Thị trường Châu Mỹ

Một phần của tài liệu Hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình (Trang 70 - 71)

Bảng 2.13: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Mỹ của công ty

Thị trường

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

GT (1000 USD) TT (%) GT (1000 USD) TT (%) GT (1000 USD) TT (%) GT (1000 USD) TT (%) GT (1000 USD) TT (%) Cuba+Mêxicô 58,66 93,6 85,8 87,1 321,7 100 465,5 46,3 505,7 94,9 Mỹ _ 0 12,8 12,9 _ 0 540,3 53,7 _ 0 Panama 4,03 6,4 _ 0 _ 0 _ 0 26,7 5,1 Tổng 62,69 100 98,6 100 321,7 100 1005,8 100 532,4 100

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu).

Châu Mỹ là một thị trường lớn với 650 triệu dân, diện tích 31 triệu km2 – một thị trường đầy tiềm năng. Tuy nhiên, thị trường Châu Mỹ là thị trường mới được thâm nhập của công ty nên số lượng thị trường xuất khẩu của công ty sang đây còn khá nhỏ bé – chỉ có bốn thị trường là Mỹ, Mêxicô, Cuba và Panama. Trong năm 2003 và 2004, kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường còn khá khiêm tốn chỉ đạt 62,69 – 98,6 nghìn USD. Nhưng từ năm 2005, tình hình kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Sở dĩ có sự gia tăng đột biến về kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Châu Mỹ là do việc chuyển hướng thị trường xuất khẩu từ khi EC tuyên bố sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với giầy mũ da của Việt Nam và bắt đầu được điều tra vào ngày 7/7/2005. Có thể nói sự chuyển hướng này là một bước đi tích cực nhằm tránh bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường EU, đồng thời đưa Châu Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thứ hai của công ty. Để hiểu sâu hơn chúng ta sẽ đi phân tích vào từng thị trường. Hai thị trường phải kể đến đầu tiên đó là Cuba và Mêxicô. Cuba và Mêxicô được xem là đối tác chiến lược của công ty tại thị trường Châu Mỹ, với kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang hai thị trường này tăng đều và ổn định qua các năm. Kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường này năm 2005 là 321,7 chiếm tỷ trọng 100%, năm 2006 tăng lên đạt 465,5 nghìn USD, và năm 2007 là 505,7 chiếm tỷ trọng 95%. Sở dĩ có sự gia tăng nhanh chóng như vậy là do trước đây giầy dép xuất khẩu của công ty sang Mêxicô

hoàn toàn do công ty tự tìm thị trường tiêu thụ thông qua các công ty lớn của Mỹ và Hàn Quốc, nhưng năm 2007 vừa qua, công ty Giầy Thượng Đình đã có buổi tham dự hội thảo tại Mêxicô city, qua công ty đã cụ thể hóa các bước ký kết hợp đồng trực tiếp xuất khẩu giầy dép sang thị trường này. Do có thể xuất khẩu trực tiếp sang Mêxicô nên qua đó giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên so với trước. Cuba là bạn hàng truyền thống, hiện là đối tác lớn nhất trong khu vực trung và nam Mỹ. Do đó có thể nói đây là một thị trường tiềm năng trong xuất khẩu giầy dép của công ty. Một thị trường lớn đầy tiềm năng với dân số đông, thu nhập bình quân đầu người vào loại cao hàng đầu thế giới phải kể đến là Hoa Kỳ. Người tiêu dùng Hoa Kỳ không khó tính, có thể sử dụng nhiều chủng loại giầy dép, đây là một lời thế trong xuất khẩu của công ty. Và thực tế đã cho thấy, năm 2006 vừa qua, lần đầu tiên công ty Giầy Thượng Đình xuất khẩu trực tiếp thành công lô hàng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ, chính vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này năm 2006 đạt 540,3 nghìn USD chiếm tỷ trọng hơn 53,7%. Tuy nhiên sang năm 2007, xuất khẩu của công ty sang thị trường này lại có sự gián đoạn, đây là một hạn chế lớn của công ty trước một thị trường tiềm năng như thế này.

Một phần của tài liệu Hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w