- Về đội ngũ giáo viên, CN
4 Phân tích kết quả học tập của học sinh.
3.2.2. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo
cầu của công tác đào tạo
3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp
Nhằm xây dựng một đội ngũ giáo viên giảng dạy đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, nhất là kỹ năng hướng dẫn thực hành trên tất cả các nội dung đào tạo. Đảm bảo cơ cấu các ngành nghề, yêu cầu đảo tạo, yêu cầu quản lý.
Xây dựng đội ngũ quản lý có phẩm chất, năng lực và trình độ chuyên môn giỏi, có nghiệp vụ quản lý vững vàng, đáp ứng yêu cầu.
3.2.2.2. Nội dung của giải pháp
- Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: về phẩm chất, tư tưởng, chính trị. Đội ngũ giáo viên phải là những người có đạo đức trong
sáng, có lối sống lành mạnh. Biết tôn trọng lẽ phải và giàu lòng nhân ái, có lương tâm, ý thức và trách nhiệm nghề nghiệp, gương mẫu trong việc chấp hành đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, sống đoàn kết với nhân dân với bạn bè và đồng nghiệp, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
- Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ phải đạt trình độ chuẩn do Bộ lao động TB&XH quy định. Có nhận thức sâu sắc về tình hình chính trị xã hội của địa phương, trong nước và thế giới. Có kiến thức, kỹ năng tay nghề, nghiệp vụ sư phạm liên quan đến các môn học và các hoạt động giáo dục được quy định trong kế hoạch đào tạo các ngành nghề, có kiến thức cơ bản về tâm lý – giáo dục học và các phương pháp giáo dục, dạy học, có kiến thức thực tiễn tổng hợp liên quan đến cộng đồng. Có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác, biết phối hợp hoạt động giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong quá trình giáo dục, đào tạo nghề cho học sinh…
- Bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí đào tạo nghề thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, cách thức quản lí là một yêu cầu bắt buộc của mọi người thầy. Đây là cách tốt nhất để giáo viên học hỏi lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức bước theo kịp sự chuyển đổi như vũ bảo của các ngành khoa học đặc biệt là ngành công nghệ xây dựng. - Bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng là những người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và nhân dân thực thi nhiệm vụ chính trị ở đơn vị mình phụ trách; là người thiết kế xây dựng kế hoạch và tổ chức lãnh đạo thắng lợi đường lối và quan điểm của Đảng về GD&ĐT. Do vậy, ngoài những yêu cầu giống như giáo viên, người cán bộ quản lý còn phải có sự hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục, có lý luận và thực tiễn về chuyên môn, kinh nghiệm sư phạm, có năng lực tổ chức quản lý điều hành, cảm hoá và thuyết phục quần chúng. Nắm bắt được các mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội của địa phương và đất nước để góp sức mình trong quá trình thực hiện các mục tiêu ấy.
- Bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, khoa, tổ trưởng tổ bộ môn là đội ngũ chịu trách nhiệm tham mưu, tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo trong nhà trường thực hiện luật GD, Điều lệ trường Trung cấp nghề. Ngoài những vấn đề về hiểu biết, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ quản lý cần được tăng cường học tập, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chính trị, trình độ năng lực quản lý để đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Bồi dưỡng lí tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trẻ, đây cũng là hạt nhân trong cấu trúc nhân cách người thầy giáo đó là người hướng dẫn, mọi hoạt động tích cực của người giáo viên, giúp họ thấy được giá trị lao động của mình, tự hào và có trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp thông qua đó còn tạo ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành nhân cách học sinh.
- Bồi dưỡng lòng yêu mến học sinh: nghề thầy giáo đòi hỏi tính nhân đạo thể hiện ở sự yêu mến, cảm thông, tôn trọng, có trách nhiệm với học trò. Tình yêu và sự tôn trọng là cơ sở của sự giao tiếp ứng xử đúng đắn, có trách nhiệm với người học mọi hành động "vì học sinh thân yêu" là động lực cho những cảm hứng tìm tòi, sáng tạo phương pháp, nghệ thuật quản lí giáo dục đào tạo nghề.
- Bồi dưỡng lòng yêu nghề - yêu người và yêu nghề dạy học gắn liền với nhau, nghề dạy học có mức độ tự do, sáng tạo cá nhân, trách nhiệm cá nhân cao. Do vậy chỉ có say mê nghề nghiệp mới thúc đẩy tính tự giác, tích cực học hỏi, tự rèn luyện để không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Một là, làm tốt công tác tuyển chọn giáo viên mới trẻ, khỏe, nhiệt tình, có tâm huyết, đảm bảo đạt và vượt chuẩn về chất lượng, đủ về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp giữa các ngành nghề tại địa phương, đơn vị.
Hai là, tiến hành rà soát, đánh giá lại thực trạng chất lượng của đội ngũ giáo viên hiện có, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo thêm, đào tạo nâng cao, bồi dưỡng chuẩn hóa về trình độ chuyên môn gồm:
- Bồi dưỡng đạt chuẩn về trình độ chuyên môn kỹ thuật,
- Bồi dưỡng đạt chuẩn về trình độ tay nghề, kỹ năng thực hành nghề, - Bồi dưỡng đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm,
- Bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ,
Ba là, tăng cường hơn nữa các hoạt động quản lý đội ngũ giáo viên, tổ chức thăm lớp, dù giờ lẫn nhau, tạo cơ hội, điều kiện cho giáo viên cùng nhau trao đổi và đóc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy cho mỗi cá nhân.
Bốn là, tổ chức cho giáo viên đi tham quan học tập ở những mô hình đào tạo tiên tiến, thường xuyên cập nhật thông tin, những công nghệ, kỹ thuật mới nhằm đảm bảo không bị tụt hậu.
Năm là, có chính sách sử dụng và đãi ngộ giáo viên, có cơ chế nhằm khuyến khích giáo viên năng động, tự chủ, tự hoàn thiện và nâng cao phẩm chất đạo đức người giáo viên. Gắn chế độ đãi ngộ với hiệu quả công tác.