Kiểm tra, đánh giá giáo viên trên tất cả các mặt,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật đô lương, nghệ an (Trang 53)

- Về đội ngũ giáo viên, CN

4Kiểm tra, đánh giá giáo viên trên tất cả các mặt,

viên trên tất cả các mặt,

SL 28 28 0 0

% 50% 50% 0% 0%

Từ bảng 2.8 cho thấy công tác xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GV, CBQL được đánh giá là khá. Nhưng công tác tổ chức nghiên cứu khoa học,

trao đổi kinh nghiệm giảng dạy cho GV và CBQL chưa tốt, có tới 26,8% ý kiến cho rằng chỉ thực hiện ở mức TB và 10,7% đánh giá mức độ thực hiện còn yếu trong công này. Công kiểm tra, đánh giá giáo viên trên tất cả các mặt, nhất là hoạt động dạy học được đánh giá tốt nhất, có 50% ý kiến đánh giá tốt và 50% ý kiến đánh giá khá, không có ý kiến đánh giá TB hoặc yếu.

Từ những phân tích thực trạng và các số liệu khảo sát thống kê nêu trên, có thể khẳng định về thực trạng đội ngũ giáo viên của Trường Trung cấp nghề KT-KT Đô Lương như sau:

Thứ nhất: Số lượng giáo viên được tăng cường, nhưng chưa cân đối giữa các ngành nghề.

Thứ hai: Một số giáo viên chưa đạt chuẩn cả về mặt chuyên môn lẫn phương pháp sư phạm.

Thứ ba: Một bộ phận giáo viên chưa có kỹ năng thực hành, thiếu kinh nghiệm thực tế sản xuất. Khả năng tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại còn nhiều hạn chế.

2.2.2.3. Thực trạng về nội dung, chương trình đào tạo

Trong những năm qua, Phòng đào tạo đã tham mưu cho Ban giám hiệu chỉ đạo thực hiện việc đổi mới, cải tiến nội dung và chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, nhằm phù hợp với tình hình mới. Tổ chức sưu tầm và biên soạn giáo trình giảng dạy. Nội dung chương trình đào tạo được vận dụng linh hoạt với căn cứ vào chương trình khung của Bộ LĐ TB & XH ban hành; khi thiết kế Xây dựng chương trình, ưu tiên việc nâng cao năng lực thực hành ( tỷ lệ số giờ học thực hành chiếm từ 65 – 80 % của chương trình đào tạo ).

Kết quả trong 03 năm qua, tập thể CB-GV nhà trường đã biên soạn được 24 bộ chương trình đào tạo, trong đó có 11 bộ chương trình đào tạo trung

cấp nghề và 13 bộ chương trình sơ cấp. Đây là sự nỗ lực rất lớn của tập thể CB-GV nhà trường

Về cơ bản, chương trình đào tạo nghề của trường được xây dựng khá bài bản với sự tham gia của cán bộ, giáo viên trường và các chuyên gia trong lĩnh vực ngành nghề đào tạo, trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo qui định, được cơ quan quản lí dạy nghề cấp tỉnh phê duyệt và cấp phép hoạt động. Các chương trình đều thoả mãn các yêu cầu:

- Bảo đảm được mục tiêu dạy nghề.

- Bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống, tính thực tiễn và linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ, của thị trường lao động.

- Phân bố hợp lí thời gian giữa các khối kiến thức, kỹ năng nghề và trình tự thực hiện các môn học, mô-đun để thực hiện mục tiêu đào tạo nghề có hiệu quả.

- Bảo đảm tính liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề, đồng thời có tính đến liên thông với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Tiếp cận trình độ đào tạo nghề tiên tiến của khu vực và thế giới Nội dung đào tạo theo đúng quy định chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đối với hệ đào tạo trung cấp nghề, Sơ cấp nghề các ngành nghề. Cụ thể các nội dung như:

- Khối kiến thức chung: Chính trị, Pháp luật, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng. Khối kiến thức văn hoá cơ bản, khối kiến thức kỹ thuật cơ sở. Học sinh phải nắm vững làm nền tảng cho việc tiếp thu những kiến thức ở bậc cao hơn khi tham gia vào thị trường lao động. Khối kiến thức chuyên môn phải làm chủ các ngành nghề, nắm vững lí thuyết thành thạo tay nghề. Phân bổ thời gian cho các môn học và môđun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, môđun đào tạo nghề bắt buộc chiếm 75%-85 %, dành cho các môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn chiếm 15%- 25%;

- Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm 20%-35%, thực hành chiếm 65%-80%.

Tuy nhiên việc xây dựng chương trình đào tạo của trường ở một số ngành nghề vẫn chưa sát với thực tế. Một số bộ chương trình vẫn còn nặng về lý thuyết. Công tác biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo dạy nghề mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu, ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo.

Công tác soạn thảo điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo nghề của trường ít được đầu tư kinh phí. Giáo trình được xây dựng tự phát nên chất lượng chưa cao.

Sự tham gia, huy động các nhà khoa hoc, cán bộ kỹ thuật để xây dựng chương trình còn chưa nhiều, còn phụ thuộc vào mối quan hệ của nhà trường.

Để có đánh giá khách quan việc quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, tác giả đã hỏi ý kiến của 56 GV, CBQL về việc thực hiện các nội dung trong việc quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, bằng cách phát phiếu hỏi sau đó thu về và tổng hợp số liệu. Kết quả khảo sát được thể hiện trong biểu 2.9:

Biểu 2.9. Thực trạng QL mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo

TT Nội dung Ý kiến đánh giá

Tốt Khá TB Yếu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật đô lương, nghệ an (Trang 53)