Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình phát triển và mở

Một phần của tài liệu Hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình (Trang 83)

rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty.

Công tác marketing còn nhiều yếu kém: do không có một phòng marketing riêng cộng với sự hạn chế về nguồn nhân lực marketing đã khiến hoạt động marketing của công ty cũng như việc quản lý quan hệ khách hàng chưa thực sự hiệu quả. Đây chính là nguyên nhân khiến công ty không khôi phục lại được mối quan hệ với bất kỳ một khách hàng nào trong suốt giai đoạn 2003 – 2007. Sự lãng quên của khách hàng đối với công ty cho thấy công ty chưa thực sự biết cách chủ động duy trì, nâng cao mối quan hệ với khách hàng, cũng như chưa có sự chăm sóc khách hàng ngay cả khi đã kết thúc hợp đồng. Như vậy dù cho đội ngũ nhân viên của phòng xuất nhập khẩu có nỗ lực phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo, giá thành sản phẩm bán ra luôn ở mức phải chăng… thì khách hàng cũng vẫn lãng quên hình ảnh của công ty. Công ty đã quên mất rằng mối quan hệ tạo dựng được với khách hàng chính là tài sản vô giá mà doanh nghiệp cần phải giữ gìn.

Chưa có một định hướng chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu: đây chính

là lý do của sự bất hợp lý trong cơ cấu thị trường xuất khẩu. Việc quá chú trọng tới thị trường EU sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Thực tế đã cho thấy đơn hàng giầy thể thao gặp nhiều khó khăn đặc biệt là cuối năm 2006 do ảnh hưởng của vụ kiện chống bán phá giá của EU. Đồng thời việc chỉ tập trung vào một thị trường đã khiến công ty có sự nơi lỏng đối với các khu vực thị trường khác. Đây là nguyên nhân khiến tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu của công ty có dấu hiệu ngày càng sụt giảm.

Chưa quan tâm đúng mức tới khâu quảng bá, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu: điều mà công ty giầy Thượng Đình chưa làm được là để

cho khách hàng, người tiêu dùng thế giới biết mình là ai, sản phẩm của mình

gồm có gì… Đối với các công ty trên thế giới thì lượng xuất khẩu càng tăng đồng nghĩa với việc tăng chi phí cho quảng cáo và tiếp thị sản phẩm. Nhưng đối với công ty giầy Thượng Đình lại không phải vậy, chi phí dành cho quảng cáo và tiếp thị sản phẩm chiếm một tỷ lệ rất rất nhỏ trong doanh thu bán hàng của công ty. Bên cạnh đó mỗi khi có dịp tham sự và các hội chợ, triển lãm quốc tế thì mục đích của công ty là chỉ lấy đơn hàng xuất khẩu làm chính, mà bỏ đi tầm nhìn xa hơn là giới thiệu sản phẩm với các đối tác, quảng bá hình ảnh của công ty. Bên cạnh đó, công ty vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Sở dĩ có tình trạng này là do sự nhận thức chưa đúng về thương hiệu. Thương hiệu không chỉ giúp công ty chống lại sự “làm nhái, làm giả” sản phẩm mà nó còn giúp công ty xây dựng và củng cố uy tín cũng như hình ảnh của mình. Nếu có sự nhận thức đúng đắn về thương hiệu chắc chắn giầy Thượng Đình sẽ được bạn bè thế giới biết đến nhiều hơn nữa.

Bộ phận thiết kế còn hoạt động kém hiệu quả: giầy dép là một mặt hàng thời

trang nên thiêt kế là một khâu vô cùng quan trọng. Tuy nhiên việc thiết kế để đưa ra những sản phẩm mới của công ty lại khá rụt rè. Phần lớn sự cải tiến các mẫu thiết kế sản phẩm chỉ dành cho giầy vải và giầy thể thao. Bên cạnh đó, hoạt động của phòng chế thử mẫu còn nhiều hạn chế. Thời gian giao mẫu và chất lượng mẫu còn có lúc chưa đáp ứng được được yêu cầu của khách hàng như màu sắc chưa đúng, các chi tiết chưa chuẩn… Nguyên nhân là do mẫu phát triển ngày càng phức tạp và đòi hỏi thời gian giao hàng gấp trong khi nguồn vật tư cho mẫu chưa phong phú, vật tư không đồng bộ và chất lượng đôi khi không ổn định.

Đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế: Hiện nay cán bộ quản lý nội bộ doanh nghiệp vẫn còn yếu kém, kém phát triển, không chuyên nghiệp, chính vì vậy mà công ty gặp nhiều khó khăn khi đưa ra một chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, một chiến lược xuất khẩu thực sự hiệu quả… Một hạn chế nữa mà đa phần các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp phải là trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp quốc tế của cán bộ nhân viên còn hạn

chế. Đây là một khó khăn lớn trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, do sự yếu kém này mà kiến thức về thị trường nước ngoài còn hạn chế, công ty nhiều khi còn nóng vội, chưa kiên nhẫn trong việc nghiên cứu và thâm nhập thị trường nước ngoài, nhất là những thị trường khó tính, rất dễ dẫn đến những quyết định sai lầm.

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GIẦY CỦA CÔNG TY

TNHH MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH 3.1. Dự báo về thị trường xuất khẩu của ngành giầy dép Việt Nam

3.1.1. Dự báo nhu cầu sản phẩm giầy dép thế giới.

Là một ngành hướng ra xuất khẩu, ngành giầy dép Việt Nam đã và đang là nguồn cung cấp giầy dép tiềm năng cho các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng giầy dép của các nước trên thế giới ngày càng tăng cùng với sự cải thiện của đời sống kinh tế xã hội. Dự báo đến năm 2008, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giầy dép của thế giới vẫn tiếp tục tăng, bởi giầy dép là một trong các sản phẩm tiêu dùng thời trang không thể thiếu được, đặc biệt là ở các nước có khí hậu lạnh, người dân không thể không đi giầy.

Về xu hướng tiêu dùng, thời trang giầy dép có liên quan mật thiết đến sự phát triển thời trang trong cách ăn mặc. Theo một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, người dân ở các nước EU có xu hướng chuyển sở thích từ quần áo sang trọng sang quần áo bình thường hơn. Xu hướng này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường giầy dép. Theo đó, giầy vải và giầy thể thao đã trở thành những sản phẩm chấp nhận được trong những trường hợp không phải đi làm và bây giờ mọi lứa tuổi đều có thể sử dụng. Bên cạnh đó, xu hướng thời trang giầy dép hiện nay không còn phụ thuộc quá nhiều vào các nhà thiết kế, mà ảnh hưởng bởi mong muốn được thoải mái, đa năng và mang tính cá nhân. Ngoài ra, thời trang giầy dép còn bị ảnh hưởng bởi thể thao, phim ảnh, âm nhạc, sự kiện nghệ thuật và văn hóa của giới trẻ. Giới trẻ hay thay đổi nhưng nhãn hiệu vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự lựa chọn của họ. Đây là một điểm bất lợi đối với các công ty kinh doanh xuất khẩu giầy dép của Việt Nam, bởi hầu hết người tiêu dùng ở nước nhập khẩu vẫn chưa biết đến thương hiệu của da giầy Việt Nam.

Về giá cả, do xu hướng biến động giá cả nguyên vật liệu trên thế giới trong thời gian qua đã khiến cho giá cả của mặt hàng giầy dép có xu hướng tăng, đây là một bất lợi bởi sản phẩm giầy dép xuất khẩu của ta vốn dĩ đã khó cạnh tranh với hàng giá rẻ của Trung Quốc. Bên cạnh đó, ưu thế của ta về công lao động vẫn là nhân tố cạnh tranh giúp giảm giá thành sản phẩm nhưng nay đã bắt đầu bộc lộ những khó khăn và biến động lớn, do người lao động có xu hướng dịch chuyển sang các ngành dịch vụ có thu nhập cao hơn.

3.1.2. Triển vọng về thị trường xuất khẩu của ngành giầy dép Việt Nam.

Hiện nay giầy dép Việt Nam đứng thứ tư trong top 10 nước xuất khẩu hàng đầu vào thị trường 25 nước. Trong đó, EU và Mỹ là hai thị trường tiêu thụ giầy dép lớn nhất thế giới. Ở khu vực Châu Á, nước ta đứng thứ ba trong số các nước xuất khẩu giầy dép lớn nhất vào Nhật Bản, chỉ sau Trung Quốc và Italia…

Thị trường EU, EU là một trong những thị trường sản xuất và tiêu thụ giầy dép và đồ da lớn nhất thế giới, chiếm gần 30% mức tiêu thụ toàn cầu. Người EU tiêu thụ khoảng 2 tỷ đôi giầy/năm, trong đó thị trường nội địa cung ứng khoảng 45 – 50%, phần còn lại là nhập khẩu, các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu có giá thấp, chất lượng từ thấp tới trung bình. Việt Nam là nước đứng thứ hai trong việc nhập khẩu giầy dép vào EU sau Trung Quốc, đạt giá trị 2,184 tỷ USD trong năm 2007, chiếm 7,2% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của EU. Nhìn chung, giầy dép Việt Nam xuất khẩu vào EU tăng trưởng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay, 33 mã hàng giầy thể thao và giầy mũ da bị áp thuế chống bán phá giá, nhưng các chủng loại khác vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan của EU và không bị hạn chế về số lượng. Giầy dép mặc dù bị áp thuế chống bán phá giá 10% nhưng vẫn tăng 11,4% so với năm 2006. Nhu cầu nhập khẩu giầy dép những năm gần đây của thị trường EU khoảng trên 29 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, năm 2008, xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vào EU sẽ khó khăn hơn và dự báo chỉ tăng trưởng 8% (so với 11,4% của năm 2007) vì nhu cầu thị trường này yếu bởi tăng trưởng kinh tế chậm lại do kinh tế toàn cầu suy giảm bởi tác động của kinh tế Mỹ và dư âm của cuộc khủng hoảng trên thị

trường tài chính. Ngoài ra, năm 2008 cũng năm bất lợi trong xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU, bởi EU đã dự kiến đưa toàn bộ hàng hóa thuộc danh mục XII (chủ yếu là giầy dép) ra khỏi danh sách hưởng thuế ưu đãi GSP bên cạnh việc duy trì thuế chống bán phá giá đến hết tháng 10/2008. Do đó về công tác thị trường, năm 2008 Bộ Công Thương cho rằng Việt Nam cần tiếp tục khai thác triệt để các thị trường trọng điểm có kim ngạch lớn như Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, đồng thời kết hợp với đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào các thị trường mới của khu vực EU như Cộng hòa Séc, Hungary, Balan. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp da giầy Việt Nam cũng nên tìm hướng cho thị trường xuất khẩu mới, tránh phụ thuộc quá nhiều vào EU. Bên cạnh việc chuyển đổi thì đa dạng hóa thị trường cũng hết sức cần thiết. Các chuyên gia về thị trường cho rằng, sở dĩ Việt Nam bị nhiều vụ kiện, trước hết bởi tốc độ tăng trưởng quá nóng của một số mặt hàng xuất khẩu chỉ tập trung vào một thị trường, gây cảm giác lo ngại cho các nhà sản xuất ở nước sở tại.

Thị trường Hoa Kỳ, Hoa Kỳ hiện là thị trường nhập khẩu giầy dép lớn nhất thế giới, bình quân mỗi năm người tiêu dùng Mỹ tiêu thụ 35 tỷ USD giầy dép khoảng 2 tỷ đôi, trong đó giầy thể thao chiếm 35%. Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vào Hoa Kỳ năm 2007 đạt 900 triệu USD, tăng 12% so với năm 2006. Tuy nhiên quy mô xuất khẩu còn khiêm tốn so với dung lượng thị trường Hoa Kỳ bởi nhập khẩu giầy dép của Hoa Kỳ vào khoảng 17 – 18 tỷ USD/ năm, chiếm 1/3 dung lượng thị trường thế giới. Mục tiêu phấn đấu của Việt Nam năm 2008 là đạt kim ngạch 1,1 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2007, chiếm khoảng trên 5% kim ngạch nhập khẩu giầy dép của Hoa Kỳ, so với 4% năm 2007. Tuy thị phần giầy dép Việt Nam tại thị trường Hoa kỳ còn rất khiêm tốn nhưng với việc Việt Nam gia nhập WTO thì các sản phẩm giầy dép xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ sẽ còn tăng mạnh hơn nữa nhờ chính sách thuế ưu đãi. Bên cạnh đó, hiện nay các nhà nhập khẩu giầy dép của Hoa Kỳ đang có kế hoạch mở rộng hướng đặt hàng từ Việt Nam, nhất là các loại hàng có yêu cầu sản xuất phức tạp và chất lượng từ trung bình khá trở lên.

Thị trường Nhật Bản, cũng giống như thị trường Mỹ nhu cầu nhập khẩu giầy dép cũng đang trong xu hướng tăng, tập trung chủ yếu vào các loại giầy có đế ngoài và mũ giầy bằng cao su hoặc plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp, dép xốp, dép quai hậu. Tuy nhiên, Nhật Bản là một thị trường cạnh tranh cao do mặt hàng giầy dép được nhập khẩu từ nhiều nước và lượng hàng nhập khẩu nhiều, bên cạnh đó người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá các sản phẩm hàng trong nước và ngoài nước theo tiêu chí họ chấp nhận trả giá cao hơn một chút những sản phẩm chất lượng tốt.

Ngoài ba thị trường trên thì giầy dép xuất khẩu xủa Việt Nam cũng còn nhiều thị trường tiềm năng khác như Canada, Hàn Quốc, Malaysia, Braxin, Australia, Mexico… vì nhu cầu nhập khẩu giầy dép của các thị trường này cũng đang tăng mạnh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải tiếp tục tăng cường tìm kiếm và khai thác các thị trường tiềm năng khác như Trung Đông, Châu Phi, đồng thời tiếp tục đầu tư, đổi mới công nghệ để sản xuất các sản phẩm cao cấp, tập trung vào những mặt hàng không bị áp thuế như giầy thể thao và giầy trẻ em.

3.2. Phương hướng phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty giầy Thượng Đình trong thời gian tới.giầy của công ty giầy Thượng Đình trong thời gian tới.giầy của công ty giầy Thượng Đình trong thời gian tới. giầy của công ty giầy Thượng Đình trong thời gian tới.

3.2.1. Dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh và mục tiêu xuất khẩu của công ty năm 2008.công ty năm 2008. công ty năm 2008.

Các chỉ tiêu ĐVT Thực hiện năm 2007 Kế hoạch năm 2008 2007 2008 % TH KH Ghi Chú 1. Giá trị SXCN Tỷ đồng 225,0 235,0 – 250,0 104,5% - 111% 2. Doanh thu Tỷ đồng 210,0 225,0 – 235,0 114% - 123%

3. Kim ngạch xuất khẩu Tr.USD 8,955 10,200 – 11,000 107% - 116%

4. Thu nhập doanh nghiệp Tỷ đồng 0,800 1,000 – 1,500 125% - 188%

5. Tổng sản phẩm Triệu.đôi 7,538 7,800 – 8,000 103% - 106%

5.1. Giầy vải xuất khẩu Triệu.đôi 1,583 1,700 – 1,900 107% - 120%

5.2. Giầy thể thao XK Triệu.đôi 1,432 1,500 – 1,600 104,7% – 111,7%

5.3. Giầy vải nội địa Triệu.đôi 4,523 4,600 – 4,700 101,7% - 104% Trong đó:

a. Sản xuất tại công ty Triệu.đôi 5,563 5,500 – 5,700 102%

5.1. Giầy vải xuất khẩu Triệu.đôi 1,583 1,700 – 1,900 107% - 120% Kể cả dép Nhật

5.2. Giầy vải nội địa Triệu.đôi 3,980 3,800 95,5%

b. Sản xuất tại Hà Nam Triệu.đôi 1,575 1,900 – 2000 120% - 127%

5.1. Giầy thể thao Triệu.đôi 1,032 1,500 – 1,600 145% - 155% Kể cả giầy đá bóng

5.2. Giầy vải nội địa Triệu.đôi 0,543 0,800

c. Gia công thành phẩm Triệu.đôi 0,400 0,380 – 0,410 100%

6. Tiêu thụ nội địa Triệu.đôi 4,700 4,900 – 5,000 104% - 106%

7. Thu nhập bình quân 1000 đ 1.700 1.900 – 2.000 12% - 118%

Để thực hiện được mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu là 11 triệu USD trong năm 2008, công ty giầy Thượng Đình cần tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, cũng như tìm kiếm thêm các khách hàng mới để đáp ứng yêu cầu sản

Một phần của tài liệu Hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w