1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật đô lương, nghệ an

119 521 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 811 KB

Nội dung

Chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng đào tạo nghề nói riêng đã,đang là chủ đề được đề cập một cách sôi động và cấp thiết trong quá trìnhthực hiện chiến lược giáo dục & đào tạo Việ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRƯƠNG ĐÌNH THÀNH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KINH TẾ- KỸ THUẬT

ĐÔ LƯƠNG -NGHỆ AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An, tháng 4 năm 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRƯƠNG ĐÌNH THÀNH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KINH TẾ- KỸ THUẬT

ĐÔ LƯƠNG -NGHỆ AN

MÃ SỐ: 60140114 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Mai Văn Tư

Nghệ An, tháng 4 năm 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin trân trọng cảm ơn: Trường Đại học Vinh, Lãnh đạo và quýthầy, cô đã giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt hai năm học tập, nghiêncứu và hoàn thành luận văn này

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ nhiệttình của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An, Cấp ủy, Bangiám hiệu, cán bộ quản lý các Phòng - Khoa của trường Trung cấp nghề KT-

KT Đô Lương

Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầyhướng dẫn khoa học TS Mai Văn Tư- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh,người đã tận tình trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trìnhnghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp nơi tôi đangcông tác, các em học sinh, sinh viên, những người thân trong gia đình và bạn

bè đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm

vụ học tập trong thời gian qua

Và mặc dù đã cố gắng thật nhiều trong quá trình thực hiện đề tài, songkhông thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhân được sựchỉ dẫn, góp ý, giúp đỡ quý báu của quý các thầy, cô giáo và các bạn đồngnghiệp

Một lần nữa xin được trân trọng cảm ơn!

Nghệ An, tháng 4 năm 2014

Tác giả

Trương Đình Thành

Trang 4

1.2.2 Chất lượng và chất lượng đào tạo nghề 10

1.2.3 Quản lý và quản lý chất lượng đào tạo nghề 14

1.2.3.2 Quản lý chất lượng đào tạo nghề 20

1.2.4 Giải pháp & giải pháp quản lý chất lượng ĐT nghề 21

1.2.4.2 Giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề 21

1.3 Một số vấn đề về lý luận liên quan đến đề tài 21

1.3.3 Vai trò, vị trí của dạy nghề trong phát triển nguồn

1.3.4 Các yếu tố của quá trình đào tạo nghề 25 1.3.4.1 Mục tiêu của đào tạo nghề 25

Trang 5

1.3.4.2 Nội dung của đào tạo nghề 26

1.3.4.4 Hoạt động dạy nghề và học nghề 27 1.3.4.5 Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề 28

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ

Ở TRUỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KT- KT ĐÔ LƯƠNG -

NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2010-2013

31

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, tình

hình giáo dục và đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An thời gian qua.

2.2 Thực trạng chất lượng đào tạo nghề ở Trường Trung

cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Đô Lương thời gian qua

2.2.2 Thực trạng tình hình chất lượng đào tạo nghề ở

Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Đô Lương trong

thời gian qua

38

2.2.2.1 Thực trạng về công tác tuyển sinh và số lượng ĐT 38

2.2.2.2 Thực trạng về CBQL và chất lượng đội ngũ GV 41

iii

Trang 6

2.2.2.3 Thực trạng về nội dung, chương trình đào tạo 462.2.2.4 Thực trạng về phương pháp dạy học 502.2.2.5 Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ

công tác đào tạo nghề

53

2.2.2.7 Thực trạng quan hệ nhà trường và doanh nghiệp 56

2.2.3.2 Nguyên nhân của hạn chế 59

Chương 3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG

ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KINH TẾ -

KỸ THUẬT ĐÔ LƯƠNG

62

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 623.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 63 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 633.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 63

3.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyển sinh, từng bước nâng cao

chất lượng đầu vào

64

3.2.2 Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đáp

ứng yêu cầu của công tác đào tạo

66

3.2.3 Cải tiến mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo gắn

với yêu cầu thực tế sản xuất, đáp ứng thị trường lao động

70

iv

Trang 7

3.2.5 Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị

phục vụ dạy và học

79

3.2.6 Tổ chức thực hiện tốt công kiểm tra, đánh giá kết

quả đào tạo

83

3.2.7 Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường

với đơn vị, doanh nghiệp sản xuất Tập trung đào tạo một số

ngành nghề mũi nhọn, có thế mạnh của đơn vị mà địa phương,

Trang 8

NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN

CBQL Cán bộ quản lý

CB-GV-CNV Cán bộ, giáo viên, công nhân viên

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CNTY Chăn nuôi thú y

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong bốicảnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển như vũbão, với quy mô rộng, trình độ ngày càng cao, tạo tiền đề cho việc hìnhthành nền kinh tế tri thức

Toàn cầu hoá, hội nhập khu vực và quốc tế đã và đang là xu thế tất yếukhách quan và nhu cầu cấp bách đối với mỗi một quốc gia, nhất là đối vớicác nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Trong xu thế đó, sự cạnhtranh giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh

tế ngày càng quyết liệt hơn, gay gắt hơn Trong lĩnh vực kinh tế, thì lợi thếcạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia nào có nguồn lực với chất lượng cao Vìvậy chú trọng phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chính làchìa khoá để phát triển nền kinh tế

Việt Nam hiện tại vẫn đang là một nước nông nghiệp, nhưng từ thuở xa

xưa, ông cha ta đã ý thức được rằng: “ Ruộng bề bề không bằng nghề cầm tay” hay “ nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” Hết thế hệ này đến thế hệ khác,

Việt Nam không thiếu những người thợ tài hoa Thế kỷ 20, Người thợ máyTôn Đức Thắng là người Việt Nam đầu tiên kéo cờ trên Biển Đen ủng hộcách mạng tháng 10 Nga và sau này trở thành Chủ tịch nước CHXHCN ViệtNam Ngay giữa đô thị Sài Gòn, người thợ điện Nguyễn Văn Trỗi đã nêugương sáng về lòng yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiếnchống Mỹ cứu nước Gần 40 năm đất nước thống nhất, đất nước ta cũng đã cónhiều bàn tay vàng và nhiều anh hùng lao động Thế nhưng trước sự nghiệpđổi mới, chúng ta đang thiếu nhiều thợ lành nghề

Hiện nay trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và Quốc tế,trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng, bước vào “cuộc chơi”chung toàn cầu, cơ hội là rất lớn nhưng thách thức với chúng ta không hề nhỏ,

Trang 10

cuộc chiến cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt Lợi thế cạnh tranh thuộc vềquốc gia nào có nguồn nhân lực chất lượng cao Nhận thức được vấn đề đó,Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương và quyết sách đúng đắn nhằmphát triển và nâng cao chất lượng giáo dục & đào tạo trong hệ thống giáo dụcquốc dân, giải quyết bài toán chất lượng nguồn nhân lực

Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày

27/11/2009 phê duyệt Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, do Bộ LĐ TB & XH đệ trình Tổng kinh phí của đề án dự kiến khoảng

hơn 32.000 tỷ đồng, được lấy từ nguồn ngân sách Nhà nước, phân bổ cho cho

03 đề án thành phần gồm: Dạy nghề cho nông dân trực tiếp sản xuất nôngnghiệp hiện đại; Dạy nghề cho nông dân và con em nông dân để chuyển dịch

cơ cấu lao động, xuất khẩu lao động và đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chứccấp xã

Có thể nói kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, Đảng, Nhà nước,Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh công tác đàotạo nghề

Nguồn nhân lực nói chung, công nhân kỹ thuật có tay nghề nói riêngđang trở thành yếu tố cơ bản trong sự nghiệp CNH, HĐH, đảm bảo cho sựtăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của đất nước, tạo sức cạnh tranhtrên thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc tế Đội ngũ côngnhân kỹ thuật, lao động có tay nghề cao chính là sản phẩm được đào tạoqua các trường kỹ thuật và dạy nghề Nhiệm vụ đào tạo nhân lực được coi

là trọng yếu, then chốt trong hệ thống giáo dục đào tạo quốc dân, bởi vì suycho cùng lao động kỹ thuật là lực lượng tác động trực tiếp vào quá trình tạonên sản phẩm xã hội, trực tiếp tạo nên năng suất lao động trong bất kỳphương thức sản xuất nào Chính vì ý nghĩa quan trọng đó mà việc nângcao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và chất lượng đào tạo nghề luônluôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia

Trang 11

Chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng đào tạo nghề nói riêng đã,đang là chủ đề được đề cập một cách sôi động và cấp thiết trong quá trìnhthực hiện chiến lược giáo dục & đào tạo Việt Nam trong nhiều năm nay.Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định:

“Phát triển GD-ĐT cùng với khoa học công nghệ là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người- Yếu tố cơ bản để phát triển xã hội tăng trưởng kinh

tế nhanh và bền vững”

Từ những nhận thức trên, trong những năm qua, Trường Trung cấp nghềKinh tế - Kỹ thuật Đô Lương ( tiền thân là Trung tâm DN-HN Đô Lương )luôn xác định: Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề cấp bách,mang tính sống còn đối với đơn vị

Với cương vị là trưởng phòng đào tạo của Trường Trung cấp nghề Kinh tế kỹ thuật Đô Lương, bản thân tôi cảm thấy vinh dù vì trong nhữngnăm qua đã có những đóng góp thật sự hữu ích trong việc nâng cao chấtluợng đào tạo tại đơn vị Song bên cạnh đó cũng không thể tránh kháinhững trăn trở về một số tồn tại, yếu kém trong công tác đào tạo nghề nóichung và của nhà trường nói riêng

-Xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn công tác và yêu cầu của nhiệm

vụ chuyên môn, chúng tôi chọn vấn đề: “ Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề KT-KT Đô Lương-Nghệ An ”

làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục,với mong muốn thực hiện tốt hơn vai trò tham mưu của bản thân đối vớiBan giám hiệu nhà trường trong công tác đào tạo, góp phần đưa đơn vịngày càng phát triển đi lên, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH tạiđịa phương

Trang 12

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, nhằm đề xuất các giải phápquản lý để nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Kinh tế -

Kỹ thuật Đô Lương

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở

Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Đô Lương

3.3 Phạm vị nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi trường Trung cấp nghề

KT-KT Đô Lương và tập trung vào nội dung quản lý chất lượng đào tạo nghề

- Khảo sát đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề

ở trường Trung cấp nghề KT-KT Đô Lương trong khoảng thời gian từ2010-2013

4 Giả thuyết khoa học

Chất lượng đào tạo nghề ở Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Đô Lươngcòn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lựctrong giai đoạn hiện nay Nếu đề xuất được các Giải pháp quản lý tác độngđồng bộ đến các thành tố của quá trình đào tạo nghề, thì sẽ nâng cao đượcchất lượng đào tạo nghề của nhà trường

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý chất lượng đào tạo nghề.5.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạo

ở trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Đô Lương

5.3 Đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường Trung cấpnghề Kinh tế - Kỹ thuật Đô Lương

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Trang 13

Sử dụng các phương pháp thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp tài liệu nhằm Xây dựng cơ sở lý luận đề tài nghiên cứu.

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Các phương pháp: Điều tra, quan sát, xin ý kiến chuyên gia nhằm khảosát, đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề tại trườngTrung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Đô Lương và thu thập thêm các thôngtin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

6.3 Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng công cụ vi tính xử lý kếtquả nghiên cứu

7 Đóng góp mới của đề tài

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lụcnghiên cứu, Luận văn có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo nghề trong giaiđoạn hiện nay

Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý chất lượng đào tạo ở TrườngTrung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Đô Lương trong thời gian qua

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở

Trường Trung cấp nghề KT- KT Đô Lương

Trang 14

sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, sự nỗ lực của toàn ngànhdạy nghề, sự nghiệp dạy nghề đã được phục hồi và đang tiếp tục phát triểnmạnh, đạt được một số thành tựu đáng khích lệ: Mạng lưới cơ sở dạy nghềtừng bước được phát triển theo quy hoạch doanh Các điều kiện bảo đảmchất lượng đào tạo nghề được cải thiện một bước như nâng cao chất lượngđội ngũ giáo viên; đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất,

Trang 15

trang thiết bị cho dạy và học nghề đã được đầu tư, nâng cấp Phong trào thiđua dạy tốt học tốt trong toàn ngành đã được đẩy mạnh

Và đến những năm gần đây vấn đề đào tạo nghề tiếp tục được quan tâmnghiên cứu Thông qua những đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lígiáo dục Những nghiên cứu này đã ít nhiều khái quá hoá và làm rõ đượcnhững vấn đề lý luận và đề xuất những Giải pháp quản lí góp phần nâng caohiệu quả quản lí quá trình đào tạo nghề nói chung và hoạt động dạy nghề nóiriêng

Vấn đề quản lý chất lượng đào tạo nghề tại truờng Trung cấp nghề

KT-KT Đô Lương cũng đã đạt được một số thành tích đáng kể Song trongnhiều năm qua chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống Chính vì vậycông tác quản lý chất lượng đào tạo nghề tại trường truờng Trung cấp nghềKT-KT Đô Lương là vấn đề cần được nghiên cứu kỹ Nghiên cứu đề tàinày có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhàtrường, qua đó nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thựchiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế trong khu vực

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Nghề và đào tạo nghề

1.2.1.1 Khái niệm nghề

Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm nghề Chung nhất,nghề là một dạng xác định của hoạt động lao động trong hệ thống phâncông lao động xã hội; là tổng hợp những kiến thức ( hiểu biết ) và kỹ năngtrong lao động mà con người tiếp thu được do kết quả của đào tạo chuyênmôn và tích luỹ kinh nghiệm trong công việc

Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó nhờ được đào tạo,con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sảnphẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xãhội

Trang 16

1.2.1.2 Đào tạo nghề

Hiện nay, đang tồn tại nhiều định nghĩa về đào tạo nghề (Dạy nghề).Một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đó đưa ra một số khái niệm:Đào tạo là một lĩnh vực bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trườngnhằm cung cấp kiến thức và giáo dục cho học sinh, sinh viên Đây là côngviệc kết nối giữa mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, tổ chứcthực hiện chương trình và các vấn đề liên quan đến tuyển sinh, đào tạo,giám sát, đánh giá, kiểm tra, tổ chức thực tập, thi tốt nghiệp cùng các quytrình đánh giá khác, các chính sách liên quan đến chuẩn mực và cấp bằng ởlĩnh vực đào tạo chuyên nghiệp ở các cơ sở đào tạo nghề nghiệp Quản lý đàotạo là một quá trình tổ chức lập kế hoạch, điều khiển, kiểm tra, đánh giá cáchoạt động đào tạo của toàn hệ thống theo kế hoạch và chương trình nhất địnhnhằm đạt được các mục tiêu của toàn hệ thống

Tác giả William Mc Gehee cho rằng: “ Dạy nghề là những qui trình màcác công ty sử dụng để tạo thuận lợi cho việc học tập có kết quả các hành

vi đóng góp vào mục địch và các mục tiêu của công ty ”

Max Forter(1979) đưa ra khái niệm Dạy nghề là đáp ứng bốn điều kiện: + Gợi ra những giải pháp cho người học

+ Phát triển tri thức, kỹ năng và thái độ

+ Tạo ra sự thay đổi trong hành vi

+ Đạt được những mục tiêu chuyên biệt

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) định nghĩa:” Dạy nghề là cung cấpcho người học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụliên quan tới công việc nghề nghiệp được giao”

Ngày 29/11/2006, Quốc hội đã ban hành Luật Dạy nghề số76/2006/QH11 Trong đó viết: “ Đào tạo nghề là hoạt động dạy và họcnhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết chongười học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc từ tạo việc làm sau khi

Trang 17

hoàn thành khóa học” [19] Qua đó, ta có thể thấy đào tạo nghề làkhâu quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, tuy nókhông tạo ra việc làm ngay nhưng nó lại là yếu tố cơ bản tạo thuận lợi choquá trình tìm việc làm và thực hiện công việc đào tạo nghề giúp chongười lao động có kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ nghềnghiệp để từ đó họ có thể xin làm việc trong các cơ quan, doanhnghiệp, hoặc có thể tự tạo ra công việc sản xuất cho bản thân Hiện nay,đào tạo nghề mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành Sự tích hợpthể hiện ở chỗ nó đòi hỏi người học sinh hôm nay, người thợ trong tươnglai phải vừa chuyên sâu về kiến thức, vừa phải thành thục về kỹ năng taynghề Đây là điểm khác biệt lớn trong đào tạo nghề so với dạy văn hóa.Đào tạo nghề cung cấp cho học sinh những kiến thức và kỹ năng, thái độnghề nghiệp cần thiết của một nghề Về kiến thức học sinh hiểu được cơ sởkhoa học về vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị, quy trình công nghệ, giải pháp

tổ chức quản lý sản xuất để người công nhân kỹ thuật có thể thích ứngvới sự thay đổi cơ cấu lao động trong sản xuất và đào tạo nghề mới Họcsinh được cung cấp kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp như kỹ năng sử dụngcông cụ gia công vật liệu, các thao tác kỹ thuật, lập kế hoạch tính toán,thiết kế và khả năng vận dụng vào thực tiễn Đó là những cơ sở ban đầu

để người học sinh- người cán bộ kỹ thuật tương lai hình thành kỹ năng, kỹxảo nghề nghiệp, phát huy tính sáng tạo hình thành kỷ luật, tác phong laođộng công nghiệp Nguyên lý và phương châm của dạy nghề: Học đi đôivới hành; lấy thực hành, thực tập kỹ năng nghề làm chính; coi trọng giáodục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật,tác phong công nghiệp của người học, đảm bảo tính giáo dục toàn diện đàotạo nghề hiện nay có ba cấp trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề

và cao đẳng nghề Hình thức dạy nghề bao gồm dạy nghề chính quy, dạynghề thường xuyên

Trang 18

1.2.2 Chất lượng và chất lượng đào tạo nghề

1.2.2.1 Khái niệm chất lượng

Chất lượng là thứ vũ khí cạnh tranh quan trọng nhất Vậy chất lượng làgì? Câu trả lời có rất nhiều định nghĩa và cách lý giải khác nhau: chấtlượng là sự xuất chúng, là tuyệt hảo, là giá trị vật chất, là sự biến đổi vềchất, là sự phù hợp với mục tiêu đề ra và là sự đáp ứng nhu cầu

Chất lượng là một khái niệm đa dạng, có ý nghĩa đối với những ngườihưởng lợi tuỳ thuộc vào quan niệm của những người đó tại một thời điểmnhất định và đáp ứng các mục tiêu đã được đề ra tại thời điểm đó

Theo từ điển Tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học, do Hoàng Phê chủ biênxuất bản năm 2002, “ chất lượng” là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của mộtcon người, một sự vật hay sự việc

Khái niệm chất lượng được đánh giá qua mức độ trùng khớp với mụctiêu và chất lượng là sự đáp ứng mục tiêu đề ra đang được sử dụng rộng rãitrên thế giới

Theo khái niệm truyền thống, một sản phẩm có chất lượng là sản phẩmđược làm ra một cách hoàn thiện, bằng các vật liệu quý hiếm và đắt tiền

Nó nổi tiếng và tôn vinh thêm cho người sở hữu nó Còn nếu để xét chấtlượng về một khóa học nghề cụ thể thì chất lượng sẽ được xem xét trên góc

độ là khối lượng, kiến thức, kỹ năng, mà khóa học đó cung cấp, mức độnắm, sử dụng các kiến thức và kỹ năng của học sinh sau khóa học v.v Quan niệm chất lượng là hiệu quả của việc đạt mục đích của Nhà trường.Theo cách hiểu này, một Nhà trường có chất lượng cao là trường tuyên bố

rõ ràng sứ mạng (mục đích) của mình và đạt được mục đích đó một cáchhiệu quả và hiệu suất nhất Theo cách tiếp cận này cho phép các trường tựquyết định các tiêu chuẩn chất lượng và mục tiêu đào tạo của trường mình.Thông qua kiểm tra, thanh tra chất lượng các tổ chức hữu quan sẽ xem xét,đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng của trường đó có khả năng giúp nhà

Trang 19

trường hoàn thành sứ mạng một cách hiệu quả và hiệu suất cao nhất Môhình này rất quan trọng đối với các trường có nguồn lực hạn chế, giúp cácnhà quản lý có được cơ chế sử dụng hợp lý, an toàn những nguồn lựccủa mình để đạt tới mục tiêu đó định từ trước một cách hiệu quả nhất Theo TS Nguyễn Thị Tính: “ Chất lượng giáo dục - đào tạo được đánhgiá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đó đề ra đối với một chươngtrình giáo dục - đào tạo; Chất lượng là kết quả của quá trình giáo dục -đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách vàgiá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tươngứng với mục tiêu, chương trình giáo dục - đào tạo theo các ngành nghề cụthể ” [ 21 ]

Một quan niệm khác coi chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của kháchhàng - chính là người sử dụng lao động sau đào tạo Điều này đòi hỏikhi thiết kế một sản phẩm hay dịch vụ, yếu tố quyết định là xác định nhucầu của khách hàng, để sản phẩm có được những đặc tính mà khách hàngmong muốn và với giá cả mà họ sẽ hài lòng trả

Trong giáo dục nghề nghiệp, định nghĩa này gây ra một số khó khăntrong việc xác định khái niệm khách hàng Ai là khách hàng trong giáo dụcnghề nghiệp? Đó là học sinh (người sử dụng dịch vụ như thư viện, ký túc

xã, phòng thí nghiệm…) hoặc là chính phủ, hoặc là các doanh nghiệp(người trả tiền cho các dịch vụ đó) hay đó là cán bộ giảng dạy, cha mẹ sinhviên v.v

Theo nghĩa tuyệt đối: chất lượng được hiểu như là một sản phẩm mang ýnghĩa hoàn hảo hơn cả, nó hoàn mỹ mà các thứ cùng chủng loại, kiểu cách

có chuẩn mực rất cao cũng không thể hoặc khó có thể vượt qua Nhưvậy cũng có nghĩa là một tiêu chí nào đó đặt ra luôn được đảm bảo giá trị

và giá trị sử dụng tuyệt đối hơn cả

Trang 20

Theo nghĩa tương đối: Một sản vật, một tiêu chuẩn một dịch vụ hay bất

kể một loại quan niệm nào đó được người ta gắn với nó Các sản vật,những dịch vụ được coi là chất lượng khi chúng đạt được những chuẩnmực nhất định được quy định trước Chất lượng không được coi là cái đích

mà nó được coi là phương tiện Các sản vật thường dùng hàng ngày đượccoi là chất lượng khi nó đạt được những tiêu chí chuẩn mực nhất định.Theo cách hiểu của người tiêu dùng thì chất lượng là cái làm hài lòng, hoặcvượt những nhu cầu và mong muốn của người sử dụng Chất lượng đào tạonghề được hiểu là một tiêu thức phản ánh các mức độ của kết quả hoạtđộng giáo dục và hoạt động đào tạo có tính liên tục từ khởi đầu quá trìnhđào tạo nghề đến kết thúc quá trình đó Chất lượng đào tạo nghề khôngđược xem ở khâu cuối cùng, ở kết quả cuối cùng của quá trình đào tạo.Theo lý thuyết điều hiển học nếu xem chất lượng đào tạo là "đầu ra" thì

"đầu ra" không tách khái được "đầu vào" mà nó được nằm trong một hệthống với khâu giữa là quá trình đào tạo (hoạt động dạy và học) của thầy

và trò

TC ISO 9001 – 2000: chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặctính vốn có đáp ứng các yêu cầu Trong đó, yêu cầu được hiểu là nhu cầu haymong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc

Theo tác giả Nguyễn Hữu Châu định nghĩa về chất lượng đó là: “Chấtlượng là sự phù hợp với mục tiêu”

Do tầm quan trọng của chất lượng nên có nhiều tác giả nghiên cứu vàđưa ra nhiều định nghĩa khác nhau Theo tác giả thì chất lượng có thể đượchiểu là sự đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với mục đích đã được đặt ratrước đó

1.2.2.2 Chất lượng đào tạo nghề

Khái niệm chất lượng đào tạo nghề là để chỉ chất lượng các công nhân

kỹ thuật được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, theo mục tiêu

Trang 21

và chương trình đào tạo xác định trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau,đáp ứng thị trường lao động Đồng thời chất lượng đào tạo nghề còn phảnánh kết quả đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề, của cả hệ thống đào tạonghề.

Khái niệm chất lượng đào tạo nghề liên quan chặt chẽ với khái niệmhiệu quả đào tạo, nói đến hiệu quả đào tạo là nói đến các mục tiêu đó đạt ởmức độ nào, sự đáp ứng kịp thời các yêu cầu của nhà trường và sự chi phítiền của, sức lực, thời gian sao cho ít nhất nhưng đem lại hiệu quả nhất

Vì thế chất lượng đào tạo nghề có thể xem là giá trị sản phẩm mà quá trìnhdạy học, giáo dục mang lại lợi ích cho xã hội, nhà trường, gia đình và họcsinh Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay Chất lượngđào tạo là một khái niệm tương đối, nó phụ thuộc vào yêu cầu khách quancủa người sử dụng lao động chứ không do ý chí của người làm công tácđào tạo quy định

Chất lượng đào tạo nghề chịu tác động bởi rất nhiều khâu nhưng trong

+ Đội ngũ giáo viên, CBQL dạy nghề

+ Chất lượng đầu vào của học sinh học nghề

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực và tài chính phục vụ đào tạo nghề.+ Mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường với các doanh nghiệp sản xuấtMức độ tác động của các khâu nói trên không giống nhau Vì vậy đểnâng cao chất lượng đào tạo nghề cần phải tìm các Giải pháp quản lý tốttrong các khâu đó

Trang 22

Như vậy chất lượng đào tạo nghề phản ánh mức độ đạt được mục tiêuđào tạo sau quá trình đào tạo: có chất lượng, chất lượng cao, hay chấtlượng thấp Đồng thời chất lượng đào tạo nghề còn phản ánh sự phù hợp vàđược thực tiễn xã hội chấp nhận ở mức độ nào tính theo phần trăm người

đã được đào tạo và được chấp nhận làm việc theo đúng ngành nghề

* Chất lượng đào tạo nghề đáp ứng mục tiêu đề ra được thể hiện qua cácmối quan hệ trong sơ đồ dưới đây:

Yêu cầu của Đạt được các bên liên quan: mục tiêu đề ra

1.2.3 Quản lý và quản lý chất lượng đào tạo nghề

1.2.3.1 Khái niệm quản lý

Theo quan điểm điều khiển học: Quản lý là chức năng của những hệ có

tổ chức, với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội học, kỹ thuật ) nó bảotoàn cấu trúc các hệ, duy trì chế độ hoạt động Quản lý là tác động hợp quyluật khách quan, làm cho hệ vận động vận hành và phát triển

Yêu cầu được chuyển thành mục tiêu

Chương trình đào tạoNghiên cứuDịch vụ cộng đồng

Chất lượn

g đào tạo

Trang 23

Theo Mác: Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào đượcthực hiện ở quy mô tương đối lớn đều cần ở chừng mực nhất định đến sựquản lý Quản lý là xác lập sự tương hợp giữa các công việc cá nhân vàhình thành những chức năng chung xuất hiện trong toàn bộ cơ thể sản xuất,khác với sự vận động của bộ phận riêng lẻ của nó.

Theo giáo sư Hà Sĩ Hồ: Quản lý là một quá trình tác động có định hướng(có chủ định) có tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trêncác thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sựvận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mụcđích đã định [14]

Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý là tác động có mục đích,

có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nóichung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dù kiến"[15]

Như vậy, quản lý phải bao gồm các yếu tố sau: Phải có mục tiêu đặt racho cả đối tượng và chủ thể làm căn cứ định hướng cho mọi hoạt động của

tổ chức, phải có nội dung, phương pháp, phương tiện và kế hoạch hànhđộng, một môi trường nhất định

Quản lý là khoa học, vì nó là lĩnh vực tri thức được hệ thống hoá và là

đối tượng nghiên cứu khách quan đặc biệt Quản lý là khoa học phân loạikiến thức, giải thích các mối quan hệ khách quan - đặc biệt là mối quan hệgiữa chủ thể và khách thể quản lý Đối tượng nghiên cứu của khoa họcquản lý là các mối quan hệ mà các mối quan hệ này là xuất phát từ đòi hỏicủa các quy luật khách quan Vì vậy người quản lý phải nghiên cứu các quyluật khách quan, các mối quan hệ, tránh ngẫu hứng tuỳ tiện, chủ quan.Ngày nay Quản lý đã trở thành một môn khoa học độc lập nhưng lại nằmgiáp ranh giữa những môn khoa học kinh tế và những môn khoa học thuộc

Trang 24

kiến trúc thượng tầng Như vậy, muốn quản lý thành công thì phải vậndụng tổng hợp thành tựu của nhiều môn khoa học.

Quản lý là một nghệ thuật, bởi lẽ nó là hoạt động đặc biệt đòi hỏi sự

khéo léo, tinh tế và linh hoạt những kinh nghiệm quan sát được, những trithức đã đóc kết được, người quản lý qua đó áp dụng những kỹ năng tổ chứccon người và công việc

Xôcrát, nhà triết học cổ đại Hy lạp đã nói: “Những người biết cách sử dụng con người sẽ điều khiển công việc hoặc cá nhân một cách sáng suốt Trong khi những người không biết làm như vậy sẽ mắc sai lầm trong việc điều hành cả hai công việc này” Quản lý là một nghệ thuật là vì nó gắn

liền với cá nhân chủ thể, nó phụ thuộc vào khả năng nắm vững nguyên lý,vận dụng kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật Suy cho cùng thì quản lý vàđặc biệt là quản lý giáo dục chính là nghệ thuật dùng người – phép dụngnhân

“ con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội” (Các Mác), vì

vậy nghệ thuật dùng người là một loại nghệ thuật cao hơn hẳn các loại hìnhnghệ thuật khác Trong con người bao giờ cũng tồn tại hai mặt, nghệ thuậtdùng người là phải biết khai thác những mặt tích cực như ( tự trọng, khảnăng sáng tạo ); hạn chế tối đa những mặt tiêu cực như (ghen tỵ, cánhân ) Dùng người nên trọng dụng, không nên lợi dụng và càng khôngnên tận dụng

Quản lý là hoạch định, tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo và kiểm soátcông việc và những nỗ lực của con người nhằm đạt được những mục tiêu

đã đề ra

Hoạt động quản lý chỉ phát huy được nhân tố con người và đạt được hiệuquả cao khi nó tạo ra được cái toàn thể – chỉnh thể từ nhiều cá nhân và tưliệu sản xuất của tổ chức xã hội Yêu cầu về tính toàn thể của tổ chức mangtính khách quan, nó đòi hỏi các nhà quản lý phải xác lập được mục tiêu rõ

Trang 25

ràng và biết điều hành hệ thống của mình tới đích Hoạt động quản lý cónhững yêu cầu khách quan, phổ biến đối với những người làm quản lý, đó

là những chức năng chung và cơ bản của hoạt động quản lý

* Chức năng quản lý

Trong quản lý, chức năng là hình thức biểu hiện sự tác động của chủ thể

và đối tượng nhằm đạt mục tiêu đã định Là những nhiệm vụ có tính năngnhất định, còn là sự thể hiện sự phân công lao động trong lĩnh vực quản lý.Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý cơ bản mà thông qua

đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý, nhằm thực hiện các mụctiêu xác định Chức năng quản lý chiếm giữ vị trí then chốt, nó gắn liền vớinội dung của hoạt động điều hành ở mọi cấp

Có nhiều quan điểm khác nhau về phân định các chức năng quản lý tuỳtheo hướng tiếp cận như theo hướng tác động, hay theo nội dung tác động Song nhiều nhà nghiên cứu đều đồng tình với cách phân định các chứcnăng quản lý theo quan điểm tiếp cận hệ thống, Theo quan điểm này thìquản lý có bốn chức năng cơ bản sau:

Chức năng kế hoạch: là chức năng trung tâm, kế hoạch được hiểu khái

quát là một bản ghi nhận những mục tiêu cơ bản và một chương trình hànhđộng cụ thể được hoạch định, trước khi tiến hành thực hiện những nội dungnào đó mà chủ thể quản lý đã đề ra

Lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu của hệ thống, các hoạt

động và các điều kiện đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đó Kế hoạch

là nền tảng của quản lý, nó bao gồm những nội dung quan trọng sau:

* Xác định chức năng, nhiệm vụ và các công việc của đơn vị

* Dự báo, đánh giá triển vọng

* Đề ra mục tiêu, chương trình

* Lập kế hoạch chương trình

* Nghiên cứu, xác định tiến độ

Trang 26

Tổ chức là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và nguồn

lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt được cácmục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả

* Tổ chức bao gồm các nội dung sau :

* Xây dựng các cơ cấu, nhóm (cơ cấu, cấu trúc)

* Tạo sự hợp tác liên kết (Xây dựng mô hình)

* Xây dựng các yêu cầu

* Lựa chọn sắp xếp

* Bồi dưỡng cho phù hợp

* Phân công nhóm và cá nhân

Chức năng chỉ đạo, lãnh đạo, điều khiển: Là quá trình tác động đến các

thành viên của tổ chức làm cho họ nhiệt tình, tự giác nỗ lực phấn đấu đạtcác mục tiêu của tổ chức Là huy động lực lượng để thực hiện kế hoạch, làbiến những mục tiêu trong dù kiến thành kết quả thực hiện Phải giám sátcác hoạt động, các trạng thái vận hành của hệ đóng tiến trình, đóng kếhoạch Khi cần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi, uốn nắn nhưng không làmthay đổi mục tiêu, hướng vận hành của hệ, nhằm giữ vững mục tiêu chiếnlược đề ra

Bao gồm các khâu:

Trang 27

* Kích thích động viên

* Thông tin hai chiều

* Bảo đảm sự hợp tác trong thực tế

Chức năng kiểm tra đánh giá: Kiểm tra là những hoạt động của chủ thể

quản lý nhằm đánh giá và sử lý những kết quả của quá trình vận hành tổchức Nhiệm vụ của kiểm tra là nhằm đánh giá trạng thái của hệ, xem mụctiêu dù kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt được mức độ nào Kiểmtra nhằm kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình hoạt động, tìm ranguyên nhân thành công, thất bại giúp cho chủ thể quản lý rút ra đượcnhững bài học kinh nghiệm

Theo lý thuyết hệ thống (Cyberneticque): Kiểm tra là giữ vai trò liên hệnghịch, là trái tim mạch máu của hoạt động quản lý Có kiểm tra mà khôngđánh giá coi như không có kiểm tra, không có kiểm tra coi như không cóhoạt động quản lý

Kiểm tra đánh giá bao gồm các nội dung:

* Xây dựng định mức và tiêu chuẩn

* Các chỉ số công việc, phương pháp đánh giá

* Rút kinh nghiệm và điều chỉnh

Bốn chức năng quản lý cơ bản trên đây có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ

với nhau, đan xen lẫn nhau, khi thực hiện chức năng này thường cũng cómặt các chức năng khác ở các mức độ khác nhau Mối quan hệ giữa cácchức năng cơ bản của quản lý được thể hiện như hình vẽ dưới đây :

Sơ đồ mối quan hệ giữa các chức năng quản lý.

Chỉ đạo, Lãnh đạo

Tổ chức Thực hiện

Kiểm tra,đánh giáLập

kế hoạch

Trang 28

1.2.3.2 Quản lý chất lượng đào tạo nghề

Quản lý chất lượng đào tạo nghề thực chất là quản lý các yếu tố sautheo một trình tự, qui trình vừa khoa học, vừa phù hợp với điều kiện thực tếcủa Nhà trường, đem lại hiệu quả trong công tác đào tạo Các yếu tố đó là:

+ Mục tiêu đào tạo nghề

+ Nội dung đào tạo nghề

+ Phương pháp đào tạo nghề

+ Hoạt động dạy nghề (chủ thể là thầy, cô)

+ Hoạt động học nghề (chủ thể là học trò)

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đào tạo nghề

+ Tổ chức thực hiện Quy chế đào tạo nghề trong kiểm tra, đánh giá

…v.v…

Các thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ và có tác động qua lại lẫnnhau Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý đào tạo nghề cần tiếnhành các bước theo quy trình như quản lý giáo dục; kế hoạch hóa, tổ chức,chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá

Trong quá trình quản lý chất lượng đào tạo các yếu tố trên luôn luôn vậnđộng và tác động qua lại lẫn nhau làm nảy sinh những tình huống quản lý

Do vậy, Nhà quản lý phải thường xuyên theo dõi, đánh giá, xử lý các sailệch để kịp thời điều chỉnh nhằm làm cho công tác giáo dục, đào tạo và nhàtrường phát triển liên tục

Nhiệm vụ của quản lý đào tạo nghề chính là ổn định duy trì quá trìnhđào tạo đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội trong từng giai đoạn pháttriển của đất nước và đổi mới phát triển quá trình đào tạo đón đầu nhữngtiến bộ khoa học kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội

Trang 29

1.2.4 Giải pháp và giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề

1.2.4.2 Giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề

Là những cách thức tác động của chủ thể quản lý hướng vào việc giảiquyết những vấn đề đặt ra của hệ thống đào tạo nghề, làm cho hệ thống đóvận hành đạt được kết quả mong muốn hay tạo ra những biến đổi về chấtlượng của người học nghề trong thời gian đào tạo, có kỹ năng, kỹ xảo nghềnghiệp đáp ứng yêu cầu công việc

Thông thường, các giải pháp quản lý phải đảm bảo thực hiện cho đượccác chức năng: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá quá trìnhđào tạo Vì thế, khi đưa ra bất kì giải pháp quản lý nào cũng cần phải quantâm đúng mức đến hiệu quả của nó đối với công tác kế hoạch hóa, tổ chức,chỉ đạo, kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện

1.3 Một số vấn đề về lý luận liên quan đến đề tài

1.3.1 Đặc điểm của đào tạo nghề:

Đào tạo nghề, bên cạnh mang những đặc điểm chung của giáo dục vàđào tạo, còn có những đặc điểm riêng Dưới đây là một số đặc điểm riêngchủ yếu của dạy nghề

* Đào tạo nghề gắn liền chặt chẽ và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và việc làm.

Như đã đề cập ở trên, giáo dục nghề nghiệp có mục tiêu hàng đầu làtạo điều kiện cho người lao động, có khả năng tìm được việc làm, tự tạo

Trang 30

việc làm sau khi được đào tạo Nhu cầu của thị trường lao động và nhu cầuhọc tập trong xã hội làm nảy sinh và kéo theo sự hình thành và phát triển

thị trường, dịch vụ dạy nghề đa dạng, mà trong đó quan hệ cung và cầu giữ

vị trí thống trị Quan hệ cung - cầu hợp lý giúp người học nghề trong mộtkhoảng thời gian ngắn ( ngắn hơn nhiều so với thời gian học ở các phân hệgiáo dục khác ) nhanh chóng tham gia vào thị trường lao động và việc làm.Quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh hay cơ chế cạnh tranh của cơ chếthị trường lao động buộc dạy nghề phải lấy chất lượng đào tạo là sự sốngcòn và coi đào tạo là sự gia tăng giá trị đích thực của nhân lực được đào tạo

để giành lợi thế trên thị trường lao động

* Đào tạo nghề gắn chặt chẽ với quá trình lao động nghề nghiệp thực tế

và công việc hàng ngày của người lao động.

Trong dạy nghề, về thực chất, người học được học để hình thành nhữngkiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và thái độ lao động nghề nghiệp cần thiết choviệc thực hiện thành công quá trình lao động thực tế sau khi tốt nghiệp

Muốn vậy người học phải được học và tập, được học và hành ngay trong

quá trình lao động thực tế đó Có ba cách thức để thực hiện quá trình đàotạo trong dạy nghề: Quá trình lao động được đưa vào nhà trường; ngườihọc được tham gia vào quá trình lao động thực tế; và kết hợp hai cách thứctrên

* Dạy nghề tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp và giáo dục đạo đức cho người học.

Mục tiêu của dạy nghề đòi hỏi nội dung dạy nghề phải tập trung đào tạonhững năng lực thực hành nghề nghiệp, bao gồm: kiến thức, kỹ năng laođộng chung và kỹ năng thực hành nghề nghiệp ở một nghề cụ thể Coitrọng giáo dục đạo đức, ý thức kỷ luật lao động, rèn luyện tác phong côngnghiệp cho người lao động tương lai; “ miệng nói tay làm” một cáchthành thạo Có thể nói rằng là nơi thể hiện tập trung, cụ thể và triệt để nhất

Trang 31

nguyên lý giáo dục “ học đi đôi với hành ” nhằm giúp cho người học nghề

sau khi tốt nghiệp có được những năng lực thực hành nghề nghiệp đó

* Dạy nghề có tính mở, liên thông.

Tính mở, liên thông trong dạy nghề thể hiện ở việc tổ chức quá trình đàotạo hết sức linh hoạt giúp cho người học nghề có cơ hội học tập theo nhucầu, điều kiện và nhịp độ của mình Họ có thể học trọn vẹn cả một khoáhọc tập trung trong khoảng thời gian quy định để lấy văn bằng, chứng chỉ,cũng có thể học một phần nào đó của chương trình nghề để đi làm, khi điềukiện cho phép họ có thể quay lại học tiếp các phần còn lại cho đến khitích luỹ đầy đủ các tín chỉ để nhận được văn bằng, chứng chỉ mong muốn.Người lao động cũng có thể học liên thông lên các trình độ cao hơn, đượctạo cơ hội học tập suốt đời trong hệ thống dạy nghề và trong hệ thống giáodục quốc dân

* Dạy nghề có đối tượng người học rất phong phú và đa dạng.

Có thể nói phần lớn các đối tượng học nghề trong thực tế là rất phongphú và đa dạng; phong phú về độ tuổi ( hiện nay theo quy định của Bộ LĐTB& XH, độ tuổi có thể tham gia học nghề là từ 15  60 tuổi ); đa dạng

về thành phần, vùng miền, giai cấp, dân tộc, kể cả tôn giáo

1.3.2 Các đặc trưng cơ bản của nghề

Nghề có các đặc trưng cơ bản sau:

- Là một công việc chuyên làm;

- Là phương tiện sinh sống gắn với cả cuộc đời hoặc phần lớn cuộc đờingười lao động;

- Bao gồm cả lao động trí óc và lao động chân tay;

- Phù hợp với yêu cầu của xã hội

Trang 32

Như vậy nghề gắn liền với những kiến thức và kỹ năng Những kiến thức

và kỹ năng này không tự nhiên có được mà là do kết quả của đào tạo vềchuyên môn và tích luỹ kinh nghiệm

1.3.3 Vai trò, vị trí của dạy nghề trong phát triển nguồn nhân lực.

Ngày nay, hầu như mọi quốc gia trên thế giới đều coi nhân tố con người,nguồn lực con người hay nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, có vai trò quyếtđịnh nhất đến sự phát triển nhanh và bền vững của một quốc gia Các nhàkinh tế học đã khẳng định rằng đầu tư cho con người thông qua các hoạtđộng giáo dục và đào tạo là đầu tư có hiệu quả nhất, quyết định khả năngtăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của đất nước Nhờ có sự ưu tiên đầu

tư cho giáo dục và đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực mà nhiều nướcchỉ trong một thời gian ngắn đã nhanh chóng trở thành nước công nghiệpphát triển; điển hình như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo v.v

Ở Việt Nam, trong nhiều văn kiện, nghị quyết, Đảng và Nhà nước tacũng đã ngày càng nhấn mạnh vấn đề này Nghị quyết Đại hội lần thứ IXcủa Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển GD - ĐT cùng vớikhoa học công nghệ là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sựnghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - Yếu tố

cơ bản để phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”

Mục tiêu chung phát triển nguồn nhân lực là nâng cao kiến thức, đào tạo

kỹ năng nghề nghiệp và phát triển toàn diện con người Việt Nam về chínhtrị, trí tuệ, đạo đức, ý chí và thể lực; hình thành đội ngũ lao động có cơ cấutrình độ, ngành nghề và khu vực lãnh thổ đáp ứng yêu cầu phát triển kinhtế- xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng Chúng ta cần đặc biệt chú trọngđến bộ phận nhân lực trình độ cao trong các lĩnh vực quản lý, khoa học –công nghệ, giáo dục – đào tạo và các ngành kinh tế quốc dân, tạo đượcnăng suất và đem lại giá trị gia tăng cao trong nền kinh tế quốc dân

Trang 33

Dạy nghề là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, có chứcnăng đào tạo người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật - nghiệp vụ ởcác cấp trình độ: sơ cấp, trung cấp và cao đẳng Dạy nghề là khu vực đàotạo đa dạng về đối tượng tuyển sinh, loại hình và cơ cấu ngành nghề, cóquan hệ chặt chẽ và chịu sự chi phối, ảnh hưởng trực tiếp của nhu cầu vàtrình độ phát triển kinh tế - xã hội, thị trường lao động - việc làm trên phạm

vi toàn quốc và ở từng địa phương, từng ngành kinh tế - xã hội

Luật giáo dục 2005 đã quy định giáo dục nghề nghiệp bao gồm trung cấpchuyên nghiệp và dạy nghề với 03 cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp

nghề và cao đẳng nghề “ Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng

cố quốc phòng, an ninh ” Trong đó dạy nghề nhằm đào tạo “ nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ, có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo”.

1.3.4 Các yếu tố của quá trình đào tạo nghề

1.3.4.1 Mục tiêu của đào tạo nghề

Luật Dạy nghề năm 2006, tại điều 4 có nêu: ’’ Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm,

tự tạo việc làm hoặc học lờn trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ’’ [ 19 ]

Trang 34

1.3.4.2 Nội dung của đào tạo nghề

Nội dung của đào tạo nghề là những yêu cầu đặt ra để mang lại chongười học có được những kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cần thiết

Về yêu cầu của nội dung đào tạo nghề, Luật giáo dục năm 2005, tại điều

34, khoản 1 có ghi: Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạonăng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sứckhoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình

độ học vấn theo yêu cầu đào tạo [19] Nội dung phải phù hợp với mục tiêuđào tạo, phải đảm bảo tính cân đối, toàn diện giữa các mặt kiến thức, kỹnăng, thái độ, đạo đức và lương tâm nghề nghiệp cần thiết Bên cạnh đó,nội dung phải gắn liền với thực tế sản xuất, phải đảm bảo tính khoa học,

cơ bản, hiện đại, tính liên thông phù hợp với trình độ của người học

1.3.4.3 Phương pháp đào tạo nghề

Tại điều 34, khoản 1 của Luật giáo dục năm 2005 có ghi: “ Phương pháp giáo dục phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc” [20].

Phương pháp đào tạo nghề là tổng hợp cách thức hoạt động của thầy

và trò nhằm thực hiện một cách tối ưu mục đích và nhiệm vụ dạy học nghề

Có bốn nhóm phương pháp đào tạo nghề đó là: Nhóm phương pháp dùnglời, nhóm phương pháp dạy học trực quan, nhóm phương pháp dạy thựchành, nhóm phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh Trongthực tế, khi giảng dạy mỗi nhóm phương pháp đều có những ưu nhượcđiểm riêng của nó nên trong quá trình thực hiện đào tạo nghề cần lựa chọn

và vận dụng phối hợp các phương pháp với nhau Giáo viên cần căn cứvào mục đích, yêu cầu, nội dung, đặc trưng từng môn học, khả năng nhậnthức của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị, để lựa chọnphương pháp cho phù hợp tổ chức điều khiển tốt hoạt động dạy học,

Trang 35

hướng dẫn học sinh tự tổ chức hoạt động học nhằm đạt được hiệu quả đàotạo nghề

cứ kế hoạch dạy học để tổ chức cho học sinh hoạt động với mọi hình thức.Giáo viên dạy nghề phải có những tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều 58của Luật Dạy nghề và phải có chứng chỉ dạy nghề Nhiệm vụ và quyền củagiáo viên dạy nghề thực hiện theo điều 72, điều 73 của Luật giáo dục 2005,theo điều 59 của Luật Dạy nghề 2006 và theo qui định tại Nghị quyết số139/2006/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật Giáo dục và Bộ Luật lao động về dạy nghề

* Hoạt động học nghề

Học nghề là quá trình hoạt động của học sinh, trong đó học sinh dựavào nội dung dạy học, chủ động và sáng tạo lĩnh hội kiến thức Thông quahoạt động học, người học chủ động thay đổi bản thân mình và tích cực rènluyện năng lực thực hành nghề Nhiệm vụ và quyền của học sinh học nghềquy định tại Điều 85 và Điều 86 của Luật giáo dục Chính sách đối vớingười học nghề thực hiện theo các điều 89, 90, 91 và 92 của Luật giáo dục

và theo các điều 65, 66 của Luật Dạy nghề 2006

Trang 36

1.3.4.5 Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghề

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghề là khâu quan trọng trong quátrình dạy và học nghề Kiểm tra, đánh giá có quan hệ hữu cơ với quá trìnhdạy và học nghề Nó là động lực người học tích cực hoạt động Kiểm trađánh giá giúp cho nhà quản lý điều chỉnh, cải tiến nội dung chương trình,điều chỉnh kế hoạch, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nghề Việckiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghề phải đảm bảo những yêu cầu vềtính chính xác, tính khoa học, tính khách quan và công khai

Đối với giáo viên cần xác định được thành tích và thái độ học tập củatừng học sinh và của toàn bộ lớp học, thông qua kết quả kiểm tra phân tíchnguyên nhân để đề ra Giải pháp cải tiến công tác sư phạm, dạy nghề Đốivới học sinh học nghề: cần tự xác định được mức độ hiểu biết và năng lựcthực hành nghề của chính mình so với các mục tiêu, tiêu chuẩn đó xác địnhcủa chương trình giáo dục nghề Đối với cán bộ quản lý cần xác địnhnhững trọng tâm giáo dục – đào tạo nghề của nhà trường mình để từ đó cóGiải pháp trong công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động đào tạocủa nhà trường

1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề

Để đo lường chất lượng đào tạo nghề chúng ta thường tập trung vào 2 đốitượng: bản thân người công nhân kỹ thuật và cơ sở đào tạo nghề ( Chất lượng

cơ sở đào tạo) Quá trình đào tạo nghề có một số đặc trưng khác với giáo dụcphổ thông và giáo dục đại học Đó là quá trính đào tạo trên cơ sở thiếp thu kếtquả giáo dục phổ thông để đào tạo về nghề nghiệp cho học sinh học nghề.Việc đào tạo để hình thành năng lực nghề nghiệp giữ vai trò then chốt, chủđạo Quá trình đào tạo chú trọng đến một hệ thống các kỹ năng thông quathực hành, luyện tập Đó chính là những yêu cầu, vị trí công tác, hoạt độngnghề nghiệp của người công nhân kỹ thuật

Chất lượng đào tạo nghề phụ thuộc vào các yếu tố:

Trang 37

- Chất lượng đầu vào: ( bản thân người học nghề): Trình độ văn hóa, sởtrường nguyện vọng, sức khỏe, tình trạng kinh tế … của người học nghề.

- Quá trình đào tạo ( hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo nghề)

+ Mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo;

+ Đội ngũ giáo viên, phương pháp đào tạo và cán bộ quản lý; ( phẩmchất, năng lực)

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp đáp ứng nghề đào tạo( số lượng, chất lượng, hiệu quả hoạt động)

+ Tài chính ( kinh phí định mức đào tạo, vật tư thực hành, chi phí quản

lý, thù lao giáo viên …)

+Dịch vụ đào tạo ( cư xá, tư vấn việc làm, thông tin thị trường lao động)

- Học sinh tốt nghiệp: Năng lực và phẩm chất đạt được sau khi đào tạo theomục tiêu đào tạo; Sức khỏe đáp ứng nghề nghiệp; Kỹ năng sống ( giao tiếp,hoạt động xã hội)

- Tham gia thị trường lao động (từ 6 đến 12 tháng kể từ khi ra trường):trình độ chuyên môn đáp ứng yếu cầu làm việc ( năng suất, tổ chức hoạtđộng); Mức độ hoàn thành nhiệm vụ công nhân kỹ thuật; Tính sáng tạo vàthích nghi trong công việc

Việc đánh giá kết quả đào tạo cần phản ánh được chất lượng nhân cách cóphù hợp hay không với yêu cầu đề ra Cần phải xem xét chất lượng đầu vào( tuyển sinh học sinh học nghề), chất lượng của quá trình đào tạo và chấtlượng đầu ra ( tốt nghiệp và tham gia vào cuộc sống) Đánh giá chất lượngđào tạo không chỉ nhiệm vụ của các đơn vị đào tạo nghề mà còn là của xã hội.Đặc biệt là sự đánh giá trực tiếp của những người sử dụng sản phẩm đàotạo( các doanh nghiệp, các nhà sản xuất )

Trang 38

Kết luận chương 1

Chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo nghề nóiriêng chịu tác động bởi nhiều yếu tố về mặt khách quan và mặt chủ quan.Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng quá trìnhđào tạo nghề trong một nhà trường

Quản lý quá trình đào tạo nghề hướng tới chất lượng thực chất là quản lýcác yếu tố Mục tiêu đào tạo nghề, nội dung, phương pháp, hình thức tổchức, hoạt động dạy - học nghề, sự đáp ứng của cơ sở vật chất, trang thiết

bị, phương tiện, môi trường đào tạo nghề, sự phù hợp của kiểm tra, đánhgiá, tổ chức bộ máy đào tạo nghề,…Trong quá trình quản lý công tác đàotạo nghề, các yếu tố trên luôn luôn vận động và tác động qua lại lẫn nhaulàm nảy sinh những tình huống quản lý Do vậy, nhà quản lý phải thườngxuyên theo dõi, đánh giá, xử lý các sai lệch để kịp thời điều chỉnh nhằmlàm cho công tác giáo dục, đào tạo và nhà trường phát triển liên tục Nếuhạn chế được tối đa các yếu tố bất lợi, tiêu cực và phát huy được nhữngyếu tố tích cực, có lợi thì quá trình đào tạo nghề trong nhà trường sẽ pháthuy tối đa hiệu quả góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo nghề

Trang 39

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở

TRUỜNG TRUNG CẤP KT-KT ĐÔ LƯƠNG-NGHỆ AN

GIAI ĐOẠN 2010-2013 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, tình hình giáo dục

và đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An thời gian qua

2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An

Nghệ An là tỉnh nằm ở khu vực Bắc miền Trung, có diện tích tự nhiên lớnnhất cả nước, với 16.487 km2 (chiếm 32% diện tích của vùng Bắc Trung Bộ

và chiếm 4,98% diện tích cả nước) Khu vực Miền núi chiếm 3/4 diện tích tựnhiên toàn tỉnh Có 21 huyện thị với 242 xã và thị trấn Cụ thể là:

Tỉnh lỵ: Thành phố Vinh

Huyện thị: Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hòa, Thị xã Hoàng Mai và 17huyện, gồm: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc,Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông,Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn

Dân số hiện nay là hơn 3 triệu người; trong đó người Kinh khoảng2.600.000 người và khoảng 40.000 đồng bào dân tộc thiểu số ( chiếm 13,33%dân số toàn tỉnh); gồm các dân tộc Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Thổ, Ơ đu, SánDìu, Đan Lai v.v

Phía Bắc Nghệ An giáp tỉnh Thanh Hóa ( chung ranh giới 128 km); PhíaNam giáp tỉnh Hà Tĩnh ( chung ranh giới 91 km); Phía Tây giáp các tỉnh HủaPhăn; Xiêng Khoảng, Bôlykhăm xay ( có chung đường biên giới 419 km) củanước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; Phía Đông là Biển Đông, có bờ biểndài 89 km

( Nguồn: Dữ liệu cơ bản về môi trường đầu tư tỉnh Nghệ An 2011 Niên Giám

thống kê tỉnh Nghệ An 2012

Với vị trí địa lý ấy, Nghệ An là địa bàn rất quan trọng đối với cả nước: Cócác tuyến giao thông huyết mạch từ Bắc vào Nam ( gồm cả đường sắt, Quốc

Trang 40

lộ 1A; Đường mòn Hồ Chí Minh), có cửa ngõ sang nước bạn Lào và vùngĐông Bắc Thái lan( Nậm Cắn-Kỳ Sơn; Thanh Thủy-Thanh Chương và ThôngThụ - Quế Phong); có đường biển thông ra thế giới- Một lợi thế lớn trong thời

mở cửa, hội nhập khu vực và Quốc tế Đặc biệt có vị trí quan trọng về QuốcPhòng An Ninh ( Bộ Chính trị có Nghị Quyết số 26-NQ/TW về phát triểnKT-XH Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2050, trong đó xác định Nghệ An

là An toàn khu của Trung ương trong tương lai )

2.1.2 Tình hình giáo dục và thực tiễn công tác đào tạo nghề của tỉnh Nghệ An trong những năm qua

Nghệ An là vùng đất “ Địa linh nhân kiệt”, vốn có truyền thống về văn hóagiáo dục Con người Nghệ An xưa nay nổi tiếng là rất hiếu học và học giỏi.Kiên cường, bất khuất trong chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc Có cốt cách cần cù,chịu khổ, chịu khó trong lao động sản xuất Nghệ An còn là quê hương củaChủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại-Anh hùng giải phóng dân tộc-Danh nhân vănhóa thế giới Là nơi sinh ra những chiến sĩ Cộng sản xuất sắc như Lê HồngPhong, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai và nhiều danh nhân, nhiềuchiến sĩ yêu nước khác

Thực trạng Đào tạo nghề của địa phương

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBNDtỉnh, cùng những chính sách khuyến khích phát triển đào tạo nghề của tỉnh,

hệ thống mạng lưới trường lớp, trung tâm đào tạo nghề của tỉnh khôngngừng phát triển Thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng

bộ tỉnh về chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006-2010 vàQuyết định số 239/2005/QĐ-TTg ngày 30/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt đề án phát triển Thành phố Vinh trở thành Trung tâm Kinh

tế - Văn hóa vùng Bắc Trung bộ Bằng các giải pháp và cơ chế, chính sách cụ

thể trong vấn đề đào tạo nghề, đến nay trên địa bản tỉnh Nghệ An có 62 cơ sở

dạy nghề, bao gồm: 05 trường cao đẳng nghề (03 trường địa phương, 02

Ngày đăng: 20/07/2015, 07:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2005), Quyết định số 1000/2005/QĐ-BLĐTBXH về việc phê duyệt đề án phát triển dạy nghề đến 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1000/2005/QĐ-BLĐTBXH về việc phê duyệt đề án phát triển dạy nghề đến 2010
Tác giả: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Năm: 2005
2. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ( 2006), Quyết định số 76/2006/QĐ- BLĐTBXH Phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới trường CĐN, trường TCN, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 76/2006/QĐ-BLĐTBXH Phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới trường CĐN, trường TCN, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
6. Chính phủ( 2001), “Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg của Chính phủ về việc Phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg của Chính phủ về việc Phê duyệt
9. D.V Khuđômixki, Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục và trường học
10. Nguyễn Bá Dương (1999), Tâm lí học cho người lãnh đạo. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học cho người lãnh đạo
Tác giả: Nguyễn Bá Dương
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 1999
11. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCH TW khoá VIII. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCH TW khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
12. Harold Kootz, Cyri O’donnell, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu về quản lý; Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếu về quản lý
Tác giả: Harold Kootz, Cyri O’donnell, Heinz Weihrich
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
Năm: 1994
13. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục. "Nhà xuất bản Giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục"
Năm: 1986
15. PGS.TS Phạm Minh Hùng , Đề cương bài giảng Quản lý chất lượng giáo dục - Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương bài giảng Quản lý chất lượng giáo dục
16. Mai Hữu Khuê (1982), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí. Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí. Nhà xuất bản Lao động
Tác giả: Mai Hữu Khuê
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động"
Năm: 1982
17.Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lí giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lí giáo dục. "Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm"
Năm: 2008
18. GS Nguyễn Ngọc Quang (1999), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lí giáo dục. Trường CB quản lí giáo dục đào tạo TW 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lí giáo dục
Tác giả: GS Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1999
19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2006
20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( 2005), Luật Giáo dục- NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục-
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
21. PGS.TS Thái Văn Thành, Tài liệu Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường- Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
22. Nguyễn Thị Tĩnh ( 2007), Bài giảng đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục- Khoa tâm lý giáo dục, Trường ĐHSP Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục
23. Tổng cục dạy nghề và Tổ chức lao động Quốc tế ILO, Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dạy nghề , xuất bản 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dạy nghề
24. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011)- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
3. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2008), Điều lệ mẫu trường trung cấp nghề Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BLĐTBXH, Hà Nội Khác
4.. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ( 2006), Tài liệu bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế Quốc tế về dạy nghề của Tổng cục dạy nghề Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w