1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài tiểu luận lạm phát và góc nhìn của sinh viên

22 548 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 737,55 KB

Nội dung

Gần đây người ta hay viện dẫn cách tính lạm phát cơ bản để làm "giảm nhiệt" về cách tính lạm phát theo phương pháp luận quốc tế, phản ánh xu hướng và mức độ biến động chung của giá tiêu

Trang 1

I NHÌN LẠI LẠM PHÁT TRONG NĂM NĂM QUA (2007-2011) 2

1 Lạm phát: Duy nhất một năm dưới 10% 2

2 Nguyên nhân chủ yếu của mức lạm phát quá cao trong những năm qua 4

II DIỄN BIẾN LẠM PHÁT NĂM 2011 VÀ TÁC ĐỘNG 6

III TRIỂN VỌNG KINH TẾ NĂM 2012 15

IV KIẾN NGHỊ 22

Trang 2

I NHÌN LẠI LẠM PHÁT TRONG NĂM NĂM QUA (2007-2011)

1 Lạm phát: Duy nhất một năm dưới 10%

Nhìn vào các con số thống kê về lạm phát ở ta trong 5 năm trở lại đây, điều đáng lo ngại hơn là trong 5 năm ấy, chỉ có một năm-năm 2009, CPI tháng 12 so với tháng 12 của năm trước tăng 6,5% còn các năm còn lại đều ở mức trên 2 con

số

Tỷ lệ lạm phát năm 2011 tăng cao, xác định một mức mới là 18.13%.Mức tăng này, nếu chỉ so với tốc độ tăng CPI của các nước láng giềng: Thái Lan, Malaysia, Singapore đã rất đáng ngại Nhưng nếu nhìn vào các con số thống kê về lạm phát ở ta trong 5 năm trở lại đây, điều đáng lo ngại hơn là trong 5 năm ấy, chỉ

có một năm-năm 2009, CPI tháng 12 so với tháng 12 của năm trước tăng 6,5% còn các năm còn lại đều ở mức trên 2 con số Cụ thể, năm 2007: CPI tăng 12,6%, năm

2008 tăng 19,9%, năm 2010 tăng 11,8%

Tỷ lệ lạm phát từ

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1

Trang 3

Theo số liệu từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nếu so sánh với lạm phát ở các nước trên thế giới và trong khu vực, tốc độ tăng CPI bình quân trong các năm 2007-2010 của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tuơng ứng là 6,5%; 9,2%;5,2% và 6,2% Tốc độ tăng CPI bình quân của các nước đang phát triển châu

Á tương ứng là 5,4%; 7,4%; 3,1%; 6% Còn nếu so với các nền kinh tế phát triển, tốc độ tăng CPI bình quân qua các năm đó của họ là: 2,2%; 3,4%; 0,1% và 1,6% vào năm 2010 thì quả thực, mức tăng CPI của Việt Nam những năm qua là một kỷ lục và thật xấu hổ khi luôn lấy yếu tố tác động giá cả, thị trường bên ngoài là một yếu tố chính để giải thích mức độ tăng CPI của Việt Nam

Gần đây người ta hay viện dẫn cách tính lạm phát cơ bản để làm "giảm nhiệt" về cách tính lạm phát theo phương pháp luận quốc tế, phản ánh xu hướng và mức độ biến động chung của giá tiêu dùng thực tế trên thị trường mà Tổng cục Thống kê đã áp dụng Kết quả tính toán của Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Tổng cục Thống kê cho biết, lạm phát cơ bản tháng 12 năm 2010 so với tháng 12 năm trước, nếu loại trừ lương thực, thực phẩm là 9,92% bằng 84% mức lạm phát chung

Nếu loại trừ thêm năng lượng thì lạm phát cơ bản bằng 9,81% bằng 83% mức lạm phát chung Lạm phát cơ bản của tháng 8.2011 so với tháng 12.2010 loại trừ lương thực, thực phẩm còn 12,54%; loại thêm yếu tố năng lượng sẽ còn 10,94% Nếu như loại trừ thêm các yếu tố phi tiền tệ khác như điều chỉnh giá của nhà nước với một số mặt hàng, dịch vụ quan trọng, thiên tai, dịch bệnh thì người

ta có thể vui mừng công bố các mức lạm phát cơ bản ở mức thấp hơn nữa

Trang 4

1 Nguyên nhân chủ yếu của mức lạm phát quá cao trong những năm qua

Về chính sách tiền tệ, tín dụng, cung tiền trong những năm qua có sự "nới

lỏng quá mức" là một nguyên nhân chính Tốc độ tăng cung tiền cao hơn tốc độ tăng GDP theo giá thực tế diễn ra trong một thời gian dài Tốc độ tăng trưởng tiền

tệ (M2) là 43,7%, tín dụng là 53,9% trong năm 2007-mức tăng kỷ lục giai đoạn 2001-2011 được bộ này cho là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra lạm phát cao vào năm 2008

Đến năm 2009, tình hình cung tiền quá mức như trên lại lặp lại tuy tốc độ có thấp hơn 2007 nhưng vẫn cao hơn mức cần thiết đã gây ra hệ quả là lạm phát năm

2010 và 2011 tiếp tục bị đẩy lên cao Chính sách siết chặt tiền tệ, tài khóa khắc nghiệt từ đầu năm 2011 đến nay đã có tác dụng làm tốc độ lạm phát (đạt đỉnh vào tháng 4.2011) đã giảm dần cho đến nay (tháng 9, CPI tăng thấp nhất ở mức 0,82%)

Việc phá giá mạnh VNĐ trong các năm gần đây cũng có phần gây ra lạm phát và kỳ vọng lạm phát Điều dễ thấy là trong mấy năm qua, đồng đôla Mỹ luôn

bị mất giá so với các đồng tiền khác trên thế giới nhưng ở Việt Nam, tiền đồng lại giảm giá so với đồng USD là một hiện tượng thực tế

Chính sách tài khóa,cũng là một nguyên nhân chính giải thích hiện tượng

lạm phát cao và kéo dài nhiều năm Bội chi ngân sách từ năm 2006 đến nay đều ở mức trên 5% GDP (trừ năm 2008 đạt 4,6%) nhưng nếu tính cả trái phiếu Chính phủ vào thì tỷ lệ bội chi ngân sách thực tế còn cao hơn rất nhiều Bội chi ngân sách triền miên đòi hỏi huy động nhiều vốn trong dân qua việc phát hành trái phiếu, tín phiếu kho bạc ảnh hưởng đến thị trường, đẩy lãi suất lên, góp phần làm tăng tổng

Trang 5

Tất nhiên, mức độ lạm phát rất cao như vậy cũng có ảnh hưởng lớn từ chi phí sản xuất tăng hay còn gọi là "chi phí đẩy": phần thì do tác động của giá cả

hàng hóa trên thị trường thế giới, phần so giá đầu vào trong nước

Biến động giá xăng dầu trên thị trường có thể coi là nhân tố tác động mạnh đến sự tăng giảm lạm phát trong thời gian qua, giá xăng tăng tác động làm cho giá

cả các loại hàng hoa 1tăng lên để đảm bảo chi phí sản xuất, đẩy lạm phát đi lên

Gía xăng A92 11,300 15,182 14,277 16,454 20,300

0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000

Trang 6

Yếu tố khách quan tất nhiên là không tránh khỏi: năm 2008, giá nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu tăng bình quân 27,1%, theo phân tích của Bộ KH&ĐT làm tăng CPI bình quân ở Việt Nam lên 22,97% Năm 2010, chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất tăng bình quân 9,59% 6 tháng đầu năm, chỉ số này cũng tăng bình quân 18,32% do với cùng kỳ năm 2010 thì tất cả các yếu tố này tác động đến giá cả Việt Nam là một thực tế phải chấp nhận

Đặc biệt, nguyên nhân về cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư cũng lý giải cả

một quãng thời gian dài gần 5 năm, lạm phát ở ta luôn ở mức cao Cơ cấu kinh tế

và cơ cấu đầu tư bất hợp lý và kém hiệu quả là nguyên nhân cơ bản gây bất ổn định các cân đối kinh tế vĩ mô và là yếu tố thúc đẩy lạm phát tăng cao Nền kinh tế phát triển theo chiều rộng và chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, tỷ trọng các yếu tố năng suất tổng hợp trong tăng trưởng GDP thấp và chậm được cải thiện Hiệu quả đầu tư thấp, đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, cơ cấu đầu tư bất hợp lý giữa các vùng, miền Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thấp Tất cả đều có tác động sâu xa đến lạm phát

Ngoài những nguyên nhân cơ bản trên, còn có một số nguyên nhân khác rác động đến mức tăng lạm phát như: có nguyên nhân về khâu phân phối, điều hành thị trường: hệ thống phân phối yếu kém, bất hợp lý; có nguyên nhân do thiên tai, dịch bệnh xảy ra nhiều: dịch lợn tai xanh, gia súc gia cầm gây thiếu hụt nguồn cung, đẩy giá lên cao rồi khả năng, nguồn lực dự trữ yếu tất cả đều có ảnh hưởng nhất định, làm lạm phát cao, kéo dài triền miên

Trang 7

Diễn biến CPI các tháng năm 2010 và 2011 Lạm phát cả năm chốt ở mức tăng 18,13% ghi nhận sự “đi hoang” của dòng tiền, khi không tạo được đột phá về tăng trưởng nhưng lại thúc ép lạm phát đạt các kỷ lục mới

Biểu đồ: Diễn biến lạm phát năm 2010 và 2011

Dấu hiệu của tính quy luật chỉ còn rất mờ nhạt, diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm 2011 nổi trội ở hai đột biến, đến từ các mức tăng kỷ lục mới trong tháng 4 và tháng 7

Trên nền cơ bản được tạo lập bởi 12 tháng cùng tăng, đường biểu diễn chỉ số giá như hình cờ đuôi nheo, tiệm cận dần tới mốc 0% về cuối Mức chênh lệch giữa tháng tăng cao nhất với tháng tăng thấp nhất tới gần 3 điểm phần trăm

Lạm phát cả năm chốt ở mức tăng 18,13% ghi nhận sự “đi hoang” của dòng tiền, khi không tạo được đột phá về tăng trưởng nhưng lại thúc ép lạm phát đạt các

kỷ lục mới Chia bình quân, CPI mỗi tháng trong năm nay tương ứng với mức tăng khoảng 1,4%, chỉ còn thấp hơn chút ít so với 2008

Trang 8

Khi vài ngày cuối cùng đang khép lại dần, những “tàn dư” từ lạm phát như lãi suất còn cao, tỷ giá chưa thật ổn định, hay chính sách vĩ mô sẽ siết thêm năm nữa… khiến yếu tố lòng tin chưa dễ tạo dựng Tồn tại trong một năm tăng trưởng hạn chế là hai trạng thái cảm nhận: lo âu tăng dần đầu năm và bất an cuối năm gắn với lạm phát đang “ngóc đầu” dậy

Đột biến thứ nhất: Tăng sau Tết

Liên tiếp tăng tốc và đạt đỉnh vào cuối năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2011 bất ngờ giảm tốc nhẹ xuống mức tăng 1,74% so với tháng trước Nhiều nhận định khi đó đã lạc quan cho rằng, xu hướng này là tích cực, có thể là một mở đầu thuận lợi cho một năm mà Chính phủ đặt quyết tâm kiềm chế lạm phát ngay từ đầu, với chỉ tiêu “khắc nghiệt” chỉ có 7%

Thị trường chứng khoán đón thông tin tích cực, VN-Index tăng điểm liên tục

và đạt đỉnh của năm vào ngày 9/2, ở mốc hơn 522 điểm vào lúc đóng cửa, cũng là mức cao nhất kể từ tháng 5/2010

Tuy nhiên, hiện tượng này cũng xảy ra vào các năm 1997, 2000, 2008, 2010

là do có sự điều chỉnh chính sách lớn hoặc tác động từ khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài Việc chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 phá vỡ xu hướng tăng tốc chỉ là điều chỉnh trong ngắn hạn

CPI tháng 2 ngay lập tức đảo chiều tăng 2,09% so với tháng trước đó Căn

cứ vào mức tăng so với cuối năm trước đã ở mức gần 4%, tức là hết quá nửa room của chỉ tiêu lạm phát cả năm, lo lắng lại thường trực Thị trường chứng khoán đón tin sớm từ giữa tháng 2 đã “đổ đèo” và lập đáy đầu tiên trong năm ở mức VN-Index khoảng 452 điểm vào ngày 3/3

Trang 9

Ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng mạnh tỷ giá USD/VND tới 9,3% Nỗ lực giữ ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước vào trước đó đã khiến dự trữ ngoại hối tại thời điểm quý 1/2011 chỉ còn lại tương đương 3,5 tuần nhập khẩu Tuy nhiên, căng thẳng ngoại tệ không thuyên giảm, chênh lệch tỷ giá chính thức và chợ đến lên đến 10% là nguyên nhân chính dẫn tới việc điều chỉnh tỷ giá nói trên

Tỷ giá tằng sẽ kích thích lạm phát và đẩy giá lên Sẽ tác động làm lãi suất tăng lên Lãi suất tăng ảnh hưởng đến úa trình sản xuất, phát triển kinh doanh của doanh nghiệp Thêm vào diễn biến đáng quan ngại này, ngày 24/2, tại cuộc họp Chính phủ với các địa phương, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng gần 20%, điện tăng 15,28% Nghị quyết 11 ra đời cùng ngay với hàng loạt chỉ tiêu được điều chỉnh lớn: với tiền tệ, tăng trưởng tín dụng rút xuống mức dưới 20% thay vì 23%, tổng phương tiện thanh toán cũng áp chỉ tiêu mới ở mức khoảng 15-16% Với chính sách tài khóa, bội chi so với GDP từ mức 5,3% giảm về mục tiêu mới dưới 5%, chi tiêu thường xuyên giảm 10% trong 9 tháng cuối năm Chính phủ cũng đặt mục tiêu kéo thấp tổng đầu tư xã hội xuống còn khoảng 38-39% GDP…

Tháng 3, lạm phát tiếp tục bị đẩy lên, CPI theo tháng tăng 2,17%.Chưa kịp hết ngỡ ngàng về sự gia tốc sau Tết Nguyên đán, CPI lập tức đạt đỉnh vào tháng 4

ở mức 3,32%, cao nhất trong 3 năm trở lại đây Đến lúc này, CPI so với cuối năm trước đã tăng 9,64%, vượt xa mục tiêu 7%, hiện thực hóa nỗi lo lạm phát Với sự gia tăng lạm phát ngày càng cao, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tâm lý lo lắng trong nhân dân

Vào ngày 21/3, Bộ Tài chính bất ngờ quyết định tăng giá bán lẻ các loại xăng dầu thêm 2.000-2.800 đồng một lít, đưa xăng A92 lên kỷ lục mới 21.300 đồng, áp dụng từ 22h ngày 29/3 Ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa và tiêu dùng của người dân

Trang 10

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I năm 2011 tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2010.Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, hai nhóm có chỉ số giá tăng cao hơn nhiều mức tăng chung là: Giao thông tăng 6,69%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 3,67% Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá thấp hơn mức tăng chung nhưng cao hơn 1% là: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,98% (Lương thực tăng 2,18%, thực phẩm tăng 1,57%, ăn uống ngoài gia đình tăng 3,06%); thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,22% Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá bằng hoặc dưới mức 1% gồm; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,0%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,98%; giáo dục tăng 0,9%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,88%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,71%; bưu chính viễn thông tăng 0,02%

Chỉ số giá tiêu dùng quý I tăng cao do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: Giá nhiều hàng hóa thiết yếu trên thị trường thế giới tăng cao, cùng với việc điều chỉnh tỷ giá USD/VNĐ đã tác động đến giá nguyên liệu nhập khẩu là đầu vào của sản xuất Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu và điều chỉnh tăng giá bán điện cho sản xuất, sinh hoạt cũng đã làm tăng chi phí sản xuất; Một số địa phương tiếp tục điều chỉnh tăng học phí giáo dục và nhu cầu tiêu dùng mang tính thời vụ trong dịp Tết Nguyên đán (các mặt hàng thực phẩm tăng mạnh)

Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đôla Mỹ cả nước tháng 3/2011 Đơn vị tính: %

MÃ SỐ CHỈ SỐ GIÁ THÁNG 3 NĂM 2011 SO

VỚI

Bình quân Quý I năm

2011 so với Quý I năm

2010

Kỳ gốc năm

2009

Tháng 3 năm

2010

Tháng 12 năm

2010

Tháng 02 năm 2011

CHỈ SỐ C 123,51 113,89 106,12 102,17 112,79

Trang 12

Dù giảm đôi chút ở tháng sau đó, nhưng con số CPI tháng 5 tăng 2,21% thực

sự làm phát hoảng dòng tiền trên thị trường chứng khoán Bởi lẽ, dù là hạ nhiệt nhưng mức độ tăng rất cao, so với một tháng trước là đỉnh lạm phát, quan điểm lạc quan nhất cũng không thể trụ vững Phản ánh trên thị trường chứng khoán, Vn-Index hạ thẳng cánh một đường gọn Từ ngày 13/5 đến 25/5, chỉ số giá chứng khoán mất gần 100 điểm, xuống đáy 386 điểm lúc đóng cửa Nhiều dự báo khi đó cho rằng, lạm phát sẽ chỉ đạt đỉnh vào quý 3/2011, thực tế sau này cho thấy đúng như dự báo

Trong 5 tháng đầu năm, cả nước đã qua đợt điều chỉnh giá điện, tuy việc này

đã tác động không nhỏ đến đời sống nhân dân cũng như chỉ số giá tiêu dùng (CPI), nhưng ngược lại nó có tác động rất tích cực cho thị trường điện, góp phần bình ổn

và cả nước không xảy ra tình trạng cắt điện, do khi giá điện lên cao thì người dân

đã dùng tiết kiệm đi Điều này chứng tỏ, điều chỉnh giá là một yếu tố then chốt trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như cân đối xuất nhập khẩu Giá hàng hóa nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2011 tăng cao nhiều so với cùng kỳ năm 2010, bình quân khoảng 24% Trong đó nhiều mặt hàng tăng rất cao như xăng dầu tăng 41,5%, cao su các loại tăng 25,5% Theo ước tính sơ bộ, giá và lượng hàng hóa tăng đã góp phần đưa kim ngạch nhập khẩu tưng thêm 9,4 tỷ USD, trong đó tăng

Trang 13

chiếm 80% kim ngạch tăng thêm Chỉ tính do yếu tố tăng giá đã làm nhập siêu tăng thêm 1,5 tỷ USD

Trong giai đoạn này, quyết tâm kiềm chế lạm phát lớn dần theo các con số

về chính sách tài khóa, tiền tệ báo cáo lên Chính phủ Tại cuộc họp Chính phủ tháng 4, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, số vốn đầu tư dự kiến cắt giảm trong năm nay là 79.262 tỷ đồng, bằng khoảng 9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm

2011

Trong khi đó, thông tin về các chỉ tiêu của chính sách tiền tệ cũng được Ngân hàng Nhà nước cập nhật, tổng phương tiện thanh toán tính đến 20/5 mới là 1,59% so với cuối năm 2010, rất thấp so với nhiều năm trước; tín dụng tăng tương ứng 6,16%

Phản ứng lại trước các điều chỉnh, CPI tháng 6 hạ nhiệt, xuống mức tăng 1,09%, khép lại nửa đầu năm đầy sóng gió

Đột biến thứ hai: Điểm nút cho khởi đầu ổn định?

Như vậy, với sự gia tăng lạm phát trong nửa đầu đưa nền kinh tế Việt Nam

rơi vào tình trạng khó khăn với thâm hụt ngân sách sâu khiến chính sách tài khóa

kém linh hoạt; lãi suất đã quá cao không thể trở thành công cụ điều tiết hữu hiệu;

dự trữ ngoại hối mỏng khó can thiệp; tâm lý thị trường không ổn định…, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đang đối mặt 4 vấn đề: rủi ro thiếu thanh khoản; rủi ro sai lệch cơ cấu đồng tiền; rủi ro nợ xấu; và rủi ro tổng dư nợ với thị trường bất động sản

Tại thời điểm giữa năm, sức căng của nền kinh tế bắt đầu bộc lộ Tiếp bước trong quý 3, CPI so với cùng kỳ bò dần tới đỉnh 23,02% vào tháng 8 Nhưng ngược lại, sản xuất ngày càng khó khăn, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, trogn 57

Ngày đăng: 12/10/2014, 21:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w