Tiếng Vinh gắn với giới tính

Một phần của tài liệu Tiếng vinh dưới góc nhìn của phương ngữ xã hội (Trang 47)

6. Bố cục luận văn

2.7. Tiếng Vinh gắn với giới tính

Vấn đề giới tính trong ngôn từ - giới ngữ (genderlect) bắt đầu được đề cập đến từ những năm đầu thế kỷ XX, nhưng đến thập kỷ 70 và sau đó nữa mới thực sự thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu và đã có nhiều công trình nghiên cứu gây được tiếng vang như công trình của R. Lakoff (1974) với nghiên cứu về ngôn từ của phụ nữ. Những công trình nghiên cứu khác lại chủ yếu tập trung vào sự khác biệt ngôn từ của trẻ em nam và trẻ em nữ từ góc độ sinh học lẫn góc độ xã hội ở nhiều độ tuổi khác nhau đặc biệt là khả năng giao tiếp của trẻ em ở những độ tuổi này như công trình của Nelson (1973), Becker (1974), Gleason (1997),... [13]. Ở Mỹ, các công trình nghiên cứu về giới của Walt Wolfram và Ralph W. Faslid [14] cho ra kết quả là phụ

nữ ít sử dụng hình thái thông tục hơn đàn ông. Phụ nữ thường biểu hiện hướng tới sự chuẩn mực ngôn ngữ có uy tín, cả trong ứng xử ngôn từ của họ và cả trong thái độ đối với ngôn từ. Phụ nữ thưởng nhạy cảm trước những đặc trưng ngôn từ của tầng lớp cao cũng như tầng lớp thấp. Còn nghiên của Trịnh Cẩm Lan thì cho rằng, “Việc nói năng không chuẩn mực còn thể hiện khách quan của chất đàn ông và sự bảo thủ của họ” [37, tr.121]. Theo nhiều điều tra tâm lý, một người đàn ông cứng cỏi và mạnh mẽ luôn tự cho mình phải nói những lời mạnh mẽ, đôi khi khiếm nhã và cũng bình thường khi ta nhận thấy chất đàn ông được thể hiện trong ngôn từ thiếu chuẩn mực của một cầu thủ bóng đá hay một võ sỹ quyền anh.

Giới trong ngôn ngữ học xã hội ở Việt Nam là một vấn đề tương đối mới mẻ. Bài viết Sự bộc lộ giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ của Nguyễn Văn Khang (1996) có thể được coi là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam trực tiếp bàn đến vấn đề ngôn ngữ và giới. Theo Nguyễn Văn Khang, sự khác biệt ngôn ngữ về giới là sự tồn tại có thực. Theo tác giả, đặc trưng ngôn ngữ của nữ giới là mềm mỏng, nhẹ nhàng. Bùi Minh Yến (1996) khi mô tả việc dùng ngôn từ gọi trẻ em trước tuổi đến trường cũng cho rằng: “Ở thành thị, các em ở lứa tuổi này đã có sự phân hóa giới tính. Cách xưng hô của các em gái có phần mềm mỏng hơn, dịu ngọt hơn các em trai. Các em gái thường dùng hai cặp: tên - tên và mình - đằng ấy, trong khi đó, các em trai thường dùng cặp: mày - tao, tớ - cậu” [67, tr.124].

Vấn đề giới trong ngôn ngữ thường được bàn đến với hai góc độ. Thứ nhất là ngôn ngữ có thể nói về mỗi giới, đó là sự khác biệt giữa những phạm vi, những phương tiện ngôn ngữ chỉ có thể dùng cho giới này mà không thể dùng cho giới kia. Thứ hai, ngôn ngữ mà mỗi giới sử dụng, đó là sự khác nhau về cách diễn đạt, cách sử dụng ngôn ngữ của mỗi giới để biểu hiện cùng một vấn đề. Trong luận văn này, chúng tôi xem xét từ góc độ thứ hai.

Chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát trên 100 đối tượng tại 5 phường xã (Hưng Dũng, Lê Mao, Hưng Chính, Lê Lợi, Nghi Đức) trên địa bàn thành phố Vinh. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ người nam phát âm theo PNNT đậm đà hơn tỷ lệ người nữ. Có 65% người nam vẫn giữ cách phát âm quê gốc, trong khi đó, chỉ có 45% người nữ giữ cách phát âm quê gốc khi thời gian xa quê là khoảng 2-30 năm. Đặc biệt, ở khu vực khối 16 phường Lê Lợi, nơi có tỷ lệ người miền Bắc sinh sống cao (70%), có đến 90% tỷ lệ người được điều tra là nam vẫn giữ cách phát âm của quê gốc (Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam,…) Trong khi đó, chỉ có 60% người nữ ở vùng này giữ được cách phát âm quê gốc. Số còn lại (40%) người nữ miền Bắc sau thời gian sinh sống tại Vinh (trên 30 năm) đã có cách phát âm lệch sang cách phát âm của PNNT. Một số từ có thanh ngã đã thể hiện thành thanh nặng. Họ đã sử dụng một số từ biến âm của PNNT như: sử dụng từ chỉ trỏ dùng bên ni, bên tê, bên nớ,..., sử dụng đại từ mi, tau,… thay cho mày, tao,... Điều này chứng tỏ, người phụ nữ Á đông bên cạnh tích cách thiên bẩm là rụt rè, thụ động thì khả năng thích nghi của họ là nhanh hơn đàn ông, tuy rằng, mức độ thích nghi của từng người khác nhau.

Với những người ở các huyện trong tỉnh chuyển cư về Vinh sinh sống cũng có kết quả tương tự. Người dân các huyện về Vinh sinh sống từ nhiều huyện trong tỉnh như Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Thanh Chương, Anh Sơn, Đô Lương, v.v.. Bên cạnh đó, người dân từ các huyện miền núi phía tây như Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương,... chuyển cư về Vinh trong thời gian gần đây hơn. Tỷ lệ người nam ở các địa phương trong tỉnh đang sống ở Vinh vẫn giữ cách phát âm ở quê gốc nhiều hơn người nữ. Khảo sát trên những những người ở các huyện chuyển về Vinh sống trong khoảng thời gian 20-40 năm cho thấy, có 65% người nam vẫn giữ cách phát âm ở quê gốc. Người nghe dễ dàng nhận biết qua tai nghe bình thường. Trong khi đó, có

50% người nữ là dân ở các địa phương khác trong tỉnh chuyển cư về Vinh còn giữ cách phát âm quê gốc.

Qua số liệu thống kê có thể nhận thấy, nam giới có tính bảo thủ hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ. Họ ít sử dụng các biến thể ngôn ngữ địa phương hơn so với nữ giới. Tỷ lệ này cao hơn so với việc điều tra sử dụng biến thể của nhiều khu vực khác có thể do bản tính bảo thủ cố hữu của người Nghệ. Nữ giới từ các địa phương khác chuyển cư đến ở Vinh, nhìn chung, vẫn có những nét mềm mại, uyển chuyển hơn trong lời nói và linh hoạt hơn trong ứng xử.

Một phần của tài liệu Tiếng vinh dưới góc nhìn của phương ngữ xã hội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)