Nghệ An trong những năm qua
Nghệ An là vùng đất “ Địa linh nhân kiệt”, vốn có truyền thống về văn hóa giáo dục. Con người Nghệ An xưa nay nổi tiếng là rất hiếu học và học giỏi. Kiên cường, bất khuất trong chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Có cốt cách cần cù, chịu khổ, chịu khó trong lao động sản xuất. Nghệ An còn là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại-Anh hùng giải phóng dân tộc-Danh nhân văn hóa thế giới. Là nơi sinh ra những chiến sĩ Cộng sản xuất sắc như Lê Hồng Phong, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai và nhiều danh nhân, nhiều chiến sĩ yêu nước khác.
Thực trạng Đào tạo nghề của địa phương
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng những chính sách khuyến khích phát triển đào tạo nghề của tỉnh, hệ thống mạng lưới trường lớp, trung tâm đào tạo nghề của tỉnh không ngừng phát triển. Thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006-2010 và Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg ngày 30/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển Thành phố Vinh trở thành Trung tâm Kinh tế - Văn hóa vùng Bắc Trung bộ. Bằng các giải pháp và cơ chế, chính sách cụ thể trong vấn đề đào tạo nghề, đến nay trên địa bản tỉnh Nghệ An có 62 cơ sở dạy nghề, bao gồm: 05 trường cao đẳng nghề (03 trường địa phương, 02
trường TW), 8 Trường Trung cấp nghề, 35 Trung tâm dạy nghề, 14 cơ sở có dạy nghề. Trong đó có 37 cơ sở dạy nghề công lập, 25 cơ sở dạy nghề công lập ngoài công lập. Hàng năm, năng lực đào tạo của hệ thống dạy nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An đáp ứng cho khoảng 66.000 lao động, quy mô đào tạo tăng từ 31.150 người (năm 2006) lên 66.000 người (năm 2010). Bình quân giai đoạn 2006 - 2010 mỗi năm đào tạo được trên 45.000 người, Trong đó đào tạo nghề cho lao động miền núi 5.500 - 6.000 lao động/năm, cho các đối tượng chính sách, người tàn tật, bộ đội xuất ngũ và người sau cai nghiện 1.500 người.
( Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An)
Giai đoạn 2006 - 2010, các trường dạy nghề trên địa bàn đã bổ sung thêm 12 nghề đào tạo trình độ trung cấp trên tổng số 30 nghề và 15 nghề được tổ chức đào tạo trình độ Cao đẳng (từ năm học 2007-2008). Đặc biệt một số ngành nghề như: Điện, Điện tử, Cơ khí, Công nghệ ô tô, Du lịch, Thương mại... tại các trường ĐHSP KT Vinh, Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt - Đức, Trường cao đẳng GTVT miền trung, Trường CNKT xây dựng thuộc Tổng công ty xây dựng Hà nội, Trường Cao đẳng nghề Du lịch - Thương mại Nghệ An, đồng thời đã đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề trình độ cao (đào tạo có ứng dụng khoa học kỹ thuật số) các nghề Cơ khí chế tạo, Lắp ráp cơ khí, Công nghệ thông tin, Điện, Điện tử tại Trường cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn quốc. Bước đầu đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các nhu cầu sử dụng lao động kỹ thuật ngoại tỉnh và xuật khẩu lao động.
Theo số liệu của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỷ lệ học sinh học nghề tốt nghiệp năm học 2012 - 2013 là 96% trong đó tỷ lệ đạt khá giỏi là 32%, kỹ năng thực hành đạt khá trở lên là 30,4%. Trên 75% hoạc sinh tốt nghiệp các trường dạy nghề vào làm việc tại các doanh nghiệp được đánh giá là có kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp đạt yêu cầu, trong đó số được đánh giá là tốt chiếm trên 39%. Từ năm 2006 đến năm 2010 đã đào tạo cho:
228.528 người bao gồm: Cao đẳng nghề: 8.047 người trong đó nữ: 1.449 (chiếm 18%);Trung cấp nghề: 39.307 người trong đó nữ: 8.373 (chiếm 21,3%); Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên: 181.147 người trong đó nữ: 66.663 (chiếm 36,8%);
( Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An)
Cơ sở vật chất của các trường Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề đều được tỉnh quan tâm bố trí tăng thêm diện tích đất, kinh phí đảm bảo mở rộng quy mô, nâng cao năng lực đạt chuẩn quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cụ thể tổng diện tích đất sử dụng của các cơ sở đào tạo Cao đẳng nghề , Trung cấp nghề của tỉnh chiếm 410.718 m2 , kinh phí cho cho đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo công lập chiếm 5,6 tỷ đồng.
Ngoài những thành tựu đạt được trong công tác đào tạo nghề thời gian qua trên phạm vi cả nói chung, Nghệ An nói riêng thì vấn đề chất lượng và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nghề vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém và thử thách đặt ra cần phải được giải quyết trong thời gian tới. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư cả về cơ chế chính sách lẫn điều kiện song chất lượng lao động, nhất là lao động kỹ thuật, có tay nghề cao trong một số ngành chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Chất lượng giáo viên ở một số trường nghề còn thấp và chưa đồng đều, tâm lí ngại đổi mới phương pháp dạy học đi đôi với tình trạng “dạy chay” rất phổ biến. Giáo viên trong các trường nghề vẫn nặng về “dạy chữ”, ít quan tâm “dạy người”. Công tác quản lý chuyên môn các trường nghề vẫn nặng về hành chính. Chất lượng sinh hoạt của các khoa, tổ, nhóm chuyên môn (nhất là các tổ ghép) ít tác động đến quá trình nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên. Chương trình đào tạo GVDN của các trường đại học sư phạm kỹ thuật chưa thực sự đi đôi với đổi mới phương pháp dạy học, với chương trình đào tạo nghề. Công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá chất lượng giờ học, đánh giá nền nếp chuyên môn của các trường còn thiếu khoa học. Kết quả thanh tra, kiểm tra chưa được xử lý kịp
thời nên tác dụng giáo dục hạn chế và không phát huy được các nhân tố tích cực trong nhà trường.