- Về đội ngũ giáo viên, CN
4 Phân tích kết quả học tập của học sinh.
3.2.6.2. Nội dung giải pháp
Căn cứ các quy chế về chuyên môn của ngành như quy chế 14/ 2007/BLĐ TBXH, Phòng đào tạo chủ động phối hợp với các khoa lên kế hoạch kiểm tra chuyên môn, công tác kiểm tra cần tiến hành thường xuyên. Hoạt động kiểm tra cần thực hiện nhiều nội dung:
- Kiểm tra hồ sơ giáo viên; kiểm tra hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh như thăm lớp, dù giờ ( định kỳ, đột xuất, báo trước, không báo trước ). Tổ chức hình thức kiểm tra chéo giữa các giáo viên hoặc các tổ giáo viên với nhau. Theo dõi việc thực hiện phân phối chương trình của giáo viên.
- Kiểm tra học sinh; Phòng công tác HSSV phải chủ động phối hợp với phòng đào tạo và các khoa thường xuyên kiểm tra, giáo dục học sinh, kịp thời xử lý các trường hợp học sinh vi phạm; Kiểm tra ý thức và kết quả học tập trên lớp, ý thức chấp hành kỷ luật, chấp hành nội quy trường/ lớp, kiểm tra nề nếp, vệ sinh giữa các lớp học.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lí của người lãnh đạo, công tác kiểm tra là một trong những công tác quan trọng trong công việc của người quản lí, lãnh đạo. "Lãnh đạo mà không có kiểm tra coi như không có lãnh đạo". Trong đào tạo nghề cũng vậy không có kiểm tra, đánh giá thì không biết kết quả của quá trình đào tạo ra sao do vậy kiểm tra là khâu cơ bản và quan trọng của công tác đào tạo. Có kiểm tra mới thúc đẩy hoạt động đào tạo có hiệu quả tốt hơn. Tại Trường trung cấp nghề KT- KT Đô Lương công tác kiểm tra đánh giá được thực hiện trên cả 2 đối tượng là giáo viên và học sinh.
- Đối với học sinh: Kiểm tra là cách đánh giá việc tiếp nhận kiến thức của học sinh trong phần lí thuyết và kỹ năng thực hành đồng thời đánh giá ý thức kỷ luật, thái độ học tập, đạo đức nghề nghiệp.
- Đối với giáo viên, cán bộ giảng dạy: Kiểm tra là có thể đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, khả năng sư phạm, năng lực chuyên môn và cả thái độ trong chấp hành kỷ luật lao động của người thầy. Từ đó có thể rút ra những mặt nổi trội, những ưu điểm, rút ra những vấn đề còn tồn tại, hạn chế để từ đó điều chỉnh uốn nắn kịp thời, khắc phục hoặc phát huy, nhân điển hình.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện giải pháp
- Đối với giáo viên:
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch năm học đã được phân công. Lấy kết quả công việc làm thước đo phẩm chất và năng lực và hiệu quả công tác của từng giáo viên. Có lịch kiểm tra thường kỳ, đột xuất, hồ sơ chuyên môn, kỷ cương nền nếp của nhà trường đã được quán triệt đến mức độ nào. Đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn cần tập trung vào những nội dung cụ thể như:
Việc thực hiện phân phối nội dung, chương trình giảng dạy của Bộ LĐTB & XH. Tiến độ giảng dạy của nhà trường và từng lớp học thông qua sổ đầu bài và sổ báo giảng. Việc chuẩn bị giáo án, các đề cương bài giảng, chuẩn bị đồ dùng vật tư cho bài học, tiết giảng. Công tác đảm bảo hồ sơ chuyên môn theo mẫu quy định. Hồ sơ cá nhân, kế hoạch học tập, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn. Hồ sơ của giáo viên chủ nhiệm, xây dựng kế hoạch kiểm tra năm học, từng học kỳ hoặc đợt học, môn học. Trong kế hoạch cần xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung phương pháp và cách thức tổ chức kiểm tra, đối tượng kiểm tra, thời gian kiểm tra thông báo cho các đối tượng để mọi người biết, cùng theo dõi và thực hiện. Kiểm tra sự chỉ đạo của các tổ chuyên môn trong phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá, cho điểm học sinh theo quy định. Cải tiến phương pháp thanh tra, kiểm tra, đánh giá
chuyên môn đảm bảo tính trung thực, công bằng trong kiểm tra, đánh giá. Quá trình kiểm tra phải trung thực, nghiêm túc tránh tình trạng người kiểm tra thì qua loa, người bị kiểm tra thì đối phó. Khi kiểm tra xong phải tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá khen thưởng kịp thời, phê bình, nhắc nhở những đơn vị, người làm chưa tốt để họ khắc phục, sửa chữa. Giữ vững quan điểm và phương châm: Kiểm tra để thúc đẩy sự đoàn kết nội bộ, thúc đẩy việc thực hiện quy chế và chuyên môn ngày một tốt hơn.
- Đối với học sinh:
Thông qua kiểm tra, đánh giá ý thức, tinh thần thái độ, kiến thức thực tế, kỹ năng nghề nghiệp, kết quả học tập của học sinh rất quan trọng nó góp phần chủ yếu trong quá trình đào tạo. Kiểm tra đánh giá đúng khả năng của học sinh góp phần việc điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy phù hợp hơn. Kiểm tra là hình thức tiếp nhận thông tin ngược, nhằm thường xuyên điều chỉnh sự vận động của quá trình sáng tạo, thực hiện tốt chức năng này sẽ giúp học sinh củng cố và phát triển kỹ năng thực hành. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, trước hết là đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo bảo đảm cho hoạt động học tập nói riêng và hoạt động dạy học nói chung thu được kết quả phù hợp với mục đích, yêu cầu đào tạo. Chất lượng giảng dạy của giáo viên là kết quả học tập của học sinh được phản ánh trung thực hay không thể hiện phần lớn ở khâu thi, kiểm tra và cho điểm. Để làm tốt khâu này cần làm tốt các nội dung sau:
+ Có kế hoạch thi cụ thể, thông báo môn thi, môn kiểm tra vào đầu học kỳ, trong khoá học để học sinh nắm được.
+ Các khoa, phòng phải thông báo đề cương ôn tập, các môn thi, kiểm tra cho học sinh trước 1 tháng để học sinh có kế hoạch ôn tập.
+ Bố trí phòng thi theo đúng quy định. Đề thi hoặc kiểm tra được Tổ trưởng bộ môn cho 6 đề, đề cương ôn tập trình Hiệu trưởng duyệt. Hiệu trưởng cho bốc thăm chọn 1 trong 6 đề thi đó để làm đề thi chính thức và các
đề thi được in cho mỗi học sinh 1 đề (đối với lí thuyết) mỗi 1 học sinh có 1 PAL trong thi thực hành và phải lập sổ PAL theo đúng quy định.
Như vậy: việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình đào tạo phải được tiến hành một cách khoa học, nghiêm túc, đảm bảo đúng quy chế, an toàn, bí mật từ khâu chọn đề, chấm thi để đánh giá chất lượng đúng nhất kết quả học tập của học sinh. Có như vậy mới phát huy chất lượng Giải pháp kiểm tra, đánh giá để nâng cao chất lượng học tập của học sinh nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.
3.2.6.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp