Đổi mới phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật đô lương, nghệ an (Trang 81)

- Về đội ngũ giáo viên, CN

4 Phân tích kết quả học tập của học sinh.

3.2.4. Đổi mới phương pháp dạy học

Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá VIII đã chỉ rõ nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo là: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối

học". Đứng trước yêu cầu đổi mới nền giáo dục nước nhà, những đòi hỏi ngày

càng cao và cấp thiết của cuộc sống, đã đặt ra những thách thức to lớn đối với các nhà trường. Nhiều phương pháp dạy học truyền thống đã bộc lộ những hạn chế. Những điều kiện và phương pháp dạy học cần những phẩm chất, năng lực mới với mỗi giáo viên. Sự bùng nổ thông tin, việc tiếp nhận thông tin trên nhiều kênh tạo nên những phẩm chất trí tuệ mới của học sinh, đã tôn vinh vị trí của bản thân họ trong các nhà trường, đòi hỏi người dạy phải có những năng lực và cách thức làm việc mới.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI cũng đã nêu “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo…”.

Trong nghị quyết đã đưa ra tám giải pháp. Ỏ giải pháp thứ nhất “ Đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học theo định hướng coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh ở tất cả các cấp… Trong quá trình giáo dục phải kiên trì nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm. Việc thay đổi phương pháp dạy và học là một công việc to lớn, khó khăn, phức tạp, tác động đến tất cả các khâu từ nội dung, chương trình, sách giáo khoa, trình độ đào tạo, thi cử, đến đánh giá, kiểm định chất lượng. Đây là công việc liên quan đến tất cả các bộ phận cấu thành của giáo dục nên cần có sự đổi mới đồng bộ từ nội dung đến phương pháp để đạt được mục đích đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo.

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của các học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Rèn luyện khả năng tự học, áp dụng các phương pháp dạy học mới. Đảm bảo mối quan hệ giữa Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp. Góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

Thời đại ngày nay với sự bùng nổ thông tin, sự phát triển nhanh chóng của khoa học- công nghệ và xu thế toàn cầu hoá đã đặt ra thách thức mới cho GD& ĐT nói chung và đào tạo nghề nói riêng. Nhà trường phải dạy những kiến thức được chọn lọc, cơ bản cần thiết, đặc biệt phải dạy cho học sinh biết phát huy tích cực của mình trong học tập, bồi dưỡng cho họ phương pháp học tập, phương pháp làm việc, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn lao động sản xuất, khả năng thích ứng với những biến động của cuộc sống. Đổi mới PPDH là xu hướng tất yếu của thế giới và là đòi hỏi cấp thiết với giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, việc đề ra biện pháp thực hiện có hiệu quả hoạt động đổi mới PPDH có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Phòng đào tạo trực tiếp tham mưu cho Ban giám hiệu về Xây dựng chương trình, kế hoạch nhằm đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng các phương pháp dạy học mới tiên tiến hiện nay. Tất nhiên chúng ta không thể khẳng định được phương pháp nào là hay nhất, tối ưu nhất. Điều quan trọng là tùy vào ngành nghề, từng đối tượng cụ thể của người học, lớp học, tùy mục tiêu, nội dung của từng bài, từng môn học/ mô đun để lựa chọn phương pháp phù hợp hoặc có thể kết hợp hài hòa các phương pháp.

Phương pháp dạy học mới thường đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, do vậy phải tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy của giáo viên. Các bài giảng phải được biên soạn trên máy tính và trình chiếu trực quan qua hệ thống máy chiếu đa năng. Muốn vậy phải mở lớp bồi dưỡng kiến thức về tin học cho toàn thể giáo viên trong nhà trường, điều này là hoàn toàn khả thi, vì hiện tại trong trường có đến 04 cử nhân và kỹ sư tin học cùng với một phòng thực hành vi tính với số lượng 30 bộ máy vi tính.

- Trước hết phải chú trọng nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về nhu cầu cấp thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học. Việc nâng cao nhận thức cho giáo viên là yêu cầu cấp thiết để thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tích cực, tạo tâm thế cho mọi người sẵn sàng thực hiện một quy trình mới trong cải tiến các PPDH ở từng môn học/ mô đun. Việc nâng cao nhận thức về đổi mới PPDH cho cán bộ giáo viên nhằm vào việc định hướng cho họ xác định ý thức và trách nhiệm trong việc thực hiện những phương pháp tích cực mà thể hiện ở 4 dấu hiệu đặc trưng cơ bản sau:

+ Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Trong phương pháp tự học, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học", được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm mẫu, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó vừa nắm được kiến thức kỹ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kỹ năng đó, không dập theo những khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động.

+ Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: phương pháp tự học xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dây nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra những chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động.

+ Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác: Trong một lớp mà trình độ kiến thức, tư duy của mỗi học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì áp dụng phương pháp tự học buộc phải chấp nhận sự phân hoá về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, phương pháp tự học phải đáp ứng yêu cầu cá thể hoá hoạt động học tập theo khả năng của mỗi học sinh. Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập.

+ Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò: Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Trong phương pháp tự học giáo viên không giữ độc quyền đánh giá mà phải hướng dẫn học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá để điều chỉnh cách học. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho người học.

- Tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch đổi mới PPDH cụ thể của từng cá nhân, tổ bộ môn trong đó nêu cụ thể nội dung giải pháp và sản phẩm đổi mới. Chỉ đạo các tổ chuyên môn khi xây dựng chương trình, kế hoạch năm học cần đưa việc đổi mới PPDH thành một nội dung và phải thể hiện được những nội dung cơ bản:

+ Chương trình tự bồi dưỡng, các chuyên đề trọng tâm cần thảo luận, trao đổi, kế hoạch nghiên cứu khoa học các đề tài về đổi mới PPDH.

+ Thời điểm tổ chức dạy thí điểm cho việc áp dụng đổi mới PPDH của từng giáo viên trong một học kỳ mỗi giáo viên phải thao giảng ít nhất một giờ và dự 16 giờ của đồng nghiệp.

+ Kế hoạch học tập, nghiên cứu sử dụng các thiết bị dạy học và công nghệ thông tin phục vụ dạy học.

- Tổ chức cho các khoa,tổ chuyên môn dạy thử nghiệm: Mỗi môn học/mô đun có các PPDH đặc thù việc lựa chọn PPDH phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nhận thức, trình độ, năng lực của mỗi giáo viên, nội dung bài giảng… mặc dù vậy việc đổi mới PPDH cần được thử nghiệm, dạy mẫu, đánh giá rút kinh nghiệm để khẳng định tính khả thi của việc khai thác những ưu điểm của các PPDH cho từng bộ môn.

- Chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng phương pháp học tập bộ môn cho học sinh: Hoạt động dạy học bao gồm hai hoạt động thành phần đó là hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, hai hoạt động này có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời và hỗ trợ đắc lực cho nhau. Vì vậy, đổi mới PPDH không chỉ là đổi mới cách dạy của thầy mà còn là đổi mới cách học của trò. Mỗi một phương pháp dạy học có một phương pháp học phù hợp, cho nên trong qua trình giảng dạy giáo viên cần chú trọng bồi dưỡng cách tự học và tự nghiên cứu của học sinh nhằm tạo ra sự đồng bộ, thống nhất giữa thầy và trò nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học.

- Tăng cường tổ chức hội thảo, đánh giá, tổng kết và trao đổi kinh nghiệm về đổi mới PPDH.

Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm về việc đổi mới PPDH trong trường, trên cơ sở đó chỉ đạo hoạt động thường xuyên và có hiệu quả. Đồng thời để nâng cao nhận thức và kinh nghiệm nghề nghiệp cho giáo viên, nhà trường thường xuyên tổ chức cho giáo viên được trao đổi học tập các trường bạn, mời các chuyên gia giới thiệu những thành tựu mới về khoa học giáo dục.

Để đổi mới PPDH được thành công thì phải đổi mới đồng bộ. Vấn đề này rất lớn và phức tạp, song trước mắt lên chú ý đổi mới những vấn đề liên quan trực tiếp tới việc dạy và học:

* Trước hết là chương trình, tài liệu dạy nghề

Chương trình đào tạo nghề hiện nay đã đạt được yêu cầu cần thiết chưa? Điều này rất khó xác định, bởi mặc dầu là chương trình đào tạo nghề nhưng vẫn còn có tính “ Hàn lâm” mà chưa thực sự coi trọng thực hành. Coi trọng từng phần từ phân môn song lại không đồng bộ dẫn đến sự vênh lệch không cần thiết giữa lý thuyết và thực hành .Điều này đã gây cản trở cho đổi mới phương pháp dạy học.

* Cách ra đề thi và yêu cầu thi

Cái đích của người học lệ thuộc vào “con đường thoát thân” của họ. Nếu yêu cầu thì chỉ cần “thuộc, nhớ” hoặc kỹ năng tối thiểu, ít tính sáng tạo thì dẫn đến phương pháp học tương ứng. Người thầy có ý thức đổi mới mà vẫn phải dạy theo phương pháp luyện thi “thầy đọc chép, trò nghe chép”. * Nên đề cao vai trò của nhà trường, của tổ nhóm chuyên môn

Thành bại trong đổi mới Phương pháp dạy học diễn ra ở nhà trường, nên các nhà trường, tổ nhóm chuyên môn phải đầu tư thoả đáng cho đổi mới phương pháp dạy học bằng những hành động cụ thể.

* Đặc biệt coi trọng tài nghệ của người thầy

Để đổi mới phương pháp dạy học được thành công thì tài nghệ của giáo viên, lao động sư phạm của người thầy phải được xã hội đánh giá đúng.

Tài nghệ của giáo viên trong công tác giảng dạy cũng cần thiết không kém bất cứ một lĩnh vực sáng tạo nào khác. Công tác này có thể trở thành một hình thức sáng tạo nhất. Nếu người giáo viên khéo léo phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thì con người đang chịu tác động của giáo dục sẽ trở thành chủ thể của giáo dục, họ sẽ chịu trách nhiệm về sự phát triển của bản thân, xã hội và lịch sử.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật đô lương, nghệ an (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w