1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ vinh

141 579 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ AN HÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ AN HÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ VINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã Số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người Hướng dẫn khoa học TS. PHAN QUỐC LÂM NGHỆ AN – 2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phan Quốc Lâm, người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cám ơn sự chỉ dẫn tận tâm của tất cả các giảng viên trực tiếp giảng dạy trong suốt thời gian học tập vừa qua, đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của quý Thầy, Cô công tác tại Khoa Sau đại học và Quản lý Giáo dục Trường Đại học Vinh. Xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Trường TC Kỹ thuật – Nghiệp vụ Vinh và các đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện cho tôi được tham gia học tập và nghiên cứu. Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân yêu trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp về sự động viên và giúp đỡ to lớn nhất đã dành cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Nghệ An, ngày 28 tháng 08 năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê An Hà MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay Việt nam đang trên đà phát triển và đang trong quá trình CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một yêu cầu bức thiết được đặt ra có vai trò quan trọng quyết định sự phát triển đất nước. Phát triển nguồn nhân lực là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách phát triển con người của Đảng và nhà nước ta. Nhưng để tạo ra nguồn nhân lực có trình độ, có tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi hệ thống giáo dục phải được quan tâm đầu tư và phát triển một cách toàn diện. Trên cơ sở đó Đảng và Nhà nước ta đã xác định “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Phát triển giáo dục chính là điều kiện để phát triển con người. Giáo dục và đào tạo là hoạt động của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và đội ngũ cán bộ QLGD là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”. Tuy nhiên thực trạng phổ biến ở Việt Nam hiện nay mà chúng ta rất dễ nhận thấy là tình trạng mất cân bằng trong cơ cấu lao động “thừa thầy thiếu thợ”. Trong sử dụng lao động còn nặng về bằng cấp hơn là đánh giá năng lực lao động thực tế của người lao động. Trong lực chọn công việc phần lớn người lao động đều chỉ muốn được làm việc trong các cơ quan nhà nước để được ổn định lâu dài nhưng trong quá trình tuyển dụng ở các cơ quan nhà nước thường đặt ra yêu cầu cho ứng viên là phải có bằng tốt nghiệp ở các cấp học cao như CĐ, ĐH trở lên mới có điều kiện dự tuyển, ưu tiên các bằng xếp loại khá, giỏi mới có thể có cơ hội được tuyển dụng , về lâu dài những yếu tố này đã tác động và ăn sâu vào tâm lý của người học khiến cho họ luôn có suy nghĩ chỉ mong muốn vào học ở các trường ĐH, CĐ bằng mọi giá mà không muốn vào học các cấp học thấp hơn. Mặt khác việc lựa chọn cấp học, trường học, ngành học của người học chưa 1 thực sự hợp lý vì chưa chú trọng nhiều đến các yếu tố phù hợp với năng lực, sở trường, khả năng của bản thân. Nhìn chung chất lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, ý thức và kỷ luật lao động chưa cao, chưa chuyên nghiệp. Vì vậy chưa thể đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, khoảng cách giữa trình độ tay nghề của học viên mới ra trường với yêu cầu thực tế của đơn vị sử dụng lao động có trình độ còn khá xa. Để khắc phục được những hạn chế và tồn tại nâng cao chất lượng, trình độ của người lao động thì nhiệm vụ đặt ra là phải thực hiện việc đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục một cách “căn bản”, “toàn diện”. Trong phạm vi các trường học phải chú trọng và thực hiện tốt nhiệm vụ QL và nâng cao CLĐT. Trên cơ sở phân tích các điều kiện và yêu cầu đặt ra để tìm kiếm giải pháp cho việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và công cuộc CNH, HĐH đất nước, trong những năm qua nhà nước ta đã chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân với rất nhiều các cấp học, bậc học khác nhau từ thấp đến cao và trong đó hệ thống các trường dạy nghề đã ra đời và phát triển trở thành bộ phận quan trọng, góp phần tích cực vào việc giải bài toán về các vấn đề của nguồn nhân lực, đặc biệt là các trường Trung cấp chuyên nghiệp và các trường Trung cấp nghề đóng một vai trò quan trọng trong việc hướng nghiệp, đào tạo dạy nghề cho người lao động để tạo ra một lực lượng đông đảo công nhân kỹ thuật và thợ có tay nghề cao trong nhiều lĩnh vực phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Đất nước trong hoàn cảnh mới. Trường Trung cấp Kỹ Thuật và Nghiệp vụ Vinh được thành lập ngày 28/06/1973 với tên gọi là Trường Công nhân Xây dựng Vinh(thường gọi là trường Kỹ thuật 6). Đến tháng 10 năm 2006 theo quyết định số 1377/QD – BXD ngày 04/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng trường được nâng cấp lên thành trường 2 trung cấp chuyên nghiệp và lấy tên là Trường Trung cấp Kỹ Thuật và Nghiệp vụ Vinh trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà nội. Đến tháng 5/2014 theo quyết định số 544/QD – BXD ngày 16/05/2014 Trường Trung cấp Kỹ Thuật và Nghiệp vụ Vinh được tiếp nhận trở thành Trường trực thuộc Bộ Xây Dựng. Trường nằm trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề quốc gia, với chức năng nhiệm vụ đào tạo chính quy nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề ở các cấp độ khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và đất nước trong thời kỳ đối mới, phát triển và hội nhập. Trong những năm qua, Trường TC Kỹ Thuật - Nghiệp vụ Vinh luôn luôn chú trọng công tác đào tạo định hướng nghề nghiệp.Các ngành –nghề đào tạo tại trường đều đang có nhu cầu tuyển dụng cao và dễ kiếm việc nhất hiện nay như: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, vật liệu xây dựng, Tin học, Kế toán tài chính, Kế toán doanh nghiệp, Điện dân dụng, điện công nghiệp, kỹ thuật điện lạnh và điều hòa không khí, Hàn, Cốt thép - Hàn, Kỹ thuật xây dựng, Một số chương trình đào tạo được thiết kế định hướng theo hợp đồng cung ứng nhân lực dài hạn cho các doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động trong nước và xuất khẩu. Việc một số học sinh trường Trung cấp kỹ thuật và Nghiệp vụ Vinh đã trúng tuyển đi xuất khẩu lao động kỹ thuật tại các nước Singapore, Malaysia, …vv với mức thu nhập khá hấp dẫn là khẳng định thành công của định hướng đào tạo đúng đắn này. Bên cạnh đó, trường trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ Vinh đã không ngừng nâng cao vị thế của mình trong công tác đào tạo các Ngành - nghề trong cả nước và là điểm đến được nhiều thí sinh quan tâm. Hiện này Trường Trung cấp kỹ thuât và nghiệp vụ Vinh luôn đặt mục tiêu và phương châm phấn đấu trở thành một đơn vị đào tạo chuyên nghiệp có uy tín và chất lượng hàng đầu khu vực Bắc-Miền trung, là nơi những chuyên ngành mũi nhọn và chọn lọc trong các lĩnh vực công nghệ, xây dựng, kinh tế, Hàn, Điện…. 3 Trên thực tế trong những năm qua trường đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong đào tạo, đóng góp đáng kể nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung bộ. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được về quy mô cũng như chất lượng đào tạo của đơn vị vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế về các mặt như: nội dung chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý, phương pháp dạy học, cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu; chất lượng và hiệu quả đào tạo chưa cao, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ thường xuyên và hết sức quan trọng của Nhà trường, nó không chỉ là trách nhiệm mà còn là uy tín, danh dự và sự sinh tồn của Nhà trường, và đó cũng là cái chung đối với các trường Trung cấp trong điều kiện hiện nay; đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo cũng chính là sự khẳng định thương hiệu của từng trường. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển, BGH trường TC Kỹ thuật - Nghiệp Vụ Vinh luôn quan tâm đến chất lượng đào tạo, và thực tế đã có nhiều giải pháp để QL chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu về vấn đề liên quan đến chất lượng đào tạo tại trường.Đó là lý do để tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạoở Trường TC Kỹ Thuật - Nghiệp vụ Vinh”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạoở Trường TC Kỹ thuật - Nghiệp vụ Vinh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý chất lượng đào tạoở trường Trung cấp chuyên nghiệp 3.2. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp quản lý chất lượng đào tạoở Trường TC Kỹ Thuật - Nghiệp vụ Vinh. 4 4. Giả thuyết khoa học Có thể nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường TC Kỹ thuật - Nghiệp vụ Vinh, nếu đề xuất được và thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý có cơ sở khoa học và có tính khả thi. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài. 5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài. 5.3. Nghiên cứu một số giải pháp QLCLĐT Trường TC Kỹ Thuật - Nghiệp vụ Vinh. 6. Phương pháp nghiên cứu: 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Nhóm này có các phương pháp cụ thể sau: - Phương pháp phân tích - tổng hợp, khái quát hóa liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài, gồm có các phương pháp cụ thể sau: - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục. - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. 6.3. Phương pháp thống kê toán học Phương pháp thống kê toán học được sử dụng bởi các công thức toán học như: Trung bình cộng, Phương sai, Độ lệch chuẩn, Hệ số biến thiên… để xử lý các dữ liệu thu được về mặt chất lượng. 5 7. Những đóng góp của luận văn 7.1. Về mặt lý luận Góp phần hệ thống hoá lý luận về vấn đề quản lý chất lượng ở trường TCCN. 7.2. Về mặt thực tiễn Làm rõ thực trạng về quản lý chất lượng đào tạoở Trường TC Kỹ Thuật - Nghiệp vụ Vinh, đồng thời đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo có cơ sở khoa học và có tính khả thi, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội tại Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo ở Trường TC Kỹ thuật – Nghiệp vụ Vinh. Chương 3: Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường TC Kỹ thuật – Nghiệp vụ Vinh. 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI. 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 1.1.1 Tình hình ngoài nước: Trong những năm gần đây tình hình thế giới có nhiều thay đổi: xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa, khu vực hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ và bộc lộ một cách rõ ràng dẫn đến sự tăng cường hợp tác giữa các quốc gia, khu vực về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, môi trường… theo các hình thức song phương đa phương được đẩy mạnh. Sự hình thành các khu vực kinh tế chung mà ở đó các ranh giới và hàng rào thuế quan dần bị xóa bỏ đã giúp cho các nền kinh tế có điều kiện thuận lợi xích lại gần nhau hơn đã dẫn đến sự ra đời phát triển nhanh chóng của các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia. Bên cạnh đó là sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đã tạo ra những điều kiện khách quan thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trong đó có Việt nam, nhưng đồng thời tính cạnh tranh cũng ngày càng trở nên quyết liệt trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong giáo dục sự giao lưu hợp tác cũng được thúc đẩy mạnh mẽ, sự ảnh hưởng của các nền giáo dục phát triển đối với Việt Nam ngày càng sâu sắc, các mô hình giáo dục tiên tiến đang được các nhà nghiên cứu phát triển giáo dục ở Việt Nam quan tâm, nghiên cứu, học tập, tiếp thu nhằm tìm ra mô hình phát triển phù hợp nhất đối với nền giáo dục Việt Nam. Sự ảnh hưởng nêu trên là một yếu tố thúc đẩy quá trình cải cách căn bản toàn diện nền giáo dục ở Việt Nam 1.1.2 Tình hình trong nước: Hiện nay đất nước chúng ta đang thực hiện công cuộc CNH - HĐH đất nước và chúng ta đang trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, nên CLĐT là vấn đề cấp thiết và luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Nghiên cứu để QL và nâng cao CLĐT luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác QL của các cơ sở ĐT.Trên thực tế trong những năm gần đây CLĐT luôn là một vấn đề luôn thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà QL,các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. 7 [...]... xuất, giải pháp nâng cao CLĐT ở các trường này trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương Hoạt động nghiên cứu đề tài" Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo Trường Trung cấp Kỹ Thuật và Nghiệp vụ Vinh" mang một ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường TC Kỹ Thuật và Nghiệp vụ Vinh, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng. .. việc Quản lý chất lượng đào tạo được thể hiện ở sản phẩm đầu ra của quá trình đào tạo Sản phẩm đào tạo tốt có chất lượng đáp ứng được nhu cầu của xã hội, được xã hội chấp nhận luôn là mục đích và động lực của quá trình quản lý chất lượng đào tạo các cơ sở đào tạo nói chung và đặc biệt là đối với hệ thống trường trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề nói riêng 1.4.2.Sự cần thiết phải quản lý chất lượng. .. cao chất lượng đào tạo ở Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu của Phạm Mạnh Cường; Đề tài Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Nghề Bách khoa Hà Nội của Nguyễn Thị Hiếu; đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Nghề tỉnh Đồng Tháp của Đặng Huy Phương Nhìn chung các đề tài này đã phản ánh thực trạng đào tạo của trường và đưa... các trường học và cơ sở đào tạo bởi vì chỉ có làm tốt công tác Quản lý chất lượng đào tạo mới có thể giúp cho các trường tạo nên uy tín, khẳng định được thương hiệu, tăng sức cạnh tranh và khả năng thu hút người học, tạo ra sự phát triển ổn định bền vững cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo 1.2.4 Giải Pháp và giải pháp Quản lý chất lượng đào tạo 1.2.4.1 Khái niệm giải pháp Trong đời sống... luyện kỹ năng nghề nghiệp - Quản lý việc kiểm tra, đánh giá b) Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo: - Quản lý CTĐT: QL mục tiêu ĐT, nội dung, PP giảng dạy, điều kiện thực hiện và kiểm tra đánh giá - Quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ QL đào tạo - Quản lý số lượng và chất lượng đầu vào của người học - Quản lý CSVC, thiết bị dạy học 27 - Quản lý tài chính và mọi nguồn lực phục vụ ĐT c) Quản lý. .. chương trình đào tạo TCCN, (2005) của TS Đặng Xuân Hải; Chất lượng đào tạo trong cơ chế thị trường, (2008) của GS.TSKH Nguyễn Minh Đường; Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng GDCN và cao đẳng ở Việt Nam, (2008) của PGS.TS Nguyến Đức Trí; Chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạonghề nghiệp, (2008) của PGS.TS Trần Khánh Đức; Đánh giá chất lượng đào tạo trong các trường TCCN,... TCCN 1.4.1 Một số vấn đề về Quản lý chất lượng đào tạo ở trường TCCN: Quản lý chất lượng đào tạo thực chất là sự tác động và điều chỉnh bằng một hệ thống có biện pháp, phương pháp và các công cụ của chủ thể quản lý tới các đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để tạo ra những biến đổi về chất của người học ở các phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị... giá thông qua một số tiêu chí trọng tâm sau: - Chất lượng đầu vào - Chất lượng chương trình đào tạo - Chất lượng đội ngũ giảng viên - Chất lượng học viên đang theo học ở trường, học viên tốt nghiệp - Chất lượng của cấu trúc hạ tầng, các nguồn tài chính, môi trường giáo dục - Chất lượng và hiệu quả của các chủ trương/chính sách giáo dục - Chất lượng hợp tác với các cơ sở giáo dục đào tạo - Khả năng... cầu quản lý chất lượng đào tạo trường TCCN là yêu cầu bức thiết luôn được đặt ra ở trường TCCN và chỉ có làm tốt công tác này mới có thể giúp cho hệ thống trường TCCN thể hiện được đúng vai trò, và làm tròn nhiệm vụ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta 25 1.4.2 Mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý nâng cao chất lượng. .. 1.4.2.2 Nội dung quản lý chất lượng đào tạo: Nội dung QLCLĐT của Trường TC Kỹ thuật – Công Nghệ gồm có rất nhiều các nội dung được phân chia thành các nhóm cụ thể như sau a) Quản lý quá trình đào tạo - Quản lý kế hoạch ĐT - Quản lý việc xây dựng và phát triển chương trình ĐT - Quản lý việc biên soạn giáo trình - Quản lý việc thực hiện quy chế và nội quy ĐT - Quản lý việc tổ chức hoạt động dạy và học, hướng . Cơ sở lý luận của đề tài. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo ở Trường TC Kỹ thuật – Nghiệp vụ Vinh. Chương 3: Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường TC Kỹ thuật. tài" Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo Trường Trung cấp Kỹ Thuật và Nghiệp vụ Vinh& quot; mang một ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường TC. 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ AN HÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ VINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã Số: 60.14.01.14

Ngày đăng: 20/07/2015, 07:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w