Thực trạng quan hệ nhà trường và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật đô lương, nghệ an (Trang 63)

- Về đội ngũ giáo viên, CN

2.2.2.7.Thực trạng quan hệ nhà trường và doanh nghiệp

4 Phân tích kết quả học tập của học sinh.

2.2.2.7.Thực trạng quan hệ nhà trường và doanh nghiệp

Công tác phối hợp gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp sản xuất trong công tác đào tạo chưa thực hiện được, từ đó thiếu kinh nghiệm thực tế sản xuất của giáo viên và học sinh bị hạn chế. Qua khảo sát thực tế, học sinh được các doanh nghiệp tiếp nhận đạt khoảng 75%, và số học sinh này phải mất thời gian từ 3-6 tháng để tiếp tục đào tạo thích ứng tại doanh

nghiệp. Đó là hệ quả tất yếu về mối quan hệ chưa chặt chẽ giữa nhà trường với các doanh nghiệp. Nhiều hình thức nội dung mối quan hệ chưa được hai bên quan tâm một cách đầy đủ, việc mời cán bộ quản lý, kỹ thuật của doanh nghiệp tham gia giảng dạy tại trường hầu như chưa có. Phần hỗ trợ trang thiết bị của doanh nghiệp cho nhà trường cũng hạn chế.

Sở dĩ nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện mối liên kết này, vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, chưa có những chính sách phù hợp. Hiện nay, Nhà nước đã có

chủ trương về xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có những chính sách phù hợp để khuyến khích phát triển mối quan hệ hợp tác này, như chính sách đối với nhà trường, với doanh nghiệp, với công nhân kỹ thuật, kỹ sư của doanh nghiệp tham gia giảng dạy, với người học khi học tập ở doanh nghiệp...

Thứ hai, chưa có nhận thức đúng đắn về lợi ích mà mối liên kết này mang

lại cho cả đôi bên. Phần lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chưa nhận thức được sự cần thiết và lợi ích của mối quan hệ này cho cả đôi bên, do vậy thiếu hào hứng và tích cực trong việc thực hiện.

Thứ ba, dư âm của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp còn tồn tại trong

công tác quản lý nhà trường cũng như doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vẫn còn trông chờ ở sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động và sáng tạo để tự giải quyết những khó khăn của mình trong cơ chế thị trường.

Thứ tư, chưa có được mô hình và cơ chế liên kết phù hợp. Đây là mối liên

kết hết sức đa dạng, nên phải được thiết lập trên nguyên tắc: tự nguyện, hai bên cùng có lợi, cùng chịu trách nhiệm và phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đôi bên. Bởi vậy, các đối tác phải cùng nhau lựa chọn mô hình và cơ chế phù hợp; nếu áp đặt một cách máy móc chung cho mọi trường hợp, khả năng thất bại sẽ rất cao.

Thứ năm, chương trình khung đào tạo nghề dài hạn với hơn 80% cứng,

chưa phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp rất đa dạng, có nhiều loại doanh nghiệp khác nhau, nhu cầu nhân lực về chất lượng và diện nghề cũng khác nhau. Chương trình khung đào tạo nghề dài hạn với hơn 80% cứng hiện nay chưa phù hợp, nên chưa hấp dẫn các doanh nghiệp tham gia đào tạo liên kết với nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật đô lương, nghệ an (Trang 63)