- Cần thành lập ngay một phòng hay bộ phận đảm bảo chất lượng cho nhà trường Bộ phận này chuyên tâm quản lý và tổ chức các vấn đề thi,
2. Những kiến nghị, đề xuất
Trên đây là những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề KT-KT Đô Lương. Tuy nhiên muốn việc áp dụng các giải pháp này thành công ở mức độ tối đa, nhà trường cần phải có những bước đi thích hợp. Riêng bản thân tôi xin được kiến nghị thêm một số vấn đề sau đây:
2.1 Đối với Bộ LĐ TB & XH và Tổng cục dạy nghề.
- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể về mạng lưới hệ thống các cơ sở dạy nghề trên toàn quốc đã được Chính phủ phê duyệt năm 2002, cần có sự nghiên cứu, khảo sát và điều chỉnh để đưa vào quy hoạch phát triển các
trường dạy nghề trọng điểm quốc gia, đi kèm các ngành nghề mũi nhọn cho từng trường gắn với phát triển kinh tế vùng, miền. Từ đó có chiến lược đầu tư lớn, có chiều sâu đối với từng trường, trong đó có Trường Trung cấp nghề KT-KT Đô Lương. Tránh đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp.
- Tổng cục dạy nghề cần tổ chức nhiều hơn các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý dạy nghề ở cơ sở và tổ chức hội thảo chuyên đề nâng cao chất lượng đạo tạo nghề hàng năm cho các trường dạy nghề.
2.2. Đối với Sở LĐ TB & XH tỉnh Nghệ An
- Quan tâm hơn nữa công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong toàn ngành, phối hợp với các trường Đại học trên địa bàn tỉnh như Trường ĐH Vinh, Trường ĐH SPKT Vinh để mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cũng như các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cho GV cho các trường trực thuộc Sở, trong đó có trường chúng tôi.
- Tham mưu cho UBND tỉnh tăng nguồn ngân sách thích đáng, cấp cho công tác đào tạo nghề của đơn vị hàng năm.
- Hàng năm giao chỉ tiêu đào tạo nghề cho các đơn vị trong tỉnh nói chung và cho trường nói riêng, Sở phải căn cứ vào thế mạnh của từng đơn vị và đặc điểm kinh tế từng vùng cũng như nhu cầu của thực tiễn để giao chỉ tiêu cho sát đóng với thực tế, tránh tình trạng giao chỉ tiêu sai, giao đào tạo những ngành nghề mà các đơn vị không có năng lực thực hiện, hoặc thực hiện được nhưng chất lượng đào tạo không cao, hiệu quả mang lại không lớn.
2.3. Đối với Huyện ủy, UBND huyện Đô Lương
- Cần quan tâm, tạo mọi điều kiện, giúp đỡ cho trường hoàn thành tốt nhiệm vụ, bằng việc chỉ đạo các ban ngành đoàn thể trong huyện, các phòng ban chức năng, các xã và thị trấn làm tốt công tác phối hợp với đơn vị trong vấn đề tuyển sinh, đào tạo và giải quyết việc làm.
- Mặt khác, kính đề nghị Huyện ủy, UBND huyện giúp đỡ, chỉ đạo các lực lượng chức năng, thực hiện giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho trường được mở rộng thêm diện tích khuôn viên theo quyết định nâng cấp của UBND tỉnh.
MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2005), Quyết định số 1000/2005/QĐ-BLĐTBXH về việc phê duyệt đề án phát triển dạy nghề đến 2010, Hà Nội.
2. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ( 2006), Quyết định số 76/2006/QĐ-
BLĐTBXH Phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới trường CĐN, trường TCN, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, Hà Nội.
3. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2008), Điều lệ mẫu trường trung cấp
nghề Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BLĐTBXH, Hà Nội.
4.. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ( 2006), Tài liệu bồi dưỡng kiến thức
hội nhập kinh tế Quốc tế về dạy nghề của Tổng cục dạy nghề.
5. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập (1993), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Chính phủ( 2001), “Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg của Chính phủ về
việc Phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010;
7. Chính Phủ (2002), Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy
hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề giai đoạn 2002-2010, Hà Nội.
8. Chính phủ (2005), Nghị quyết số 139/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ Luật lao động về dạy nghề, Hà Nội .
9. D.V Khuđômixki, Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội.
10. Nguyễn Bá Dương (1999), Tâm lí học cho người lãnh đạo. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCH TW
12. Harold Kootz, Cyri O’donnell, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt
yếu về quản lý; Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
13. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục.
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
14. Hà Sĩ Hồ ( 1989), Những bài giảng về quản lý trường học, tập 4- Nhà
xuất bản Giáo dục.
15. PGS.TS Phạm Minh Hùng , Đề cương bài giảng Quản lý chất lượng giáo
dục - Đại học Vinh.
16. Mai Hữu Khuê (1982), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí. Nhà
xuất bản Lao động, Hà Nội.
17.Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lí giáo dục.
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
18. GS Nguyễn Ngọc Quang (1999), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản
lí giáo dục. Trường CB quản lí giáo dục đào tạo TW 1, Hà Nội.
19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Dạy
nghề số 76/2006/QH11, Hà Nội.
20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( 2005), Luật Giáo dục- NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội
21. PGS.TS Thái Văn Thành, Tài liệu Quản lý giáo dục và quản lý nhà
trường- Đại học Vinh.
22. Nguyễn Thị Tĩnh ( 2007), Bài giảng đánh giá kiểm định chất lượng giáo
dục- Khoa tâm lý giáo dục, Trường ĐHSP Thái Nguyên.
23. Tổng cục dạy nghề và Tổ chức lao động Quốc tế ILO, Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dạy nghề , xuất bản 2010.
24. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011)- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội.
PHỤ LỤC 1
SỞ LĐ TB&XH NGHỆ AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TCN KT-KT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÔ LƯƠNG
PHIẾU PHIẾU KHẢO SÁT TÍNH CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP VÀ KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP
Để góp phần nghiên cứu tính cần thiết và khả thi khi thực hiện các giải pháp, anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình về các giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Đô Lương, trả lời bằng cách đánh dấu (x) vào ô lựa chọn trong bảng sau: