Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường với đơnvị, doanh nghiệp sản xuất Tập trung đào tạo một số ngành nghề mũ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật đô lương, nghệ an (Trang 95)

- Cần thành lập ngay một phòng hay bộ phận đảm bảo chất lượng cho nhà trường Bộ phận này chuyên tâm quản lý và tổ chức các vấn đề thi,

3.2.7.Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường với đơnvị, doanh nghiệp sản xuất Tập trung đào tạo một số ngành nghề mũ

doanh nghiệp sản xuất. Tập trung đào tạo một số ngành nghề mũi nhọn, có thế mạnh của đơn vị mà địa phương, xã hội đang cần.

Việc tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp có tác dụng rất lớn trong việc gắn đào tạo với sản xuất, với thị trường lao động. Học sinh được học trong điều kiện sản xuất thực, cho nên ngoài việc hình thành các kỹ năng, học sinh còn được rèn luyện thái độ lao động cần thiết, nhờ vậy, nâng cao được chất lượng đào tạo. Đại bộ phận học sinh học xong là có việc làm đúng ngành nghề và trình độ được đào tạo, do đó mà nâng cao được hiệu quả đào tạo đồng thời nâng cao được uy tín cho nhà trường.

Có thể khẳng định rằng mối quan hệ giữa nhà trường với các doanh nghiệp nếu thiết lập tốt sẽ mang lại lợi ích vô cùng to lớn từ nhiều phía, cụ thể là:

* Đối với nhà trường: sử dụng được các thiết bị hiện đại của sản xuất,

những thiết bị đắt tiền mà nhà trường không thể có để học sinh thực hành; đội ngũ giáo viên được tiếp cận với công nghệ và phương tiện sản xuất hiện đại; huy động được những kỹ sư, công nhân giỏi trong sản xuất tham gia giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo; có sự hỗ trợ của doanh nghiệp về kinh phí đào tạo.

* Đối với doanh nghiệp: có cơ hội để theo dõi và tuyển chọn được những

học sinh, sinh viên giỏi, có năng lực thực tế phù hợp với yêu cầu của mình; có một lực lượng lao động phụ là học sinh, sinh viên thực tập tại doanh nghiệp, tiền công rẻ để thực hiện những nhiệm vụ sản xuất phù hợp.

* Đối với người học: được học với những công nhân kỹ thuật, kỹ sư có

nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất, với những phương tiện, thiết bị hiện đại, giúp người học nhanh chóng hình thành được những kỹ năng cần thiết phù hợp với yêu cầu của sản xuất, cũng như rèn luyện tác phong công nghiệp và đạo đức nghề nghiệp; có nhiều cơ hội để tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp; nếu có việc làm, sẽ sớm thích ứng với công việc không cần phải bồi dưỡng hoặc đào tạo lại.

*Đối với Nhà nước: chất lượng và hiệu quả của hệ thống đào tạo được nâng

cao, có đội ngũ nhân lực đáp ứng được nhu cầu của sản xuất để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giảm thiểu đội ngũ nhân lực đã qua đào tạo bị thất nghiệp và tránh được lãng phí to lớn về đầu tư cho đào tạo.

3.2.7.1. Mục tiêu của giải pháp

Nhằm tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với các đơn vị sản xuất để biết được nhu cầu của khách hàng và hướng tới thoả mãn yêu cầu của họ.

góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường. Từ đó nâng cao chất lượng và thương hiệu của trường.

Cũng dựa trên mối quan hệ này, nhằm xác định được những ngành nghề mũi nhọn, có thế mạnh, học sinh sau khi tốt nghiệp dễ tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm để có cơ sở đầu tư theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng đào tạo. Mặt khác có thể tranh thủ nguồn lực về tài chính từ phía doanh nghiệp.

3.2.7.2. Nội dung của giải pháp

Một là, trao đổi thông tin về nhu cầu đào tạo trong cơ chế thị trường, xác định

nhu cầu đào tạo là bước khởi đầu quan trọng của việc phát triển chương trình và triển khai các khóa đào tạo. Ngoài ra, việc thiết lập hệ thống trao đổi thông tin nhằm xác định những thông tin cần thiết về nhu cầu nhân lực, thông tin về các kỹ thuật và công nghệ mới;

Hợp đồng liên kết đào tạo, tổ chức hội nghị khách hàng, ký kết các hợp đồng đào tạo; Thật là phi lý khi nói đến đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, mà nhà trường không biết nhu cầu đào tạo của xã hội về chất lượng, số lượng cũng như cơ cấu ngành nghề đào tạo là như thế nào.

Hai là, doanh nghiệp tham gia với nhà trường trong việc xây dựng mục

tiêu, chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo và tham gia đánh giá chất lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp trình độ đào tạo. Nhờ vậy, các chương trình đào tạo của các trường thường xuyên cập nhật được các tiến bộ khoa học và công nghệ mà sản xuất đang áp dụng, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp có cơ hội tìm được việc làm.

Ba là, hướng nghiệp, tư vấn nghề và giới thiệu việc làm. Đây là điều cần

thiết đối với nhà trường nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các khóa đào tạo, hướng nghiệp và tư vấn nghề cho học sinh, sinh viên vào học các ngành nghề phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp và sắp xếp việc làm cho học sinh tốt nghiệp với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp.

Bốn là, tập trung rà soát lại danh mục các ngành nghề đã và đang đào

tạo tại trường trong những năm qua. Đánh giá lại thực trạng, phân tích những thế mạnh, hay điểm yếu của từng ngành nghề. Tính tới những triển vọng phát triển trong tương lai dựa trên cơ sở nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn và nhu cầu về thị trường lao động ( địa phương, trong nước và nước ngoài), nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Từ đó có giải pháp chiến lược, tăng cường đầu tư mọi nguồn lực ( con người, cơ sở vật chất, tài chính....) cho những ngành nghề có thế mạnh. Hạn chế hoặc loại bỏ những ngành nghề yếu kém, những ngành nghề mà xã hội không cần hoặc đã dư thừa. Từ đó khắc phục được tình trạng học sinh sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm.

Theo tôi, hiện nay nhà trường đang có thế mạnh cần tập trung đầu tư ở một số ngành nghề sau mà những ngành nghề ấy dễ tìm được việc làm trong giai đoạn hiện nay cũng như tương lai: Nghề may, nghề hàn, nghề sửa chữa ô tô ( nghề này ở đơn vị tuy chưa phải là thế mạnh, nhưng đó là nghề có tương lai ) và nghề CNTY.

3.2.7.3. Cách thức thực hiện

Tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm nhằm trao đổi thông tin về nhu cầu đào tạo; Khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp; Thông tin về nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật các ngành nghề và trình độ khác nhau sẽ giúp trường hoạch định được các kế hoạch đào tạo và tuyển sinh hàng năm vào các ngành nghề và trình độ phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Ký các hợp đồng liên kết giữa trường với doanh nghiệp. Mời doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo. Đào tạo nghề là một lĩnh vực tốn kém, cần nhiều trang thiết bị. Trang thiết bị của trường Trung cấp nghề Đô Lương còn lạc hậu so với thực tế sản xuất; bởi lẽ trong cơ chế thị trường cạnh tranh với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, sản xuất phải thay đổi công nghệ và phát triển rất nhanh chóng để đủ sức cạnh tranh trong khi

nhà trường thì ít nhiều vẫn mang tính ổn định. Mặt khác, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trong sản xuất, các giáo viên ở trường Trung cấp nghề Đô Lương thường bị lạc hậu so với các kỹ sư hàng ngày tiếp cận với các công nghệ mới được ứng dụng trong sản xuất. Do vậy, để có được những người công nhân kỹ thuật, nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của mình, các các đơn vị sản xuất kinh doanh cần tham gia với trường Trung cấp nghề Đô Lương trong quá trình đào tạo

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện giải pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điều kiện về mặt pháp lý: Phải quán triệt các chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với các doanh nghiệp; cần hình thành một hệ thống chỉ đạo tập trung, thống nhất để kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng và sắp xếp việc làm hợp lý.

- Các quy định của Nhà nước đối với doanh nghiệp liên quan đến đào tạo như: Thuế đào tạo, tỷ lệ công nhân kỹ thuật trên tổng số người lao động, cung cấp thông tin về nguồn nhân lực, v.v.; Thành lập các đơn vị sản xuất trong các trường nghề

- Điều kiện về tổ chức: Đổi mới bộ máy và phương thức điều hành nhằm tăng cường sự hợp tác như: Thành lập tổ tiếp thị, các quy định, chế độ đối với phương thức hợp tác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật đô lương, nghệ an (Trang 95)