1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo ở trường cao đẳng nghề công nghệ hà tĩnh

107 583 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 791 KB

Nội dung

Bảng các nghề đầu tư trọng điểm ...26Bảng 2.2: Quy mô đào tạo của nhà trường qua các năm ...27Bảng 2.3: Kết quả lấy ý kiến của cán bộ quản lý đánh giá về những nội dung chủyếu trong quản

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ DUNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

NGHỆ AN, NĂM 2014

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ DUNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

MÃ SỐ: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Sỹ Tùng

Trang 4

NGHỆ AN, NĂM 2014

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Luận văn khoa học, là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu khoa họccủa tác giả tại trường Đại học Vinh cùng với sự giúp đỡ tận tình của các giảngviên cũng như sự cố gắng học hỏi của bản thân

Tác giả tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới BGH trường Đại học Vinh các nhà khoahọc các giảng viên, đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức cho tác giả trong việc nghiêncứu đề tài

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Ngô Sỹ Tùng, người đã tận

tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoànthành luận văn theo đúng kế hoạch

Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, lãnh đạo các phòng, khoa, công ty,cán bộ giáo viên và các em học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ

Hà Tĩnh giáo đã động viên và giúp đỡ, đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu, số liệu

và tạo điều kiện về mọi mặt trong quá trình tác giả thực hiện đề tài

Mặc dù đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và bằng nỗ lực cố gắng của bảnthân để hoàn thành đề tài luận văn, song do kinh nghiệm công tác còn hạn chế nêntrong quá trình nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn sẽ không tránh khỏinhững thiếu sót Kính mong các nhà khoa học, các nhà giáo cũng như các bạnđồng nghiệp bằng những góp ý, chỉ dẫn để tác giả tiếp tục bổ sung cho luận vănđược hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Nghệ An, tháng 4 năm 2014

Tác giả

Trang 6

Trần Thị Dung

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Những đóng góp của luận văn 4

9 Cấu trúc của luận văn 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO 5 Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 5

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1 2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 6

1.2.1.Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 6

1.2.1.1 Khái niệm quản lý 6

1.2.1.2 Quản lý giáo dục 8

1.2.1.3 Quản lý nhà trường 9

1.2.2 Đào tạo, hoạt động đào tạo 12

1.2.3 Quản lý hoạt động đào tạo 13

1.3 Một số vấn đề về hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng nghề 14

1.3.1 Đặc điểm của trường Cao đẳng nghề 14

Trang 8

1.3.2 Mục tiêu đào tạo cuả trường Cao đẳng nghề 15

1.3.3 Nội dung đào tạo ở trường Cao đẳng nghề 15

1.4 Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng nghề 16

1.4.1 Nội dung quản lý hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng nghề 16

1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng nghề 18

1.4.2.1 Cơ chế chính sách của nhà nước 18

1.4.2.2 Môi trường 18

1.4.2.3 Các yếu tố bên trong 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH 24

2.1 Khái quát về trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh 24

2.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của nhà Trường 24

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của nhà Trường 24

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà Trường 25

2.1.4 Quá trình hoạt động đào tạo của nhà Trường 25

2.1.4.1 Nguyên lý phương châm dạy nghề 25

2.1.4.2 Các chuyên ngành đào tạo 25

2.1.4.3 Các hệ đào tạo nghề 26

2.1.4.4 Quy mô đào tạo của nhà trường 27

2.1.4.5 Tình hình cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy 27

2.1.4.6 Tình hình đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý 28

2.2 Thực trạng hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh .29

2.2.1 Công tác tuyển sinh 29

Trang 9

2.2.2 Công tác xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo 292.2.3 Hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên 322.2.4 Hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên 332.2.5 Công tác tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hổ trợ công tác đào tạo củanhà trường 352.2.6 Các hoạt động liên kết, phối hợp giữa nhà trường với các cơ sở sản xuất 352.2.7 Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ côngtác đào tạo 352.2.8 Công tác kiểm tra, đánh giá, xác định trình độ và cấp văn bằng, chứng chỉ 362.3 Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Công nghệ

Hà Tĩnh 362.3.1 Thực trạng quản lý công tác giảng dạy của đội ngũ giảng viên 382.3.2 Thực trạng quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HS - SV 422.3.3 Thực trạng công tác tổ chức và quản lý mối liên kết đào tạo giữa nhàtrường với các cơ sở sản xuất 472.3.4 Thực trạng quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹthuật phục vụ công tác đào tạo 502.3.5 Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo trongnhà trường 522.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳngnghề Công nghệ Hà Tĩnh 542.4.1 Ưu điểm 542.4.2 Nhược điểm 56

Trang 10

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO 59

Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH 59

3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 59

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 59

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 59

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 60

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 60

3.2 Một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh 61

3.2.1 Quản lý điều chỉnh mục tiêu chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn 61 3.2.1.1 Mục tiêu của giải pháp 61

3.2.1.2 Nội dung của giải pháp 61

3.2.1.3 Phương pháp thực hiện giải pháp 62

3.2.1.4 Điều kiện để thực hiện biện pháp 63

3.2.2 Tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy và đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên 64

3.2.2.1 Mục tiêu của giải pháp 64

3.2.2.2 Nội dung của giải pháp 65

3.2.2.3 Phương pháp tổ chức thực hiện của giải pháp 66

3.2.2.4 Điều kiện thực hiện 67

3.2.3 Tăng cường quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh - sinh viên 68

3.2.3.1 Mục tiêu của biện pháp 68

3.2.3.2 Nội dung của giải pháp 69

Trang 11

3.2.3.3 Phương pháp tổ chức thực hiện của giải pháp 70

3.2.3.4 Điều kiện thực hiện biện pháp 71

3.2.4 Tăng cường các hình thức phối hợp đào tạo giữa nhà trường với các cơ sở sản xuất, mở rộng hợp tác quốc tế 71

3.2.4.1 Mục tiêu của các giải pháp 71

3.2.4.2 Nội dung giải pháp 72

3.2.4.3 Phương pháp tổ chức thực hiện của giải pháp 73

3.2.4.4 Điều kiện thực hiện giải pháp 74

3.2.5 Tăng cường công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo 74

3.2.5.1 Mục tiêu của giải pháp 74

3.2.5.2 Nội dung của giải pháp 75

3.2.5.3 Phương pháp tổ chức thực hiện của giải pháp 75

3.2.5.4 Điều kiện thực hiện 76

3.2.6 Đổi mới quản lý các hoạt động kiểm tra đánh giá công tác đào tạo trong nhà trường 77

3.2.6.1 Mục tiêu của giải pháp 77

3.2.6.2 Nội dung của giải pháp 77

3.2.6.3 Phương pháp tổ chức thực hiện của giải pháp 78

3.2.6.4 Điều kiện thực hiện 79

3.2.7 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động đào tạo .80

3.2.7.1 Mục tiêu của giải pháp 80

3.2.7.2 Nội dung của giải pháp 80

Trang 12

3.2.7.3 Phương pháp tổ chức thực hiện của giải pháp 81

3.2.7.4 Điều kiện thực hiện 82

3.3 Sự cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất 83

Bảng 3.1: Đánh giá tính cần thiết của các giải pháp đề xuất 84

Bảng 3.2: Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất 85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

1 Kết luận: 88

2 Kiến nghị: 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

Trang 13

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Hình 1.1 Sơ đồ mối liên hệ các yếu tố cấu thành nhà trường .11Hình 1.2 Quá trình đào tạo và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo 19Hình 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng trong trường dạy nghề .21Hình 1.4 Bảng các nghề đầu tư trọng điểm 26Bảng 2.2: Quy mô đào tạo của nhà trường qua các năm .27Bảng 2.3: Kết quả lấy ý kiến của cán bộ quản lý đánh giá về những nội dung chủyếu trong quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ HàTĩnh .37Bảng 2.4: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý công tác giảng dạy của đội ngũgiáo viên 41Bảng 2.5 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động học tập và rèn luyệncủa HSSV .46Bảng 2.6 Kết quả khảo sát thực trạng công tác tổ chức và quản lý mối liên kếtđào tạo giữa nhà trường với các cơ sản xuất .49Bảng 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá chấtlượng đào tạo trong nhà trường 53Bảng 3.1: Đánh giá tính cần thiết của các giải pháp đề xuất……… 85Bảng 3.2: Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất

……… 86

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đào tạo nghề cho người lao động có một vị trí quan trọng trong chiếnlược phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia trên thế giới Thực hiện tốtviệc đào tạo nghề là giúp cho mỗi quốc gia có được đội ngũ công nhân kỹthuật có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, làm chủ máy móc, côngnghệ hiện đại là yếu tố quyết định thắng lợi trong phát triển kinh tế - xã hộicủa mỗi quốc gia

Ở Việt Nam đào tạo nghề có lịch sử phát triển lâu dài, gắn với sự xuấthiện và tồn tại của nền văn minh lúa nước Ngày nay trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế đào tạo nghềđóng vai trò quan trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực của đất nước

Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “ Đổimới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiệnđại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế ’’ và “ Giáo dục Đào tạo

có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con ngườiViệt Nam” Luật giáo dục đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là:

“Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độnghề khác nhau, có đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tácphong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động cókhả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cốquốc phòng, an ninh”

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 đã khẳng định: “ Pháttriển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao

là một đột phá chiến lược’’ Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội, đàotạo nguồn nhân lực chất lượng cao, mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút cácnguồn lực đầu tư trong và ngoài nước

Trang 15

Thực hiện chiến lược phát triển dạy nghề tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013 –

2020 dạy nghề cơ bản đáp ứng nhu cầu thị trường lao động cả về số lượng,chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, chất lượng đào tạo một sốnghề đạt trình độ các nước trong khu vực, đáp ứng nguồn nhân lực cho cáckhu kinh tế trọng điểm của tỉnh Hà Tĩnh

Hiện nay công tác quản lý đào tạo ở các trường dạy nghề vẫn cònnhững hạn chế nhất định trước nhu cầu lao động của xã hội:

- Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề chưa đáp ứng được các kỹ năngnghề nghiệp

- Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ, thiếu kỹ năng trong giảng dạy thựchành, giảng dạy tích hợp, thiếu kinh nghiệm thực tế

- Chất lượng đầu vào của học sinh, sinh viên chủ yếu là xét tuyển,chất lượng đầu vào thấp, tâm lý người học chưa mặn mà với học nghề

Đối với Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh trong những nămqua công tác quản lý đào tạo tại đã đạt được nhiều thành tích trong dạy nghề,tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại hạn chế về: mục tiêu đào tạo,đội ngũ giáo viên, chất lượng đào tạo, sự phối kết hợp với các cơ sở sản xuấtchưa đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội Với những lý do trên, tác giả

chọn đề tài:“Một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh’’ để nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Từ cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số giải pháp quản

lý hoạt động đào nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghềCông nghệ Hà Tĩnh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động đào tạo tạiTrường Cao đẳng nghề

Trang 16

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạotại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh.

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất các giải pháp trong quản lý hoạt động đào tạo có tính khoahọc và có tính khả thi, phù hợp với điều kiện nhà trường và được áp dụngđồng bộ thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghềCông nghệ Hà Tĩnh

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa, phân tích các vấn đề lý luận về quản lý, quản lý đàotạo nghề ở Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo tại trườngCao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh

5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nhằm nâng caochất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạotại trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh

6.2 Giới hạn khách thể điều tra

Ban giám hiệu, các phòng, khoa, tổ chuyên môn, cán bộ giáo viên củanhà trường

Học sinh, sinh viên cuả trường

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

Gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, tài liệu lý luận vềquản lý nhà trường và quản lý hoạt động đào tạo ở dạy nghề trong và ngoàinước để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

Trang 17

Các văn bản pháp quy như: Chỉ thị, thông tư ,quy chế hướng dẫn của

Bộ Giáo dục và Đào tạo

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Phương pháp điều tra; phương pháp quan sát; phương pháp phân tích

và tổng kết kinh nghiệm giáo dục; phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

8 Những đóng góp của luận văn

Tổng kết công tác quản lý hoạt động đào tạo tại Trường Cao đẳng nghềCông nghệ Hà Tĩnh từ năm 2009 đến nay

Đánh giá những thành tựu đạt được, những tồn tại hạn chế trong quản

lý hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng nghệ Công nghệ Hà Tĩnh

Đề xuất các giải pháp trong quản lý hoạt động đào tạo có tính hiệu quả,thiết thực và khả thi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghềtại trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận luận văn có 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động đào tạo ở các trườngCao đẳng nghề

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo ở TrườngCao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh

Chương 3: Một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo ở Trường Caođẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Xã hội đang ngày càng phát triển, giáo dục đào tạo đóng vai trò vôcùng quan trọng trong sự tiến bộ của loài người, và đạt được nhiều thành tựuquan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội góp vào sự phát triển kinh

tế xã hội của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế Toàn cầu hóa và hội nhậpquốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu

Quản lý giáo dục nói chung và quản lý đào tạo nghề nói riêng đã vàđang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Từ trước đến nay, đã có nhiềucông trình nghiên cứu về quản lý giáo dục, quản lý đào tạo đã được công bốcủa các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Bá Lãm, Đặng Xuân Hải, ĐặngQuốc Bảo, Vũ Cao Đàm, Trần Khánh Đức, Phạm Viết Vượng Các côngtrình trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận rất cơ bản về khoa học quản lýnhư bản chất của hoạt động quản lý, các thành phần cấu trúc, các giai đoạncủa hoạt động quản lý, đồng thời chỉ ra các phương pháp và nghệ thuật trongquản lý Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ dừng lại ở phương diện lý luận

là chủ yếu, việc ứng dụng vào từng lĩnh vực, vào từng cơ sở giáo dục chưanhiều Đặc biệt trong hoạt động quản lý đào tạo ở lĩnh vực dạy nghề vẫn cònít

Chính vì vậy việc nghiên cứu “Một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo” tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh là đòi hỏi tính cấp

thiết và phù hợp với nhà Trường trong giai đoạn hiện nay, tạo sự chuyển biếntrong quản lý đào tạo, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và nhucầu của xã hội

Trang 19

1 2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1.Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.2.1.1 Khái niệm quản lý

Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại

và phát triển đều phải dựa vào nỗ lực của cá nhân, của một tổ chức dù là mộtnhóm nhỏ hay với quy mô rộng hơn tầm quốc gia, quốc tế đều phải thừa nhận

và chịu một sự quản lý nào đó C.Mác viết: “Bất kỳ lao động nào có tính xã

hội chung và trực tiếp được thực hiện với quy mô tương đối lớn, đều ít nhiều cần đến sự quản lý Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình nhưng một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”[11, tr 29-30] Như vậy, có thể nói

hoạt động quản lý là tất yếu nảy sinh khi con người lao động tập thể và tồn tại

ở mọi loại hình tổ chức, mọi xã hội Do đó, khái niệm quản lý được nhiều tácgiả đưa ra theo nhiều cách tiếp cận khác nhau

- Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: “Quản lý

là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [3, tr.13]

- Theo Nguyễn Văn Bình thì: “Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục

tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những người khác” [9, tr.176]

- Theo Đỗ Hoàng Toàn: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định

hướng của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến chuyển của môi trường” [25, tr.43]

- Mai Hữu Khuê quan niệm: “Quản lý là sự tác động có mục đích tới

tập thể những người lao động nhằm đạt được những kết quả nhất định và mục đích đã định trước” [17, tr.19- 20].

Trang 20

- Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là một quá trình

có định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” [14; tr.17]

- Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế

hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [25; tr.24].

- Theo Trần Quốc Thành đã đưa ra định nghĩa chung về quản lý ở dướihai góc độ:

+ Theo góc độ chính trị xã hội thì quản lý là sự kết hợp giữa tri thức với

lao động Vì vậy quản lý được xem là một tổ hợp các cách thức, phương pháptác động vào đối tượng nhằm thúc đẩy sự phát triển xã hội

+ Theo góc độ hành động thì quản lý là quá trình điều khiển Chủ thể

quản lý quá trình điều khiển đối tượng quản lý để đạt tới mục tiêu đã dặt ra

Từ những cơ sở trên tác giả đưa ra định nghĩa: “Quản lý là sự tác động

có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển hướng dẫn các quá trình

xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với

ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan” [26]

Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xácđịnh; nó thể hiện mối quan hệ chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, đây làquan hệ giữa mệnh lệnh và phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc.Ngoài ra quản lý là sự tác động mang tính chủ quan phù hợp với quy luậtkhách quan và bao giờ cũng quản lý con người

Các định nghĩa trên, tuy nhấn mạnh mặt này hay mặt khác nhưng điểmchung thống nhất đều coi quản lý là hoạt động có tổ chức, có mục đích nhằmđạt tới mục tiêu xác định Trong quản lý bao giờ cũng có chủ thể quản lý,khách thể quản lý quan hệ với nhau bằng những tác động quản lý Nói một

Trang 21

cách tổng quát nhất, có thể xem quản lý là: Một quá trình tác động gây ảnhhưởng, có mục đích có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lýnhằm đạt được mục tiêu đề ra.

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Giáo dục là một dạng hoạt động đặc biệt có nguồn gốc từ xã hội Bảnchất của hoạt động giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệmlịch sử - xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nốitiếp nhau phát triển, kế thừa những tinh hoa văn hóa của dân tộc, nhân loại,

bổ sung, hoàn thiện,, trên cơ sở đó không ngừng củng cố và phát triển Quản

lý giáo dục được các nhà lý luận và nhà quản lý, các tác giả đưa ra một sốđịnh nghĩa dưới các góc độ khác nhau:

- Ml Konđacốp cho rằng:“ Quản lý giáo dục là tập hợp tất cả các biện

pháp, tổ chức kế hoạch hóa, công tác cán bộ nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan HTGD để tiếp tục và mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng ’’.[18]

- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục thực chất là tác

động một cách khoa học đến nhà trường, nhằm tổ chức tối ưu các quá trình dạy học, giáo dục thể chất, theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, tiến tới mục tiêu, dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mơi” [25]

Trong thực tế cho thấy quản lý giáo dục là quá trình tác động có ý thức,

kế hoạch, tổ chức và hợp quy luật của các cơ quan quản lý giáo dục tới cáckhâu của hệ thống giáo dục nhằm làm cho các cơ sở giáo dục vận hành đượcbình thường và đạt tới các mục tiêu giáo dục đề ra Tuy nhiên, sự tác động đókhông chỉ đơn thuần một hướng, QLGD trong đó có quản lý công tác đào tạo

mà tâm điểm là quản lý hoạt động dạy và học do đó những tác động tác độnglên nó là những tác động kép Sinh thời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đề

cập đến bản chất của QLGD là: “Quản lý thế nào để thầy học tốt, trò học tốt,

tất cả để phục vụ hai tốt”.

Trang 22

Như vậy, quan điểm về quản lý giáo dục có thể có những cách diễn đạtkhác nhau, song trong mỗi cách định nghĩa đều đề cập tới bản như sau:

Chủ thể quản lý giáo dục; khách thể quản lý giáo dục; mục tiêu quản lýgiáo dục ngoài ra còn kể tới cách thức (phương pháp quản lý giáo dục) vàcông cụ (hệ thống văn bản qui phạm pháp luật) quản lý giáo dục

QLGD là một lĩnh vực khoa học, đòi hỏi tính chuyên môn cao là công

cụ giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức triển khai các hoạt động giáo dụcnhất là hoạt động dạy và học, thực hiện tốt các chức năng quản lý công tácgiáo dục, bao gồm: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá quátrình giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhàtrường

1.2.1.3 Quản lý nhà trường

Trường học là nơi diễn ra các hoạt động giảng dạy và học tập là cái nôitinh thần của mỗi dân tộc Do vậy các lĩnh vực cần quản lý trước tiên trongnhà trường là quản lý giảng dạy và học tập, tức là quản lý giáo viên và họcsinh Tiếp theo là quản lý cán bộ, cơ sở vật chất, tài chính, trang thiết bị dạyhọc, quản lý các hoạt động xã hội của giáo viên và học sinh, để tạo điều kiệncho nhà trường hoạt động, trường phải có đầy đủ các bộ phận liên quan, cán

bộ, nhân viên theo các quy định của Điều lệ dành cho trường theo từng cấphọc khác nhau Tất cả các bộ phận đều góp phần quan trọng trong việc đảmbảo cho trường thực hiện các nhiệm vụ chính trị và chuyên môn của từng loạihình trường Trường có lĩnh vực hoạt động gì, thì cần đưa lĩnh vực đó vàokhuôn khổ quản lý

Có thể nói quản lý trường học là lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, điềuhành và kiểm tra, điều chỉnh quá trình giảng dạy của giáo viên và hoạt độnghọc tập của trò, đồng thời quản lý những điều kiện cơ sở vật chất, tinh thầnphục vụ cho hoạt động dạy và học nhằm đạt được mục đích của giáo dục đàotạo

Trang 23

Điều kiện đào tạo (Đ)

Môi trường đào tạo (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) (Mô)

Bộ máy đào tạo (B)

Qui chế đào tạo (Qi)

Có thể bố trí mười nhân tố trên trong một hình sao (để dễ hình dung)

mà nút bấm quản lý ở trung tâm ngôi sao (hình 1.1) Quản lý liên kết các nhân

tố làm cho chúng vận động tạo ra sự phát triển toàn vẹn của quá trình đào tạo

M : Mục tiêu đào tạo

N : Nội dung đào tạo

P : Phương pháp đào tạo

Th : Thầy – Lực lượng đào tạo

Tr: Trò – Đối tượng đào tạo

H : Hình thức đào tạo

Đ : Điều kiện đào tạo

Trang 24

Mô : Môi trường đào tạo.

Bô: Bộ máy đào tạo

Qi: Quy chế đào tạo

Hình 1.1 Sơ đồ mối liên hệ các yếu tố cấu thành nhà trường

Điều quan tâm nhiều nhất của các nhà quản lý là: Mục tiêu, nội dung,phương pháp, tổ chức quản lý và kết quả; đó là các thành tố trung tâm của quátrình sư phạm, quá trình giảng dạy Các khái niệm quản lý trường học đã đượccác nhà nghiên cứu giáo dục diễn tả theo nhiều góc độ khác nhau

Theo tác giả Trần Kiểm thì: “Quản lý vĩ mô là quản lý giáo dục trong

nhà trường bao gồm hệ thống những tác động có hướng đích của hiệu trưởng đến các hoạt động giáo dục, đến con người (giáo viên, cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh của nhà trường), đến các nguồn lực cơ sở vật chất, tài chính, thông tin) đến các ảnh hưởng ngoài trường một cách quy luật( quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy luật kinh tế, quy luật xã hội ) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục’’.[ 15]

Quả

n lý

TrM

MP

ĐH

BộN

QiTh

Trang 25

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục

nói chung là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo”.[13].

Từ các khái niệm đó ta có thể hiểu: Quản lý trường học là một chuổitác động hợp lý mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thểgiáo viên và học sinh đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhàtrường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp tham gia vào mọi hoạtđộng của nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận động tối ưu để đạt đượcmục tiêu đặt ra

Như vậy quản lý trường học phải vận dụng tất cả các nguyên lý chungcủa QLGD thúc đẩy các hoạt động của nhà trường vận hành theo chủ trươngcủa Đảng, của ngành giáo dục phù hợp với tình hình thực tế của nhà trườngthực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo

1.2.2 Đào tạo, hoạt động đào tạo

Theo từ điển Giáo dục học: “Đào tạo là quá trình tác động đến một

con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công nhất định, góp phần của mình vào

sự phát triển của xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người.

Về cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường gắn với giáo dục nhân cách”.[34 ].

Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm hìnhthành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ… đểhoàn thiện nhân cách cho mỗi các nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời

hành nghề một cách có năng xuất và có hiệu quả

Khái niệm đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghềnghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học chủ

Trang 26

động lĩnh hội và nắm vững tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệthống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảmnhận được một công việc nhất định Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹphơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi mộtngười đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định Có nhiềudạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn vàđào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo…

Như vậy, đào tạo là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái

độ nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức cho đối tượng đáp ứng được đòi hỏinhiệm vụ giáo dục thông qua chương trình, nội dung đào tạo Đào tạo là đưamột trình độ hiện có lên một trình độ có chất lượng mới theo những tiêuchuẩn nhất định thông qua quá trình giáo dục, huấn luyện có hệ thống vàđược cấp bằng hoặc chứng chỉ Đào tạo cần một lượng thời gian, kinh phínhất định, có kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo và được thực hiện bởinhững cơ sở có chức năng đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.2.3 Quản lý hoạt động đào tạo

Quản lý hoạt động đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm, nằm trong công tácquản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng Chủ thể quản lý

có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp các hoạt động đào tạo nhằm thực hiệncác mục tiêu giáo dục

Quản lý chất lượng đào tạo nghề là toàn bộ các hoạt động có chức năngquản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thựchiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chấtlượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệthống chất lượng trong trường dạy nghề

Quá trình đào tạo phải đồng thời thực hiện ba chức năng (nhiệm vụ):giáo dục, giáo dưỡng và phát triển trong mối quan hệ tác động và ảnh hưởnglẫn nhau nhằm cải biến nhân cách học sinh Người ta cũng thường nói đến ba

Trang 27

nhiệm vụ cơ bản của quá trình đào tạo: dạy người, dạy nghề và dạy phươngpháp với ba mục tiêu tương ứng là: thái độ, kiến thức, kỹ năng và phươngpháp.

Việc quản lý quá trình đào tạo đòi hỏi cán bộ quản lý nói chung và cán

bộ quản lý đào tạo nói riêng và giáo viên phải có sự hiểu biết các vấn đề cơbản của đào tạo cũng như các cơ chế, mối quan hệ tác động lên quá trình đàotạo

1.3 Một số vấn đề về hoạt động đào tạo ở trường cao đẳng nghề

1.3.1 Đặc điểm của trường cao đẳng nghề

- Trường cao đẳng nghề do bộ Lao động – Thương binh và xã hội quyếtđịnh thành lâp và trực tiếp quản lý Có 2 loại trường cao đẳng nghề: trườngcao đẳng nghề công lập và trường cao đẳng nghề tư thục:

+ Trường cao đẳng nghề công lập được thành lập từ hai hình thức:thành lập mới (Do tại địa phương nơi trường thành lập chưa từng có trườngđào tạo công nhân kỹ thuật hoặc tương tự) và nâng cấp từ trường Công nhân

kỹ thuật hoặc trung cấp chuyên nghiệp Loại trường cao đẳng nghề này do cơquan chính quyền tỉnh trực tiếp quản lý (Sở LĐ – TBXH) dưới sự chỉ đạo,định hướng, theo dõi của bộ Lao động – Thương binh và xã hội

+ Trường cao đẳng nghề tư thục thành lập từ nhu cầu của địa phươnghoặc một công ty, tập đoàn, doanh nghiệp nhất định nhằm đào tạo và cungcấp nguồn nhân lực kỹ thuật cung cấp ngay cho địa phương hoặc công ty chủquản và địa bàn lân cận

- Trường cao đẳng nghề đào tạo chủ yếu trình độ cao đẳng đối với cácngành, nghề do Bộ Lao động – Thương binh và xã hội quy định Ngoài ra còntham gia đào tạo trung cấp và sơ cấp nghề đáp ứng nhu cầu người học và nhucầu thực tiễn Người học cao đẳng nghề ngoài việc có đủ trình độ kiến thức,

lý luận, hiểu biết xã hội… của trình độ cao đẳng đồng thời có trình độ kỹ

Trang 28

năng, kỹ xảo nghề cao Người tốt nghiệp trình độ cao đẳng có thể tham gialao động sản xuất trực tiếp và có thể tham gia công tác quản lý sản xuất.

- Trường cao đẳng nghề khác với trường cao đẳng chuyên nghiệp làchương trình đào tạo mang tính ứng dụng cao, thời gian học sinh tham gia họcthực hành nâng cao tay nghề nhiều hơn nhiều lần so với cao đẳng chuyênnghiệp Nói cách khác, trường cao đẳng chuyên nghiệp đào tạo theo hướnghàn lâm còn trường cao đẳng nghề đào tạo theo hướng thực hành Người họctốt nghiệp trường cao đẳng nghề có đủ điều kiện sẽ được đào tạo liên thônglên bậc đại học hệ chính quy

1.3.2 Mục tiêu đào tạo cuả trường cao đẳng nghề

- Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụnhân dân; có khả năng tự học, kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm; cósức khoẻ đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Đào tạo người học có kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng thựchành cơ bản, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, chú trọng rèn luyện

kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng tìm kiếm và tham gia sángtạo việc làm, thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao côngnghệ vào thực tiễn góp phần đáp ứng nguồn nhân lực, phát triển kinh tế củatỉnh Hà Tĩnh cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.3.3 Nội dung đào tạo ở trường cao đẳng nghề

- Để thực hiện được mục tiêu đào tạo, người học cần lĩnh hội một hệthống các nội dung đào tạo được phân chia thành các nhóm môn học, mô đunnhư sau:

+ Nhóm các môn học chung: Gồm các môn: Chính trị, Pháp luật, Ngoại

ngũ, Tin học, GDQP, thể dục…chủ yếu giáo dục phẩm chất, đạo đức lối sống,thái độ cho học sinh, sinh viên

+ Nhóm các môn học chuyên ngành: Lý thuyết cơ sở, lý thuyết chuyên

ngành, các nội dung giảng dạy thực hành

Trang 29

- Các nội dung đào tạo được thể hiện trên chương trình khung của từngnghề theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Ngoài chương trình đào tạo chính khóa, học sinh, sinh viên còn đượctham gia vào các chương trình ngoại khóa, các khóa đào tạo kỹ năng mềm,tham quan thực tập tại các doanh nghiệp

1.4 Quản lý hoạt động đào tạo ở trường cao đẳng nghề

1.4.1 Nội dung quản lý hoạt động đào tạo ở trường cao đẳng nghề

Để đạt được mục tiêu quản lý đào tạo trong trường cao đẳng nghề cầnthực hiện các nội dung cụ thể sau đây

* Quản lý công tác tuyển sinh

Các trường Cao đẳng nghề tuyển sinh theo quy định của Quyết định số08/2007/QĐ – BLĐTBXH ngày 26 tháng 03 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Laođộng Thương binh và Xã hội ban hành quy chế tuyển sinh học nghề và tuyểnsinh theo chỉ tiêu đã phê duyệt trong giấy chứng nhận hoạt động dạy nghề

* Quản lý việc thực hiện mục tiêu chương trình đào tạo:

+ Quản lý nhu cầu đào tạo: Điều tra nhu cầu sử dụng nguồn lao động,khảo sát nhu cầu học nghê của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT trênđại bàn tuyển sinh

+ Quản lý chương trình đào tạo theo quy định của Bộ Lao Thương binh và Xã hội

động-+ Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình trong quá trình đào tạo.+ Quản lý bổ sung, điều chỉnh các mục tiêu đào tạo phù hợp với nhucầu xã hội

* Quản lý quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ:

+ Quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ giáo viên một cách có hiệu quảnhằm thực hiện tốt các mục tiêu, kế hoạch đề ra của nhà trường

+ Xây dựng kế hoạch, quy hoạch nhân sự bao gồm: ngắn hạn, trung hạn

và dài hạn

Trang 30

+ Lựa chọn một số cán bộ, giáo viên tiêu biểu, có năng lực tham gia giữcác chức vụ quản lý trong nhà trường

* Quản lý học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên:

+ Xây dựng kế hoạch, nội quy, quy chế của nhà trường về quản lý họctập và rèn luyện của học sinh

+ Quán triệt, phổ biến các nội quy, quy chế, tổ chức ký các văn bảncam kết trong học tập và rèn luyện

+ Tổ chức thực hiện các nội dung đã đề ra, theo dõi, khuyến khích họcsinh, sinh viên phát huy các ưu điểm, khắc phục những tồn tại hạn chế trongquá trình học tập và rèn luyện

+ Kiểm tra đánh giá các hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh

* Quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy:

+ Xác định rõ mục tiêu, quan điểm về đổi mới phương pháp giáo dụctrong nhà trường, có sự thống nhất từ cán bộ quản lý đến giáo viên

+ Xây dựng chương trình nội dung thực hiện và các định hướng trongđổi mới phương pháp dạy học

+ Tổ chức thực hiện, đánh giá rút kinh nghiêm, khắc phục những tồn tạihạn chế

* Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

+ Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, đặc biệt là các thiết

bị dạy nghề tiên tiến, hiện đại

+ Hàng năm nhà trường đầu tư xây dựng cơ sở, mua sắm trang thiết bịtheo kế hoạch

+ Quản lý sử dụng, khai thác có hiệu quả các trang thiết bị dạy học

Trang 31

1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo ở trường cao đẳng nghề

1.4.2.1 Cơ chế chính sách của Nhà nước

- Cơ chế chính sách của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triểnđào tạo nghề cả về qui mô, cơ cấu và cả chất lượng đào tạo nghề Cơ chế,chính sách của nhà nước tác động tới chất lượng đào tạo nghề thể hiện ở cáclĩnh vực khác nhau:

- Khuyến khích hay kìm hãm cạnh tranh nâng cao chất lượng Có tạo

ra môi trường bình đẳng cho các cơ sở đào tạo cùng phát triển nâng cao chấtlượng không

- Khuyến khích hoặc kìm hãm huy động các nguồn lực để cải tiến nângcao chất lượng

- Khuyến khích hoặc hạn chế các các cơ sở đào tạo nghề mở rộng liênkết hợp tác quốc tế

- Các chính sách về đầu tư, về tài chính đối với các cơ sở đào tạo nghề

- Có hay không các chuẩn về chất lượng đào tạo

- Các chính sách về lao động, việc làm và tiền lương của lao động sauhọc nghề Chính sách đối với giáo viên dạy nghề, học sinh học nghề

- Các qui định trách nhiệm và mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và người

sử dụng lao động, quan hệ giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất

Tóm lại : Cơ chế chính sách tác động đến tất cả các khâu từ đầu vào,

đến quá trình tổ chức đào tạo và đầu ra của các trường dạy nghề Trong đó cónhững yếu tố tác động vào môi trường, rồi môi trường tác động lên đào tạonghề

Trang 32

để tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong nước, khuvực và thế giới Đồng thời nó cũng tạo cơ hội cho đào tạo nghề Việt Namnhanh chóng tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới

Hình 1.2 Quá trình đào tạo và các yếu tố ảnh hưởng tới chất

lượng đào tạo

Đầu vào

Đối tượng tuyển

sinh, Giáo viên,

Thiết bị, CSVC

Quá trình đào tạo

Quá trình giảng dạy và học tập (lý thuyết và thực hành)

Kết quả đào tạo (đầu ra)

Kiến thức,

kỹ năng, thái độ

Đánh giá,

Lựa chọn

Phát triển chương trình, phương pháp đào tạo, phương pháp đánh giá

Kiểm tra đánh giá kết quả, cấp văn bằng chứng chỉ

Thông tin phản hồi

Sự thích ứng thị trường lao động, tình hình việc làm, năng suất lao động, thu nhập, phát triển nghề nghiệp

Mục tiêu, nội dung đào tạo

MÔI TRƯỜNG CÁC CHÍNH SÁCH

Trang 33

Sự phát triển của khoa học, công nghệ yêu cầu người lao động phảithường xuyên nắm bắt kịp thời, thường xuyên học tập để nâng cao trình độlàm chủ công nghệ mới Vì vậy đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải thay đổi đểđáp ứng nhu cầu học tập; nghiên cứu khoa học, nâng cao kỹ năng tay nghềcho người học

Kinh tế xã hội phát triển nhận thức của xã hội và người dân về việc dạynghề, học nghề và đào tạo nguồn lao động có kỹ năng nghề đã phần nào làmthay đổi chất lượng đào tạo tạo trong các trường dạy nghề

Trong những năm gần đây nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề đã đượcchú trọng: kinh phí đầu tư về cơ sở vật chất, các chế độ chính sách, nhu cầuthị trường lao động đã và đang được đầu tư

1.4.2.3 Các yếu tố bên trong

Đây là nhóm yếu tố bên trong các cơ sở đào tạo có ảnh hưởng trực tiếpđến chất lượng đào tạo Các yếu tố này do hệ thống quản lý chất lượng của cơ

sở dạy nghề quyết định Các yếu tố này bào gồm các nhóm sau:

- Nhóm các yếu tố về điều kiện đảm bảo:

Trong trường dạy nghề các nhân tố về điều kiện đảm bảo ảnh hưởng tớichất lượng đào tạo nghề bao gồm:

Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý (Manpower – m1)

Đầu vào, học sinh sinh viên tham gia học các chương trình đào tạonghề (Material – m2)

Cơ sở vật chất, trang thiết bị (Machino-equipment- m3)

Nguồn tài chính (Money – m4)

Gắn đào tạo với sử dụng và khuyến khích học nghề (Marketing – m5) Các nhân tố trên được gắn kết bởi nhân tố quản lý (Management – M).Các nhân tố trên được sơ đồ hoá như Hình 1.3 M vừa gắn kết m5 vừađảm bảo cho 5m vận động đồng bộ cùng xoè Nhân tố M ở đây bao gồm cảquản lý chất lượng Vai trò của M theo qui tắc Pareto 80: 20 – 80% thất bại

Trang 34

trong hoạt động của tổ chức là do quản lý Như phân tích ở các phần trên chấtlượng được quyết định bởi quản lý Để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấpcho người học các cơ sở đào tạo phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng

và áp dụng các phương pháp và công cụ kiểm soát chất lượng phù hợp Hiệnnay theo đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000,quản lý chất lượng toàn diện và các công cụ thống kê đang được sử dụng rộngrãi trong các tổ chức và mang lại kết quả tốt

Hình 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng trong trường dạy nghề

- Nhóm các yếu tố về quá trình đào tạo:

Thuộc nhóm này bao gồm các nhân tố như:

Nội dung chương trình đào tạo có phù hợp với mục tiêu đào tạo đãđược thiết kế phù với nhu cầu của thị trường, yêu cầu của người học haykhông?

Phương pháp đào tạo có được đổi mới, có phát huy được tính tích cực,chủ động của người học, có phát huy được cao nhất khả năng học tập củatừng “khách hàng” hay không?

Hình thức tổ chức đào tạo có linh hoạt, thuận lợi, tiết kiệm chi phí chongười học không? Có đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học không?

Môi trường học tập trong nhà trường có an toàn, có bị các tệ nạn xã hộixâm nhập không? Các dịch vụ phục vụ cho học tập, sinh hoạt có sẵn và thuận

m3

m4 4444

m2m5m1M

Trang 35

lợi không? Môi trường văn hoá trong nhà trường có tốt không? Người học có

dễ dàng có được các thông tin về kết quả học tập, lịch học, kế hoạch học vàcác hoạt động của nhà trường không?

Tiểu kết chương 1

Quản lý là một hiện tượng xã hội, trong bất kỳ một tổ chức nào thì hoạtđộng quản lý là cần thiết và tất yếu Bản chất của hoạt động quản lý là quátrình tổ chức, điều khiển của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý, nó vừa làkhoa học vừa là nghệ thuật, tác động vào hệ thống có định hướng, có mụcđích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nóbằng các phương pháp thích hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra

Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường có thể hiểu là một chuỗi tác độnghợp lý (có mục đích, tự giác, có hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức sưphạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh , sinh viên đến lựclượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác,phối hợp tham gia vào các hoạt động của nhà trường làm cho hệ thống vậnhành theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng để đạt được mục tiêu đề ra.Quản lý giáo dục là quản lý một lĩnh vực cụ thể trong đời sống xã hội nằmtrong quản lý văn hóa tinh thần Quản lý nhà trường là những tác động quản

lý của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiệncho hoạt động giảng dạy, học tập của nhà trường

Quản lý đào tạo nghề là quá trình phối hợp các hoạt động của cán bộgiáo viên, học sinh, sinh viên nhằm phát triển nhân cách của học sinh, sinhviên do cở sở dạy nghề tổ chức chỉ đạo và thực hiện Mục tiêu của quản lýđào tạo là chất lượng đào tạo toàn diện với các tiêu chuẩn về chính trị tưtưởng đạo đức, văn hóa khoa học, kỹ thuật công nghệ, kỹ năng nghề và thểchất được quy định trong mục tiêu đào tạo Quản lý đào tạo nghề không đơnthuần chỉ quản lý việc dạy của giáo viên, việc học của học sinh, sinh viên mà

Trang 36

nó bao gồm cả quản lý các điều kiện đáp ứng việc dạy và học như quản lýnhân sự, quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất…

Từ những phân tích hệ thống hóa các vấn đề khoa học về quản lý, quản

lý giáo dục, quản lý đào tạo, chúng ta cần nắm vững cơ sở lý luận của việcquản lý để tìm ra các giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường,nâng cao chất lượng đào tạo theo mục tiêu đề ra

Trang 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH 2.1 Khái quát về trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh

2.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của nhà Trường

Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh tiền thân là Trung tâm xúctiến việc làm thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh, được thành lập ngày31/3/1995 Ngày 22/9/2005 Tổng LĐLĐ Việt Nam có quyết định số2006/QĐ- TLĐ thành lập trường dạy nghề số 5 thuộc Tổng LĐLĐ Việt Namtại Hà Tĩnh Ngày 08/11/2006 Tổng LĐLĐ Việt Nam có quyết định số 1687/QĐ- TLĐ chuyển Trường dạy nghề số 5 thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam thànhTrường Trung cấp nghề số 5 thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam tại Hà Tĩnh Ngày14/7/2009, được nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnhtheo quyết định số 899/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của nhà Trường

- Đào tạo Cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề, liên kết đào tạonghề, bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ Công đoàn và đào tạo lao động xuất khẩu;

- Dạy bổ túc THPT và dạy nghề;

- Tư vấn nghề, tư vấn việc làm, thông tin thị trường lao động;

- Giới thiệu, cung ứng lao động đi làm việc trong và ngoài nước;

- Đào tạo để sát hạch cấp Giấy phép lái xe Hạng A1; B1; B2; C và Fc;

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ để góp phần nâng cao chấtlượng đào tạo nghề

Trang 38

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà Trường

- Tổng số CNVC LĐ: 140 người trong đó: Thạc sỹ: 5 người; Đại học,Cao đẳng 61 người; Trung cấp 14 người; Thợ bậc cao và CNKT 60 người

- Gồm các phòng, khoa và đơn vị trực thuộc như sau: Ban giám hiệu;Phòng Tổ chức hành chính; Phòng kế hoạch tài vụ; Phòng Đào tạo, tuyểnsinh; Phòng Bổ túc THPT; Phòng ôtô xe máy; Phòng thanh tra giáo dục vàquản lý HSSV; Khoa Cơ khí chế tạo; Khoa Công nghệ Ôtô và Máy côngtrình; Khoa Điện; Công ty TNHH Công nghệ

- Đảng bộ Trường có 38 đảng viên, trong đó có 15 đảng viên nữ;

- Đoàn trường: có 16 chi đoàn, trong đó có chi đoàn giáo viên vàCNVCLĐ với 63 đoàn viên; Đoàn trường trực thuộc Đoàn các cơ quan cấptỉnh Hà Tĩnh;

- Công đoàn có 97 đoàn viên; là Công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoànLao động tỉnh Hà Tĩnh;

- Hội cựu chiến binh: 15 đồng chí

2.1.4 Quá trình hoạt động đào tạo của nhà Trường

2.1.4.1 Nguyên lý phương châm dạy nghề

Lý thuyết gắn với thực hành, đào tạo nghề gắn với lao động sản xuất;nhà trường gắn với gia đình và xã hội, kỹ năng tay nghề cho người học làchính, coi trọng giáo dục kỹ năng mềm cho người học

2.1.4.2 Các chuyên ngành đào tạo

Trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiệnđại hóa định hướng cơ cấu các ngành nghề và các trình độ đào tạo nghề tạiTrường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh được căn cứ vào các nguồn lựccủa nhà trường, nhu cầu phục vụ các khu kinh tế trọng điểm của tỉnh Hà Tỉnh,tình hình kinh tế xã hội hiện nay

Trang 39

Tính đến năm học 2013- 2014 các ngành nghề đã và đang đào tạo tạitrường bao gồm nghề: Hàn, Điện, CN ô tô, May, nghiệp Vụ du lịch, Vận hànhmáy thi công nền …

Năm 2013, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh được BộLĐTBXH lựa chọn vào tốp 40 trường đào tạo nghề trọng điểm, trong đó có 3nghề trọng điểm đầu tư chất lượng cao đó là: Điện, Hàn, CN ô tô

Bảng 2.1: Bảng các nghề đầu tư trọng điểm

Cấp độ Quốc tế Khu vực ASEAN Quốc gia

Trang 40

- Hệ sơ cấp nghề: Căn cứ vào nguyện vọng của học viên đăng ký học

nghề thời gian đào tạo từ 6 đến 9 tháng theo từng nghề

2.1.4.4 Quy mô đào tạo của nhà trường

Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh tuy mới được nâng cấpthành trường Cao đẳng nghề từ tháng 8 năm 2008 nhưng với bề dày truyềnthống gần 20 năm xây dựng và trưởng thành quy mô của nhà trường ngàycàng phát triển, duy trì ổn định Số liệu thống kê của Phòng Đào tạo từ năm

2009 đến năm 2013

Bảng 2.2: quy mô đào tạo của nhà trường qua các năm

Năm học Hệ cao đẳng Hệ trung cấp Sơ cấp LĐNT Tổng cộng

( Số liệu phòng đào tạo cấp)

2.1.4.5 Tình hình cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy

Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của nhàtrường được đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao chất lượng

Ngày đăng: 20/07/2015, 08:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (2010), Những vấn đề cơ bản của hoạt động quản lý và sự vận dụng vào quản lý nhà trường, Tập bài giảng cao học quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của hoạt động quản lý và sự vận dụng vào quản lý nhà trường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2010
7. Bộ trưởng Bộ LĐTBXH (2009), Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020” Hà Nội 8/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020
Tác giả: Bộ trưởng Bộ LĐTBXH
Năm: 2009
9. Nguyễn Văn Bình (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - Một số lý luận về thực tiễn. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tổ chức và quản lý - Một số lý luận về thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Văn Bình
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 1999
11. Các Mác (1959), Tư bản, quyển 1, tập 2. Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư bản, quyển 1, tập 2
Tác giả: Các Mác
Nhà XB: Nhà xuất bản Sự thật
Năm: 1959
12. Nguyễn Văn Đệ - Phạm Minh Hùng, Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
18. M.I.Konđacốp (1990), Cơ sở lý luận QLGD, Trường cán bộ QLGDTW1 Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận QLGD
Tác giả: M.I.Konđacốp
Năm: 1990
19. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra, đánh giá trong dạy học Đại học. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra, đánh giá trong dạy học Đại học
Tác giả: Đặng Bá Lãm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
20. Đặng Bá Lãm - Trần Khánh Đức (2002), Phát triển nguồn nhân lực, công nghệ ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực, công nghệ ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Đặng Bá Lãm - Trần Khánh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
21. Đặng Bá Lãm - Phạm Thành Nghị (1999), Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Bá Lãm - Phạm Thành Nghị
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
22. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý Nhà nước về giáo dục- Lý luận và thực tiễn. NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý Nhà nước về giáo dục- Lý luận và thực tiễn
Tác giả: Đặng Bá Lãm
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 2005
23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Quản lý nguồn nhân lực. Đề cương bài giảng 24. Quốc hội (2006), Luật Dạy nghề Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nguồn nhân lực. "Đề cương bài giảng24. Quốc hội (2006)
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Quản lý nguồn nhân lực. Đề cương bài giảng 24. Quốc hội
Năm: 2006
25. Đỗ Hoàng Toàn (1995), Lý thuyết quản lý. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết quản lý
Tác giả: Đỗ Hoàng Toàn
Năm: 1995
26. Trần Quốc Thành (2003), Tập bài giảng khoa học quản lý đại cương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng khoa học quản lý đại cương
Tác giả: Trần Quốc Thành
Năm: 2003
32. Nguyễn Đức Trí (2004), Khái quát về kiểm tra đánh giá và cấp văn bằng chứng chỉ. Tài liệu tập huấn xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và bài thi thực hành kỹ năng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái quát về kiểm tra đánh giá và cấp văn bằng chứng chỉ
Tác giả: Nguyễn Đức Trí
Năm: 2004
33. Nguyễn Đức Trí (2011), Giáo trình Giáo dục học nghề nghiệp,Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Giáo dục học nghề nghiệp
Tác giả: Nguyễn Đức Trí
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
37. Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo (1999), Tổng quan về lý luận quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về lý luận quản lý giáo dục
Tác giả: Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo
Năm: 1999
2. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2006), Bài giảng quản lý giáo dục, quản lý nhà trường dành cho học viên cao học quản lý giáo dục Khác
3. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về quản lý, Hà Nội Khác
5. Bộ trưởng Bộ LĐTBXH (2007), Quyết định số 08/2007/QĐ – BLĐTBXH ngày 26 tháng 03 năm 2007 về quy chế tuyển sinh học nghề Khác
6. Bộ trưởng Bộ LĐTBXH (2007), Quyết định số 14/2007/QĐ – BLĐTBXH ngày 24 tháng 05 năm 2007 về quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w