.2 Biến thể ngôn ngữ và cộng đồng nói năng 17

1.3.3 Ứng dụng ngôn ngữ học xã hội vào nghiên cứu tiếng Vinh 19

1.4 Địa bàn thành phố Vinh và tiếng Vinh 20

1.4.1 Vài nét về địa bàn thành phố Vinh 20

1.4.2 Quan niệm về tiếng Vinh và cách tiếp cận tiếng Vinh 23

1.5 Tiểu kết chương 1 25

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TIẾNG VINH TỪ GÓC NHÌN PHƯƠNG NGỮ XÃ HỘI 26

2.1 Một vài đặc điểm của ngôn ngữ thành thị 26

Trang 5

2.3 Tiếng Vinh trong từng độ tuổi 30

2.3.1 Độ tuổi từ 3 tuổi đến dưới 20 tuổi 30

2.3.2 Độ tuổi từ 21 đến 40 tuổi 31

2.3.3 Độ tuổi từ 40 đến dưới 60 tuổi 32

2.3.4 Độ tuổi từ 61 tuổi trở lên 33

2.4 Thời gian định cư ở Vinh 34

2.4.1 Nhóm có thời gian định cư 40 năm trở lên và những người được sinh ra và lớn lên ở Vinh 34

2.4.2 Nhóm có thời gian định cư ở Vinh 20-40 năm 35

2.4.3 Nhóm có thời gian định cư ở Vinh dưới 20 năm 35

2.5 Tiếng Vinh gắn với các nghề nghiệp 37

2.5.1 Những người làm ruộng 37

2.5.2 Những người buôn bán, tiểu thương 38

2.5.3 Công nhân, công chức, kĩ thuật viên 38

2.5.4 Tầng lớp trí thức 38

2.6 Tiếng Vinh gắn với trình độ văn hóa 39

2.7 Tiếng Vinh gắn với giới tính 40

2.8 Tiếng Vinh gắn với quê quán gốc 43

2.9 Tiểu kết chương 2 44

Chương 3 TIẾNG VINH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG VIỆT VĂN HÓA 48

3.1 Các biến thể của tiếng Việt trên địa bàn thành phố Vinh 48

3.1.1 Biến thể ngữ âm 48

3.1.2 Biến thể từ vựng 84

3.1.3 Biến thể ngữ pháp 91

3.1.4 Biến thể phong cách 91

Trang 6

3.2.1 Các điều kiện chi phối sự phát triển của tiếng Vinh 92

3.2.2 Vai trò văn hoá - xã hội của tiếng Vinh 94

3.2.3 Xu thế phát triển của tiếng Vinh 94

3.3 Tiểu kết chương 3 95

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Trang 7

Trang

Bảng 3.1 Các yếu tố nguyên âm tính trong vần cái tiếng Vinh 58

Bảng 3.2 Các yếu tố kết vần trong vần cái tiếng Vinh 59

Bảng 3.3 Hệ thống vần mở tiếng Vinh 62

Bảng 3.4 Vần nửa mở trong tiếng Vinh 63

Bảng 3.5 Vần nửa khép và vần khép trong tiếng Vinh 65

Bảng 3.6 Hệ thống thanh điệu tiếng Việt văn hoá 72

Bảng 3.7 Tương ứng thanh điệu tiếng Vinh và tiếng Việt văn hoá 82

Trang 8

từ xa xưa đã là một ngôn ngữ thống nhất và tính thống nhất ấy còn được duy trì chặt chẽ trong ngôn ngữ văn học mà các nhà văn tôn trọng một cách có ý thức dù họ là người ở địa phương nào, nói phương ngữ nào Các phương ngữ cũng không hề cản trở đến giao tiếp Trong hoạt động giao tiếp hàng ngày, dù

đi đâu, nói với ai, ta cũng dùng giọng địa phương, sử dụng phương ngữ của mình mà không hề gặp một trở ngại nào Điều đó chứng tỏ sự khác biệt của các phương ngữ và giữa các phương ngữ so với tiếng Việt toàn dân là không lớn lắm; đó là sự khác biệt trên một căn bản thống nhất Lại nữa, chính tả tiếng Việt là thống nhất toàn quốc và sự thống nhất về mặt chính tả cũng phần nào phản ánh về tính thống nhất của tiếng Việt

Phương ngữ là hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong cộng đồng dân

cư tại một vùng miền trên lãnh thổ một quốc gia Hầu hết các ngôn ngữ trên

Trang 9

thế giới đều có phương ngữ Tuy nhiên, số lượng phương ngữ và mức độ khác biệt giữa các phương ngữ với nhau cũng như giữa các phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân ở các ngôn ngữ là không như nhau Sự hình thành và tồn tại của phương ngữ tùy thuộc vào điều kiện về phân bố địa lý, lịch sử phát triển văn hóa, xã hội, ngôn ngữ và đặc điểm tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của từng quốc gia Tiếng Việt là ngôn ngữ gồm nhiều phương ngữ Tính đa dạng của tiếng Việt thể hiện ở sự hành chức qua các phương ngữ, thổ ngữ Tiếng Việt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Vinh, Huế, Đà Nẵng, thành phố

Hồ Chí Minh, lâu nay được gọi là bán phương ngữ

Do đặc điểm lịch sử - xã hội của thành phố Vinh, việc nghiên cứu tiếng Vinh có lẽ khó thực hiện bằng các phương pháp của phương ngữ học tiếng Việt truyền thống Hướng miêu tả tiếng Việt trên địa bàn thành phố Vinh gắn liền với kiểu phân tầng xã hội - lớp người sử dụng là một trong những hướng triển khai có phạm vi nghiên cứu phù hợp hơn

Hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng, sự thuật lợi trong giao lưu giữa các vùng miền trong cả nước cùng với những ảnh hưởng tích cực của nhà trường nên một sự tự vận động hòa nhập các phương ngữ, thổ ngữ vào tiếng Việt hóa, hướng đến một ngôn ngữ quốc gia thống nhất đang là một thực tế trong xã hội Tiến trình thống nhất và chuẩn hóa tiếng Việt đã và đang xảy ra cùng với kết quả của nó là sự giải thể dần của các thổ ngữ và sự hoà nhập của các phương ngữ vào ngôn ngữ toàn dân Phạm vi hoạt động của thổ ngữ đang lùi dần vào gia đình và giữa những người có tuổi Do đó, khi nghiên cứu phương ngữ xét ở bất cứ góc độ nào cũng là hết sức cần thiết và cấp bách Phương ngữ Nghệ Tĩnh (PNNT) nói riêng, các phương ngữ Việt nói chung, nhất là những phương ngữ đã để lại một di sản văn hóa đặc sắc như PNNT cần được nghiên cứu đầy đủ, tỉ mỉ và nghiêm túc, không vì một mặc cảm nào bởi nghiên cứu

Trang 10

phương ngữ nhưng PNNT sẽ góp phần soi sáng nhiều vấn đề về phương ngữ học Việt, cung cấp số liệu cần thiết để góp phân thêm vào công việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt

vi ứng xử ngôn từ khác (lịch đại)

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Những nghiên cứu về phương ngữ Nghệ Tĩnh

- Hiện tại, một số công trình nghiên cứu, ở một mức độ nhất định đã

khảo sát phương ngữ Nghệ Tĩnh (PNNT) Chẳng hạn, Tiếng Việt trên các miền

đất nước của Hoàng Thị Châu (1989), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt của

Nguyễn Tài Cẩn (1995), đã sử dụng tư liệu của PNNT để nghiên cứu lịch sử

tiếng Việt Các công trình như Phương ngữ Bình Trị Thiên của Võ Xuân Trang (1995), Hệ thống ngữ âm của tiếng Sài Gòn của Huỳnh Công Tín (1999),

cũng đã dùng các tư liệu PNNT làm đối tượng so sánh đối chiếu, v.v

- Đã có các công trình từ điển PNNT như Từ điển tiếng địa phương

Nghệ Tĩnh của nhóm tác giả do GS Nguyễn Nhã Bản chủ biên (1999); Từ điển tiếng Nghệ của Trần Hữu Thung - Thái Kim Đỉnh (1998); Từ điển tiếng Nghệ Tĩnh của Nguyễn Ngọc Lập - Nguyễn Thuý Nga (2013)

- Phương ngữ Nghệ Tĩnh trở thành đối tượng nghiên cứu cho ba luận án

Tiến sĩ Ngữ văn: Những đặc điểm ngữ âm giọng Nghi Lộc của Võ Xuân Quế (1993); Nghiên cứu đặc điểm lớp từ địa phương Nghệ Tĩnh của Hoàng Trọng

Trang 11

Canh (2002); Miêu tả đặc trưng ngữ âm phương ngữ Nghệ Tĩnh của Nguyễn

Văn Nguyên (2003) Các luận án của Ngô Văn Cảnh (2004), Nguyễn Thị Mai Hoa (2009), qua khảo sát các thể thơ dân gian, Hát phường vải cũng đã phần nào làm nổi bật đặc điểm ngôn từ PNNT

- Có nhiều bài báo của GS Nguyễn Nhã Bản, Hoàng Trọng Canh, Nguyễn Hoài Nguyên, viết về ngữ âm và từ vựng PNNT

2.2 Những nghiên cứu về tiếng Vinh

- Từ lâu, tiếng Vinh đã được các nhà ngữ học nước ngoài quan tâm nghiên cứu Trong những nghiên cứu của L Cadiere (1902, 1911), H Maspero (1912), M.V Gordina và I.S Bystrov (1970), L.C Thompson (1965),… các tác giả đã có những nhận xét về tiếng Vinh

- Trong các công trình của Hoàng Thị Châu (1989), Hoàng Trọng Canh (2002), Nguyễn Văn Nguyên (2003), v.v., một vài bình diện của tiếng Vinh cũng đã được các tác giả miêu tả và bàn luận

Cho đến nay, tiếng Vinh vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống Do đó, đặt vấn đề nghiên cứu tiếng Vinh dưới góc độ ngôn ngữ học xã hội là có tính thời sự khoa học

3 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là miêu tả các biến thể xã hội của tiếng Việt trên địa bàn thành phố Vinh theo các tiêu chí tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, quê quán gốc, thời gian định cư ở Vinh, vừa làm sáng tỏ các biến thể xã hội của tiếng Việt trên địa bàn thành phố Vinh hôm nay (đồng đại), vừa miêu tả được quá trình phát triển của tiếng Vinh dưới ảnh hưởng, của những biến động lịch sử - xã hội của thành phố Vinh ở các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách và các hành vi ứng xử ngôn từ khác (lịch đại)

Trang 12

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Phương ngữ Nghệ Tĩnh từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu cho các khoá luận, luận văn, luận án tốt nghiệp đại học và sau đại học cho các sinh viên, học viên Trường đại học Vinh và các trường đại học khác Tuy nhiên, để đi sâu vào đặc điểm ngôn ngữ của một vùng cụ thể trong PNNT thì chưa có công trình nghiên cứu nào Vì vậy, chưa thể nhìn nhận bức tranh PNNT một cách chi tiết từng vùng

Ngôn ngữ đô thị là một trong những đối tượng đang được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu Để có cái nhìn tương đối toàn diện và chi tiết về PNNT nói chung và ngôn ngữ đô thị trong PNNT nói riêng cần có nhiều công trình nghiên cứu chi tiết từng khu vực trên địa bàn và đô thị Vinh

Với ý tưởng như vậy, chúng tôi đã đặt ra nhiệm vụ của luận văn giải quyết các vấn đề sau: Từ những lý thuyết của phương ngữ học tiếng Việt, luận văn xác định những cách tiếp cận của phương ngữ thành thị Tiến hành miêu tả các biến thể của tiếng Việt trên địa bàn thành phố Vinh từ góc nhìn phương ngữ xã hội nhằm làm nổi rõ quá trình phát triển của tiếng Vinh trong diễn trình tiếng Việt

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tư liệu

Để tiến hành nghiên cứu tiếng Vinh, trước hết chúng tôi chọn một số phường, xã trên địa bàn thành phố; những phường, xã có phân bố dân cư tương đối đặc trưng làm điểm khảo sát và miêu tả Việc chọn địa điểm điều tra, chúng tôi dựa trên 2 căn cứ: Một là, dựa vào cảm nhận của người địa phương đó có tiếng nói đặc biệt hơn cả; Hai là, dựa vào đặc điểm địa lý, lịch

sử, dân cư Chúng tôi chọn những phường xã là những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, những xã có nhiều người là dân gốc sinh sống Dựa trên cơ

sở đó, chúng tôi đã chọn 5 đơn vị phường xã điều tra với 100 đối tượng được phỏng vấn

Trang 13

Tư liệu còn được thu thập từ các công trình nghiên cứu đã công bố, các công trình từ điển, tư liệu cá nhân của thầy hướng dẫn

Trong việc xử lý đề tài, người viết thu thập tài liệu nghiên cứu đã công

bố của các tác giả đi trước về các lĩnh vực miêu tả ngữ âm học, âm vị học, phương ngữ học, lịch sử tiếng Việt cùng với những tư liệu khác về ngôn ngữ học Đặc biệt, chúng tôi được sử dụng tư liệu cá nhân (chưa công bố) của thầy hướng dẫn

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là từ những khảo sát thực tế về cách phát âm của người Vinh gắn với đặc điểm giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và

sự ảnh hưởng của nó với điểm ngôn ngữ của người dân sống ở đô thị Vinh

Để thực hiện được mục tiêu này, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra ngôn ngữ học để thu thập tư liệu Sau đó, dùng các thủ pháp phân tích, miêu

tả, tổng hợp để xử lý vấn đề và dùng phương pháp so sánh đối chiếu nhằm làm nổi bật đặc trưng tiếng Vinh trong PNNT nói riêng, tiếng Việt văn hóa (TVVH) nói chung

Do không có điều kiện sử dụng máy móc thực nghiệm nên trong quá trình xứ lý đề tài này chúng tôi dựa trên phân tích bằng thính giác dựa trên cảm thức của người bản ngữ Việc thu thập và xử lý số liệu, chúng tôi dùng bằng phương pháp quan sát trực tiếp bằng tai thường Đây là phương pháp

quan trọng và hiệu quả, bởi vì, theo GS Đoàn Thiện Thuật: “Trong ngôn

ngữ người ta không cần biết đến những số liệu tuyệt đối mà chỉ cần đến những giá trị có được do sự so sánh giữa các âm mà thôi Mặt khác, nếu có chút chủ quan nào thì trong giao tiếp bằng lời của con người, ấn tượng chủ quan của người nghe nhất là đối với tiếng mẹ đẻ lại đóng vai trò quyết định

và như vậy việc quan sát trực tiếp so với quan sát bằng ký cụ lại là quan trọng hơn” [57, tr.17]

Trang 14

5 Đóng góp của luận văn

Từ hướng tiếp cận phương ngữ xã hội, luận văn tiến hành cả những miêu tả đồng đại và lịch đại: miêu tả các biến thể xã hội của tiếng Vinh hôm nay, đồng thời miêu tả quá trình phát triển của tiếng Vinh dưới ảnh hưởng của những biến động lịch sử - xã hội, trong sự phát triển chung của tiếng Việt Các kết quả của luận văn, một mặt giúp nhận diện những đặc trưng của tiếng Vinh, mặt khác, ở một mức độ nhất định, góp thêm tư liệu lịch sử để lí giải những vấn đề lịch sử tiếng Việt

6 Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn trình bày trong 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lí thuyết của đề tài

Chương 2 Đặc điểm tiếng Vinh từ góc nhìn phương ngữ xã hội

Chương 3 Tiếng Vinh trong sự phát triển của tiếng Việt văn hoá

Trang 15

Chương 1

CỞ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Các vùng phương ngữ trong tiếng Việt

1.1.1 Phương ngữ và phương ngữ tiếng Việt

1.1.1.1 Khái niệm phương ngữ

Biến thể và dạng tồn tại của ngôn ngữ được sửu dụng với tư cách là phương tiện giao tiếp trên một khu vực địa lý - dân cư, trước đây các nhà phương ngữ học gọi là phương ngôn (theo cách dùng của người Trung Quốc) Nhưng do thuật ngữ phương ngôn trong tiếng Việt được dùng để chỉ tục ngữ địa phương (trong văn học dân gian) nên dùng thuật ngữ ngày dễ gây hiểu nhầm Các tác giả Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn

Quang Ninh dùng thuật ngữ phương ngôn để nhấn mạnh: “Phương ngôn

không phải là một ngôn ngữ riêng biệt, mà là những chi thể địa phương của một ngôn ngữ thống nhất (vì thế chúng tôi không dùng phương ngôn, e gây hiểu nhầm)” [54, tr.51]

Tổ hợp tiếng địa phương cũng được một số nhà ngữ học dùng như hình thức cấu tạo của tổ hợp này không chặt chẽ nên không đáp ứng được yêu cầu của thuật ngữ Cũng có nhà ngữ học dùng khái niệm giọng hay giọng địa phương (dân gian gọi là giọng Bắc, giọng Nam ) nhưng giọng chỉ nhấn mạnh mặt ngữ âm, không bao quát được mọi biến dạng của ngôn ngữ Vậy nên, phù hợp hơn cả là dùng thuật ngữ phương ngữ (dialect) Có thể dẫn ra một số cách hiểu về khái niệm phương ngữ:

Hoàng Thị Châu: “Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để

chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một địa phương khác” [11, tr.29]

Trang 16

Vương Toàn: “Phương ngữ là hình thức ngôn ngữ có hệ thống từ vững,

ngữ pháp và ngữ âm riêng biệt được sử dụng trong một phạm vi lãnh thổ hay một xã hội hẹp hơn là ngôn ngữ” [50, tr.275]

Nguyễn Như Ý và các tác giả: “Biến dạng của một ngôn ngữ được sử

dụng với tư cách là phương tiện giao tiếp của những người có gắn bó chặt chẽ với nhau trong một cộng đồng thống nhất về lãnh thổ, về hoàn cảnh xã hội hay về nghề nghiệp” [66, tr.231]

Có thể cho rằng phương ngữ là dạng biến thể và dạng tồn tại về mặt ngữ âm, từ vững, ngữ pháp của ngôn ngữ văn hóa của một vùng địa lý dân cư nhất định hay phạm vi xã hội nào đó

1.1.1.2 Phương ngữ học và phương ngữ tiếng Việt

Phương ngữ là biến thể và dạng tồn tại của ngôn ngữ văn hóa ở một địa phương cụ thể, bao gồm những nét khác biệt về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp

so với ngôn ngữ văn hóa, trong đó, sự khác biệt về mặt ngữ âm là quan trọng nhất Phương ngữ được chia ra thành phương ngữ lãnh thổ và phương ngữ xã hội Phương ngữ lãnh thổ (territoria (local) dialect) là phương ngữ phổ biến của một vùng lãnh thổ nhất định Nó luôn luôn là một bộ phận của chỉnh thể - một ngôn ngữ nào đó Phương ngữ lãnh thổ có những khác biệt nhất định trong cơ cấu âm thanh, trong ngữ pháp, trong cơ cấu tạo từ, trong hệ thống từ vựng Những khác biết này có thể không lớn lắm để cho những người nói những phương ngữ khác nhau của một ngôn ngữ vẫn có thể hiểu được nhau Phương ngữ xã hội được hiểu là ngôn ngữ của một nhóm xã hội nhất định Những ngôn ngữ của một nhóm xã hội như thế khác với ngôn ngữ toàn dân chỉ ở vấn đề từ ngữ

Phương ngữ học (Dialectology) là một phân môn của ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu các phương ngữ, thổ ngữ của một ngôn ngữ nào đó Như vậy, phương ngữ học không chỉ nghiên cứu cô lập từng mặt nào đó

Trang 17

như ngữ âm, từ vựng hay ngữ pháp mà nghiên cứu tất cả các mặt như nghiên cứu một ngôn ngữ Dĩ nhiên, do cách định hướng, tiếp cận của những đề tài cụ thể mà có thể giới hạn việc nghiên cứu trong từng phạm vi, từng khu vực lớn bé, rộng hẹp và có thể từng mặt khác nhau của phương ngữ Những biến thể phương ngữ có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ văn hóa và thể hiện rõ tình thống nhất, tính khác biệt Sự thống nhất và khác biệt trong ngôn ngữ văn hóa và phương ngữ, trong đó, sự thống nhất đóng vai trò chủ đạo và nó là cơ sở tạo nên sự thống nhất của một ngôn ngữ Song, khi xem xét mối tương quan này, dù bằng cách tiếp cận nào cũng phải được đánh giá trong tổng thể sự phát triển của từng phương ngữ cụ thể đối với ngôn ngữ Quá trình chia tách ngôn ngữ (phương ngữ) và liên kết ngôn ngữ (phương ngữ) là hai quá trình cơ bản của sự phát triển ngôn ngữ

Dĩ nhiên, dù cách diễn đạt như thế nào, các nhà nghiên cứu đều cho rằng phương ngữ là biến dạng, là các biến thể, là sự thể hiện một cách đa dạng của ngôn ngữ văn hóa Do vậy, việc nghiên cứu phương ngữ một cách đầy

đủ và kỹ càng, tư liệu chính xác là cơ sở quan trọng cho việc tiêu chuẩn hóa về những mặt như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, chính tả của một ngôn ngữ cụ thể

Như đã biết, phương ngữ chỉ là một dạng biến của ngôn ngữ văn hóa dân tộc Phương ngữ không phải và không bao giờ trở thành một ngôn ngữ riêng biệt Tiếng Việt có bao nhiêu phương ngữ và các tiêu chí để làm nên sự khác biệt giữa các phương ngữ là như thế nào?

Ngay từ năm 1912, H Maspero đã chia tiếng Việt thành hai vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung, bởi vì, theo ông,

“Phương ngữ Nam cơ bản giống phương ngữ Bắc do mới có hiện tượng di dân vào thời kỳ sau này Phương ngữ Trung đối lập với phương ngữ Bắc do còn bảo lưu nhiều yếu tố cổ” [47, tr.224]

Trang 18

1.1.2 Các vùng phương ngữ tiếng Việt

1.1.2.1 Các cách phân chia vùng phương ngữ tiếng Việt

Có nhiều cách chia phương ngữ tiếng Việt Tác giả Hoàng Phê khi bàn

về vấn đề thống nhất và chuẩn hóa tiếng Việt cho rằng chỉ có 2 vùng phương ngữ là tiếng miền Bắc và tiếng miền Nam, còn Trung Bộ chỉ là những phương ngữ có tính chất chuyển tiếp Trong khi đó, phần đông các nhà ngôn ngữ học chia tiếng Việt thành ba vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc (Bắc

bộ và Thanh Hóa), phương ngữ Trung (Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên) và phương ngữ Nam (từ Đà Nẵng trở vào) Cách phân chia này phù hợp với cảm thức dân gian Cách phân chia này có các tác giả Nguyễn Bạt Tụy (1950), Vương Hữu Lễ (1974), Hoàng Cao Cương (1979), Hoàng Thị Châu (1963, 1989, 2004), Võ Xuân Trang (1994), Võ Xuân Quế (1994), Hoàng Trọng Canh (2002), Nguyễn Hoài Nguyên (2002), Ngô Văn Cảnh (2004), v.v Lại có người chia tiếng Việt thành bốn phương ngữ, đó là phương ngữ Bắc (Bắc Bộ và một phần Thanh Hóa), phương ngữ Trung bắc (nam Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên), phương ngữ Trung nam (từ Quãng Ngãi đến Phú Khánh) và phương ngữ Nam (từ Thuận Hải trở vào) Lại có người chia tiếng Việt thành năm phương ngữ như Nguyễn Bạt Tụy (1961), Huỳnh Công Tín (1999), v.v

1.1.2.2 Ba vùng phương ngữ tiếng Việt

Chọn giải pháp phân chia tiếng Việt thành ba vùng phương ngữ gồm phương ngữ Bắc Bộ (từ Ninh Bình trở ra), phương ngữ Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Bình Trị Thiên) và phương ngữ Nam Trung Bộ - Nam Bộ (từ

Đà Nẵng trở vào) Trong mỗi vùng lại có những phương ngữ tiểu vùng, chẳng hạn, vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ (còn gọi là vùng phương ngữ khu VI) gồm ba phương ngữ là phương ngữ Thanh Hóa, phương ngữ Nghệ Tĩnh và phương ngữ Bình Trị Thiên

Trang 19

1.2 Phương ngữ Nghệ Tĩnh

1.2.1 Sự hình thành phương ngữ Nghệ Tĩnh

Nhiều tư liệu, chứng cứ lịch sử đã chỉ ra rằng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, khu vực đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên là cái nôi của người Việt cổ Các tỉnh Hà Tuyên, Bắc Thái, Cao Bằng là những nơi mới được khai khẩn từ cuối thế kỷ XVII và các tỉnh phía nam cũng vậy Sử sách chép lại rằng, vào năm 1609 biên giới Đại Việt mới vượt qua Đèo Ngang, mở rộng vùng đất Bình Trị Thiên và vào năm 1471, dưới triều Lê Thành Tông, biên giới phía nam nước ta mở rộng tới phía nam đèo Hải Vân, thành lập đạo Quảng Nam Năm 1741 đến Tây Nam Bộ và năm 1757 bản đồ Việt Nam nói dài đến đất Cà Mau Nhiều tài liệu đã cho thấy rằng, vùng đất châu thổ sông Hồng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên dày đặc các thổ ngữ, trong khi đó, các tỉnh miền bắc và các tỉnh miền nam xuất hiện không nhiều thổ ngữ Cả khu vực Thanh Hóa đến đèo Bình Trị Thiên thuộc phương ngữ Trung Nghệ Tĩnh là khu vực thuộc phương ngữ Trung Từ những đặc điểm về khu vực địa lý, dân cư như thế, lại cách xa trung tâm ngôn ngữ Việt - Mường ở Bắc Bộ nên các cư dân nói tiếng Việt - Mường khu vực Nghệ Tĩnh sẽ có nét riêng biệt trong ngôn ngữ của mình trước khi tiếp thu những ảnh hưởng của sự biến đổi chia tách ngôn ngữ và phương ngữ ở Bắc

Bộ Do đó, trong sự hình thành của những phương ngữ Việt có sự hình thành của phương ngữ Nghệ Tĩnh Vấn đề này cũng đã được Nguyễn Tài Cẩn lý

giải và phân tích một cách tường minh trong Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng

Việt [9] Theo ông, qua nhiều thế kỷ tiếp xúc với ngôn ngữ và văn hóa Hán,

cư dân nói tiếng Việt - Mường chung đã có sự phân hóa ngôn ngữ Những ảnh hưởng của tiếng Hán không thể diễn ra một cách đồng đều trên toàn bề mặt lãnh thổ Vùng phía Bắc chịu ảnh hưởng trước hết và sâu đậm hơn vùng phía nam và trong mỗi vùng thì vùng đồng bằng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ hơn

Trang 20

vùng miền núi Quá trình phân hóa ngôn ngữ đã được ông chỉ rõ: 1/ Sự phân hóa mở đường xảy ra trước tiên là giữa hai vùng cực Bắc 2/ Trong lúc phía Bắc đã hình thành hai ngôn ngữ Việt ở vịnh Hà Nội và Việt - Mường ở phía Bắc thì ở Nghệ An, giữa miền núi và miền xuôi còn là một khối thống nhất,

có ngôn ngữ thống nhất (vốn là Việt - Mường chùng, ở giai đoạn hậu kỳ của nó) Sự thống nhất này còn kéo dài thêm một số thế kỷ nữa mới có sự rạn nứt” [9, tr.278] Sau đó, sự phân hóa ngôn ngữ và ảnh hưởng của nó đã lan

dần vào phía Nam nhưng với một mức độ “càng đi sâu vào dãi đất hẹp Trung

Bộ thì sự phân hóa đó càng yếu dần Vào khoảng đời nhà Lý, có thể xem ngôn ngữ vùng ven biển Nghệ Tĩnh chỉ là một vùng hơi bị Việt hóa” [9, tr.278]

Theo thời gian, sự phân hóa tiếp tục diễn ra Do ở miền xuôi phía đông, giữa Hoan Châu và Kẻ Chợ có điều kiện đi lại thuận tiện hơn nên ảnh hưởng của phương ngữ tiếng Việt Bắc Bộ lan vào khu IV dễ dàng hơn, cả miền núi và miền xuôi, nhưng cố nhiên, miền xuôi ảnh hưởng mạnh hơn Tiếp đó là các đợt Nam tiến ồ ạt của cư dân Bắc bộ từ đời này sang đời khác nên vùng xuôi ngày càng được Việt hóa mạnh hơn để cuối ùng có sự phân hóa thành Việt với Mường, hình thành một vùng phương ngữ Việt khu IV Sự kiện này cũng tương ứng với cách phân kỳ lịch sử tiếng Việt của Nguyễn Tài Cẩn [8, tr.7] là vào khoảng thế kỷ XIII - XIV, XV, XVI, giai đoạn tiếng Việt cổ Theo

Nguyễn Tài Cẩn, tiếng Việt giai đoạn này có 2 điểm mới là: “1/ Trở thành

ngôn ngữ văn học và có văn tự (chữ Nôm) 2/ Trở thành ngôn ngữ không thuần nhất, có 2 vùng ngôn ngữ (do sự hình thành của phương ngữ khu IV), chấm dứt giai đoạn tiềng Việt chung” [8, tr.10]

Như vậy, nếu vùng phương ngữ phía Bắc được hình thành từ sự biến đổi chia tách của ngôn ngữ Việt - Mường chung do sự ảnh hưởng của tiếng Hán, văn hóa Hán thì vùng phương ngữ khu IV lại được hình thành từ ngôn

ngữ Việt - Mường chung do ảnh hưởng của tiếng Việt Bắc Bộ, là “vùng Việt -

Trang 21

Mường chung bị Việt hoá mạnh nên trở thành Việt” [9, tr.331] Trong sự hình

thành của phương ngữ Khu IV có sự hình thành của PNNT, bên cạnh sự hình thành của phương ngữ Thanh Hóa và phương ngữ Bình Trị Thiên Dĩ nhiên,

do những đặc điểm về địa lý, lịch sử, dân cư có nhiều nét khác biệt nên PNNT không những có nhiều nét khác biệt so với tiếng Việt toàn dân mà còn ngay

cả với các phương ngữ trong vùng

1.2.2 Đặc trưng phương ngữ Nghệ Tĩnh

Như đã nói, nằm trong phương ngữ khu IV, PNNT có nhiều nét khác biệt so với các phương ngữ khác trong vùng Có thể khái quát một số đặc trưng của PNNT ở các mặt ngữ âm và từ vựng như sau:

a Về ngữ âm

Hệ thống thanh điệu Nghệ Tĩnh chỉ có 5 thanh, không có thanh ngã vì thanh ngã nhập với thanh nặng Các thanh điệu hỗn nhập từ thanh này sang thanh khác, thậm chí ở một số thổ ngữ có hiện tượng “rối loạn” thanh điệu, làm cho bức tranh thanh điệu Nghệ Tĩnh hết sức phức tạp Đặc điểm nổi bật của hệ thống thanh điệu Nghệ Tĩnh là hệ thanh điệu trầm

Hệ thống phụ âm đầu có 22 đơn vị Dãy phụ âm quặt lưỡi /ţ ʂ ʐ/ có mặt đầy đủ và phổ biến trên địa bàn Phương ngữ Nghệ Tĩnh còn lưu giữ một số phụ âm cổ của tiếng Việt như các phụ âm tắc bật hơi [p', k'], các tổ hợp phụ

âm như [tl], [dj], [ßj], v.v Ở một số thổ ngữ còn có sự đối ứng với phụ âm đầu [ŋ] và [Ј] Ngoài ra, còn có hàng loạt đối ứng phụ âm đầu phương ngữ Nghệ Tĩnh với tiếng Việt Việt hóa ở một bộ phận từ vựng, trong đó có những đối ứng 1-1, nhưng cũng có những đối ứng 1 hơn 1, tiêu biểu là phụ âm đầu [ţ] Âm [ţ] Nghệ Tĩnh đối ứng với hàng loạt các phụ âm đầu TTVH

Hệ thống vần có mặt đầy đủ 159 vần cái Một số vần trong TVVH chỉ

có trong sự hình dung lý thuyết tương ứng với sự khu biệt tối đa mà chữ Quốc ngữ thể hiện [27], [59], nhưng sự thực tồn tại khá phổ biến trong PNNT như

Trang 22

[ɯn] (ưn), [ɤw] (ơu) [ɯm ɯp] (ưm ưp), [ɤŋ ɤk] (ơng ớc) PNNT bảo lưu một cách trọng vẹn sự đối lập chặt/lỏng ở các cặp vần [eɲ ec] (ênh êch)/ [eŋ ek] (êng êc), [ɛɲ ɛc] (anh ach)/ [ɛŋ ɛk] (eng ec), [oŋm okp] (ông ốc)/ [oŋ ok] (ôông ôôc), [ɔŋm ɔkp] (ong oc) / [ɔŋ ɔk] (oong ooc) và cả [iɲ ic] (inh ich) / [iŋ ik] (inh ic), [uŋm ukp] (ung uc)/ [uŋ uk] (uung uuc), [ɤŋ ɤk] (âng âc) / [ɤŋ ɤk] (ơng ớc), v.v Ngoài ra, hoàng loạt vần Nghệ Tĩnh có sự đối ứng chặt chẽ với TVVH ở một bộ phận từ vựng mà phạm vi hoạt động của nó khá rộng và phổ biến hầu hết khắp khu vực như: [aj] - [ɯɤj] (ngài - người), [uj] - [oj] (mui - môi), [u] -

w] (tru - trâu), [ɔj] - [uoj] (mói - muối), [i] - [ɤj] (chí - chấy), v.v Nét địa

phương trong hệ thống vần cái chủ yếu thể hiện ở yếu tố đỉnh vần nguyên âm tính, còn như các yếu tố kết vần gần như bảo toàn nguyên vẹn

b Về từ vựng

Phương ngữ Nghệ Tĩnh có vốn từ vựng hết sức phong phú, đa dạng,

trong đó có những tư cổ như: chiềng, chạ, ỏi, min, tru, nác, lịp; những từ chỉ các sản vật địa phương như: nhút, nham, lớ, cư đơ, lịp, tơi Vốn từ vựng

Về ngữ nghĩa, các từ PNNT không thể đối chiếu ngữ nghĩa với TVVH

một cách đơn giản, Chẳng hạn như mần với làm, trong PNNT, mần không chỉ tương đương về mặt nghĩa với làm mà còn có thể dùng như đi, ăn, uống, sắm,

cầm, mặc, gánh, chạy, đánh, v.v trong tiếng Việt toàn dân Tính đa nghĩa của

từ là nét đặc trưng khá nổi bật trong từ vựng Nghệ Tĩnh

Trang 23

1.3 Ngôn ngữ học xã hội

1.3.1 Sự ra đời của ngôn ngữ học xã hội

Ngôn ngữ và xã hội có quan hệ gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau Do đó, cách tiếp cận xã hội đối với các sự kiện ngôn ngữ đã được đặt ra từ lâu Nhưng với tư cách là một bộ môn ngôn ngữ học xã hội thì mới ra đời và phát triển từ những năm 60 của thế kỉ XX Ngôn ngữ học xã hội ra đời như

là sự bù đắp những thiếu hụt của ngôn ngữ học truyền thống Chẳng hạn, nếu chỉ dựa vào lí thuyết của ngôn ngữ học truyền thống thì không thể giải thích thấu đáo hàng loạt những diễn biến ngôn ngữ dưới tác động của nhân

tố xã hội Rõ ràng, nếu không dựa vào các nhân tố xã hội - ngôn ngữ mà chỉ thuần tuý dựa vào hệ thống - cấu trúc ngôn ngữ thì không thể lí giải nổi các hiện tượng ngôn ngữ đang hiện hữu một cách sống động trong đời sống xã hội Đặc biệt, trong những năm gần đây, do lượng dân cư ở khắp nơi với đủ thành phần mang theo ngôn ngữ của các phương ngữ, thổ ngữ và phương ngữ xã hội gắn với địa vị xã hội tràn vào các thành phố đã làm cho ngôn ngữ

đô thị trở nên vô cùng phức tạp Nếu không dựa vào nhân tố xã hội - ngôn ngữ để tìm ra các quy luật biến động của chúng thì sẽ vội vàng đi đến các kết luận rằng ngôn ngữ đô thị là một thứ ngôn ngữ hỗn tạp Một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội cho rằng, thành thị chính là nơi bắt nguồn của sự biến đổi ngôn ngữ

Ngôn ngữ học xã hội, với đối tượng nghiên cứu là ngôn ngữ giao tiếp trong đời sống hàng ngày, đã phá vỡ cái khung lấy lời nói chuẩn mực làm tư liệu nghiên cứu Thực tế cho thấy, sự khác nhau giữa những người giao tiếp

về đặc trưng xã hội, mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp,… đã hình thành các biến thể ngôn ngữ giao tiếp khác nhau Giữa các biến thể này lại có quan hệ đan chéo với nhau tạo nên một mạng các quan hệ Như vậy, mô hình ngôn ngữ của ngôn ngữ học

Trang 24

xã hội là trong hệ thống có các biến động, và những sự biến động đó lại lần lượt tạo thành các tiểu hệ thống Chẳng hạn, dựa vào đặc điểm của sự phân

tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ, người ta có thể gọi ngôn ngữ của sinh

viên, trong đó, nó vừa có những đặc điểm chung với ngôn ngữ của các tầng

lớp xã hội khác nhưng lại có những đặc điểm riêng có có ở ngôn ngữ sinh

viên Nhưng ngay trong ngôn ngữ sinh viên, lại có thể chia thành các nhóm

nhỏ hơn với những nét đặc trưng nhờ vào sự khác nhau như ngành học, lứa tuổi, giới tính, thành phần xuất thân, v.v Chẳng hạn, một nhóm sinh viên học chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường đại học Vinh, cùng lứa tuổi, có thể cùng giới tính, cùng thảo luận một vấn đề trên lớp, nhưng mỗi sinh viên đều mang vào trong ngôn ngữ giao tiếp của mình những nét riêng do quê gốc khác nhau: sinh viên người Diễn Châu sẽ nói khác sinh viên quê ở Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, v.v

Có thể nói, nhờ có ngôn ngữ học xã hội mà đã liên kết được các nhân tố

xã hội để nghiên cứu ngôn ngữ, giúp cho việc xử lí hàng loạt vấn đề ngôn ngữ trong sử dụng, góp phần vào việc định hướng sử dụng ngôn ngữ như chuẩn hoá ngôn ngữ, giảng dạy song ngữ, v.v

1.3.2 Biến thể ngôn ngữ và cộng đồng nói năng

Đơn vị nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội là biến thể Theo tác giả

Nguyễn Văn Khang: “Biến thể ngôn ngữ có thể được hiểu là hình thức biểu

hiện của ngôn ngữ được sử dụngtrong hoàn cảnh xã hội giống nhau với các đặc trưng xã hội giống nhau” [35, tr.30] Vì nghiên cứu tất cả các hiện tượng

ngôn ngữ mang tính xã hội, cho nên, so với ngôn ngữ học truyền thống, phạm

vi nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội rộng lớn hơn nhiều Thứ nhất, là tất cả các hiện tượng ngôn ngữ liên quan đến xã hội như đa ngữ xã hội, phương ngữ

xã hội, sự khác biệt ngôn ngữ nảy sinh do sự khác biệt về giới tính, tuổi tác, các biến thể chức năng được hình thành trong quá trình sử dụng ngôn ngữ,

Trang 25

v.v Thứ hai, trong sự liên kết với các nhân tố xã hội và kế thừa các thành quả nghiên cứu của ngôn ngữ học truyền thống, ngôn ngữ học xã hội nghiên cứu các hiện tượng ngôn ngữ của từng hệ thống ngôn ngữ như hệ thống ngữ âm,

hệ thống ngữ pháp và hệ thống từ vựng Đồng thời, nó cũng xem xét sự thay đổi mang tính xã hội ngay chính bản thân các đơn vị của hệ thống ngôn ngữ như sự thay đổi mang tính xã hội của một từ, một âm vị Như vậy, biến thể ngôn ngữ có thể tương đương với ngôn ngữ, hoặc lớn hơn ngôn ngữ, có khi lại nhỏ hơn ngôn ngữ Sở dĩ như vậy là bởi nó căn cứ vào sự phân bố xã hội chung để vạch ranh giới Đây chính là đặc điểm thứ hai của biến thể ngôn ngữ

được sử dụng phổ biến trong hoàn cảnh xã hội giống nhau của những người

có đặc trưng xã hội giống nhau [35] Nói cách khác, nếu như ngôn ngữ học

truyền thống đòi hỏi trong bản thân hệ thống cấu trúc phải là một hệ thống hoàn chỉnh thì biến thể ngôn ngữ lại được phân định ranh giới bằng sự phân

bố xã hội chung

Truyền thống ngôn ngữ học trong khi đi tìm phổ hệ và bản chất của ngôn ngữ đã coi phạm vi cùng sử dụng một ngôn ngữ là cộng đồng nói năng Từ góc nhìn ngôn ngữ học xã hội, các nhà ngôn ngữ học xã hội cho rằng, cánh nhìn nhận này đã không có sự phân biệt giữa phạm vi khu vực địa lí với bối cảnh xã hội của người sử dụng ngôn ngữ Theo J.J

Gumperz, “cộng đồng nói năng được hình thành qua giao tiếp thường

xuyên liên tục của con người trong sử dụng ngôn ngữ tự nhiên” /Dẫn

theo [35, tr.33] Theo cách hiểu này thì một cộng đồng người chỉ cần có đặc điểm chung một cách có hệ thống về ngôn ngữ cộng đồng đó sử dụng và mọi người nói năng trong cộng đồng đó thường xuyên qua lại với nhau thì sẽ được coi là một cộng đồng nói năng Chẳng hạn, một quốc gia, một khu vực, một thôn làng,… có thể trở thành từng cộng đồng nói năng riêng Không những thế, cộng đồng người có cùng nghề nghiệp,

Trang 26

cùng tôn giáo hoặc cùng đoàn thể chính trị cũng có thể trở thành các cộng đồng nói năng

Theo tác giả Nguyễn Văn Khang: “Cộng đồng nói năng là một tập hợp

của những người có một đặc trưng xã hội chung khi sử dụng một ngôn ngữ nào đó Mức độ to nhỏ của cộng đồng nói năng tuỳ thuộc vào yêu cầu nghiên cứu cũng như mức độ trừu tượng Giữa các cộng đồng nói năng có thể có những phần trùng nhau và một cá thể nói năng có thể không chỉ thuộc về một cộng đồng nói năng nhất định” [35, tr.35]

1.3.3 Ứng dụng ngôn ngữ học xã hội vào nghiên cứu tiếng Vinh

Ngôn ngữ học xã hội ra đời, có thể nói là sự đánh dấu một bước phát triển của công việc nghiên cứu ngôn ngữ học Nó đáp ứng được cả lí luận và thực tiễn trong việc giải quyết các vấn đề lí luận và thực tiễn của sự phát triển

xã hội đặt ra Vì có liên quan đến các vấn đề xã hội, nên các tư tưởng cơ bản cũng như các thành quả nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội được ứng dụng khá hiệu quả vào thực tế đời sống xã hội

Ngôn ngữ ra đời, tồn tại và phát triển là để thực hiện một chức năng quan trọng: giao tiếp Khi sử dụng để giao tiếp, ngôn ngữ chủ yếu được thể

hiện bằng phương ngữ Chẳng hạn, chúng ta thường nói: Anh này nói tiếng

Hà Nội; Anh kia nói tiếng Nghệ; Anh nọ nói tiếng Sài Gòn, v.v Cái gọi là

tiếng ở đây chính là phương ngữ địa lí Nhưng một khi, phương ngữ địa lí được cộng thêm giá trị xã hội sẽ trở thành phương ngữ xã hội Sự hình thành phương ngữ xã hội có liên quan chặt chẽ đến thuộc tính xã hội của người giao tiếp Mỗi một thành viên trong xã hội sẽ được xếp vào các giai tầng xã hội khác nhau trên cơ sở của hàng loạt các tiêu chí như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thành phần xuất thân, trình độ văn hoá, v.v Các đặc điểm về giai tầng xã hội có tác động trực tiếp và tạo nên các đặc điểm về ngôn ngữ trong

sử dụng Với giá trị xã hội, tiếng Vinh trong các điều kiện xã hội khác nhau sẽ

có tác dụng xã hội khác nhau

Trang 27

1.4 Địa bàn thành phố Vinh và tiếng Vinh

1.4.1 Vài nét về địa bàn thành phố Vinh

Thành phố Vinh có diện tích 104,96 km² với dân số 435.208 người Về

vị trí, nằm trên tọa độ địa lý từ 18°38'50” đến 18°43’38” vĩ độ Bắc, từ 105°56’30” đến 105°49’50” kinh độ Đông, ở trung tâm đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, là đồng bằng rộng thứ 3 của Việt Nam Vinh là thành phố nằm bên bờ sông Lam, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hưng Nguyên Thành phố Vinh thuộc vùng kẻ Vang hoặc kẻ Vịnh ngày xưa Sau đó, lần lượt đổi thành Kẻ Vinh, Vĩnh Giang, Vĩnh Doanh, Vĩnh Thi Cuối cùng, tên chính thức của thành phố được rút gọn lại thành một tiếng là Vinh và tồn tại mãi cho đến tận bây giờ Chữ Vinh là gọi chệch từ chữ Vịnh

Vinh Doanh là tên trấn thời nhà Lê, có thôn Vĩnh Yên và thôn Yên Vinh, nay là địa bàn thành phố Vinh Thôn này sau là làng Vĩnh Yên, thuộc

xã Yên Trường, tổng Yên Trường, huyện Chân Phúc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An Đến thời nhà Nguyễn, thuộc huyện Nghi Lộc Ngày 20 tháng 7 năm

1885, người Pháp chiếm thành Nghệ An Tuy nhiên, đang phải đối phó với phong trào Cần Vương nên họ chưa khai thác gì đáng kể Mặc dù vậy, trong bối cảnh đặc biệt của sự giao lưu Pháp - Việt này, cái tên Vinh đã được ra đời Nơi đây có chợ Vĩnh và làng Yên Vinh, còn gọi là làng Vang, là nơi có tòa công sứ Pháp được xây dựng năm 1897 ở ngoài thành Nghệ An, phía tây thành, cạnh sông Vĩnh Giang và chợ Vĩnh Khi người Pháp đến, tên Vĩnh được phiên âm ra chữ Quốc ngữ để ghi vào văn bản của tòa công sứ Nghệ An

và tòa khâm sứ Trung Kỳ, nhưng không có dấu Cái tên Vinh đã ra đời như vậy [7 tr.97]

Ngày 12/7/1899, vua Thành Thái ra đạo dụ thành lập trung tâm đô thị Vinh cùng với các đô thị khác là Thanh Hóa, Huế, Fai-Fo (Hội An ngày

Trang 28

nay), Quy Nhơn và Phan Thiết Sau đó một ngày, Toàn quyền Đông Dương chuẩn y đạo dụ này Đây là văn bản chính thức đầu tiên của nhà nước gọi Vinh là đô thị, mà chính xác là trung tâm đô thị (centre urbain) Ngày 11/3/1914, vua Duy Tân ra đạo dụ thành lập trung tâm đô thị Bến Thủy Ngày 27/8/1917, vua Khải Định ra đạo dụ thành lập trung tâm đô thị Trường Thi Như vậy, thời điểm này trên một vùng đất khoảng 20km2 tồn tại ba trung tâm

đô thị, với chức năng có nhiều điểm khác nhau Vinh vẫn là trung tâm chính trị, hành chính Bến Thủy là trung tâm công nghiệp, cảng và thương mại Trường Thi là trung tâm cơ khí sửa chữa Sự phát triển nhanh chóng của ba trung tâm đô thị này dẫn đến sự kiện thành lập thành phố Vinh - Bến Thủy

Ngày 10 tháng 12 năm 1927, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định hợp nhất thị xã Vinh, thị xã Bến Thủy (thành lập ngày 11 tháng 3 năm 1914)

và thị xã Trường Thi (thành lập ngày 27 tháng 8 năm 1917) thành thành phố Vinh - Bến Thủy, do Công sứ Nghệ An kiêm chức đốc lý (tức thị trưởng)

Như vậy, chỉ trong thời gian chưa đầy 30 năm, Vinh đã phát triển mạnh trở thành đô thị lớn của xứ Trung Kỳ Sau khi thành phố Vinh - Bến Thủy được thành lập, tuy không đầu tư xây dựng thêm nhiều công trình lớn như giai đoạn trước, nhưng kinh tế - xã hội và hạ tầng của đô thị Vinh tiếp tục phát triển Vinh trở thành trung tâm công nghiệp sửa chữa xe lửa, cảng và sản xuất điện năng lớn Sự phát triển của Vinh về kinh tế và hạ tầng đã thúc đẩy nhanh sự phát triển và biến đổi về văn hóa xã hội Trước hết là sự biến đổi về

về cơ cấu kinh tế, lao động và dân cư Đến những năm cuối thập kỷ hai mươi của thế kỷ trước, dân số Vinh đã tăng lên gần 2 vạn người Trong đó, có tới gần 8.000 là công nhân Lực lượng công nhân này xuất thân là nông dân ở ngay khu vực Vinh và những vùng lân cận Bên cạnh đó, có một số lượng không nhỏ người từ các tỉnh phía bắc vào làm công nhân ở Vinh Trong một

số nhà máy, số công nhân phía bắc vào thường mặc áo xanh, khác với công

Trang 29

nhân người Nghệ thường mặc áo nâu Họ thường cư trú tập trung và được dân

gian gọi là “làng Bắc Kỳ” Ngoài số công nhân công nghiệp trong các nhà

máy, ở Vinh còn có một đội ngũ đông đảo thợ thủ công, người lao động tự do, người làm thuê Riêng phu kéo xe ở thời kỳ cao điểm có tới trên dưới 400 người Nắm giữ các cơ sở kinh tế công nghiệp cũng như dịch vụ thương mại của Vinh lúc bấy giờ là một đội ngũ các nhà doanh nghiệp khá đông đảo, bao gồm người nước ngoài, Hoa kiều và người Việt Ngoài ra, ở Vinh còn có đội ngũ tri thức, tiểu thương, tiểu tư sản, binh lính, công chức khá đông đảo Dĩ nhiên, xem giữa các khu đô thị khá phát triển vẫn là những xóm làng nông thôn và những người nông dân vẫn chung thủy với đồng ruộng Ước tính tỷ lệ

cư dân phi nông nghiệp của Vinh lúc bấy giờ khá cao, trên 70% [7, tr.102]

Về văn hóa, có thể nói đây chính là thời kỳ Vinh bắt đầu diễn ra quá trình tiếp biến văn hóa mạnh mẽ và sâu sắc

Ngày 1/5/1974, Phó Thủ tướng Đỗ Mười đã đặt viên gạch đầu tiên xây dựng lại thành phố Thành phố được xây dựng lại theo kiểu thiết kế đô thị của Đông Đức và Liên Xô như các đại lộ lớn, rộng và các dãy nhà chung cư Qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là 20 năm đổi mới vừa qua, Vinh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Cơ sở hạ tầng được xây dựng vững chắc, hệ thống giao thông phát triển Nhiều công trình kinh tế, kỹ thuật, văn hoá lớn được xây dựng; nhiều khu đô thị mới đã mọc lên Kinh tế phát triển

ổn định, thường xuyên giữ mức tăng trưởng cao Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng đợc cải thiện, nâng cao Từ năm 1975, Vinh là tỉnh lị tỉnh Nghệ Tĩnh Và từ năm 1991, trở lại tỉnh lị tỉnh Nghệ An Ngày 13/8/1993, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định công nhận Vinh là đô thị loại

II Ngày 30/9/2005, Chính phủ ban hành Quyết định 239QĐ-CP phê duyệt Đề

án xây dựng và phát triển Vinh trở thành đô thị trung tâm Bắc Trung Bộ Ngày 5/9/2008, tại Quyết định số 1210/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã

Trang 30

công nhận thành phố Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An Hiện nay, thành phố đang hướng tới là đô thị trung tâm vùng Bắc Trung Bộ

Hiện nay, Vinh đã là một đô thị được quy hoạch tốt, khá bề thế, khang trang, hứa hẹn là một thành phố hiện đại Sau khi sáp nhập thêm 6 xã của huyện Hưng Nguyên và huyện Nghi Lộc, hiện Vinh có diện tích 10.498,39

ha, dân số 282,981 người Kinh tế tăng trưởng liên tục trong nhiều năm liền, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 20 triệu đồng/người [7, tr.122]

1.4.2 Quan niệm về tiếng Vinh và cách tiếp cận tiếng Vinh

Như đã nói ở trên, Vinh là tỉnh lỵ của Nghệ An, là nơi trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh, là nơi hội tụ cư dân của nhiều vùng trong tỉnh cũng như ngoại tỉnh đến sinh sống và làm việc Như vậy, dĩ nhiên, tiếng Vinh là phương ngữ thành thị, nghĩa là nó sẽ có tất cả những đặc điểm chung của phương ngữ thành thị Với vị trí là nơi hội tụ dân cư của nhiều vùng, tiếng Vinh luôn thể hiện sự tiếp xúc giữa các vùng phương ngữ nhưng đó là sự tiếp xúc hướng đến những gì có lợi cho sự giao tiếp nghĩa là hạn chế tất cả những yếu tố chỉ lưu hành trong một vùng quá hẹp để phục vụ cho việc thông hiểu chung

Theo Nguyễn Hoài Nguyên [48], trong hệ thống PNNT không có một thổ ngữ nào có thể bao quát và lý giải được đặc trưng ngữ âm PNNT bởi vì các nét ngữ âm địa phương thể hiện hết sức đa dạng và không như nhau giữa các thổ ngữ Do đó việc lựa chọn hệ thống âm Vinh làm chuẩn cho miêu tả vì đây là hệ thống âm đang tồn tại và được coi là phổ biến nhất cho PNNT

Từ lâu, tiếng Vinh đã được một số nhà nghiên cứu chọn là đối tượng tả như: M.B Emeneau (1951), Hoàng Tuệ và các tác giả (1962), L.C Thompson (1965), v.v Hoàng Tuệ còn cho rằng: tiếng Vinh có tính điển hình về sự phát

âm có thể làm chuẩn mực cho tiếng Việt [63] Còn theo Hoàng Thị Châu, ngôn ngữ ở các thành phố là cái cầu nối giữa ngôn ngữ văn hóa và các

phương ngữ nên gọi là bán phương ngữ Tác giả khẳng định “Ngôn ngữ một

Trang 31

thành phố Vinh nằm lọt thỏm vào một vùng phương ngữ như Nghệ Tĩnh lại nghiêng về những nét toàn dân hơn là những nét địa phương của chính mình”

[11, tr.73-74] Như vậy, hệ thống âm Vinh là cái phổ biến, thể hiện xu thế phát triển của ngữ âm Nghệ Tĩnh Với việc lấy tiếng Vinh làm tiêu điểm cho việc miêu tả là lấy cái phổ biến, thể hiện xu thế phát triển của ngữ âm Nghệ Tĩnh để đối chiếu và làm nổi bật cái dị biệt, chưa phổ biến hoặc biến đổi chậm

ở các thổ ngữ cho thấy vai trò vị trí và sự ảnh hưởng của hệ thống âm tiếng Vinh trong vùng phương ngữ Nghệ Tĩnh

Qua những đặc điểm về mặt địa lý - xã hội cũng như phương ngữ tiếng Vinh đã trình bày, từ những đặc điểm của phương ngữ thành thị nói chung và tiếng Vinh nói riêng, đến các phương pháp nghiên cứu phương ngữ thành thị đã

và đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, chúng tôi đi đến một vài suy nghĩ về phương pháp nghiên cứu tiếng Vinh như sau Do đặc điểm lịch sử - xã hội của Vinh giống như đặc điểm của các đô thị trên thế giới, việc nghiên cứu tiếng Vinh có lẽ không thể nghiên cứu bằng phương pháp của phương ngữ học truyền thống, một phương pháp mà cho đến tận bây giờ vẫn đang được áp dụng

để nghiên cứu, miêu tả phương ngữ các vùng nông thôn Hướng miêu tả các biến thể xã hội của tiếng Vinh hướng đến TVVH trên địa bàn thành phố Vinh

là một trong nhiều hướng triển khai mà chúng tôi cho là nên làm Hướng nghiên cứu kiểu phân tầng xã hội lớp người sử dụng là một hướng đi mới, có nhiều phạm vi nghiên cứu phù hợp với đối tượng tiếng Vinh Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi muốn nói phân tầng không theo ý nghĩa giai cấp như nhiều quốc gia trên thế giới mà là phân tầng theo các tiêu chí tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, quê gốc, thời gian định cư tại Vinh, nghề nghiệp, v.v Như vậy, theo hướng này, ta có thể tiến hành cả những miêu tả lịch đại và đồng đại: miêu tả các biến thể xã hội của tiếng Vinh ngày hôm nay dưới sự ảnh hưởng của biến động lịch

sử - xã hội, trong sự phát triển chung của thành phố Vinh nói riêng và Nghệ An

Trang 32

nói chung qua các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và các hành vi ứng xử ngôn từ đều là đối tượng nghiên cứu thiết thực

Nguồn gốc dân cư là một trong những vấn đề quan trọng trong nghiên cứu ngôn ngữ Theo số liệu thống kê được lọc từ dữ liệu quản lý nhân hộ khẩu của Công an thành phố Vinh năm 2008 cho thấy, tổng số người có nguồn gốc ngoại tỉnh ở Vinh là hơn 3 vạn người, chiếm khoảng 10% dân số Vinh Trong số đó, người ngoại tỉnh là 23.278 người, chiếm 76,41% Số còn lại có gốc từ 9 tỉnh, thành khác nhau (7.187 người), trong số này, có hơn nửa được sinh ra và lớn lên ở Vinh, nghĩa là thế hệ ông bà, cha mẹ họ đã đến đây sinh cơ lập nghiệp từ thời Pháp thuộc hoặc thời kháng chiến chống Mỹ Bên cạnh đó, ở Vinh có trên dưới vài trăm hộ gia đình là Việt kiều từ Thái Lan về nước vào những năm 60 của thế kỷ trước Tuy nhiên, những người này đều là người gốc Nghệ

1.5 Tiểu kết chương 1

Tiếng Việt là ngôn ngữ thống nhất, tồn tại một cách khách quan dưới những hình thức khác nhau: Ngôn ngữ văn hóa và ngôn ngữ địa phương Ngôn ngữ địa phương là biến thể và dạng tồn tại của ngôn ngữ văn hóa, được

sử dụng trong phạm vi một địa phương nhất định Ngôn ngữ địa phương còn gọi là tiếng địa phương hay phương ngữ địa lý Do đó, ta có thể nói tiếng Hà Nội, tiếng Quảng Nam, tiếng Nghệ là nói đến các ngôn ngữ địa phương Trong ngôn ngữ địa phương có thể nhận thấy có nhiều vùng nhỏ mà mỗi vùng lại có những đặc điểm ngữ âm tương đối riêng biệt do đặc điểm địa lý và xã hội Khi nghiên cứu một phương ngữ nào đó, có nghĩa là ta đang nghiên cứu một hệ thống độc lập nhưng bên cạnh đó có quy chiếu, so sánh rồi từ đó nhận biết điểm khác biệt về diện mạo của tiếng địa phương với những đặc điểm riêng của từng vùng Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu tiếng Vinh trên cơ sở xác lập so sánh với PNNT và TVVH

Trang 33

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TIẾNG VINH TỪ GÓC NHÌN

PHƯƠNG NGỮ XÃ HỘI

2.1 Một vài đặc điểm của ngôn ngữ thành thị

Phương ngữ thành thị (urban dialect), theo Trịnh Cẩm Lan [36], [37], là một thuật ngữ được sử dụng từ lâu trong phương ngữ học để gọi một biến thể của một ngôn ngữ nào đó ở khu vực thành thị Thuật ngữ phương ngữ thành thị được sử dụng trong sự đối sánh với phương ngữ nông thôn (rural dialect) Trước đây, có nhiều nhà nghiên cứu quan niệm phương ngữ chỉ dùng để chỉ những hình thái ngôn ngữ nông thôn ở một ngôn ngữ, còn hình thái thành thị của ngôn ngữ thì không thể gọi là phương ngữ mà phải gọi là bán phương ngữ, vì bán phương ngữ là ngôn ngữ của thị dân, nghĩa là dân thành thị Bán phương ngữ không còn là phương ngữ nữa, bởi trong nó bao gồm nhiều nét của ngôn ngữ toàn dân rồi Điều đó có nghĩa là, phương ngữ thành thị có nhiều nét gần với ngôn ngữ toàn dân hơn phương ngữ nông thôn Ở Việt Nam, thuật ngữ này đã được tác giả Hoàng Thị Châu [11] nhắc đến khi bàn về

các vấn đề “phương ngữ xã hội” Hoàng Thị Châu cũng nói đến phương ngữ

thành thị trong sự đối lập với phương ngữ nông thôn, đây là một trong những lưỡng phân khi xem xét phương ngữ theo chiều xã hội Nghiên cứu phương ngữ ở Việt Nam theo chiều thời gian (lịch sử) và theo chiều không gian (địa lý) đã đạt được những kết quả nhất định nhưng nghiên cứu theo chiều xã hội, trong đó có mảng quan trọng là phương ngữ thành thị thì vẫn còn là một mảnh đất hầu như còn bỏ ngỏ

Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới đều đã có những nhận định

về phương ngữ thành thị Peter Trudgill (1074), Werner F Leopold (1970), Wardhaugh (1990) và Keith Walters (1990) đã dành nhiều phần trong công

Trang 34

trình nghiên cứu của mình viết về phương ngữ thành thị Ở Việt Nam, tác giả Hoàng Thị Châu cũng đã nói đến một vài đặc điểm của ngôn ngữ thành thị Tuy nhiên, về mặt thuật ngữ, có lúc bà dùng ngôn ngữ thành phố, có lúc

dùng phương ngữ thành thị Theo tác giả, “Ngôn ngữ ở các thành phố, các

thị xã thường là cầu nối giữa ngôn ngữ văn học với các phương ngữ Một thành phố bất kỳ dù lớn hay nhỏ, thì cũng là nơi hội tụ cư dân nhiều vùng khác nhau Đó là lý do khi phương ngữ của nó hình thành thì đã chứa đựng một độ pha trộn khá mạnh và sự pha trộn này thường có xu thế hướng tới những cách dừng có tính chất phổ dụng của ngôn ngữ để tránh những hạn chế cho việc thông hiểu chung” [11, tr 75] Tác giả còn khẳng định: “Cho nên người ta gọi phương ngữ của thành phố là bán phương ngữ Nó chỉ là bán phương ngữ thôi vì đây đã có tác dụng hết sức mạnh mẽ của ngôn ngữ toàn dân rồi” [11, tr.75]

Như vậy, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trong và ngoài nước đều có chung một cách nhìn nhận về sự tồn tại phương ngữ thành thị và đặc điểm của nó thường là hình thái ngôn ngữ có nhiều đặc điểm gần giống với ngôn ngữ toàn dân Không phải ngẫu nhiên mà khi nghiên cứu sự biến đổi ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học xã hội đều khẳng định rằng, mọi sự tiến bộ, sự cách tân trong ngôn ngữ đều bắt đầu từ các đô thị lớn, rồi lan truyền tới các đô thị nhỏ - rồi lan truyền đến các vùng nông thôn [Phau L Garvin & Madeleine Mathiot (1972)] Và cũng có nhiều công trình nghiên cứu kết luận rằng, những người dân nông thôn sau một thời gian sống ở thành thị thì ngôn từ của họ cũng bị thành thị hóa [Phau L Garvin & Madeleine Mathiot (1972)] Những người dân nông thôn ra thành thị học các hình thái ngôn ngữ thành thị rồi mang về nông thôn với vai trò là người truyền bá ngôn từ chứ một quá trình ngược lại thì rất hiếm khi xảy ra [37]

Trang 35

2.2 Cách tiếp cận ngôn ngữ thành thị

Với tư cách là biến thể ngôn ngữ ở khu vực thành thị, hơn nữa, với cách tiếp cận của ngôn ngữ học xã hội, nghiên cứu phương ngữ thành thị là nghiên cứu các biến thể Một ngôn ngữ chỉ xuất hiện trong lời nói dưới dạng biến thể Vấn đề đặt ra là có bao nhiêu biến thể như thế trong giao tiếp? Có nhiều cách phân loại biến thể dựa trên các tiêu chí khác nhau, có thể là các tiêu chí ngôn ngữ, cũng có thể là các tiêu chí ngoài ngôn ngữ

Sau tất cả những tìm hiểu về hai khái niệm phương ngữ thành thị và phương ngữ nông thôn của các nhà phương ngữ học và các nhà ngôn ngữ học

xã hội, chúng tôi thấy rằng, đây là một lưỡng phân hoàn toàn không dựa trên

cơ sở địa lý - xã hội như bản chất vốn có trong tên gọi của nó Nếu hiểu một cách tường tận hơn, sâu hơn về đặc điểm, nội dung, phạm vi và quan trọng nhất là khuynh hướng của hai khái niệm trên thì có thể thấy rằng lưỡng phân trên đây là những khác biệt không chỉ về phạm vi không gian nghiên cứu mà

cả về hướng tiếp nhận, đối tượng và phương pháp luận nghiên cứu Phương ngữ nông thôn vẫn từng được nghiên cứu dưới góc độ địa lý và trong thời kỳ thịnh hành của ngôn ngữ học cấu trúc, nó chịu ảnh hưởng rất mạnh của trường phái này Công việc chủ yếu của nó là nghiên cứu những yếu tố, những đơn vị của hệ thống để xác lập và miêu tả phương ngữ mà không mấy

để ý đến các dạng biểu hiện vô cùng đa dạng của ngôn từ ở các nhóm xã hội khác nhau Hạn chế của phương ngữ học nông thôn theo hướng này là đã bỏ qua những ảnh hưởng rất quan trọng của những nhân tố xã hội đối với ngôn

từ của các cá nhân tham gia giao tiếp

Phương ngữ học thành thị, theo cách tiếp cận ngôn ngữ học xã hội là sự

bổ sung những gì phương ngữ học nông thôn chưa làm được để nghiên cứu mặt biểu hiện sống động của lời nói, tức mặt xã hội Phương ngữ học thành thị với đối tượng là các biến thể ngôn ngữ và xã hội ở khu vục thành thị - nơi

Trang 36

hội tụ và thu hút cư dân nhiều vùng miền khác nhau - cũng ra đời cùng với những thay đổi có tính chất cách mạng trong ngôn ngữ học để tạo nên một trường phái mới, một cách tiếp cận mới với đối tượng chung là lời nói chứ không phải ngôn ngữ nữa Có thể nói, nếu phương ngữ nông thôn nghiên cứu phương ngữ chủ yếu dưới góc độ địa lý thì phương ngữ thành thị nghiên cứu phương ngữ chủ yếu dưới góc độ xã hội

Có thể khẳng định rằng: Phương ngữ thành thị là một hình thái cao của ngôn ngữ Theo Trịnh Cẩm Lan [37], có sự tồn tại của một hình thái biến thể của một ngôn ngữ bất kỳ tại khu vực thành thị gọi là phương ngữ thành thị

Và, về mặt đặc điểm, phương ngữ thành thị so sánh với phương ngữ nông thôn là một hình thái biến thể tiến bộ hơn, có phần hiện đại hơn

Chúng ta biết rằng, khác với nông thôn, thành thị là nơi tập trung dân tứ chiếng, có sự hội tụ đắp đổi qua nhiều đời, nhiều thế hệ làm cho bộ mặt dân cư thành thị trở nên không thuần nhất Ở các nước phương Tây, tiêu biểu là ở Mỹ, các nghiên cứu thành thị tập trung chủ yếu và sự phân tầng xã hội ở các thành phố lớn Nói là phân tầng ở đây không chỉ là sự phân tầng với nghĩa là giai cấp

mà là sự phân chia thành những giai tầng khác nhau dựa trên những tiêu chí phân loại khác nhau, chẳng hạn như tiêu chí tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thành phần kinh tế, v.v Mở đầu cho nghiên cứu này là công trình đầy ấn tượng

của William Labov “Sự phân tầng xã hội trong tiếng Anh ở New york” xuất

bản năm 1066 Ông đã thực hiện những cuộc phỏng vấn và ghi âm lại với một

số lượng không nhỏ cộng tác viên, và các đối tượng điều tra của ông đều là những lựa chọn ngẫu nhiên, một cách lựa chọn mẫu được thiết kế khoa học

Như vậy, đối với phương ngữ học, trước một đối tượng nghiên cứu vô cùng sống động và nhiều phức tạp với nhiều dạng biến thể xã hội khác nhau nhưng phương ngữ thành thị thì chỉ có thể áp dụng phương pháp của ngôn ngữ học xã hội

Trang 37

2.3 Tiếng Vinh trong từng độ tuổi

Những nghiên cứu về ngôn từ thể hiện trên độ tuổi cho thấy có những ứng xử từ ngữ đặc trưng thích hợp với những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời mỗi cá nhân Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề như Wolfram và Fasold (1974), Labob (1972), Peter Trudgill (1974), cho thấy

sự khác biệt giữa các độ tuổi trong ứng xử ngôn ngữ Ở Việt Nam, những nghiên cứu về ứng xử ngôn từ liên quan đến độ tuổi chỉ mới bắt đầu được khởi động qua công trình của Lương Văn Hy và các đồng nghiệp Tuy nhiên, công trình này chỉ mới dừng lại ở sự khảo sát sơ lược sự khác biệt trong ứng

xử ngôn từ giữa ba thế hệ: ông bà, bố mẹ, con cháu trong một số gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh và bước đầu có một vài nhận định về sự khác biệt

giữa ba thế hệ; nhưng bản thân những nhà nghiên cứu cũng tự thấy đó “chỉ là

những bước đầu tiên của một chặng đường rất dài” [26, tr.114]

2.3.1 Độ tuổi từ 3 tuổi đến dưới 20 tuổi

Qua điều tra khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng: Đây là độ tuổi có sự tương thích với môi trường rất nhanh Phần lớn đối tượng điều tra ở độ tuổi này là những người sinh ra và lớn lên ở Vinh Có thể có những người sống trong những gia đình có bố mẹ là người ở các địa phương khác chuyển cư về Vinh trong thời gian ngắn và biến thể ngôn ngữ chưa rõ ràng, tuy nhiên, do tiếp xúc với xã hội, phần lớn đối tượng này đều có cách phát âm gần với cách phát âm TVVH

Trong số 20 đối tượng trong độ tuổi này trên 5 đơn vị phường xã được khảo sát cho thấy, có 72% người không chịu ảnh hưởng của tiếng gốc (quê gốc) trong cách cách phát âm Những sắc thái ngữ âm địa phương ở những

người này không còn quá rõ nét Việc phát âm với hệ âm nặng, trọ trẹ vẫn

còn, tuy nhiên, việc sử dụng những từ phổ thông được lớp trẻ sử dụng nhiều hơn, thường xuyên hơn Đặc biệt, độ tuổi này có cách phát âm ngữ âm, từ

Trang 38

vựng nhẹ hơn lớp người nhiều tuổi hơn Có 21% người được điều tra có chịu ảnh hưởng tiếng gốc, trong đó, phần lớn là những người ở khối 13 phường

Lê Lợi Đây là đơn vị hành chính đặc thù với số lượng lớn dân cư là những công nhân giao thông từ các tỉnh phía bắc chuyển cư đến Vinh trong thời gian kháng chiến chống Mỹ Họ sống thành một khối dân cư và chịu ảnh hưởng từ cách phát âm của cha mẹ Do cùng quê hương nên cách phát âm của thế hệ con cháu dù có khác so với tiếng quê gốc nhưng lại là cách phát

âm giống với TVVH Chỉ còn số ít (7%) người trong độ tuổi này chịu ảnh hưởng của cách phát âm quê gốc là những địa phương trong tỉnh như Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn và vì thế, vẫn giữa âm hưởng và sắc thái đặc thù của PNNT

2.3.2 Độ tuổi từ 21 đến 40 tuổi

Là nhóm có nhiều tiềm năng biến đổi ngôn ngữ, khả năng hướng tới những biến đổi ngôn ngữ có uy tín rất mạnh mẽ và cũng là lớp người nhạy cảm với cái mới trong ngôn ngữ Nhóm này có thời gian định cư tại Vinh cao nhất là 40 năm và thấp nhất là 1 năm Bằng chứng là, thời gian sống ở Vinh của độ tuổi này chỉ bằng 1/3 thời gian sinh sống ở Vinh của nhóm người cao tuổi và bằng 1/5 nhóm người trung niên nhưng có đến 61% người được điều tra đã ít sử dụng biến thể ngôn ngữ địa phương Việc sử dụng biến thể địa phương không nhiều như vậy, có thể nhận định rằng, đây là lứa tuổi hòa nhập nhanh với cái mới, nhu cầu giao tiếp rộng và có cố gắng để hòa nhập với xã hội cao nên họ tích cực và chủ động trong việc sử dụng ngôn ngữ hướng tới TVVH Tất nhiên, ngoài yếu tố sức trẻ, sự năng động và sự thích ứng nhanh với xã hội của giới trẻ còn có thể thấy nhân tố xã hội như thời đại thông tin đa chiều ngày nay cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự biến đổi và tiềm năng

biến đổi như ta đã thấy Một nhà nghiên cứu người Mỹ đã viết rằng “Những

người thuộc độ tuổi thanh thiếu niên vào thập kỷ 40 sẽ nói khác những người

Trang 39

trưởng thành cũng vào thập kỷ đó, và họ nói khác những người cùng độ tuổi thanh thiếu niên ở thời đại chúng ta bây giờ Và, chúng tôi cũng sẽ trông đợi rằng những thanh niên ở thế hệ tiếp theo cũng sẽ nói khác những thanh niên ở thời đại chúng ta” /Dẫn theo [35, tr.118]/ Khi được hỏi về cách phát âm ở

từng hoàn cảnh khác nhau, những người trong độ tuổi này cho rằng: họ có thể biến đổi cách phát âm khi làm việc hoặc tiếp xúc với những người ở vùng khác đến để phù hợp với đối tượng giao tiếp, nhưng khi về quê hoặc tiếp xúc với những người thân trong gia đình họ vẫn sử dụng cách phát âm quê gốc Chỉ có 39% số còn lại dù ít hay nhiều vẫn giữ cách phát âm quê gốc Trong số này chủ yếu là những người có thời gian định cư ở Vinh ngắn và sinh hoạt cũng như làm việc ở môi trường hẹp

2.3.3 Độ tuổi từ 40 đến dưới 60 tuổi

Độ tuổi này có thể gọi là lớp người trung niên Đây là độ tuổi đang trực tiếp tham gia lao động và là đối tượng chính trong hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Vì thế, họ là những người có môi trường giao tiếp xã hội rộng; do yêu cầu công việc, họ thường xuyên tiếp xúc với nhiều đối tượng, vì thế, biến thể ngôn ngữ là một trong những yếu tố tự nhiên diễn ra để hướng tới thành công trong giao tiếp

Theo số liệu khảo sát, có 62% đối tượng điều tra phát âm khác với cách phát âm quê gốc, hướng tới TVVH Số còn lại (39%) vẫn bảo lưu cách phát

âm quê gốc trong mọi trường hợp Như vậy, mặc dù do yêu cầu công việc hay thời gian định cư ở Vinh có nhiều hơn độ tuổi 21-40 nhưng những người ở nhóm tuổi 41-60 tuổi vẫn bảo lưu cách phát âm quê gốc nhiều hơn Với họ, việc bảo lưu tiếng quê gốc là việc tự nhiên, ngoài chủ ý của bản thân Cách bảo lưu này không hoàn toàn là sự bảo thủ, cố giữ lấy truyền thống Họ cho rằng, dùng các biến thể địa phương (quê gốc) vẫn đảm bảo nhu cầu giao tiếp

xã hội, hướng tới sự hòa nhập nhưng không làm mất đi nguồn gốc của mình

Trang 40

2.3.4 Độ tuổi từ 61 tuổi trở lên

Thái độ trung thành với ngôn ngữ là biểu hiện rõ nhất của lớp người cao tuổi Thái độ này thường hướng tới ngôn ngữ của một dân tộc Nhóm này

có tỷ lệ sử dụng biến thể địa phương cao nhất dù thời gian lưu trú tại Vinh tương đối cao (32,7 năm), cao hơn nhiều so với các độ tuổi khác Theo chúng tôi, nhóm cao niên là nhóm không còn làm việc, giao tiếp xã hội ít và hẹp, chủ yếu trong phạm vi gia đình, lối phố, những người bạn đồng hương Trong phạm vi giao tiếp như vậy, họ không có động lực và áp lực phải cố gắng, nếu

có, để hòa nhập vào môi trường nữa Họ giao tiếp một cách thoải mái, tự do

và dễ quay về với thói quen cố hữu

Theo khảo sát của chúng tôi, ngoài những người ở độ tuổi này là người

đã sinh ra và lớn lên ở đây (25%), số còn lại là những người đã chuyển về Vinh trên 30 năm (45%) cùng với người chuyển cư về Vinh trong thời gian gần đây (35%) Những người sinh ra lớn lên ở Vinh có cách phát âm theo phương ngữ thành thị không nhiều Có thể, mặc dù thời gian sinh sống tại Vinh lâu nhưng điều kiện giao tiếp với môi trường bên ngoài và sự giao thương ở các vùng ở Vinh ngày trước chưa thực sự rộng như bây giờ nên những người này không có nhiều điều kiện để điều chỉnh cách phát âm Số những người lớn tuổi chuyển về Vinh khá lâu (từ 30-40 năm), chiếm 35% cũng không có nhiều sự thay đổi trong cách phát âm, trong khi đó, những người lớn tuổi chuyển cư về Vinh trong thời gian ngắn hơn (dưới 30 năm) lại càng không có sự khác biệt đáng kể trong cách phát âm so với quê gốc Cũng

có thể có cách lý giải khác nữa về vấn đề này: những người lớn tuổi luôn có tính bảo thủ, cố hữu những gì thuộc về truyền thống Họ có chủ ý giữ gìn tiếng nói của quê hương như một biểu hiện của tình yêu và sự gắp bó quê hương dù xa cách

Qua số liệu phân tích ở trên có thể nhận thấy, đối với phương ngữ thành thị - nơi tập trung cư dân của nhiều địa phương - độ tuổi là một yếu tố

Ngày đăng: 20/07/2015, 14:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban (1985), “Thử bênh vực quan niệm tồn tại cái gọi là hình vị dưới âm tiết trong một kiểu từ láy tiếng Việt và xét lại tư cách hình vị của nó”, Ngôn ngữ (1), 46-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử bênh vực quan niệm tồn tại cái gọi là hình vị dưới âm tiết trong một kiểu từ láy tiếng Việt và xét lại tư cách hình vị của nó”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Diệp Quang Ban
Năm: 1985
2. Nguyễn Trọng Báu (2010), “Tiếng Hà Nội và vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt toàn dân”, trong cuốn Hà Nội những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Nxb Thời đại, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Hà Nội và vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt toàn dân”, trong cuốn "Hà Nội những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá
Tác giả: Nguyễn Trọng Báu
Nhà XB: Nxb Thời đại
Năm: 2010
3. Hoàng Trọng Canh (2002), Nghiên cứu đặc điểm lớp từ địa phương Nghệ Tĩnh, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm lớp từ địa phương Nghệ Tĩnh
Tác giả: Hoàng Trọng Canh
Năm: 2002
4. Nguyễn Phan Cảnh (1981), “Bản chất cấu trúc âm tiết của ngôn ngữ”, trong cuốn Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam, Nxb Đại học và THCN, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản chất cấu trúc âm tiết của ngôn ngữ”, trong cuốn "Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Đại học và THCN
Năm: 1981
5. Nguyễn Phan Cảnh (1989), “Âm vị học các ngôn ngữ thanh điệu”, Ngôn ngữ (1), 13-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Âm vị học các ngôn ngữ thanh điệu”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Năm: 1989
6. Ngô Văn Cảnh (2004), Đặc trưng hình thức của các thể thơ dân gian Nghệ Tĩnh, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng hình thức của các thể thơ dân gian Nghệ Tĩnh
Tác giả: Ngô Văn Cảnh
Năm: 2004
7. Phạm Xuân Cần (2008), Văn hóa đô thị với thực tiễn thành phố Vinh, Nxb Nghệ An, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa đô thị với thực tiễn thành phố Vinh
Tác giả: Phạm Xuân Cần
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2008
8. Nguyễn Tài Cẩn (1989), “Thử phân kỳ lịch sử 12 thế kỷ tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (2), 7-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử phân kỳ lịch sử 12 thế kỷ tiếng Việt”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Năm: 1989
9. Nguyễn Tài Cẩn (1995), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
10. Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước, Nxb Khoa học Xã hội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt trên các miền đất nước
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1989
11. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương ngữ học tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
12. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
13. Hoàng Cao Cương (1979), “Nhận xét về một đặc điểm ngữ âm từ láy đôi tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (4), 29-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét về một đặc điểm ngữ âm từ láy đôi tiếng Việt”", Ngôn ngữ
Tác giả: Hoàng Cao Cương
Năm: 1979
14. Hoàng Cao Cương (1984), “Suy nghĩ thêm về thanh điệu tiếng Việt”, Ngôn ngữ (3), 19-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ thêm về thanh điệu tiếng Việt”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Hoàng Cao Cương
Năm: 1984
15. Trần Trí Dõi (2005), Giáo trình lịch sử tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lịch sử tiếng Việt
Tác giả: Trần Trí Dõi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
16. Trần Trí Dõi (2005), “Thanh điệu tiếng Việt ở Cửa Lò”, Ngôn ngữ, (3), 12-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh điệu tiếng Việt ở Cửa Lò”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Trần Trí Dõi
Năm: 2005
17. Trần Trí Dõi (2011), Một vài vấn đề so sánh - lịch sử nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài vấn đề so sánh - lịch sử nhóm ngôn ngữ Việt - Mường
Tác giả: Trần Trí Dõi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
18. Đinh Văn Đức (2005), Các bài giảng về lịch sử tiếng Việt thế kỉ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bài giảng về lịch sử tiếng Việt thế kỉ XX
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
19. Đinh Văn Đức (2012), “Bước đầu nhận xét về tiếng Hà Nội qua hai xóm mà tôi đang ở”, trong cuốn Hà Nội những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Nxb Thời đại, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu nhận xét về tiếng Hà Nội qua hai xóm mà tôi đang ở”, trong cuốn "Hà Nội những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: Nxb Thời đại
Năm: 2012
20. M. Ferlus (1981), “Sự biến hoá của các âm tắc giữa(obsttrentesmediales) trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ , (2), 18-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự biến hoá của các âm tắc giữa(obsttrentesmediales) trong tiếng Việt”, "Ngôn ngữ
Tác giả: M. Ferlus
Năm: 1981

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w