Đánh giá hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy

Một phần của tài liệu Hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình (Trang 77 - 121)

công ty trong thời gian qua.

2.3.4.1. Những ưu điểm trong quá trình phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty.xuất khẩu giầy của công ty.xuất khẩu giầy của công ty. xuất khẩu giầy của công ty.

Duy trì được số lượng thị trường xuất khẩu ở mức ổn định.

Qua bảng 2.15, chúng ta thấy rằng trong giai đoạn 2003 – 2007, số lượng thị trường xuất khẩu hàng năm của công ty trung bình vào khoảng 20 thị trường. Nhìn chung, số lượng thị trường xuất khẩu được duy trì khá ổn định, chỉ có sự biến động nhỏ vào năm 2005 và 2006 do đây là thời điểm EU tuyên bố và áp thuế chống bán phá giá đối với giầy mũ da của Việt Nam. Chính vì vậy mà hoạt động xuất khẩu của công ty cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Bảng 2.15: Số lượng thị trường xuất khẩu của công ty trong giai đoạn 2003 – 2007

STT Chỉ Tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1 Số thị trường hiện tại 20 20 21 19 20

2 Số thị trường mới mở 5 3 1 0 4

3 Số thị trường mất đi 10 3 3 1 3

4 Số thị trường thực mới= (2) – (3) -5 0 -2 -1 1

5 Số thị trường khôi phục lại 5 1 0 2 3

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu). Cụ thể:

- Năm 2003, công ty mở rộng được 5 thị trường là Ireland, Panama, Nhật Bản, Australia, Cộng hòa Séc và Slovakia. Tuy có thêm 5 thị trường mới nhưng việc mất đi 10 thị trường xuất khẩu cũng trong năm này là một tổn thất nặng nề đối với công ty.

- Năm 2004, trước những biến động của năm 2003 thì sang năm 2004, công ty đã có những biện pháp tích cực để khôi phục lại các thị trường đã mất, một trong những thị trường được khôi phục là Mỹ - đây được đánh giá là thị trường quan trọng, đầy tiềm năng ở khu vực Bắc Mỹ.

- Năm 2005, trước động thái tuyên bố áp thuế chống bán phá giá của Ủy Ban Châu Âu (EC) vào ngày 7/7/2005, công ty đã tích cực tìm kiếm thêm các thị trường mới ở Châu Úc, Châu Á…và một trong những thị trường đó là Newzealand.

- Năm 2006, nếu như năm 2005 đánh dấu một bước tăng số lượng thị trường xuất khẩu của công ty lên 21 thị trường thì năm 2006 lại là sự sụt giảm. Công ty không tìm kiếm thêm được bất kỳ một thị trường mới nào, thậm chí còn mất đi một thị trường là Newzealand – một thị trường mới mở vào năm 2005. Điều này cho thấy công ty chưa thật sự có sự quan tâm đúng mức tới công tác duy trì thị trường xuất khẩu.

- Năm 2007, rút kinh nghiệm của năm trước, năm 2007 này đánh dấu một tín hiệu mừng khi công ty mở rộng thêm 4 thị trường xuất khẩu là Thổ Nhĩ Kỳ, Na Uy, Singapore và Đài Loan.

Quy mô xuất khẩu của công ty ngày càng tăng.

Quy mô xuất khẩu của công ty được thể hiện qua tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu bình quân.

Bảng 2.16: Tốc độ phát triển tổng kim ngạch xuất khẩu

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 KNXK

(1000 USD)

4054,57 3772,47 4609,13 6068,11 8955,25

Tốc độ phát triển liên hoàn

_ 0,93 1,22 1,32 1,48

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu).

Như vậy sử dụng kết quả tính của bảng 2.16 kết hợp với công thức (5), ta tính được tốc độ phát triển tổng kim xuất khẩu bình quân của công ty: H = 1,313. H > 1 cho thấy quy mô xuất khẩu của công ty ngày càng tăng. Điều này thể hiện rõ khi vào năm 2004 kim ngạch xuất khẩu chỉ có 3772,47 nghìn USD, thì đến năm 2007 con số này đã lên tới 8955,25 nghìn USD. Như vậy, tuy số lượng thị trường xuất khẩu của công ty không tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng. Điều này cho thấy hoạt động mở rộng thị trường của công ty được thực

hiện theo chiều sâu. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ đi vào phân tích từng khu vực thị trường:

Bảng 2.17: Tốc độ phát triển kim ngạch trên từng khu vực thị trường

STT Thị trường 2003 2004 2005 2006 2007 TBTK 1 Châu Âu KNXK (1000USD) 3959,58 3605,8 4117,08 4938,6 8190,3 TĐPT (%) _ 0,91 1,14 1,2 1,66 1,23 2 Châu Mỹ KNXK (1000USD) 62,69 98,6 321,7 1005,8 532,4 TĐPT (%) _ 1,57 3,26 3,13 0,53 2,12 3 Châu Á KNXK (1000USD) 0,52 9,02 34,57 45,09 142,2 TĐPT (%) _ 17,35 3,83 1,3 3,15 6,4 4 Châu Úc KNXK (1000USD) 27,16 33,3 104,65 29,13 30,07 TĐPT (%) 1,23 3,14 0,28 1,03 1,42 5 Châu Phi KNXK (1000USD) 4,62 25,75 31,13 49,49 60,08 TĐPT (%) _ 5,57 1,21 1,59 1,21 2,4

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm).

Nhìn chung ở các khu vực thị trường Châu Âu, Châu Á và Châu Phi, kim ngạch xuất khẩu của công ty luôn có chiều hướng gia tăng ổn định và bền vững. Riêng ở thị trường Châu Mỹ và Châu Úc là có sự biến động lớn. Tại Châu Mỹ, nếu giai đoạn 2003 – 2005 có tốc độ tăng trưởng kim ngạch khá đều và có dấu hiệu bền vững, thì năm 2006 kim ngạch xuất khẩu lại có sự gia tăng đột biến với tốc độ phát triển là 3,13%, nhưng sang năm 2007 kim ngạch xuất khẩu lại giảm đi một nửa chỉ còn 532,4 nghìn USD. Sở dĩ có tình trạng này là do vào năm 2006, công ty đã xuất khẩu thành công một khối lượng lớn giầy dép vào Mỹ chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Châu Mỹ vào năm đó. Nhưng sang đến năm 2007, công ty đã không giữ được mối làm ăn này khiến kim ngạch xuất khẩu sụt giảm. Tuy không thành công trên thị trường Mỹ, song hoạt động xuất khẩu của công ty sang Mêxicô và Cuba lại khá tốt, kim ngạch xuất khẩu luôn có sự tăng đều và ổn định hàng năm. Còn ở khu vực Châu

Úc, kim ngạch xuất khẩu có sự biến động thất thường. Đỉnh cao của kim ngạch xuất khẩu sang Châu Úc giai đoạn 2003 – 2007 là vào năm 2005 với kim ngạch đạt 104,65 nghìn USD, các năm còn lại chỉ duy trì được kim ngạch xuất khẩu ở mức 27 – 34 nghìn USD. Một tổn thất lớn ở khu vực Châu Úc là mất đi thị trường Newzealand. Nếu giữ được thị trường này thì tương lai hoạt động xuất khẩu của công ty sang Châu Úc sẽ khả quan hơn.

Quan tâm tới hoạt động phát triển sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Bảng 2.18: Tốc độ tăng số lượng sản phẩm xuất khẩu mới bình quân

STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1 Số sản phẩm hiện tại 3 4 5 5 7 2 Số sản phẩm mới 1 1 0 2 0 3 Số sản phẩm mất đi 0 0 0 0 0 4 Số sản phẩm thực mới 1 1 0 2 0 5 Số sản phẩm khôi phục lại 0 0 0 0 0

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

Sử dụng số liệu tính được ở bảng 2.18 kết hợp với công thức (3), ta tính được số sản phẩm mới bình quân trong giai đoạn 2003 – 2007 là: S =

[1+1+0+2+0]/5= 0,8. Kết quả này lớn hơn 0 cho thấy việc phát triển sản phẩm mới phục vụ cho công tác phát triển và mở rộng thị trường thực sự có hiệu quả. Từ chỗ nắm bắt được nhu cầu của từng khu vực thị trường, công ty đã có những quyết định cũng như kế hoạch phát triển sản phẩm đúng đắn. Nếu trước đây giầy vải, giầy thể thao và dép sandal là những mặt hàng xuất khẩu chính của công ty, thì nay ngoài việc duy trì những sản phẩm này, công ty đã nhanh chóng nắm bắt nhu cầu về thị trường giầy dép trên thế giới. Qua đó vào năm 2003, công ty đã bắt đầu xuất khẩu loại dép đi trong nhà, sản phẩm này đã được người tiêu dùng Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Châu Âu đón nhận tích cực. Tiếp tục trên đà phát huy, với xu hướng ưa chuộng giầy da thời trang và giầy có mũ da thuộc khu vực EU, Châu Mỹ, công ty đã đầu tư một dây chuyền sản xuất giầy da hiện đại bước đầu đưa vào sản xuất loại sản phẩm mới này. Sản phẩm mới này cũng được bạn bè thế giới đặc biệt là khu vực EU đón nhận nhiệt tình. Tuy nhiên do

hiện nay mặt hàng giầy có mũ da bị EU áp tuế chống bán phá giá nên công ty đã buộc phải ngừng và hạn chế việc xuất khẩu loại giầy này sang khu vực EU. Trước hoàn cảnh bị áp thuế chống bán phá giá, để duy trì được kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU, công ty đã có sự chuyển hướng sang sản xuất và xuất khẩu các loại giầy có mũ làm bằng nguyên liệu dệt, plastic để tránh bị áp thuế. Năm 2007 vừa qua lại có một sự thay đổi trong xu hướng lựa chọn giầy dép, giầy thể thao hay các loại giầy dép thời trang đã không còn thịnh hành, người tiêu dùng Châu Âu , Châu Mỹ và Châu Úc lại có xu hướng lựa chọn những đôi giầy vải thoải mái. Giầy vải từ lâu đã là thế mạnh của công ty, song cái mà người tiêu dùng cần không vải là loại giầy vải bình thường như trước kia mà là những đôi giầy vải thời trang, kiểu cách, tạo cảm giác thoải mái khi mang. Do đó, để thành công trong việc xuất khẩu loại giầy vải này phải dựa khá nhiều vào nỗ lực của đội ngũ thiết kế, phòng chế thử mẫu cũng như phòng xuất nhập khẩu.

2.3.4.2. Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty.trường xuất khẩu giầy của công ty.trường xuất khẩu giầy của công ty. trường xuất khẩu giầy của công ty.

Tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu bình quân còn thấp.

Sử dụng kết quả đã tính được ở bảng 2.15 kết hợp với công thức (2) ta tính được tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu: M = [(−5)+0+(−2)+(−1)+1]/5

= -1,4. M < 0 cho thấy hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng của công ty còn kém hiệu quả, công ty đang đánh mất đi những thị trường xuất khẩu hiện có của mình. Sở dĩ xuất hiện tình trạng này là do công ty chưa có sự quan tâm đúng mức dành cho việc xây dựng một chiến lược hay một chương trình mở rộng thị trường, cũng như có các biện pháp đúng mức cần thiết trong việc duy trì số lượng thị trường xuất khẩu. Đây chính là lý do khiến số lượng thị trường xuất khẩu của công ty luôn biến động thất thường. Trước thực trạng này, công ty cần tìm ra những nguyên nhân yếu kém khiến thị trường xuất khẩu của mình bị thu hẹp cũng như có giải pháp về một chiến lược mở rộng thị trường thực sự hiệu quả.

Chưa thực sự tích cực trong việc tìm kiếm thêm khách hàng mới.

Khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với mỗi công ty bởi họ chính là những người đem lại thu nhập cho công ty. Tuy nhận thức được vai trò của khách hàng song dường như công tác tìm kiếm, thiết lập mối quan hệ với các khách hàng mới chưa thực sự hiệu quả. Không những số khách hàng của công ty không tăng mà dường như ngày càng giảm.

Bảng 2.19: Tình hình số lượng khách hàng xuất khẩu của công ty giai đoạn 2003 – 2007 STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1 Số khách hàng hiện tại 13 15 17 14 12 2 Số khách hàng mới 4 3 0 2 1 3 Số khách hàng mất đi 2 1 3 4 0 4 Số khách hàng thực mới=(3)-(2) 2 2 -3 -2 1 5 Số khách hàng khôi phục lại 0 0 0 0 0

(Nguồn: Phòng Xuất Nhập Khẩu). Qua bảng trên ta nhận thấy trong cả giai đoạn 2003 – 2007, bên cạnh việc có thêm những khách hàng mới và mất đi những khách hàng cũ thi công ty không hề khôi phục lại được bất cứ khách hàng nào. Năm 2003 và 2004 là những năm đánh dấu sự thành công của công ty trong việc tìm kiếm các khách hàng mới. Cụ thể năm 2003 có thêm 4 khách hàng mới là: QS, AZOT, YANKANG và WS. Sang đến năm 2004, công ty lại tiếp tục tìm kiếm được thêm 3 khách hàng mới là: CENTRAL PARK, FOOTECH, SAMJI, IKE. Trong đó nổi lên là 2 khách hàng tiềm năng là CENTRAL PARK (Đài Loan) và FOOTECH (Hồng Kông), chỉ riêng việc đặt hàng của 2 khách hàng mới này đã chiếm hơn 40% tổng sản lượng xuất khẩu của công ty và giá trị đặt hàng chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đến năm 2006, với nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới, công ty đã có thêm 2 khách hàng là TRD (Cuba) và KOVIC (Hàn Quốc). Bên cạnh việc có thêm những khách hàng mới thì hàng năm công ty cũng mất đi một lượng lớn khách hàng, đồng thời công ty cũng không khôi phục được lại mối quan hệ với bất cứ khách hàng nào. Vậy đâu là lý do khiến khách hàng ngày càng xa rời công ty. Lý do rất đơn giản là chính công ty đã quên mất khách hàng của mình trước. Sau khi hoàn thành hợp đồng, có được lợi nhuận, công ty đã không còn

quan tâm chú ý tới công tác marketing đối với khách hàng, lơ là khách hàng của mình sau mỗi thương vụ làm ăn mua bán thành công.

2.3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty.rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty.rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty. rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty.

Công tác marketing còn nhiều yếu kém: do không có một phòng marketing riêng cộng với sự hạn chế về nguồn nhân lực marketing đã khiến hoạt động marketing của công ty cũng như việc quản lý quan hệ khách hàng chưa thực sự hiệu quả. Đây chính là nguyên nhân khiến công ty không khôi phục lại được mối quan hệ với bất kỳ một khách hàng nào trong suốt giai đoạn 2003 – 2007. Sự lãng quên của khách hàng đối với công ty cho thấy công ty chưa thực sự biết cách chủ động duy trì, nâng cao mối quan hệ với khách hàng, cũng như chưa có sự chăm sóc khách hàng ngay cả khi đã kết thúc hợp đồng. Như vậy dù cho đội ngũ nhân viên của phòng xuất nhập khẩu có nỗ lực phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo, giá thành sản phẩm bán ra luôn ở mức phải chăng… thì khách hàng cũng vẫn lãng quên hình ảnh của công ty. Công ty đã quên mất rằng mối quan hệ tạo dựng được với khách hàng chính là tài sản vô giá mà doanh nghiệp cần phải giữ gìn.

Chưa có một định hướng chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu: đây chính

là lý do của sự bất hợp lý trong cơ cấu thị trường xuất khẩu. Việc quá chú trọng tới thị trường EU sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Thực tế đã cho thấy đơn hàng giầy thể thao gặp nhiều khó khăn đặc biệt là cuối năm 2006 do ảnh hưởng của vụ kiện chống bán phá giá của EU. Đồng thời việc chỉ tập trung vào một thị trường đã khiến công ty có sự nơi lỏng đối với các khu vực thị trường khác. Đây là nguyên nhân khiến tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu của công ty có dấu hiệu ngày càng sụt giảm.

Chưa quan tâm đúng mức tới khâu quảng bá, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu: điều mà công ty giầy Thượng Đình chưa làm được là để

cho khách hàng, người tiêu dùng thế giới biết mình là ai, sản phẩm của mình

gồm có gì… Đối với các công ty trên thế giới thì lượng xuất khẩu càng tăng đồng nghĩa với việc tăng chi phí cho quảng cáo và tiếp thị sản phẩm. Nhưng đối với công ty giầy Thượng Đình lại không phải vậy, chi phí dành cho quảng cáo và tiếp thị sản phẩm chiếm một tỷ lệ rất rất nhỏ trong doanh thu

Một phần của tài liệu Hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình (Trang 77 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w