2.1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh.
Đúng với tên gọi của mình, công ty Giầy Thượng Đình chuyên sản xuất và kinh doanh các loại giầy vải, giầy thể thao và dép các loại. Trong tương lai, công ty còn có dự định sản xuất mặt hàng giầy da, và thực tế cho thấy công nghệ của công ty tại cơ sở 2 – nhà máy tại khu công nghiệp Đồng Văn (Hà Nam) đã có thể sản xuất được giầy da.
• Tiêu chí về sản phẩm của công ty:
- Chất lượng cao, kiểu dáng đẹp, thời trang, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
- Sản phẩm nhẹ, mềm và thông thoáng khi mang, tạo cảm giác thoải mái.
- Đảm bảo vừa vặn chân khi mang theo thông số chân của từng vùng, từng quốc gia khác nhau.
- Mẫu mã sản phẩm phong phú và đa dạng, đáp ứng các nhu cầu sử dụng khác nhau của người tiêu dùng như: chơi thể thao, đi dã ngoại, đến trường học…
• Các sản phẩm:
Giầy vải:
- Sử dụng chất liệu đế kép, đế PU, bền, tránh trơn trượt khi mang. - Có thể giặt được nước sau nhiều lần sử dụng.
- Không ngừng cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng như giầy chun, giầy buộc dây…
Giầy vải từ trước đến nay vẫn được coi là mặt hàng truyền thống của công ty bao gồm giầy bata, giầy nam, giầy nữ các loại và giầy trẻ em. Tuy nhiên do nhu cầu về mặt hàng này trên thị trường có xu hướng giảm, kèm theo đó là sự xuất hiện hàng loạt giầy Trung Quốc có mẫu mã đẹp và giá rẻ đã khiến tỷ trọng của mặt hàng giầy vải trong tổng sản phẩm của công ty ngày càng bị thu hẹp. Đứng trước thực trạng này, công ty đã có nhiều biện pháp trong việc cải tiến mẫu mã, đa dạng kiểu dáng sản phẩm với màu sắc phong phú nhằm khai thác những phân đoạn thị trường mới.
Dép các loại:
- Quai và đế sử dụng chất liệu mềm dẻo, có đặc tính nhẹ và thông thoáng tạo sự mát mẻ, thoải mái cho người sử dụng khi di chuyển.
- Có đặc điểm đơn giản, không cầu kỳ, kiểu dáng tao nhã, màu sắc phong phú, hài hòa, dễ sử dụng, dễ thích ứng với mọi lứa tuổi.
Mặt hàng dép chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong tổng sản phẩm của công ty. Mặt hàng này không chỉ chịu sự cạnh tranh gay gắt của các công ty nước ngoài mà cụ thể là dép sandal của Trung Quốc, mà còn có sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty sản xuất trong nước mà điển hình là công ty Biti’s và Bitas. Chính vì lý do này mà công ty đã quyết định thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này, với việc giảm xuống chỉ còn một dây chuyền sản xuất dép sandal.
Giày thể thao:
- Có đặc điểm nhẹ, êm chân, thông thoáng, mũ quai có thể co dãn được, có các lỗ khí đảm bảo không bị ẩm ướt, tạo cảm giác mát mẻ và thoải mái khi mang giày.
- Phần đế ngoài được thiết kế các hoa văn đặc biệt, đảm bảo tính mỹ quan. Lớp đế trong sử sụng vật tư chọn lọc, có độ bền cao.
- Phù hợp với các hoạt động thể thao và picnic.
Tuy mới chỉ bắt đầu đưa vào sản xuất từ năm 1999, nhưng hiện nay giầy thể thao được xem là mặt hàng xuất khẩu chính và đem về cho công ty một khoản
doanh thu đáng kể hàng năm. Chính vì vậy mà công ty luôn chú trọng đầu tư về công nghệ, thiết kế nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường.
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất của công ty qua các năm
Các sản phẩm chủ yếu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%)
Giày nội địa 3.314 61 4.026 58 4.276 59 4.523 60
- Giày bata 1.725 32 1.835 27 1.823 26 1.885 25
- Giày nam 1.005 18 1.367 19 1.551 21 1.658 22
- Giày nữ 441 8 549 8 684 9 678 9
- Giày trẻ em 143 3 215 4 209 3 302 4
Giày xuất khẩu 2.139 39 2.912 42 2.971 41 3.015 40
- Giày vải 1.001 18 1.642 23 1.623 22 1.538 20,4
- Giày thể thao 1.138 21 1.270 19 1.348 18 1.432 19,6
Tổng 5.453 100 6.938 100 7.244 100 7.538 100
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu và Phòng tiêu thụ nội địa).
Như vậy, theo số liệu trong bảng thì trong các năm vừa qua nhìn chung sản lượng của công ty luôn ở mức tăng trung bình, đặc biệt là hai sản phẩm giầy thể thao và giầy nội địa. Sở dĩ giầy thể thao tăng về sản lượng là do năm vừa qua công ty đã ký kết được nhiều đơn đặt hàng với các bạn hàng nước ngoài, đặc biệt là các công ty của Đài Loan và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, sản phẩm giầy nội địa của công ty cũng tăng lên đáng kể, đây là dấu hiệu tích cực cho thấy người tiêu dùng nội địa vẫn đánh giá chất lượng của giầy Thượng Đình ở mức cao. Mặt khác cũng do công ty định hướng sản phẩm giầy nội địa chỉ chủ yếu phục vụ cho tầng lớp trung cấp, có giá thành rẻ như giầy vải có mức giá từ 40.000 – 50.000/1 đôi, giầy thể thao có giá từ 150.000 – 200.000/1 đôi. Chính vì vậy mà hoạt động tiêu thụ trong nước của công ty luôn tăng trưởng tốt.
2.1.4.2. Đặc điểm về thị trường.
2.1.4.2.1. Thị trường nội địa.
- Sản phẩm của công ty Giày Thượng Đình chiếm khoảng trên 20% thị phần nội địa. Công ty có hệ thống phân phối trải dài ba miền Bắc, Trung, và Phía Nam bao gồm: 1 chi nhánh tại 78D Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, 3 Tổng đại lý tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam.Và 50 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của công ty tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
- Sản phẩm của công ty trên thị trường trong nước cũng rất phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại giày như: giày thể thao, leo núi, picnic, giày bảo hộ lao động, giày thời trang… Sản phẩm của công ty liên tục 10 năm liền được người tiêu dùng bình chọn trong Top-ten hàng Việt Nam chất lượng cao, đạt giải vàng chất lượng…
Tuy nhiên ở thị trường trong nước công ty cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là sự xuất hiện của hàng Trung Quốc giá rẻ tràn ngập thị trường, bên cạnh đó sản phẩm dép sandal cũng không có chỗ đứng trên thị trường nội địa bởi sản phẩm này hiện là thế mạnh của Biti’s hay Bitas trên thị trường. Hiện nay, sản phẩm tiêu thụ chính của công ty ở thị trường trong nước là giầy bata và giầy nam người lớn. Không chỉ chịu áp lực cạnh tranh gay gắt; nạn hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng giả mạo thương hiệu giầy Thượng Đình đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của khách hàng dành cho sản phẩm của doanh nghiệp.
2.1.4.2.2. Thị trường xuất khẩu.
Nếu trước đây, công ty Giày Thượng Đình chủ yếu xuất khẩu những đôi giày basket truyền thống, giày XB314, giày XB320 sang các nước Liên Xô, Cu Ba, Mông Cổ, Ba Lan, CHDC Đức và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Thì ngày nay, công ty đã chủ động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác – bạn hàng trên khắp năm châu, và hiện đã có một hệ thống khách hàng quốc tế ổn định, hợp tác lâu dài với 24 công ty và tập đoàn đa quốc gia. Thị trường xuất khẩu chính của công ty là EU (chiếm khoảng 80% tổng giá trị xuất khẩu), bên cạnh
đó là các thị trường như Châu Mỹ (Chủ yếu là Mêxicô, Canada, Brazin), Ôxtrâylia, Đông Âu và một số quốc gia ở Châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…
Hiện nay có tới 90% giá trị hàng hóa xuất khẩu của công ty được thực hiện
dưới hình thức mua đứt – bán đoạn, thay vì chủ yếu là sản xuất gia công cho nước ngoài như các thời kỳ trước đây. Đây chính là vấn đề then chốt giúp công ty nâng cao giá trị xuất khẩu của mình, cũng như nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Bảng 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty qua các năm. (Đơn vị: %) STT Thị trường Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Châu Âu 97.7 95.6 89.3 81.4 91,5 2 Châu Mỹ 1.55 2.61 6.97 16.57 5.94 3 Châu Á 0.013 0.24 0.75 0.74 1.6 4 Châu Úc 0.67 0.88 2.27 0.48 0.34 5 Châu Phi 0.11 0.68 0.67 0.82 0.67 Tổng 100 100 100 100 100
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu).
2.1.4.3. Đặc điểm về công nghệ.
Ngay từ những năm 1991 – 1992, với sự giúp đỡ có hiệu quả về vốn của ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, công ty đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất giày vải hoàn chỉnh tiên tiến của công ty Kỳ Quốc (Đài Loan). Xác định Công nghệ thông tin và tiến bộ công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật là yếu tố cơ bản để hội nhập thành công, công ty đã liên tục đầu tư, đổi mới trang thiết bị. Đặc biệt, công ty đã xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm thiết kế - điều khiển quá trình sản xuất mẫu giày công nghiệp, và có nhiều sáng kiến cải tiến hợp lý hóa sản xuất làm lợi cho công ty hàng tỷ đồng. Với trung tâm thiết kế có công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, và với một đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kỹ sư thiết kế trẻ sử dụng máy tính thành thạo, công ty đã có đủ năng lực thiết kế các mẫu giày mới, vừa nhanh vừa chính xác, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Tính đến nay, công ty đã trang bị được 7 dây chuyền sản xuất hiện đại và hoàn chỉnh, chủ yếu là nhập khẩu của Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Công ty
có mục tiêu đầu tư mở rộng năng lực sản xuất từ 7 lên 10 dây chuyền sản xuất. Thay vì phải gò giày bằng tay và giá quay như trước đây thì công nhân phân xưởng gò đã được ngồi bên băng chuyền gò tự động của Nhật, nhiều máy may công nghiệp được sử dụng, mảy cắt dập được trang bị, máy cán và máy luyện kín đã dược lắp đặt. Công ty luôn coi trọng công tác cải tiến liên tục và đầu tư nâng cao hiệu quả của máy móc thiết bị, áp dụng hài hoà công nghệ sẵn có và công nghệ mới, đa dạng hoá sản phẩm. Chính sự nhạy bén, năng động cùng với thiết bị công nghệ hiện đại đã giúp công ty tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Bảng 2.3: Danh mục trang thiết bị sản xuất chính của công ty
STT Tên thiết bị Số lượng
(chiếc) Nguồn sản xuất Năm sản xuất Năm trang thiết bị
1 Dây chuyền SX lưỡng tính 1 Đài Loan 1991 1992
2 Dây chuyền SX giầy vải 3 Đài Loan 1991 1992
3 Dàn thêu máy vi tính 2 Nhật Bản 1995 1997
4 Dây chuyền SX giầy TT 2 Hàn Quốc 1996 2000
5 Hệ thống máy vi tính 45 Đông Nam Á 1998 1999
6 Dàn máy ép đế thủy lực 3 Hàn Quốc 1999 2000
(Nguồn: Phòng Xuất Nhập Khẩu).
2.1.4.4. Đặc điểm quy trình sản xuất giầy của công ty.
Công ty giầy Thượng Đình sau nhiều kinh nghiệm đúc rút đã tạo cho mình
một quy trình sản xuất giầy hoàn chỉnh nhằm đáp ứng những yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã đa dạng nhưng vẫn tiết kiệm được nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Quy trình này có dạng liên tục và kế tiếp nhau qua các khâu, bên cạnh đó mỗi một khâu đều phải trải qua quá trình kiểm tra chất lượng (QC) rất rõ ràng với một số diểm kiểm tra nhất định nhằm giảm thiểu tối đa số sản phẩm sai hỏng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên đối với mỗi một loại sản phẩm thì công ty cần phải cho chế thử mẫu và đưa ra một quy trình sản xuất riêng cho từng loại. Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu quy trình sản xuất giầy vải và giầy thể thao của công ty.
Hình 2.1: Quy trình sản xuất giầy của công ty. Nguyên vật liệu (1) Vải, xốp, PE, PU QT bồi, tráng NVL (3) QT cắt các chi tiết mũ (4) QT bao gói sản phẩm (7) QT may mũ giầy (5)
QT gò giầy và lưu hóa giầy vải hoặc làm lạnh giầy thể
thao (6)
Sản phẩm hoàn chỉnh nhập kho Cao su, hóa chất, keo
Quá trình cán các chi tiết cao su: (2) Đế Viền Pho hậu Xốp gan gà Xốp lót giầy Keo Chỉ, Ôzê Thêu Q Q Q Q
(Nguồn: Phòng sản xuất – gia công).
2.1.4.4.1. Quy trình sản xuất giầy vải.
Nguyên vật liệu đầu vào của giầy vải nói chung thường bao gồm: hóa chất, vải, xốp, chỉ, PE, PU và Ôzê. Các nguyên vật liệu đầu vào này luôn được kiểm tra kỹ càng, cẩn thận trước khi đưa vào quá trình sản xuất. Sau đó, hóa chất và keo sẽ được đưa vào cán. Theo đó thì cao su và fo mũi được tạo ra bởi quá trình xử lý
hóa chất và keo này. Vải, xốp, PE và PU cùng với cao su và keo sau khi được cán xong sẽ được đưa vào quá trình bồi nhằm tạo ra loại vải có độ dầy và mỏng khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu của từng sản phẩm. Vải đó sau khi được bồi xong sẽ đưa vào máy cắt để tạo thành các chi tiết như lưỡi gà, mũ giầy… Sau đó, các chi tiết này sẽ được kết hợp cùng với các sản phẩm cao su của quá trình cán như fo mũi, xốp gan gà để may, hoặc chúng cũng có thể được đem đi thêu tùy theo yêu cầu của khách hàng. Để sản phẩm được hoàn thành thì phần thân giầy và đế giầy sẽ đưa vào gò để gắn chúng vào nhau, sau đó người công nhân sẽ tạo dáng cho giầy và đưa vào quá trình lưu hóa sản phẩm vừa tạo ra. Sản phẩm sau đó sẽ được bao gói theo đúng tiêu chuẩn và được đưa vào kho để giao cho khách hàng.
2.1.4.4.2. Quy trình sản xuất giầy thể thao.
Với dây chuyền sản xuất đồng bộ, tiên tiến được nhập khẩu từ nước ngoài nên quy trình sản xuất giầy thể thao cũng thể hiện mức độ tiên tiến và hiện đại của nó. Hầu hết nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất giầy thể thao được nhập khẩu từ nước ngoài nên không cần phải trải qua quá trình cán, mà sẽ được đưa qua quá trình bồi, may giống như đối với giầy vải. Tuy nhiên điểm khác biệt là ở chỗ quá trình gò sẽ được chia thành hai khâu chính là gò giầy và sản xuất đế EVA. Đế EVA sau khi được sản xuất sẽ được kết hợp với sản phẩm của quá trình may để tiến hành thả phom, chiết mũi nhằm tạo phom giầy. Sau đó, sản phẩm sẽ được vào gò rồi qua quá trình làm lạnh, bóc phom. Cuối cùng, sản phẩm hoàn thành sẽ được bao gói và đưa vào kho để giao cho khách hàng.
2.1.4.5. Đặc điểm nguyên vật liệu của công ty.
Cũng giống như các công ty kinh doanh mặt hàng giầy dép khác, nguyên vật liệu mà công ty sử dụng chủ yếu là vải, chỉ, cao su, hóa chất, keo, bao bì và các chất phụ gia… Công ty có hai nguồn cung cấp nguyên vật liệu là trong nước và nhập khẩu. Trong đó, có đến 80% nguyên vật liệu đầu vào được thu mua ở trong nước, còn lại 20% nguyên vật liệu là được nhập khẩu từ nước ngoài thông qua việc nhận gia công hoặc mua đứt nguyên vật liệu để sản xuất sau đó bán lại thành phẩm cho khách hàng. Thông thường những nguyên vật liệu được nhập
khẩu chủ yếu là để phục vụ cho vệc sản xuất giầy thể thao với những loại vải đặc chủng riêng, đinh khóa chất lượng cao hay những chi tiết trang trí giầy cao cấp… mà ở trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng có chất lượng thấp không đáp ứng được yêu cầu của sản phẩm.
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu của công ty