1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề Y đức, từ góc nhìn cặp phạm trù bản chất và hiện tượng

20 6,3K 79

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 311,5 KB

Nội dung

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN  Đề tài: Vấn đề Y đức , từ góc nhìn cặp phạm trù bản chất và hiện tượng Giáo viên hướng dẫn Giáo viên hướng dẫn : Thầy NGÔ MINH THUẬN : Thầy NGÔ MINH THUẬN Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ HOÀNG MAI : NGUYỄN THỊ HOÀNG MAI Lớp Lớp : KTĐN 4B : KTĐN 4B Mã số sinh viên : HÀ NỘI, 12/2013 MỤC LỤC 1. 1.Tính c p thi t c a tàiấ ế ủ đề 1 2. M c ích và nhi m v nghiên c uụ đ ệ ụ ứ 3 S th ng nh t gi a b n ch t và hi n t ngự ố ấ ữ ả ấ ệ ượ 7 B n ch t và hi n t ng th ng nh t trong s v t. i u này th hi n:ả ấ ệ ượ ố ấ ự ậ Đề ể ệ 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội… Có sức khỏe, con người có hàng trăm ước mơ. Không có sức khỏe, con người có ước mơ duy nhất là “được khỏe” “Một thân thể không đau, một tinh thần không loạn, đó là chân hạnh phúc của con người” 1 Ba điều tạo nên hạnh phúc là: thân thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn và trái tim trong sạch. Sức khỏe còn là nhân tố cơ bản để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm dịch vụ, là một đòi hỏi bắt buộc đối với nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước. Ngành quan trọng trong xã hội – Y tế trong các giai đoạn Vì vậy y tế luôn luôn là một trong những ngành được nhà nước chú trọng hàng đầu. Xu thế xã hội hoá các ngành nghề một cách mạnh mẽ, với mục tiêu là cung cấp hệ thống các cơ sở y tế phục vụ tốt nhất cho tất cả các đối tượng trong xã hội, giúp người dân được chăm sóc, bảo vệ và tiếp cận các dịch vụ y tế thuận lợi nhất. Những năm qua, các cơ sở y tế trong nước đã và đang phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng phục vụ, hình thức đa dạng, phong phú. Từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đang hàng ngày hàng giờ tác động đến mọi mặt, trong đó có lĩnh vực Y đức – đạo đức của người cán bộ y tế, bên cạnh những yếu tố tích cực đã và đang xuất hiện không ít những vấn đề tiêu cực. Trong mọi giai đoạn lịch sử, cán bộ công chức, viên chức nói chung, cán bộ công chức, viên chức ngành y tế nói riêng có một vai trò hết sức quan trọng. Đội ngũ này ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong số đó, có những người không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn là tấm gương sáng về đạo 1 Tác giả Epicure SV thực hiện: Nguyễn Thị Hoàng Mai – KTĐN4B Page 1 đức và lối sống. Họ luôn hăng hái tham gia các hoạt động của ngành cũng như trong đời sống xã hội. Tuy vậy, dưới tác động của kinh tế thị trường cũng xuất hiện một số cán bộ, công chức viên chức y tế có những biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ và hành động. Một số có lối sống hưởng thụ, thực dụng, chạy theo đồng tiền, lười lao động, không nhiệt tình trong công việc… tất cả đó đã và đang gây ảnh hưởng không tốt đến niềm tin của nhân dân, cũng như ảnh hưởng lớn đến ngành. Đây cũng là lý do tôi chọn đề tài tiểu luận: “Vấn đề Y đức dưới góc nhìn của cặp phạm trù Bản chất và Hiện tượng”. Y đức – đạo đức của người thầy thuốc, không phải vấn đề mới mẻ. Từ xa xưa đây đã là một vấn đề nóng được rất nhiều người đề cập tới ở những góc độ, khía cạnh khác nhau. Qua các giai đoạn lịch sử, các triều đại, y đức được đè cập tới bằng những điều luật áp dụng cho nghề y, qua lời thề, các tuyên ngôn về y tế của tổ chức y tế thế giới. Đến nay vấn đề này đã được nhiều nước đưa vào nghĩa vụ luật thầy thuốc. Lịch sử y học phương Tây vẫn luôn luôn nhắc đến lời thề Hippocrate (thế kỷ IV TCN) như một bài học y đức đầu tiên cho người thầy thuốc mới ra trường. Ở nước ta từ xa xưa đến nay, có không ít người thầy thuốc tiêu biểu cho lòng nhân đạo, tính bất danh lợi của nghề y. Chu Văn An (1292-1370) có nói: “Chữ Nhân là mấu chốt của người thầy thuốc, rồi mới đến chữ minh chữ tài” – nghĩa là người thầy thuốc phải lấy lòng nhân đức làm đầu rồi mới đến sự thông minh, khôn khéo, tài năng xử lý bệnh tật. Hải Thượng Lãn Ông (1720 – 1791), vị danh sư của nước ta vào TK XVIII mà tài năng và đức độ được phong hàng “y thánh” đã để lại tấm gương sáng về đạo đức, y đức của mình qua chín quan điểm di huấn của ông, hay Nguyễn Đình Chiểu qua “Ngư tiều y thuật vấn đáp”. Ngay khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến giáo dục đạo đức Cách mạng cho cán bộ Đảng viên nói chung và cán bộ ngành y tế nói riêng, Người đã để lại nhiều di huấn quý báu về y đức. “Lương y như từ mẫu” 2 – lời nói của Bác – vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh 2 Hồ Chí Minh – Thư gửi các bộ y tế cả nước năm 1955 SV thực hiện: Nguyễn Thị Hoàng Mai – KTĐN4B Page 2 nhân văn hóa kiệt xuất, vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của Đảng ta, dân tộc ta vẫn còn nguyên giá trị của nó. Người thầy thuốc phải đồng thời như một người mẹ hiền, “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật, mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu” 3 . Hiện nay, trong hầu hết các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước đối với công tác y tế, vấn đề y đức đều được đề cập. Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa VII “Những vấn đề cấp bách trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bảo vệ nhân dân” (ngày 14/01/1993). Ngày 06/11/1996 ngành Y tế đã có quyết định của Bộ trương bộ y tế Đỗ Nguyên Phương về thực hiện 12 điều y đức cùng nhiều văn bản pháp quy khác có liên quan đến y đức. Đỗ Nguyên Phương đã nói về vấn đề y đức, y đạo đòi hỏi cấp bách phải nâng cao ý thức của người thầy thuốc trong giai đoạn hiện nay 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích của tiểu luận Trên cơ sở phân tích thực trạng y đức của đội ngũ cán bộ y tế trong thời gian qua cũng như tìm ra nguyên nhân của nó. Từ đó đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa y đức cho cán bộ y tế trong giai đoạn hiện nay. Làm rõ vấn đè y đức dưới góc nhìn của cặp phạm trù Bản chất và Hiện tượng. 2.2. Nhiệm vụ của tiểu luận Làm rõ tầm quan trọng và yêu cầu của việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế trong giai đoạn hiện nay. Phân tích thực trạng y đức trong giai đợn hiện nay và tìm ra nguyên nhân của nó. Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm naang cao y đức của cán bộ nhân viên trong ngành y tế. Dưới góc nhìn của cặp phạm trù Bản chất và hiện tượng, vấn đề y đức hiện lên như thế nào, liệu có những mâu thuẫn nào xuất hiện? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 Hồ Chí Minh – Thư gửi Hội nghị Quân y – Tháng 3/1948 4 Đỗ Nguyên Phương – Phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta hiện nay, Nxb Y học HN, 1996 SV thực hiện: Nguyễn Thị Hoàng Mai – KTĐN4B Page 3 Tiểu luận tập trung nghiên cứu: vấn đề y đức dưới góc nhìn của cặp phạm trù triết học bản chất và hiện tượng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận là toàn bộ cán bộ nhân viên y tế cả nước. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Duy vật Biện chứng đặc biệt là cơ sở lý luận của cặp phạm trù bản chất và hiện tượng trong phép biện chứng duy vật, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức và y đức. Ngoài ra tác giả tiểu luận còn tham khảo, tiếp thu, kế thừa kết quả đạt được của các nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài. Tác giả tiểu luận sử dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, điều tra xã hội học… nhằm thực hện mục đích mà đề tài đặt ra. 5. Kết cấu của tiểu luận -Phần mở đầu -Phần nội dung: +Chương 1: Cơ sở lý luận cặp phạm trù Bản chất và Hiện tượng. Vấn đề y đức dưới góc nhìn của cặp phạm trù này. +Chương 2: Thực trạng y đức hiện nay, liệu có còn “Lương y như từ mẫu”? +Chương 3: Nguyên nhân, đề ra phương hướng, giải pháp cho vaasn đề y đức của cán bộ nhân viên y tế. -Phần kết luận: Ý kiến cá nhân về vấn đề trên, đưa ra quan điểm, nhận xét. SV thực hiện: Nguyễn Thị Hoàng Mai – KTĐN4B Page 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng 1.1.1. Định nghĩa phạm trù và phạm trù triêt học “Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định của hiện thực khách quan” 5 Mỗi bộ môn khoa học đều có một hệ thống phạm trù riêng của mình phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến của hiện thực thuộc phạm vi khoa học đó nghiên cứu. Ví dụ: Trong Toán học có các phạm trù “số”, “hình”, “điểm”, “mặt phẳng”, “hàm số”,… Trong Vật lý học có các phạm trù “gia tốc”, “vận tốc”, “lực”,… Trong kinh tế học có các phạm trù “hàng hóa”, “tiền tệ”, “thặng dư”, “lợi nhuận”,… Ví dụ, phạm trù “vật chất”, “ý thức”, “vận động”, “đứng im”, v.v phản ánh những mối liên hệ phổ biến không chỉ của tự nhiên mà cả xã hội, tư duy của con người. Phạm trù triết học khác phạm trù của các khoa học khác ở chỗ, nó mang tính quy định về thế giới quan và tính quy định về phương pháp luận. Phạm trù triết học là công cụ của nhận thức, đánh dấu trình độ nhận thức của con người. 1.1.2. Khái niệm Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó. Còn hiện tượng là biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ ấy ra bên ngoài 6 Qua định nghĩa trên, bản chất là cái bên trong, là cái bản chất tạo nên sự vật, có tính cách tương đối ổn định; còn hiện tượng là những biểu hiện bên ngoài của sự vật, nó dễ dàng biến đổi theo không gian và thời gian. Cặp phạm trù này xuyên suốt từ vật chất, con người cho đến các hiện tượng kinh tế xã hội. Vì vậy sự nhận thức đúng đắn sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn quan trọng với xã hội ngày nay. 5 PGS, TS. Trần Đình Thảo – giáo trình triết học, Nxb. CTQG, H 2010 6 GS. VS. Nguyễn Duy Quý và tgk, Giáo trình Triết học Mác – Lenin, Hà Nội, Nxb. CTQG, 2008, trang 275 - 276 SV thực hiện: Nguyễn Thị Hoàng Mai – KTĐN4B Page 5 Bản chất diễn tả những đặc tính cơ bản của sự vật và những quá trình hoạt động sâu xa bên trong sự vật. Vì bản chất nằm bên trong sự vật nên mắt thường không thể nào nhìn thấy được. Hiện tượng là cái biểu hiện bên ngoài nên trong khả năng nào đó những giác quan có thể nhận thức được. Tuy nhiên có thể những nhận thức đó là sai lầm. Thí dụ : -Khi ta nhìn ánh sáng mặt trời chiếu xuống, ta nói rằng ánh sáng này không có màu. Nhưng khi dùng một kính lúp đưa lên trước ánh sáng đó thì ta sẽ thấy vô số màu trong đó có bảy màu cơ bản như đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím,… Liệu rằng đó là màu đỏ, cam, lục,…? Hay đó là cái tên mà chúng ta đã từng áp đặt lên những sự vật có tính chất tương tự? Như vậy, cái nhìn của chsng ta đến hiện tượng không hẳn là đúng sự vật nên đừng vội vàng luận điều gì chỉ sau cái nhìn ban đầu mà không xét đến bản chất thực sự của nó là gì. -Về một con người, những biểu hiện bên ngoài của họ như sự lịch lãm, oai nghiêm, đĩnh đạc, thật thà,… nhưng hãy dè chừng, đừng nhìn những biểu hiện bên ngoài ấy mà kết luận bản chất thật sự của họ. Thales (625? – 546? B.C), đã cho rằng “nguyên chất của vạn vật là nước mà từ đó vạn vật xuất phát và trong nó vạn vật đều tiêu tán” 7 Có lẽ ông nhìn thấy hiện tượng vạn vật sống được đều là nhờ nước và ba phần của quả địa cầu này là biển nên đã kết luận bản chất của vạn vật như vậy. Heraclitus (570? – 475? B.C), thì cho rằng “lửa là bản thể hoặc nguyên lý, thông qua sự phân tán và cô tụ, tạo nên những hiện tượng của thế giới của thế giới cảm giác”. 8 1.1.3 Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan là hai mặt vừa thống nhất vừa đối lập với nhau. 7 Mai Sơn biên soạn, 101 Triết gia, Hà Nội, Nxb. Tri thức 2007 , trang 14 8 Sđd 2, trang 24 SV thực hiện: Nguyễn Thị Hoàng Mai – KTĐN4B Page 6 Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng Bản chất và hiện tượng thống nhất trong sự vật. Điều này thể hiện: Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, chính nhờ sự thống nhất này mà người ta có thể tìm ra cái bản chất, tìm ra quy luật trong vô vàn các hiện tượng bên ngoài. Biểu hiện là: Bản chất luôn luôn được bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng nào cũng là sự biểu hiện của bản chất ở mức độ nhất định. Không có bản chất nào tồn tại thuần túy ngoài hiện tượng; đồng thời cũng không có hiện tượng nào hoàn toàn không biểu hiện bản chất. Nhấn mạnh sự thống nhất này “ Bản chất hiện ra. Hiện tượng là có tính bản chất ” —Lenin 9 Bản chất và hiện tượng về căn bản là phù hợp với nhau. Bản chất được bộc lộ ra ở những hiện tượng tương ứng. Bản chất nào thì có hiện tượng ấy, bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ở những hiện tượng khác nhau. Bản chất thay đổi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng thay đổi theo. Khi bản chất biến mất thì hiện tượng biểu hiện nó cũng mất theo. Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự thể hiện của bản chất nhất định. Bản chất nào thì sẽ thể hiện ra qua hiện tượng ấy. Không có bản chất thuần tuý tách rời hiện tượng, không thể hiện ra qua hiện tượng và ngược lại, không có hiện tượng nào mà lại không thể hiện bản chất nhất định. Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra qua các hiện tượng khác nhau. 9 giáo trình triết học Mac-Lenin, Bộ giáo dục và đào tạo, nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, HN 2006 SV thực hiện: Nguyễn Thị Hoàng Mai – KTĐN4B Page 7 Liên hệ với vấn đề y đức hiện nay… Việc các bác sĩ nhận phong bì hay tiền đút lót không đơn giản chỉ là "con sâu làm sầu nồi canh" mà đã phổ biến, trở thành một căn bệnh có tên là "ung thư phong bì". Căn bệnh này, đặc biệt nghiêm trọng ở các bệnh viện công. Đây là một hiện tượng khá phổ biến. nó cũng thể hiện phần nào bản chất của vấn đề: y đức của các y bác sĩ! phong bì không những không làm tăng chất lượng điều trị như người dân mong muốn, mà còn làm xấu đi hình ảnh của người thầy thuốc trong con mắt người dân. Khi niềm tin vào ngành y của người dân ngày càng giảm sút, người bệnh dùng phong bì để cạnh tranh lẫn nhau và người nghèo sẽ là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất. Tuy nhiên, cả người dân và nhân viên y tế còn thiếu niềm tin vào khả năng giải quyết dứt điểm nạn phong bì, và trông chờ sự can thiệp của nhà nước, thay vì tập trung vào sự thay đổi trong suy nghĩ và hành động của chính họ. Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Do vậy không phải bản chất và hiện tượng phù hợp nhau hoàn toàn mà luôn bao hàm cả sự mâu thuẫn nhau. “ Nếu hiện tượng và bản chất của sự vật là nhất trí với nhau thì tất thảy khoa học sẽ trở nên thừa—Các Mác 10 ” Mâu thuẫn này thể hiện ở chỗ: • Bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật trong khi hiện tượng phản ánh cái riêng, cái cá biệt. • Bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực khách quan, còn hiện tượng là mặt bên ngoài của hiện thực khách quan đó. Bản chất 10 Giáo trình Triết học Mác – Lê nin, Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004 SV thực hiện: Nguyễn Thị Hoàng Mai – KTĐN4B Page 8 [...]... ở một hiện tượng mà biểu hiện ở rất nhiều hiện tượng khác nhau • Hiện tượng không biểu hiện hoàn toàn bản chất mà chỉ biểu hiện một khía cạnh của bản chất, biểu hiện bản chất dưới hình thức đã biến đổi, nhiều khi xuyên tạc bản chất (ví dụ: Hiện tượngkhúc xạ, ảo ảnh) Cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ở nhiều hiện tượng khác nhau t y theo sự thay đổi của điều kiện và hoàn cảnh Vì v y hiện tượng phong... thực hiện: Nguyễn Thị Hoàng Mai – KTĐN4B Page 16 PHẦN KẾT LUẬN Qua những gì chúng ta đã trình b y và nghiên cứu ở trên, thì vấn đề y đức hiện nay là vấn đề rất nóng Thực trạng y đức hiện nay đã gióng lên một chuông cảnh báo về vấn đề bức thiết n y V y giải pháp nào cho đạo đức ngành y? Đã và đang ngồi trên ghế giảng đường, đặc biệt được học tập, rèn luyện trong môi trường của Học viện Chính sách và Phát... nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào bản chất thì mới có thể đánh giá một cách chính xác về sự vật, hiện tượng đó và mới có thể cải tạo căn bản sự vật Cũng như việc đánh giá y đức, đạo đức của cán bộ nhân viên y tế, ta phải đi sâu tìm hiểu, tránh việc l y hiện tượng kết luận bản chất SV thực hiện: Nguyễn Thị Hoàng Mai – KTĐN4B Page 10 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG Y ĐỨC LIỆU CÓ CÒN “LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẪU”... thông qua nhiều hiện tượng khác nhau mới nhận thức đúng bản chất Hơn nữa, bản chất của sự vật không biểu hiện đ y đủ trong một hiện tương nhất định nào và biến đổi trong quá trình phát triển, do v y, trong quá trình phân tích, tổng hợp sự biến đổ của nhiều sự vật, hiện tượng, đặc biệt là những hiện tượng điển hình mới hiểu rõ được bản chất của sự vật Bản chất phản ánh tính tất y u,tính quy luật nên trong... XIII, phần chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến mà đặc biệt là chất vấn về vấn đề y đức lại nhận được nhiều câu hỏi như v y từ các đại biểu Quốc hội Điều n y 14 http://vtc.vn/321-354761/suc-khoe/dem-trang-cung-bac-si-truc-cap-cuu.htm SV thực hiện: Nguyễn Thị Hoàng Mai – KTĐN4B Page 12 cho th y đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận không nhỏ những người làm trong ngành y tế đang có vấn đề nặng... tượng phong phú hơn bản chất, còn bản chất sâu sắc hơn hiện tượng Bản chất là cái tương đối ổn định, ít biến đổi, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi “ Cái không bản chất, cái bề ngoài, cái trên mặt, thường biến mất, không bám “chắc”, không “ngồi vững” bằng bản chất —V.I.Lênin[1] Nạn phong bì hay còn gọi là “ung thư phong bì” nguyên nhân không chỉ hoàn toàn do đội ngũ cán bộ y bác sĩ mà nó còn... và Phát triển, em th y rằng đạo đức ngành y và ý thức người dân cần được chú trọng hơn Chúng ta nên đề cao và phát huy những ưu điểm hiện nay đã đạt được Đồng thời cần có sự hợp tác, quyết tâm từ cả hai phía Bệnh nhân và Bác sĩ Tóm lại, y đức là nội dung nhân văn lớn của người hành nghề y, là truyền thống cao đẹp, là trách nhiệm và danh dự của cán bộ y tế, là niềm tin y u của Đảng và nhà nước, là tình... bác sĩ hiện nay mắc bệnh “ung thư phong bì” Nói như đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương thì tiêu cực trong ngành y tế, xuống cấp y đức được xem là “căn bệnh trầm kha” bởi thực trạng n y đã kéo dài lâu nay và ng y càng trở nên trầm trọng, g y bức xúc trong nhân dân Ngay cả bản thân vị “tư lệnh” của ngành y tế cũng phải thẳng thắn thừa nhận, tình trạng xuống cấp y đức và tiêu cực trong lĩnh vực y tế đang... Sở Y tế Quang Ngãi cho th y có những sự tắc trách đến kì lạ của những “lương y , những “quy định về y đức” Lời thề Hyppocrates về đạo đức SV thực hiện: Nguyễn Thị Hoàng Mai – KTĐN4B Page 13 ngành y được học từ những ng y đầu khi bước vào ngành y cũng dường như bị lãng quên nhanh chóng Không rõ là khả năng chuyên môn hay sự thiếu trách nhiệm trong nghề nghiệp mà vị bác sĩ mổ cho sản phụ Lê Thanh Th y. .. tháng tuổi Nguyễn Hoàng Phi Long và Nguyễn Hoàng Phi Phụng, nặng tổng cộng 13kg Và điều kỳ diệu đã đến sau gần 12 giờ g y mê và phẫu thuật 17g30 ng y 26-11 tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, êkip y bác sĩ đã tách rời thành công cặp song sinh bị dính nhau phức tạp n y Ngay sau đó, hai bé trai Phi Long và Phi Phụng (Ninh Thuận) đã được chuyển đến khoa hồi sức “Ca phẫu thuật đến nay là thành công Hiện giờ sức khỏe . ngành y tế. Dưới góc nhìn của cặp phạm trù Bản chất và hiện tượng, vấn đề y đức hiện lên như thế nào, liệu có những mâu thuẫn nào xuất hiện? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng. KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN  Đề tài: Vấn đề Y đức , từ góc nhìn cặp phạm trù bản chất và hiện tượng Giáo. là có tính bản chất ” —Lenin 9 Bản chất và hiện tượng về căn bản là phù hợp với nhau. Bản chất được bộc lộ ra ở những hiện tượng tương ứng. Bản chất nào thì có hiện tượng y, bản chất khác nhau

Ngày đăng: 18/12/2014, 11:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w