Tiểu kết chương 3

Một phần của tài liệu Tiếng vinh dưới góc nhìn của phương ngữ xã hội (Trang 102)

6. Bố cục luận văn

3.3. Tiểu kết chương 3

Tiếng Vinh không phải là một ngôn ngữ độc lập, riêng rẽ mà là biểu hiện cụ thể của PNNT và là biển hiện hết sức sinh động, góp phần tạo nên tính đa dạng phong phú cho TVVH. Bình diện ngôn ngữ học xã hội là hướng mà chúng tôi triển khai điền dã để khảo sát, miêu tả và phân tích tiếng Vinh. Ngoài những đặc điểm chung với TVVH, tiếng Vinh có những đặc trưng riêng, rất lạ của một phương ngữ thành thị trong một phương ngữ vùng. Nếu như người các vùng khác nhận biết tiếng Nghệ qua cách phát âm trầm nặng, “trọ trẹ” thì cũng nhận biết tiếng Vinh với cách phát âm nhẹ hơn, bớt “trọ trẹ” hơn. Hệ thống phụ âm đầu tiếng Vinh có 22 đơn vị. Đặc điểm nổi bật trong cấu âm của tiếng Vinh là có sự chuyển dịch bộ cấu âm ở hầu hết các phụ âm đầu. Đó là lối cấu âm sâu do lưỡi có xu hướng dịch lùi vào phía trong khoang miệng. Hệ thống vần tiếng Vinh có số lượng phong phú: 159 vần, bao gồm các vần mở, nửa mở, nửa khép và khép. Một số vần chỉ có trong hình dung lý thuyết của TVVH thì trong tiếng Vinh lại được sử dụng phổ biến, phát âm một cách tự nhiên. Có những vần không chỉ xuất hiện trong thực tế phát âm mà còn có trong âm tiết làm thành từ thực tế. Hệ thống thanh điệu tiếng Vinh có 5 thanh, chỉ thiếu thanh ngã. Các thanh điệu được thể hiện trong một vùng

âm vực rất hẹp. Trừ thanh ngang các thanh còn lại đều được thể hiện cùng một âm vực. Đường nét thanh điệu nghèo nàn chỉ khu biệt ở phần cuối âm tiết do cách thanh có xu hướng hỗn nhập với nhau. Trong tiếng Vinh, các bộ phận phụ âm đầu, vần và thanh điệu còn tồn tại những biến thể địa phương ở một bộ phận từ vựng tạo nên những đối ứng ngữ âm với TVVH.

Tiếng Vinh được xem là tiếng chuẩn trong PNNT. Do đó, tiếng Vinh có vai trò văn hoá - xã hội hết sức to lớn trên khu vực địa phương. Xu thế phát triển của tiếng Vinh là ngày càng tiếp cận TVVH.

KẾT LUẬN

1. Phương ngữ Việt đã có lịch sử nghiên cứu hàng trăm năm, với các công trình, càng về sau, vấn đề xem xét giải quyết càng đa dạng phong phú, phức tạp và bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau. Phương ngữ Nghệ Tĩnh cũng là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn và đã để lại nhiều công trình nghiên cứu công phu và có chất lượng. Trong hệ thống PNNT, tiếng Vinh là đối tượng được lựa chọn khảo sát và phân tích trong công trình này. Khi triển khai khảo sát và nghiên cứu đối tượng này, chúng tôi chủ trương hướng nghiên cứu theo ngôn ngữ học xã hội. Bằng quan sát trực cảm của người bản ngữ, những biểu hiện sinh động của đối tượng, chúng tôi đều thu thập số liệu, sau đó tiến hành phân tích tổng hợp nhằm hướng đến những nhận định khái quát. Chúng tôi đã áp dụng phương pháp điền dã, bằng sự cảm nhận của một người địa phương để miêu tả tiếng Vinh từ góc nhìn phương ngữ xã hội.

2. Tiếng Vinh không phải là đối tượng thuần nhất của tiếng Vinh gốc mà có rất nhiều thổ ngữ khác nhau, trong đó, có những thổ ngữ khá đặc biệt. Do đó, bức tranh tiếng Vinh trở nên hết sức đa dạng và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố địa lý - xã hội. Chúng tôi đã thực hiện những khảo sát cụ thể đối với từng đơn vị phường xã trên địa bàn, trong đó, chọn 5 phường xã tiêu biểu về đặc điểm dân cư cũng như quá tình hình thành để phác vạch bức tranh tiếng Vinh với những đường nét cơ bản.

- Khảo sát tiếng Vinh trong từng độ tuổi, chúng tôi đã chia thành bốn độ tuổi khác nhau. Qua phân tích số liệu ở trên cho thấy, đối với phương ngữ thành thị - nơi tập trung cư dân của nhiều địa phương - độ tuổi là một yếu tố quan trong trọng quá trình phát triển ngôn ngữ. Tuổi trẻ bao giờ cũng thích nghi nhanh với cái mới, với thế giới bên ngoài và xã hội nên cách phát âm,

cách sử dụng từ ngữ gần hơn với tiếng Việt toàn dân. Còn tuổi càng cao thì biển đổi ngôn ngữ càng ít, do thói quen bền vững, vì thế, họ ít thay đổi cách phát âm so với những người trẻ.

- Yếu tố thời gian định cư ở Vinh là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến sự biến đổi ngôn ngữ. Thời gian định cư càng dài thì khả năng biến đổi ngôn ngữ càng lớn. Đối với những đối tượng chuyển cư thời gian ít hơn nhưng lại ở vào thời điểm gần đây, có điều kiện giao lưu và hội nhập của xã hội lớn nên khả năng biến đổi ngôn ngữ của họ cũng nhanh hơn so với trước.

- Tiếng Vinh với nghề nghiệp, qua điều tra và phân tích số liệu, có thể nhận định nghề nghiệp có sự ảnh hưởng đến sự biến đổi ngôn ngữ trên địa bàn thành phố Vinh. Tầng lớp trí thức là đối tượng ít sử dụng biển thể địa phương rõ nhất. Bảo lưu tiếng gốc và mang đậm PNNT hơn cả là tầng lớp nông dân sản xuất nông nghiệp. Như vậy, nghề nghiệp phản ánh phạm vi và đối tượng giao tiếp của mỗi người, qua đó, thấy rõ xu hướng biến đổi ngôn ngữ của từng nhóm nghề nghiệp.

- Qua số liệu thống kê tiếng Vinh gắn với giới tính cho thấy, nam giới sử dụng các biến thể ngôn ngữ nhiều hơn nữ giới. Trừ những người có trình độ văn hoá, nam giới thường bảo lưu cách phát âm, cách sử dụng từ ngữ địa phương của quê gốc.

- Nguồn gốc, quê quán của người dân không phải là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến tiếng Vinh, vì phần lớn họ đều là người Nghệ Tĩnh.

3. Tiếng Vinh nằm trong PNNT - một phương ngữ được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học nhận xét là còn bảo lưu được những yếu tố cổ của tiếng Việt. Tiếng Vinh là một trong những thổ ngữ trong PNNT mang tính chất là một bán phương ngữ, một phương ngữ thành thị. Do đó, tiếng Vinh vừa có những nét địa phương của PNNT, vừa là một bán phương ngữ đang trên đà phát triển, hoà nhập vào TVVH. Tiếng Vinh là công cụ đắc lực để tổ chức

hoạt động giao tiếp trên khu vực địa phương và ngoài địa phương. Nghĩa là, tiếng Vinh đang phát huy vai trò văn hóa - xã hội một cách tích cực. Trong nhà trường, trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, giọng Vinh được sử dụng với vài trò là giọng nói đại diện cho giọng Nghệ. Tiếng Vinh đang góp phần làm mờ các nét đặc hữu của PNNT và góp phần vào việc đẩy mạnh quá trình thống nhất tiếng Việt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban (1985), “Thử bênh vực quan niệm tồn tại cái gọi là hình vị dưới âm tiết trong một kiểu từ láy tiếng Việt và xét lại tư cách hình vị của nó”, Ngôn ngữ (1), 46-56.

2. Nguyễn Trọng Báu (2010), “Tiếng Hà Nội và vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt toàn dân”, trong cuốn Hà Nội những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Nxb Thời đại, H.

3. Hoàng Trọng Canh (2002), Nghiên cứu đặc điểm lớp từ địa phương Nghệ Tĩnh, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, H.

4. Nguyễn Phan Cảnh (1981), “Bản chất cấu trúc âm tiết của ngôn ngữ”, trong cuốn Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam, Nxb Đại học và THCN, H.

5. Nguyễn Phan Cảnh (1989), “Âm vị học các ngôn ngữ thanh điệu”, Ngôn ngữ (1), 13-24.

6. Ngô Văn Cảnh (2004), Đặc trưng hình thức của các thể thơ dân gian Nghệ Tĩnh, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường đại học Vinh.

7. Phạm Xuân Cần (2008), Văn hóa đô thị với thực tiễn thành phố Vinh, Nxb Nghệ An, Nghệ An.

8. Nguyễn Tài Cẩn (1989), “Thử phân kỳ lịch sử 12 thế kỷ tiếng Việt”,

Ngôn ngữ, (2), 7-12.

9. Nguyễn Tài Cẩn (1995), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.

10. Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước, Nxb Khoa học Xã hội, H.

11. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H.

12. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.

13. Hoàng Cao Cương (1979), “Nhận xét về một đặc điểm ngữ âm từ láy đôi tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (4), 29-33.

14. Hoàng Cao Cương (1984), “Suy nghĩ thêm về thanh điệu tiếng Việt”,

Ngôn ngữ (3), 19-38.

15. Trần Trí Dõi (2005), Giáo trình lịch sử tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H.

16. Trần Trí Dõi (2005), “Thanh điệu tiếng Việt ở Cửa Lò”, Ngôn ngữ, (3), 12-18.

17. Trần Trí Dõi (2011), Một vài vấn đề so sánh - lịch sử nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H.

18. Đinh Văn Đức (2005), Các bài giảng về lịch sử tiếng Việt thế kỉ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H.

19. Đinh Văn Đức (2012), “Bước đầu nhận xét về tiếng Hà Nội qua hai xóm mà tôi đang ở”, trong cuốn Hà Nội những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Nxb Thời đại, H.

20. M. Ferlus (1981), “Sự biến hoá của các âm tắc giữa(obsttrentesmediales) trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ , (2), 18-26.

21. Cao Xuân Hạo (1974), “Vấn đề âm vị học trong tiếng Việt”, trong cuốn

Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp, Nxb Giáo dục, H. 22. Cao Xuân Hạo (1985), “Về cương vị ngôn ngữ học của tiếng”, Ngôn

ngữ, (2), 23-31.

23. Cao Xuân Hạo (1986), “Nhận xét về các nguyên âm của một phương ngữ tỉnh Quảng Nam”, Ngôn ngữ (2), tr. 22-29.

24. Cao Xuân Hạo, Lê Minh Trí (2005), “Tiếng Sài Gòn và cách phát âm của các phát thanh viên HTV”, trong cuốn Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, H.

25. A.G. Haudricourt (1991), “Về nguồn gốc các thanh điệu tiếng Việt”,

Ngôn ngữ, (1), 23-31

26. Lương Văn Hy và Phạn Thị Yến Tuyết (2000), “Vài nét về ngôn ngữ giao tiếp trong các cuộc nói chuyện giữa ba thế hệ ông bà - cha mẹ - con cháu tại một số gia đình ở TP HCM”, trong cuốn Ngôn từ giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, H.

27. Nguyễn Quang Hồng (1982), Các bài giảng về Ngữ âm âm tiếng Việt cho sinh viên khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Vinh.

28. Nguyễn Quang Hồng (1976), “Âm tiết tiếng Việt chức năng và cấu trúc củ nó”, Ngôn ngữ (3), tr.29-36.

29. Nguyễn Quang Hồng (1980), “Vấn đề chuẩn hoá phát âm tiếng Việt hiện thời”, Ngôn ngữ, (4), tr.51-58.

30. Nguyễn Quang Hồng (1981), “Các lớp từ địa phương và chức năng của chúng trong ngôn ngữ văn hoá”, trong cuốn Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, H.

31. Nguyễn Quang Hồng (1982), “Tương phản âm thanh và khả năng phân lập đoạn tính trong lòng âm tiết tiếng Việt so với tiếng Hán”, Ngôn ngữ,

(1), tr.43-47.

32. Nguyễn Quang Hồng (1986), “Hiện tượng đơn lập hóa âm tiết về mặt ngữ âm trong các ngôn ngữ có thanh điệu phương Đông”, Ngôn ngữ, (2), tr.40-45.

33. Nguyễn Quang Hồng (1994), Âm tiết và loại hình ngôn ngữ, Nxb Khoa học Xã hội, H.

34. Nguyễn Quang Hồng (2014), “Tiếng Nghệ giữa lòng Hà Nội”, trong cuốn Hà Nội những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Nxb Thời đại, H.

35. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản, Nxb Khoa học Xã hội, H.

36. Trịnh Cẩm Lan (2004), “Một số vấn đề phương ngữ thành thị dưới góc nhìn của phương ngữ địa - xã hội”, trong cuốn Tiếng Hà Nội trong mối quan hệ với tiếng Việt và văn hoá Việt Nam, Nxb Lao động, H.

37. Trịnh Cẩm Lan (2007), Sự biến đổi ngôn từ của các cộng đồng chuyển cư đến thủ đô, Nxb Khoa học Xã hội, H.

38. Trịnh Cẩm Lan (2010), “Thử tìm hiểu xu hướng Hà Nội hoá trong cách xưng hô của những người gốc miền Nam sống ở Hà Nội”, trong cuốn Nội những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Nxb Thời đại, H.

39. Trần Thị Ngọc Lang (1986), “Sự tiếp xúc giữa các phương ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh”, trong cuốn Những vấn đề ngôn ngữ học các ngôn ngữ phương Đông, Viện ngôn ngữ học, H.

40. Trần Thị Ngọc Lang (1995), Phương ngữ Nam Bộ - những khác biệt về từ vựng - ngữ nghĩa so với phương ngữ Bắc Bộ, Nxb Khoa học Xã hội, H. 41. Trần Thị Ngọc Lang (chủ biên), (2000), Phương ngữ xã hội và vấn đề

phương ngữ xã hội ở Việt Nam”, trong cuốn Một số vấn đề phương ngữ xã hội, Nxb Khoa học Xã hội, H.

42. Nguyễn Loan (2010), “Vị trí của tiếng Hà Nội trong ngôn ngữ chung của cả nước”, trong cuốn Hà Nội những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Nxb Thời đại, H.

43. Vương Hữu Lễ (1974), Những đặc tính của âm vị Việt ngữ, Tiểu luận cao học Ngữ học, Viện đại học Sài Gòn.

44. Nguyễn Văn Lợi (1991), “Về quá trình hình thành sự đối lập âm vực thanh điệu trong các ngôn ngữ Việt - Mường”, Ngôn ngữ, (1), 49-59. 45. Nguyễn Văn Lợi (2002), “Thanh điệu một vài thổ ngữ Nghệ An: từ góc

nhìn đồng đại và lịch đại”, Ngôn ngữ, (3), tr.1-12.

46. Vương Lộc (1989), “Hệ thống âm đầu tiếng Việt thế kỉ XV-XVI qua cứ liệu cuốn An Nam dịch ngữ”, Ngôn ngữ (1+2), 12-24.

47. Maspéro Henri, (1912), Etude surla phonetique historique de la langue annamite. Les innitiales. BEFEO. 12. Paris - Hà Nội. Tài liệu dịch của GS. Nguyễn Tài Cẩn.

48. Nguyễn Hoài Nguyên (2003), Miêu tả đặc trưng ngữ âm phương ngữ Nghệ Tĩnh, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường đại học Vinh.

49. Nguyễn Hoài Nguyên (2008), Phương ngữ tiếng Việt, Chuyên đề cao học, chuyên ngành Ngôn ngữ học, Trường đại học Vinh.

50. Đái Xuân Ninh, Vương Toàn (1982), Ngôn ngữ học, khuynh hướng, lĩnh vực, khái niệm, Nxb Khoa học Xã hội, H.

51. Võ Xuân Quế (1993), Những đặc điểm ngữ âm giọng Nghi Lộc, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Ngôn ngữ học.

52. Nguyễn Ngọc San (2003), Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử, Nxb Đại học sư phạm, H.

53. Trương Văn Sinh (1993), “Vài nhận xét về vần trong tiếng địa phương Quảng Ngãi”, Ngôn ngữ, (4), 42-51.

54. Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Trọng Báu (1982), Tiếng Việt trên đường phát triển, Nxb Khoa học Xã hội, H.

55. Bùi Khánh Thế (1998), “Quá trình phát triển tiếng Việt ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh”, trong cuốn Địa chí văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

56. Bùi Khánh Thế (2012), Tiếng Việt tiếng nói thống nhất của dân tộc Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, H.

57. Đoàn Thiện Thuật (1977), Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, H.

58. Huỳnh Công Tín (1999), Hệ thống ngữ âm tiếng Sài Gòn, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường đại học KHXH&NV, ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh.

59. Nguyễn Thị Phương Trang (1998), Hệ thống vần cái tiếng Việt trong sự phát triển và hoạt động hành chức của chúng, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), H.

60. Võ Xuân Trang (1995), Phương ngữ Bình Trị Thiên, Nxb Khoa học Xã hội, H.

61. Nguyễn Văn Trung (1974), Chữ, văn quốc ngữ thời kì đầu Pháp thuộc, Nxb Sài Gòn.

62. N.S. Trubetzkoy N.S (1960), Nguyên lý âm vị học, Bản dịch tiếng Việt, Phòng tư liệu, Viện ngôn ngữ học, H.

63. Hoàng Tuệ, Lê Cận, Cù Đình Tú (1972), Giáo trình về Việt ngữ, tập 1, Nxb Giáo dục, H.

64. Nguyễn Bạt Tụy (1950), Chữ và vần Việt Nam khoa học, Sài Gòn, Hoạt Hoá.

65. Nguyễn Bạt Tụy (1961), Ngữ Việt trên đất Việt, Văn hoá nguyệt san Sài Gòn, số 64.

66. Nguyễn Như Ý (Chủ biên), (1996), Từ điển giải thích các thuật ngữ ngô ngữ học, Nxb Giáo dục, H.

67. Bùi Minh Yến (2001), “Về một bình diện đáng lưu ý của ngưởi Nghệ

Một phần của tài liệu Tiếng vinh dưới góc nhìn của phương ngữ xã hội (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)