Tiếng Vinh gắn với trình độ văn hóa

Một phần của tài liệu Tiếng vinh dưới góc nhìn của phương ngữ xã hội (Trang 46)

6. Bố cục luận văn

2.6.Tiếng Vinh gắn với trình độ văn hóa

Trong bức tranh nghiên cứu chung ở một số cộng đồng ngôn từ khác nhau tại các nước phương Tây, tuy không có nhà nghiên cứu nào xem xét ảnh hưởng của học vấn đối với ngôn từ với tư cách là một nhân tố xã hội độc lập như giới, tuổi, nghề nghiệp hay tầng lớp xã hội. Nhưng đây đó, trong các nghiên cứu của mình, họ vẫn ám chỉ rằng những người có học vấn cao rất chú trọng đến việc sử dụng ngôn từ có uy tín hơn những người có trình độ học vấn thấp hơn. Điều này thể hiện qua những nghiên cứu của các tác giả như Labov (1972), Wolfram & Fasold (1974), Trudgill (1980), v.v..

Trong công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi tiến hành điều tra trình độ học vấn của tất cả những đối tượng điều tra để từ đó tìm ra sự liên

quan của trình độ học vấn với việc sử dụng biển thể ngôn ngữ. Nhóm có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 37%, nhóm có trình độ trung cấp chiếm 33%, nhóm có trình độ phổ thông chiếm 30%.

Qua phân tích số liệu thống kê nhận thấy, nhóm có trình độ văn hóa càng cao thì cách phát âm hướng tới TVVH càng rõ. Thậm chí, có những người có cách phát âm, sử dụng từ vựng và phong cách gần với TVVH, do đó, yếu tố PNNT hết sức mờ nhạt. Nhóm có trình độ trung cấp tập trung nhiều ở những người công nhân và tiểu thương. Nhóm người này có sự chủ động biến đổi ngôn ngữ và đã có những biểu hiện chủ động trong cách phát âm hướng tới TVVH. Trong khi đó, nhóm có trình độ phổ thông lại bảo lưu cách phát âm quê gốc và mang đậm những nét đặc hữu của PNNT. Tuy nhiên, trong nhóm trình độ phổ thông, có những nhiều người, do yêu cầu công việc đã có ý thức hướng đến cách phát âm theo hướng TVVH.

Như vậy, dù ở trình độ nào thì những người dân trên thành phố Vinh dù có hay không có chủ đích đều đang hướng đến sự biến đổi ngôn ngữ theo hướng TVVH, nâng cao uy tín ngôn ngữ, đảm bảo hiệu quả trong giao tiếp.

Một phần của tài liệu Tiếng vinh dưới góc nhìn của phương ngữ xã hội (Trang 46)