Bạo lực học đường dưới cái nhìn của Dư luận xã hội

18 1.7K 4
Bạo lực học đường dưới cái nhìn của Dư luận xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bạo lực học đường dưới cái nhìn của Dư luận xã hộiBạo lực học đường dưới cái nhìn của Dư luận xã hộiBạo lực học đường dưới cái nhìn của Dư luận xã hộiBạo lực học đường dưới cái nhìn của Dư luận xã hộiBạo lực học đường dưới cái nhìn của Dư luận xã hộiBạo lực học đường dưới cái nhìn của Dư luận xã hộiBạo lực học đường dưới cái nhìn của Dư luận xã hộiBạo lực học đường dưới cái nhìn của Dư luận xã hộiBạo lực học đường dưới cái nhìn của Dư luận xã hộiBạo lực học đường dưới cái nhìn của Dư luận xã hộiBạo lực học đường dưới cái nhìn của Dư luận xã hộiBạo lực học đường dưới cái nhìn của Dư luận xã hộiBạo lực học đường dưới cái nhìn của Dư luận xã hộiBạo lực học đường dưới cái nhìn của Dư luận xã hội

Phạm Minh Thành - Khoa Xã hội học - Đại học Bình Dương I.Đặt vấn đề. Trong sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay đã và đang làm cho đất nước đi lên, phát triển lên sánh vai cùng với các cường quốc năm châu trên thế giới. Đất nước ta phát triển và đi lên đồng đều ở mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… Tuy nhiên đồng hành với sự phát triển đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề về tệ nạn trong xã hội như: rượu chè, hút chích ma túy, cờ bạc, trộm cắp, bạo lực học đường… ngày càng tinh vi hơn, thủ đoạn cũng dã man hơn. Trong đó vấn nạn bạo lực học đường đang ngày càng diễn ra nhiều, ở nơi gần trường học. Thường thì ai cũng nghĩ việc gây xích mích, mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau chỉ có ở học sinh nam thôi, nhưng trên thực tế lại là điều ngược lại những vụ bạo lực diễn ra gần đây giường như chỉ có học sinh nữ tham gia mà thôi. Đây cũng là vấn đề được các bậc phụ huynh, gia đình, nhà trường và xã hội đang quan tâm nhiều. Do đó nhóm chúng tôi cũng đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu xem vấn đề “Bạo lực học đường”, đang diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp hơn là do đâu. Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi, không xảy ra phổ biến,chỉ tồn tại ở những nước phương Tây hay ở những nước lân cận(Trung Quốc). Đồng thời cũng vì thế mà không ý thức được sâu sắc về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả nghiêm trọng của nó tới thế hệ trẻ nói riêng, con người nói chung. Song thời gian gần đây, bạo lực học đường đã có những chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp và trở thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối khiến mọi người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. Phải chăng đó chính là một dự báo “sóng ngầm đang thành bão”. Đứng trước thực trạng đó mỗi chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào? Hiện nay chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực không chỉ đơn giản chỉ là các nam sinh mà nay hot nhất chính là clip của các nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội,(nữ sinh hà nội bị đánh hội đồng gây xôn xao) được dư luận đề cập nhiều nhất gần đây với đoạn clip dài chưa quá 2phút; Ở TPHCM, Nghệ An… II. Nội Dung 1 Phạm Minh Thành - Khoa Xã hội học - Đại học Bình Dương 1. Tổng quan tình hình “Bạo lực học đường” 1.1 Nhìn ra thế giới Một bộ phận nhỏ các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh hiện nay do nhận thức lệch lạc nên đã có những hành vi bạo lực nơi học đường. Theo thống kê trên thế giới, mỗi năm có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái có liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường. Trên thực tế, con số này đang ngày càng tăng lên, bạo hành trường học đang dần trở thành vấn đề chung của giáo dục quốc tế. Các vụ nổ súng trong trường học là các hình thức hiếm và không thường xuyên của bạo lực học đường. Các vụ nổ súng trong trường học chiếm chưa tới 1% các vụ bạo lực tội phạm trong các trường công, với mức trung bình 16.5 người chết mỗi năm trong giai đoạn 2001-2008. 1.1.1. Nền giáo dục Hoa Kỳ: Được đánh giá là tiên tiến nhất toàn cầu nhưng hệ thống các trường học của nước này đang đương đầu với nạn bạo lực học đường nhiều nhất thế giới, đặc biệt là những vụ bạo lực học đường có sử dụng hung khí. Dữ liệu mới nhất của Mỹ về tội phạm bạo lực trong đó các giáo viên là mục tiêu cho thấy 7% (10% tại các trường đô thị) giáo viên năm 2003 là đối tượng bị đe doạ bởi học sinh. 5% giáo viên tại các trường đô thị bị tấn công thể chất, với những tỷ lệ thấp hơn tại các trường ngoại ô và nông thôn. Các thành viên khác trong trường cũng có nguy cơ bị tấn công bạo lực, với các lái xe buýt trường học là những người dễ bị nguy cơ. Đặc biệt, ngay sau vụ thảm sát kinh hoàng của Cho Seung Hui - 23 tuổi người Hàn Quốc - tại trường Đại học công nghệ Virginia làm 32 người đã chết và nhiều người khác bị thương vào tháng 4 năm nay thì chỉ 2 ngày sau, một học sinh 16 tuổi tại trường trung học phổ thông North Mecklenburg, Huntersville, bang North Carolina đã chĩa súng doạ hai bạn học cùng trường tại bãi đỗ xe. Và cùng ngày hôm đó, bảy tòa nhà ở trường Đại học Minnesota cũng phải sơ tán khẩn cấp khi một giáo sư của trường phát hiện ra một tờ thông báo đe dọa đánh bom một số tòa nhà của 2 Phạm Minh Thành - Khoa Xã hội học - Đại học Bình Dương trường đại học này. Tất cả các lớp học và các cuộc họp trong các tòa nhà này đều đã phải hủy bỏ. 1.1.2. Tại Australia: Bộ Giáo dục Bang Queensland tuyên bố vào tháng 7 năm 2009 rằng mức độ gia tăng của bạo lực tại các trường học là "hoàn toàn không thể chấp nhận" và thừa nhận rằng đã không thực thi đầy đủ để chống lại hành vi bạo lực. 55,000 học sinh đã bị đình chỉ tại các trường của bang trong năm 2008, gần một phần ba trong số đó bởi "hành vi không đúng đắn về thể chất". Tại Nam Australia, 175 vụ tấn công bạo lực vào các học sinh hay giáo viên đã được ghi nhận trong năm 2008. Cụ thể là năm 2008, những xung đột do các nam sinh gây ra chiếm 76%. 1.1.3. Tại Anh Quốc Một cuộc điều tra của chính phủ năm 1989 thấy rằng 2% giáo viên thông báo từng phải đối mặt với sự gây hấn thể chất. Năm 2007 một cuộc điều tra 6,000 giáo viên bởi công đoàn giáo viên NASUWT thấy rằng hơn 16% tuyên bố đã từng bị tấn công thể chất bởi các học sinh trong hai năm trước đó. Theo các thống kê của cảnh sát thống qua một yêu cầu Tự do Thông tin, năm 2007 có hơn 7,000 trường hợp cảnh sát được gọi tới để giải quyết các vụ bạo lực trường học tại Anh. Tháng 4 năm 2009 một hiệp hội giáo viên khác, Hiệp hội Giáo viên và Giảng viên, đưa ra các chi tiết một cuộc điều tra với hơn 1,000 thành viên của mình với kết quả gần một phần tư trong số họ từng là đối tượng bạo lực thể chất của một học sinh. Tại Wales, một cuộc điều tra năm 2009 thấy rằng hai phần năm giáo viên thống báo đã từng bị tấn công trong lớp học, 49% từng bị đe doạ tấn công. 1.1.4. Tại Hàn Quốc Theo thống kê cũng cho thấy gần 13,2% HS nam và 5,8% HS nữ từ lớp 4 đến lớp 12 bị các bạn cùng lớp đánh hoặc làm tổn thương. Chung Se-young - một giáo viên 52 tuổi ở Seoul cho biết khắp nước có hơn 400.000 HS THCS và THPT là thành viên của các nhóm “đầu gấu”. Để ngăn ngừa nạn bạo lực trường học, cùng với việc thi hành luật, người dân nước này cũng đã tham 3 Phạm Minh Thành - Khoa Xã hội học - Đại học Bình Dương gia nhiều cuộc vận động nâng cao nhận thức về bạo lực học đường, tư vấn cũng như các biện pháp khác nhằm hỗ trợ các nạn nhân là HS. Hệ thống cảnh sát học đường cũng được tăng cường để chiến đấu với nạn bạo lực trường học đang gia tăng và ngăn chặn tội phạm vị thành niên. Công việc của những cảnh sát này là giám sát bạo lực trường học, tư vấn cho HS, phụ huynh và giáo viên đồng thời bảo vệ các nạn nhân. Hơn 70 trường học Hàn Quốc đã áp dụng hệ thống này nhằm xoá sổ bạo lực học đường. 1.2. Thực trạng bạo lực học đường ( BLHĐ) tại Việt Nam Ở Việt Nam, tỉ lệ người phạm tội ở tuổi vị thành niên ngày một tăng, theo thống kê của Viện KSND Tối cao; năm 1986 có 3.607 người; năm 1996 có 11.726 người. Tệ nạn xã hội trong giới học đường theo chiều mũi tên đi lên; năm 2004 có 600 học sinh sinh viên nghiện ma túy; năm 2007 tăng gấp đôi (1.234 người). Theo điều tra của Viện nghiên cứu và phát triển Việt Nam cho một kết quả "phú quý giật lùi": Tỉ lệ học sinh đi học muộn: tiểu học 20%; THCS 21%; THPT 58%. Tỉ lệ quay cóp lần lượt là: 8%-55%-60%. Nói dối cha mẹ-20%: 50%-64%. Tỉ lệ không chấp hành Luật giao thông: 4%-35%-70%. Khảo sát trên 1.000 học sinh do Viện Nghiên cứu Môi trường và Các vấn đề xã hội tiến hành mới đây cho thấy, có tới 95% các em nhận thức chưa đúng về kỹ năng sống; 77,7% chưa bao giờ được đào tạo tập huấn về vấn đề này. Một cuộc khảo sát do khoa Xã hội học, trường ĐHKH XHNV (ĐHQG HN) thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường THPT thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) về tình trạng bạo lực nữ sinh đã cho thấy nhiều kết quả đáng lo ngại. Cụ thể, có đến 96,7% số học sinh trong mẫu được hỏi cho rằng, ở trường các em có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Mức độ bạo lực trong nữ sinh là 44,7% rất thường xuyên; 38% thường xuyên; và 17,3% không thường xuyên. Kết quả khảo sát cũng cho con số đáng lo khi có tới 64% các em nữ được hỏi thừa nhận là đã từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác. Đáng chú ý, hầu hết những chuyện đánh nhau lần đầu tiên đều diễn ra trong khuôn viên trường học, và những lần đánh nhau tiếp theo thì đa số lại diễn ra ngoài trường học. 4 Phạm Minh Thành - Khoa Xã hội học - Đại học Bình Dương Việc nữ sinh đánh nhau có lẽ đã trở nên quen thuộc với nhiều học sinh. Chính vì vậy, khi được hỏi “quan niệm về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ” thì có đến 45,3% cho rằng, điều đó là “bình thường”; 30,7% trả lời có thể chấp nhận được; và chỉ có 24% học sinh “không chấp nhận” hành vi bạo lực trong nữ sinh. Trong số các nữ sinh đã từng có hành vi hành hung người khác, hầu hết đều biết bạo lực gây nên tổn thương về tinh thần và thể xác, làm mất đi thiện cảm của mọi người đối với con gái. Nhưng vẫn còn gần 1/4 cho rằng, hành vi bạo lực không gây ra hậu quả gì. Khảo sát cho thấy, có những lý do rất đơn giản nhưng cũng là cớ gây ra xung đột, như không ưa thì đánh (24%); bị khiêu khích nên đánh (16%); đánh vì lí do tình cảm (13,3%). Đáng lo ngại là, có những lý do không thể hình dung được, ví dụ: người khác nhờ đánh (20%) và chẳng có lý do gì cũng đánh (12%). Còn phải kể thêm một yếu tố thúc đẩy hành vi bạo lực học đường, đó là sự cổ vũ của bạn bè, trong đó có các nam sinh. Với câu hỏi “Khi đánh nhau với học sinh khác, bạn thường dùng hình thức nào là chủ yếu?”, thì có tới 1/2 số em cho biết, thường “đánh tập thể”. Điều này cho thấy, bạo lực học đường không chỉ là chuyện của mỗi học sinh, mà có tính chất lây lan theo nhóm bạn, cũng có nghĩa rằng, đa số học sinh coi chuyện đánh nhau bình thường. Thậm chí nhiều em còn đứng ngoài xem, và cổ vũ đánh nhau như là cổ vũ bóng đá. Về phương tiện sử dụng khi đánh nhau, có 1/3 không sử dụng phương tiện nào, các em có thể túm tóc, cào cấu, xé áo, và lăng nhục Cách hành hung này tuy không gây nên những thương tích nghiêm trọng về thể chất, nhưng lại gây ra những tổn thương về tâm lý, tinh thần đối với nạn nhân. Một điều đáng sợ nữa là, có những nữ sinh sử dụng hung khí trong khi hành hung bạn. Vật hành hung có thể là dép, guốc (28%); gậy gộc (8%), gạch đá (4%), thậm chí là dao lam, ống tuyp nước (0,7%). Những phương tiện này, tùy mức độ mà có thể gây nên thương tích, thậm chí gây tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của bạn học cùng trường. 5 Phạm Minh Thành - Khoa Xã hội học - Đại học Bình Dương Còn một phương tiện nữa, mang tính chất bạo lực về tinh thần, đó là sử dụng điện thoại di động để ghi hình vụ hành hung, sau đó đưa lên mạng Internet như là cách để làm nhục nạn nhân và thậm chí là để khoe thành tích của mình. Tuy khảo sát không đề cập đến vấn đề này, nhưng thông qua số lượng các video clip xuất hiện trên mạng, có thể thấy cách thức này ngày càng được sử dụng phổ biến. Khảo sát này cũng đặc biệt quan tâm tới thái độ của cha mẹ khi con cái có hành vi bạo lực, bởi điều này có ảnh hưởng quan trọng tới diễn biến tâm lý và việc điều chỉnh hành vi của các em. Kết quả thật đáng buồn: Có 41,7% các em nói rằng bị cha mẹ “mắng chửi và đánh”; 9,4% cha mẹ “khuyên bảo nhẹ nhàng”; 6,3% yêu cầu phải “xin lỗi bạn”; và có đến 42,6% nói rằng “cha mẹ không quan tâm đến hành vi đánh nhau của con gái”. Về thái độ của những người xung quanh, gần như trong các clip đều thể hiện thái độ bàng quan, vô cảm của những bạn trẻ đứng xung quanh, gần như những người chung quanh chỉ hò reo, cổ vũ, thậm chí chăm chú quay video mà không hề có sự can thiệp, ngăn cản hoặc tìm cách cứu giúp nạn nhân. Thái độ này nếu không được quan tâm kịp thời, sẽ dần hình thành trong các tâm lý của lứa tuổi các em, thói quen thờ ơ trước cái xấu, thậm chí còn vô tình đồng lõa trước cái xấu đang diễn ra quanh mình. Ông Phùng Khắc Bình - Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD- ĐT) - cho biết: Thống kê từ 38 Sở GD-ĐT gửi về Bộ từ năm 2003 đến nay có tới hơn 8.000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị xử lý kỷ luật. Có thể thấy ngay một vài vụ việc, nổi trội gây ầm ĩ dư luận gần đây: Ngày 3.3, HS Phạm Tường Vi đánh Nguyễn Quỳnh Anh - cùng học lớp 10A13, trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội. Ngày 13.3, HS Un Giang San của trường THCS Nguyễn Văn Linh (Gia Lai) đã lôi kéo 2 bạn khác đánh Lê Viết Lợi học cùng trường. Ngày 16.3, một vụ hỗn chiến bằng hung khí giữa HS trường THCS Sông Hương và THCS Cù Chính Lan tại khu vực Công viên Thanh Quảng, TP Thanh Hóa. Ngày 21.3, Nguyễn Cẩm Ly, HS lớp 10 trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) đánh bạn Phạm Thanh Giang cùng trường rồi quay clip đưa lên mạng. 6 Phạm Minh Thành - Khoa Xã hội học - Đại học Bình Dương Chiều 27.3, chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ, L.Đ.Hiến, HS lớp 10C8 trường THPT dân lập Hồng Bàng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), đã dùng dao thủ sẵn trong người đâm bạn học cùng lớp là Lưu Thanh Tú ngay trước cửa lớp. Do vết dao đâm xuyên tim, Tú đã chết tại bệnh viện. Ngày 30.3, Võ Thanh Thảo, HS lớp 8A3 trường THCS Lê Lai, Q.8 (TP.HCM) đã bị 2 người bạn cùng lớp đánh đến ngất xỉu phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ngày 31.3, Dương Quốc Bảo, HS lớp 7A2 trường THCS Ngô Tất Tố, Q.Phú Nhuận (TP.HCM) bị nhóm bạn nam đánh hội đồng ngay tại lớp. 2. Bạo lực học đường trước dư luận xã hội. 2.1. Bạo lực học đường - chuyện không mới Thời gian gần đây, các trang báo đã tốn không ít giấy mực để viết về: Trường hợp em Nguyễn Thị Hoàng Nhâm ở Quảng Ninh đã gây xôn xao dư luận trong thời gian vừa qua. Đã có những nhận định và cảm nhận ban đầu về vụ việc này. Trên báo dân quyền với bài báo : “nữ sinh bị đánh hội đồng, lột áo, cắt tóc…” gây xôn xao dư luận và đã làm cho nhiều người dân rất bất bình về vấn đề này… thời gian gần đây trên rất nhiều mặt báo hay trong các câu chuyện bàn tán và cả những ý kiến của người dân, vì đây là một trường hợp trong rất nhiều trường hợp học sinh đánh nhau gây ra nỗi bất bình cho nhiều người. Nỗi bất bình ấy chính là giới trẻ và đặc biệt là lứa tuổi học sinh có cách hành sử bạo lực mất hết nhân tinh… 2.2. Họ đã nói gì…? Em Nguyễn Minh Châu, lớp 9 Trường THCS Trưng Vương: Gần đây nhất, em xem clip đánh nhau của các bạn nữ ở Quảng Ninh. Thật là ghê rợn khi xem clip đó. Tại sao những nữ sinh yểu điệu thục nữ, lại có thể hành xử như vậy. Nào là cắt tóc, lột áo, rồi đấm, đá bạn mà không một chút băn khoăn, ngại ngần. Phải chăng bây giờ có nhiều nữ sinh "máu lạnh"?. So với nam sinh thì nữ sinh bao giờ cũng e dè, nhút nhát hơn, thế nhưng thời gian gần đây, các clip đánh nhau tung lên mạng lại toàn của nữ sinh. Vấn nạn này đang gióng lên hồi chuông báo động về sự vô cảm, sa sút đạo đức của một bộ phận thanh, thiếu niên trong xã hội. Chúng 7 Phạm Minh Thành - Khoa Xã hội học - Đại học Bình Dương em mong muốn gia đình, nhà trường và xã hội cần phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, giải pháp để kéo các bạn đó ra khỏi "vũng bùn" tội lỗi. Em Trịnh Minh Hiếu, lớp 11 Trường THPT Trần Phú: Em đã xem tất cả các clip đánh nhau của các bạn nữ sinh được "tung" lên mạng. Phải nói đúng một từ là "kinh hoàng". Kinh hoàng về sự độc ác, về sự tàn bạo trong ứng xử giữa con người với nhau. Tại sao các bạn có thể ứng xử tồi tệ với nhau như vậy? Em tin là chắc rằng, những "nữ tặc" ấy không được sống trong môi trường đầm ấm, hạnh phúc, đầy tình nhân ái, bao dung. Chính vì vậy, các bạn mới mang trong mình lòng thù hận, độc ác và sẵn sàng làm những điều mà một người học sinh bình thường không bao giờ dám làm. Em nghĩ rằng, sau những sự việc này, gia đình của các bạn "nữ tặc" kia nên nhìn nhận lại trách nhiệm của mình. Thầy Phạm Xuân Sơn, chủ nhiệm lớp 12: Theo suy nghĩ của tôi, nguyên nhân sâu xa dẫn tới thực trạng đau lòng trên chính là từ người lớn chúng ta. Bởi vì những hành động thiếu nhân tính và suy nghĩ dã tâm đó không thể tự nhiên sinh ra trong đầu óc các em mà phải có sự tác động từ người lớn. Có thể khẳng định rằng, các em chỉ bắt chước. Nhưng việc bắt chước này không phải nhìn thấy người lớn đánh nhau thì các em cũng đánh nhau mà nó từ nhiều góc độ: giáo dục, văn hóa, ứng xử Và về vấn đề này, báo chí đã tốn nhiều giấy mực để bàn luận. Tuy nhiên, chúng ta chưa làm được điều gì để giáo dục, thay đổi nhận thức và lối sống cho các em. Chúng ta chỉ đang tập trung vào sự phát triển về vật chất mà chưa quan tâm đến sự phát triển về tinh thần. Thậm chí, ngay cả sự phát triển về vật chất cũng chưa toàn diện, sâu sắc. Minh chứng, sân chơi cho thanh, thiếu niên ở các thành phố vẫn còn rất hiếm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự cằn cỗi, hạn chế trong tâm hồn các em. Theo tôi, ngay trong lúc này, cha mẹ, thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy cần phải tạo ra những môi trường trong sáng, đầy nhân ái, lương thiện cho các em. Dạy các em những kỹ năng sống để thích hợp với cuộc sống hiện tại. Có như vậy, mới hy vọng hạn chế được những hành vi bạo lực với bạn bè. Giáo viên chủ nhiệm em Nguyễn Thị Hoàng Nhâm (Trường THPT Lương Thế Vinh) – Nhân vật bị "lột áo" trong clip nữ sinh Cẩm Phả đánh nhau”: Tôi 8 Phạm Minh Thành - Khoa Xã hội học - Đại học Bình Dương thấy "choáng", Clip nữ sinh của trường bị đánh "hội đồng" tung lên mạng đã thành một áp lực của dư luận rồi nên việc giải quyết bây giờ không chỉ của nhà trường, mà phải do cơ quan pháp luật. Tôi rất hiểu Nhâm vì là giáo viên chủ nhiệm em từ năm lớp 10. Nhâm là con út trong gia đình có 2 anh, em. Bố, mẹ Nhâm làm nghề buôn bán tự do tại chợ Cẩm Sơn. Hồi lớp 10, tôi đã từng đánh dấu tên Nhâm trong danh sách lớp vì cá tính của em rất hiếu động. Thỉnh thoảng, Nhâm có vi phạm nội quy của lớp như bỏ học không lý do, đi học muộn. Nhâm có học lực và hạnh kiểm trung bình. Nhiều lần, họp phụ huynh hay gặp trực tiếp, gia đình tôi cũng trao đổi về phương pháp giáo dục đối với em. Qua sự kết hợp và chỉ bảo đó, lên lớp 11, Nhâm tiến bộ rất nhiều. Ban đầu, tôi cũng nghĩ Nhâm bị bạn khác đánh chỉ là sự việc bình thường nhưng khi xem clip (công an thông báo), tôi thấy "choáng" vì tính chất nghiêm trọng của nó. Tôi không nghĩ rằng, nhóm bạn kia lại có hành xử côn đồ như vậy, không chỉ đánh, đấm mà còn lột áo em ra giữa bao nhiêu ánh mắt lúc đó.Có thể thấy, vụ việc Nhâm bị đánh là có tổ chức, làm nhục người khác, cố ý gây thương tích. Hiện, gia đình 2 bên không có yêu cầu xử lý vụ việc. Tuy nhiên, vì mức độ nghiêm trọng của vụ việc, tôi sẽ báo cáo với Ban giám hiệu để cơ quan chức năng làm nghiêm vụ việc này. Vì nếu không, sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý chung của các học sinh khác. Đào Thị Phương, học sinh lớp 11A3, Trường THPT Lê Thánh Tông: Gia đình bạn cần quan tâm hơn Em nghĩ, trong trường hợp có mâu thuẫn với các bạn bên ngoài trường, nhẽ ra bạn Nhâm cần phải thông báo với cô giáo chủ nhiệm hoặc gia đình để được sự giúp đỡ, ngăn chặn hành vi xấu sau này của nhóm bạn Yến. Do hành vi ứng xử trong giao tiếp của Yến thiếu hiểu biết nên đã dẫn đến những điều không mong muốn. Hành vi đấm, đá, tát túm tóc kéo đi, cắt tóc, lột áo thật côn đồ, không thể chấp nhận được với lứa tuổi vì trông họ còn rất trẻ. Ngoài ra, người tung clip trên khi chưa có sự đồng ý hay kiểm duyêt nôi dung của cơ quan chức năng cũng cần phải xử lý nghiêm vì họ có ý nghĩ xấu, đưa hình ảnh kia lên mạng xã hội là bôi nhọ danh dự người khác. Clip trên lan rộng trên mạng sẽ gây ảnh hưởng đến rất nhiều đến tâm lý của các bạn cùng 9 Phạm Minh Thành - Khoa Xã hội học - Đại học Bình Dương lứa khác như ngại giao tiếp với các bạn lo lắng bản thân cũng có nguy cơ bị hành hung như vậy. Từ Quỳnh Trang, học sinh lớp 12, chuyên Văn, Trường THPT Chuyên Hạ Long: "Em cũng thấy xấu hổ" Em cảm thấy rất buồn khi clip "nữ sinh bị đánh hội đồng" được đăng tải cả trên kênh 14 lại là các bạn trẻ của Quảng Ninh. Chắc rằng, các bạn ở nhiều nơi khác xem xong sẽ có suy nghĩ không hay về giới trẻ ở Quảng Ninh. Và điều này khiến cho em cũng thấy xấu hổ. Theo những hình ảnh trong clip, em thấy bạn Nhâm thật đáng thương vì đã bị nhóm nữ sinh kia làm nhục. Mặc dù, bạn cũng có hành động đánh bạn Hà (cho là người chỉ điểm mình cho nhóm người của Yến đến đánh). Tuy nhiên đó cung có thể là bản năng khi thấy mình bị làm nhục. Qua vụ việc này, em thấy nhóm bạn của Yến ngoài việc cần phải được giáo dục vể nhận thức, để hiểu được mức độ nguy hại mình, đã gây ra cho người khác thì cũng cần phải có những hình phạt nghiêm khắc để kiểm điểm bản thân. Anh Nguyễn Thế Phương, Bí thư Đoàn Trường THPT Lê Thánh Tông: Giáo dục kỹ năng Nhâm thật đáng thương, vì mới chỉ là một cô gái non trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường mà phải đối mặt với áp lực dư luận lớn. Mặc dù, gia đình em không muốn cơ quan điều tra khởi tố, giữa các bên sẽ tự thu xếp và không đâm đơn kiện tụng, nhưng hành vi của nhóm Yến có dấu hiệu phạm vào tội, dùng hung khí cố ý gây thương tích và làm nhục người khác. Nhóm này đều là nhưng sinh viên trường CĐ, ĐH nên cần được xử lý nghiêm để răn đe những những hành vi tương tự. Sự việc đặt ra cho ngành giáo dục, Đoàn Thanh niên và các tổ chức xã hội khác cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục kỹ năng, cách ứng xử văn hóa của giới trẻ hiện nay. Cô Nguyễn Thị Châm, giáo viên Trường THPT Chuyên Hạ Long: Nhóm bạn đánh nhau là hành vi trả đũa. Mức độ nghiêm trọng trong hành vi đánh người của nhóm bạn Yến cũng như giới trẻ hiện nay bị ảnh hưởng quá nhiều từ những luồng thông tin không được kiểm soát. Có thể, Yến bị ảnh hưởng từ những hình ảnh các nữ sinh đánh bạn gần đây phát tán và được loan tin rất nhiều, như vụ 10 [...]... bạo lực học đường Ảnh: T.T về việc phòng chống bạo lực Đặc biệt là gia đình cũng chưa quan tâm, chưa thân thiện với con cái trong khi xã hội lại có quá nhiều yếu tố độc hại đối với lứa tuổi các em HS tiếp xúc với hàng ngàn cảnh bạo 12 Phạm Minh Thành - Khoa Xã hội học - Đại học Bình Dư ng lực để rồi trở thành một hình ảnh quen thuộc và bắt chước theo Đó còn là hệ quả của sự vô cảm của người lớn, của. .. về vấn đề bạo lực của nước ta hiện nay Diễn đàn Bạo lực học đường (BLHĐ) - ngăn chặn bằng cách nào?” thời gian qua đã nhận được rất nhiều ý kiến rất thiết thực từ các nhà giáo, bạn đọc, cán bộ Đoàn hội Nhân hội thảo chuyên đề “Phòng chống bạo lực trong TS Huỳnh Công Minh đang phát nhà trường” biểu tại hội thảo Ảnh: H Triều Mở đầu hội thảo, TS Huỳnh Công Minh - Giám đốc Sở GD-ĐT thẳng thắn nhìn nhận:... nhìn mặt thằng này thấy ghét” thì giải quyết như thế nào để bớt ghét Kỹ năng sống không chỉ đợi đến bậc THCS, THPT mới dạy mà ngay từ mầm non cũng phải giáo dục cho các bé…” 2.4 “Ngăn chặn Bạo lực học đường: Phải bắt đầu từ Gia đình – Nhà trường – Xã hội (http://www.khoahocphothong.com.vn - Giải pháp khoa học cho bạo lực học đường - Thứ sáu, 09/07/2010, 11:39 GMT+7) 14 Phạm Minh Thành - Khoa Xã hội. .. giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại Phòng và chữa bệnh bạo lực học sinh như thế nào? Vấn đề mà được đặt ra ở đây là hệ thống giáo dục của chúng ta bao gồm: Gia đình, Nhà trường, Xã hội Cái bệnh bạo lực nó cũng giống như bệnh tật khác... hội học - Đại học Bình Dư ng Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội Nghiêm cấm các game bạo lực Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra... - Khoa Xã hội học - Đại học Bình Dư ng nhau, huấn luyện viên chửi trọng tài, cổ động viên “choảng” nhau Ngoài đường phố, taxi húc xe vào cảnh sát, nhiều băng nhóm thanh toán nhau đẫm máu ngay trong khu phố… Có thể nói, vấn đề bạo lực đang trở thành mối quan tâm, lo ngại của toàn xã hội TS Võ Văn Nam - Khoa Tâm lý Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thì cho rằng: “Ngay trong gia đình cha mẹ vẫn dùng bạo lực với... ra nguyên nhân và tìm “vacxin” phù hợp cho nó Vậy “vacxin” của bệnh bạo lực nằm ở đâu? Đó là gia đình, nhà trường và xã hội:  Gia đình cần:  Cha mẹ quan tâm đến con cái nhiều hơn  Tổ chức khóa học về tâm lý gia đình cho các bậc phụ huynh  Các biện pháp chống bạo lực học đường: lập tổ bảo vệ học sinh do phụ huynh phụ trách, trực tiếp đưa học sinh đến trường Thường xuyên trao đổi với GVCN   Nhà... chẩn đoán tâm lý học sinh 15 Phạm Minh Thành - Khoa Xã hội học - Đại học Bình Dư ng  Có các kế hoạch, biện pháp bảo vệ học sinh  Có hình thức kỷ luật cao, đồng thời khen thưởng, khuyến khích tinh thần dũng cảm, bênh vực bạn bè, mạnh dạn phản ánh sự việc với cha mẹ và các cơ quan chức năng   Chống tiêu cực trong nhà trường Xã hội cần:  Áp dụng các chương trình phòng chống bạo lực học  Thành lập... ghét nhau, để dùng bạo lực với nhau Bài học này còn đề ra nhiệm vụ giúp học sinh thấy rõ tác hại to lớn, lâu dài đến sức khỏe, tính mạng của người bị hại Đồng thời cũng thấy được tác hại không nhỏ của người gây hại đối với bản thân, gia đình và nhà trường, giúp học sinh phân biệt được hành vi bạo lực, ảo và thực 16 Phạm Minh Thành - Khoa Xã hội học - Đại học Bình Dư ng (trong tivi, game online) để có... về tình hình an đường ninh trật tự trong trường học  Khuyến khích những hình thức giải trí lành mạnh mang tính giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống  Giám sát, xử lý nghiêm các hình thức giải trí mang tính bạo lực, phản giáo dục.v.v Bên cạnh đó chúng ta có thể áp dụng 2 giải pháp khoa học cho bạo lực học đường:  Thân ái với bạn bè cho học sinh Giải pháp “Thân ái với bạn bè” là nhằm giúp học sinh nhận thức . Ngày 31.3, Dư ng Quốc Bảo, HS lớp 7A2 trường THCS Ngô Tất Tố, Q.Phú Nhuận (TP.HCM) bị nhóm bạn nam đánh hội đồng ngay tại lớp. 2. Bạo lực học đường trước dư luận xã hội. 2.1. Bạo lực học đường -. trường học của nước này đang đương đầu với nạn bạo lực học đường nhiều nhất thế giới, đặc biệt là những vụ bạo lực học đường có sử dụng hung khí. Dữ liệu mới nhất của Mỹ về tội phạm bạo lực trong. trạng bạo lực học đường. Ảnh: T.T 12 Phạm Minh Thành - Khoa Xã hội học - Đại học Bình Dư ng lực để rồi trở thành một hình ảnh quen thuộc và bắt chước theo. Đó còn là hệ quả của sự vô cảm của người

Ngày đăng: 01/05/2015, 20:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan