Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật đô lương, nghệ an (Trang 65)

- Về đội ngũ giáo viên, CN

2.2.3.Nguyên nhân của thực trạng

4 Phân tích kết quả học tập của học sinh.

2.2.3.Nguyên nhân của thực trạng

2.2.3.1. Nguyên nhân đạt được

Để đạt được những kết quả trong công tác đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Đô Lương, có nhiều nguyên nhân.

* Nguyên nhân khách quan.

- Nhờ đường lối đổi mới và những quyết sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và địa phương trong chủ trương đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm trong giai đoạn hiện nay.

- Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ LĐ TB & XH là cơ quan chuyên trách của Bộ phụ trách lĩnh vực đào tạo nghề đã tích cực tham mưu cho Bộ, để ban hành các quy chế, quy định, các thông tư, hướng dẫn thực hiện công tác đào tạo nghề, theo đó các địa phương, các trường dạy nghề có căn cứ và cơ sở pháp lý để thực hiện.

- Có sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, sự động viên khuyến khích của các cấp các ngành trong công tác đào tạo nghề, nhất là đơn vị chủ quản là Sở LĐ TB & XH Nghệ An, đã kiểm tra, đôn đốc, giúp cho đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.

* Nguyên nhân chủ quan.

- Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết của cấp ủy, ban giám hiệu cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể đảng viên, CB-GV-CNV trong nhà

trường trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của đơn vị nói chung và công tác nâng cao chất lượng đào tạo nói riêng.

- Đội ngũ giáo viên trực tiếp đứng lớp đa số còn trẻ tuổi, nhiệt tình và yêu nghề, ham học hỏi và có ý chí cầu tiến, ham thích khám phá những cái mới, cai hay trong công tác giảng dạy. Số giáo viên đạt và vượt chuẩn quy định ngày một tăng thêm.

- Sự đoàn kết nhất trí của tập thể cán bộ, GV, công nhân viên của trường đã tạo nên sức mạnh để nhà trường phát triển và đi lên đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của xã hội.

2.2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế *Nguyên nhân khách quan

- Mặc dầu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã có nhiều đổi mới, tích cực trong lĩnh vực đào tạo nghề; tuy nhiên cơ chế thực hiện chính sách ấy không đủ mạnh, thậm chí có khi còn bất cập gây khó khăn công tác đào tạo nghề.

- Quan điểm về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân chưa được khẳng định rõ.

- Nhận thức của người dân, của thanh niên hiện nay đối với việc học nghề còn nhiều hạn chế. Việc tuyên truyền vận động nhân dân trong ngày một ngày hai chưa thể làm thay đổi nếp nghĩ, quan niệm về học nghề của người lao động; đa phần người dân vẫn sẵn sàng cho con đi thi và học đại học bằng mọi giá, với luồng suy nghĩ khá phổ biến là coi thang giá trị xã hội được đo bằng trình độ học vấn chứ không phải là trình độ kỹ năng nghề nghiệp.

- Đầu tư cho của Nhà nước về dạy nghề đối với đơn vị trong những năm qua tuy đã được cải thiện nhưng so với yêu cầu vẫn còn thấp.

- Đội ngũ giáo viên của nhà trường được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nên chất lượng cũng khác nhau, trình độ và năng lực không đồng đều:

+ Số lượng giáo viên trong những năm gần đây được tăng cường nhưng không cân đối giữa các ngành nghề.

+ Vẫn còn một số giáo viên chưa đạt chuẩn cả về chuyên môn lẫn phương pháp sư phạm.

+ Một bộ phận giáo viên chưa có kỹ năng thực hành, thiếu kinh nghiệm thực tế sản xuất. Khả năng tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại còn nhiều hạn chế.

- Chương trình đào tạo của nhà trường tuy đã bám vào chương trình khung do Bộ ban hành, nhưng vẫn một số chương trình vẫn mang tính rập khuôn, cứng nhắc, thiếu tính mềm dẻo, linh hoạt. Tính liên thông chưa đảm bảo. Trong chương trình có một số giờ học được cấu trúc với một lượng kiến thức quá lớn, chính điều đó làm cho giáo viên khó có thể tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, buộc giáo viên gần như phải cố gắng “ thuyết trình” để khái “cháy giáo án”. Như thế thực ra “ học nhiều nhưng đọng lại ít ”.

- Ngành nghề đào tạo của đơn vị là hơi nhiều dẫn đến ôm đồm, thiếu mũi nhọn, Cơ sở vật chất tuy được tăng cường, nhưng đầu tư còn dàn trải, thiếu tính đồng bộ dẫn đến vừa thừa lại vừa thiếu, ở một số ngành nghề trang thiết bị còn yếu nếu không muốn nói là lạc hậu.

- Năng lực quản lý của một số cán bộ quản lý ở một số khía cạnh chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu linh hoạt nhạy bén. Công tác phối hợp trong hoạt động quản lý đôi khi chưa tốt.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, là công cụ đắc lực cho việc dạy học nghề. Trong đào tạo nghề thì thực hành chiếm hơn 70% thời gian học tập. Trong những

năm qua, việc chi đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường luôn được quan tâm đầu tư. Tuy nhiên các máy móc, trang thiết bị dạy học còn lạc hậu và còn thiếu. Quá trình dạy học thực hành GV chưa QL được các thiết bị thực hành dẫn đến hư hỏng, thất thoát các chi tiết nhỏ, công tác sửa chữa, bảo trì chưa được kịp thời dẫn đến thiếu thiết bị thực hành cho học sinh. Các khoa, tổ chuyên môn chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm tra GV thực hiện việc sử dụng các phương tiện dạy học.

Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa được chú trọng, nhất là kết quả thi tốt nghiệp nghề của học sinh. Việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá còn yếu.

Kết luận chương 2

Qua quá trình nghiên cứu thực trạng quản lý đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề KT-KT Đô Lương , tác giả có thể kết luận như sau:

Trong công tác quản lý đào tạo nghề tại trường có nhiều cố gắng. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại trong công tác quản lý cần khắc phục. Một trong những nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên là do công tác quản lý còn buông lỏng, chưa phát huy và thể hiện hết chức năng, nhiệm vụ của công tác quản lý.

Các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên và nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý được thực hiện chưa đầy đủ, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa được chặt chẽ. Công tác kiểm tra đánh giá kết quả tốt nghiệp cho học sinh học nghề và hoạt động dạy học còn nhiều bất cập cần phải thay đổi trong quản lý. Công tác phối hợp giữa nhà trường với các doanh nghiệp, với các đơn vị sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế...v.v.

Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề KT- KT Đô Lương, ngoài sự nỗ lực phấn đấu rèn luyện và làm tốt công tác tác QL của người CBQL thì cần phải có sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của lãnh đạo nhà trường. Bên cạnh đó, cần có sự nổ lực phấn đấu, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp của mỗi GV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các kết quả nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đào tạo ở trường Trung cấp nghề KT-KT Đô Lương đã vừa làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận đã trình bày ở chương 1, vừa là căn cứ để xây dựng các giải pháp ở chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật đô lương, nghệ an (Trang 65)