Tiểu kết chương 2

Một phần của tài liệu Tiếng vinh dưới góc nhìn của phương ngữ xã hội (Trang 51)

6. Bố cục luận văn

2.9. Tiểu kết chương 2

Kết quả điền dã được thực hiện 5 đơn vị phường xã trên địa bàn thành phố. Các đơn vị này được lựa cho với chủ đích vừa có những phường được hình thành cùng với sự hình thành của đô thị Vinh như phường Lê Mao, những phường được hình thành cùng với sự phát triển của thành phố trong thời kháng chiến như phường Lê Lợi, Hưng Dũng,..., những xã mới được sát nhập vào thành phố trong thời kỳ mở rộng thành phố hiện nay như Hưng Chính, Nghi Đức. Việc lựa chọn các đơn vị để điền dã, điều tra khảo sát như vậy nhằm có có cái nhìn tổng thể toàn diện về tiếng Vinh thời kỳ hiện đại.

- Khảo sát tiếng Vinh trong từng độ tuổi, chúng tôi đã chia thành bốn độ tuổi khác nhau: độ tuổi từ 3 đến 21 tuổi; độ tuổi 12 đến 40; độ tuổi từ 40 đến 60 và độ tuổi trên 60. Qua phân tích số liệu ở trên cho thấy, đối với phương ngữ thành thị - nơi tập trung cư dân của nhiều địa phương - độ tuổi là một yếu tố quan trong trọng quá trình phát triển ngôn ngữ. Tuổi trẻ bao giờ cũng thích nghi nhanh với cái mới, với thế giới bên ngoài và xã hội nên độ tuổi 3-20 và 21-40 có cách phát âm (ngữ âm), cách sử dụng từ ngữ (từ vựng) gần hơn với tiếng Việt toàn dân. Còn tuổi càng cao thì biển đổi ngôn ngữ càng ít, do thói quen bền vững. Thời gian chuyển cư, dù có ảnh hưởng ít nhiều đến vấn đề này, tuy nhiên, người càng nhiều tuổi thì tính bảo thủ càng cao, vì thế, họ ít thay đổi cách phát âm so với những người trẻ.

- Yếu tố thời gian định cư ở Vinh là một yếu tố quan trọng trong nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội. Chúng tôi phân định thành 3 nhóm: Nhóm có thời gian định cư trên 40 năm và những người được sinh ra và lớn lên tại Vinh, chiếm 43%; nhóm có thời gian định cư từ 20-40 năm, chiếm 34% và nhóm có thời gian định cư dưới 20 năm, chiếm 27%. Qua thống kê, khảo sát và phân tích, có thể khẳng định rằng, thời gian định cư tại đô thị ảnh hưởng đến sự biến đổi ngôn ngữ. Thời gian định cư càng dài thì khả năng biến đổi ngôn ngữ càng lớn. Dù, tuổi tác có lớn, ý thức bảo thủ ngôn ngữ quê gốc có bị chi phối nhưng do nhu cầu giao tiếp, do ảnh hưởng của thời gian xa quê gốc thì biến đổi ngôn ngữ vẫn tự nhiên và lặng lẽ diễn ra bên ngoài ý thức của con người. Đối với những đối tượng chuyển cư thời gian ít hơn nhưng lại ở vào thời điểm gần đây, có điều kiện giao lưu và hội nhập của xã hội lớn nên khả năng biến đổi ngôn ngữ của họ cũng nhanh hơn so với trước. Dù chỉ có thời gian chuyển cư dưới 20 năm những họ đã có tỷ lệ sử dụng biến đổi ngôn ngữ tương đối (33%). Như vậy, càng ngày sự biến đổi ngôn ngữ càng diễn ra nhanh chóng hơn, mạnh mẽ hơn. Điều này phù hợp với quy luật phát triển của xã hội mới hội nhập và toàn cầu hóa.

- Tiếng Vinh gắn với nghề nghiệp được phân chia thành 4 nhóm: những người làm nông nghiệp (chiếm 24%); những người buôn bán, tiểu thương (chiếm 37%); nhóm công nhân, viên chức, kỹ thuật viên (chiếm 69%) và nhóm trí thức, những cán bộ giảng dạy, nhà nghiên cứu (chiếm 10%). Qua điều tra và phân tích số liệu, có thể nhận định nghề nghiệp có sự ảnh hưởng đến sự biến đổi ngôn ngữ trên địa bàn thành phố Vinh. Tầng lớp trí thức là đối tượng ít sử dụng biển thể địa phương rõ nhất. Họ là những người có văn hoá, lại thường xuyên tiếp xúc với chuẩn mực ngôn ngữ trong giao tiếp bằng lời nói cũng như ngôn ngữ viết, vì thể, phần lớn họ hướng tới ngôn ngữ TVVH trong từ vựng cũng như phong cách. Trong phát âm (ngữ âm), yếu tố PNNT cũng không còn rõ nét như những đối tượng khác. Bảo lưu tiếng gốc và mang đậm PNNT hơn cả là tầng lớp nông dân sản xuất nông nghiệp. Môi trường tiếp xúc xã hội của những người này rất hẹp nên việc bảo lưu ngôn ngữ gốc, sử dụng các yếu tố phương ngữ thường xuyên là đương nhiên. Dù có điều tiếp xúc và giao lưu rộng nhưng tiểu thương ở Vinh vẫn có tỷ lệ bảo lưu cách phát âm quê gốc tương đối cao, trong khi đó, công nhân, công chức ở Vinh lại có xu hướng tiếp cận với cách phát âm TVVH khá cao. Như vậy, nghề nghiệp phản ánh phạm vi và đối tượng giao tiếp của mỗi người, qua đó, thấy rõ xu hướng biến đổi ngôn ngữ của từng nhóm nghề nghiệp.

- Trong khi triển khai đề tài luận văn, chúng tôi tiến hành điều tra trình độ học vấn của tất cả những đối tượng điều tra để từ đó tìm ra sự liên quan của trình độ học vấn với việc sử dụng biển thể ngôn ngữ. Nhóm có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, chiếm 37%, nhóm có trình độ trung cấp, chiếm 33%, nhóm có trình độ phổ thông, chiếm 30%.

- Qua số liệu thống kê tiếng Vinh gắn với giới tính cho thấy, nam giới có tính bảo thủ hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ. Họ ít sử dụng các biến thể ngôn ngữ hơn so với nữ giới. Tỷ lệ này cao hơn so với việc điều tra sử dụng

biến thể của nhiều khu vực khác, có thể là do bản tính bảo thủ cố hữu của người Nghệ. Nữ giới từ các địa phương khác chuyển cư đến ở Vinh, nhìn chung, vẫn có những nét mềm mại, uyển chuyển hơn trong lời nói và linh hoạt hơn trong ứng xử.

- Nguồn gốc, quê quán của người dân không phải là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến tiếng Vinh, vì phần lớn họ đều là người Nghệ Tĩnh. Chỉ có một phần rất nhỏ là những người dân gốc Bắc đến đầy sinh sống từ thời chống Pháp, chống Mỹ, lại có ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển ngôn ngữ hướng tới tiếng Việt toàn dân của người dân Vinh.

Việc phân định từng yếu tố địa lý - văn hóa trong quá trong nghiên cứu cho ta nhận thấy một bức tranh tổng thể và chi tiết về tiếng Vinh. Từng yếu tố mang tính địa lý - văn hóa đều có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của phương ngữ thành thị Vinh trong quá trình phát triển hướng đến TVVH. Qua đây, có thể nhận định rằng, phương ngữ thành thị Vinh mang đậm nét của PNNT do những đặc điểm địa lý - xã hội tương đồng, tuy nhiên, phương ngữ thành thị Vinh có những nét khác biệt cơ bản tạo nên một thứ ngôn ngữ thành thị hiện đại.

Chương 3

TIẾNG VINH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG VIỆT VĂN HÓA

Một phần của tài liệu Tiếng vinh dưới góc nhìn của phương ngữ xã hội (Trang 51)