6. Bố cục luận văn
2.8. Tiếng Vinh gắn với quê quán gốc
Như đã nói ở trên, theo một thống kê từ năm 2008 [7] trên địa bàn thành phố có hơn 3 vạn người nguồn gốc khác đang sinh sống và làm việc ở Vinh, chiếm khoảng 10% dân số. Trong số đó, người các vùng khác trong tỉnh là 23.278 người, chiếm 76,41%. Số còn lại có gốc từ 9 tỉnh, thành khác nhau (7.187 người); trong số này, có hơn nửa được sinh ra và lớn lên ở Vinh, nghĩa là, thế hệ ông bà, che mẹ họ đã đến đây sinh cơ lập nghiệp từ thời Pháp thuộc hoặc thời kháng chiến chống Mỹ. Bên cạnh đó, ở Vinh có trên dưới vài trăm hộ gia đình là Việt kiều từ Thái Lan về nước vào những năm 60 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, những người này đều là người gốc Nghệ. Như vậy, có thể khẳng định rằng, nguồn gốc ngoại tỉnh ở Vinh không nhiều, vì thế, tiếng Vinh trên cơ bản là tiếng Nghệ.
Theo kết quả điều tra của chúng tôi, có 70% trong tổng số đối tượng điều tra là những người đến từ các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn và tỉnh Hà Tĩnh và 20% còn lại đến từ Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, v.v.. Do đến Vinh và sinh sống ở đây trong thời gian dài nên phần lớn trong số họ đều không có nhiều sự khác biệt trong cách phát
âm so với người dân gốc Vinh. Người dân ở các huyện trong tỉnh và Hà Tĩnh (trước đây cũng là tỉnh Nghệ Tĩnh) chiếm một tỷ lệ lớn trong dân số dân Vinh nhưng những người này, trong quá trình lao động, sinh hoạt đều có sự biến đổi ngôn ngữ hướng tới sử dụng tiếng Việt toàn dân nên việc nhận biết được người này ở địa phương nào qua giọng nói, chỉ bằng cảm quan thì khó nhận ra.
Tuy nhiên, với những người dân gốc Bắc, có thể nhận thấy sự cố hữu bền vững trong giọng nói. Họ khó có sự biến đổi lớn trong cách phát âm cũng như sử dụng từ ngữ. Thậm chí, thế hệ con cháu của họ (những người được sinh ra và lớn lên tại Vinh trong những gia đình có người gốc Bắc) cũng có sự ảnh hưởng đáng kể trong cách phát âm và sử dụng từ vựng trong giao tiếp. Chính điều này tạo nên một nét độc đáo, phong phú trong hệ thống ngôn ngữ Vinh.
Như vậy, nguồn gốc, quê quán của người dân không phải là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến tiếng Vinh, vì phần lớn họ đều là người Nghệ Tĩnh. Chỉ có một phần rất nhỏ là những người dân gốc Bắc đến Vinh sinh sống từ thời chống Pháp, chống Mỹ, lại có ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển ngôn ngữ hướng tới TVVH của người dân Vinh.