- Về đội ngũ giáo viên, CN
6 Cập nhật thông tin thị trường lao động và khoa học công
lao động và khoa học công
SL 19 21 10 6
% 33,9% 37,5% 17,9% 10,7%
Kết quả ở bảng 2.9 cho thấy, nhà trường thực hiện kế hoạch nắm bắt yêu cầu của thực tiễn sản xuất, và xu hướng phát triển của xã hội để định hình việc xây dựng mục tiêu và chương trình đào tạo chưa tốt, có tới 41,1% số ý kiến đánh giá chỉ ở mức trung bình và 17,9% ý kiến đánh giá là yếu. Việc Phối hợp với doanh nghiệp tham gia vào việc xây dựng mục tiêu và chương trình đào tạo cho nhà trường còn rất yếu ( có 26,8% ) và 44,6 % đánh giá chỉ ở mức trung bình. Mặt khác công tác cập nhật thông tin thị trường lao động và khoa học công nghệ để kịp thời điều chỉnh mục tiêu, nội dung chương trình cho phù hợp chưa hiệu quả, có 17,9% ý kiến đánh giá chỉ ở mức trung bình và 10,7% ý kiến đánh giá yếu.
2.2.2.4. Thực trạng về phương pháp dạy học
Phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên, và người học phát huy hết khả năng của
mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng và phát triển tư duy cho người học.
Trong nhiều năm qua, phòng đào tạo cũng đã tích cực đề xuất việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, cải tiến phương pháp dạy và học của giáo viên và học sinh theo hướng lấy đối tượng “ người học làm trung tâm ”, thay thế dần phương pháp truyền thống đã lạc hậu; thầy đọc - trò chép trước đây.
Bên cạnh đó nhà trường cũng đã tích cực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ công tác dạy và học. Các bài giảng của giáo viên được soạn trên máy vi tính với phần mềm hỗ trợ MicroSoft PowerPoint, và được trình chiếu trực quan sinh động qua máy chiếu Projector, chính vì vậy người học cảm thấy hứng thú, dễ tiếp thu hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giờ giảng của giáo viên.
Tuy nhiên nhìn vào bức tranh chung về phương pháp giảng dạy trước đây và hiện nay của nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế. Thậm chí phương pháp thuyết trình (thầy giảng, trò ghi) vẫn chiếm ưu thế, nhiều giáo viên chưa chú trọng đến đến việc giới thiệu, yêu cầu, bắt buộc người học phải tham khảo những tài liệu gì. Phương pháp giảng dạy này đã làm mất đi một hình thái khác của tư duy đó là tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo tập trung vào khám phá các ý tưởng, phát triển thành nhiều giải pháp, tìm ra nhiều phương án trả lời đúng thay vì chỉ có một.
Hậu quả của phương pháp giảng dạy cũ dẫn đến sự thụ động của người học trong việc tiếp cận tri thức. Sự thụ động này là nguyên nhân tạo cho người học sự trì trệ, ngại đọc tài liệu, ngại tranh luận, thiếu khả năng thuyết trình, lười tư duy và thiếu tính sáng tạo trong tư duy khoa học. Người học còn quan niệm rằng chỉ cần học những gì giáo viên giảng trên lớp là đủ. Ngoài ra sự thụ động của họ còn thể hiện qua phản ứng của họ đối với bài
giảng của giáo viên trên lớp. Họ chấp nhận tất cả những gì giáo viên trình bày. Sự giao tiếp trao đổi thông tin trong lớp học hầu như chỉ mang tính một chiều.
Từ thực tế trên cho thấy để nâng cao chất lượng đào tạo, việc đổi mới phương pháp giảng dạy đối với nhà trường là việc làm cấp thiết và cần tiến hành một cách đồng bộ. Đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ cung cấp những cơ hội đặc biệt để nhận thức rõ những giá trị quan trọng, thực chất trong cuộc sống. Điều đó làm tăng khả năng mà thực ra là yêu cầu giáo viên không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết. Vì vậy, vai trò mới của người giáo viên trở thành nhân tố kích thích trí tò mò của học viên, mài sắc thêm năng lực nghiên cứu độc lập, tăng cường khả năng tổ chức, sử dụng kiến thức và khả năng sáng tạo. Việc áp dụng các phương pháp giảng dạy mới đòi hỏi phải có những tài liệu dạy-học mới. Những tài liệu này phải gắn với các phương pháp kiểm tra mới nhằm khuyến khích không chỉ khả năng nhớ mà cả khả năng hiểu, các kỹ năng thực hành và sáng tạo của học viên.
Sau đây là kết quả điều tra, thăm dò về thực trạng sử dụng phương pháp dạy học hiện nay của giáo viên trong nhà trường
Biểu: 2.10. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên
TT Các phương pháp sử dụng Thường dùng Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
1 Diễn giảng ( thuyết trình ) 35 62,5% 21 37,5% 0 0%
2 Gợi mở - Vấn đáp 30 53,6% 26 46,4% 0 0%
3 Giảng giải minh họa 50 89,3% 6 10,7% 0 0%
4 Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề 25 44,6% 31 55,4% 0 0%
5 Trình diễn ( thực hành, luyện
tập…) 40
71,4% 16 28,6% 0 0%
6 Thảo luận nhóm ( hoạt động
nhóm ) 23
7 Trực quan – làm mẫu 46 82,1% 10 17,9% 0 0%
8 Tự đọc ( tự nghiên cứu ) 12 21,4% 7 12,5% 37 66,1%
9 Bài luyện ( Bài tập lớn, ôn
luyện ) 15
26,8% 13 23,2% 28 50,0%
10 Thăm quan thực tế 8 14,3% 25 44,6% 23 41,1%
11 Ứng dụng công nghệ thông tin 28 50% 28 50% 0 0%
12 Kết hợp hài hòa một số phương
pháp 50
89,3% 6 10,7% 0 0%
2.2.2.5. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo nghề. nghề.
Tổng diện tích khuôn viên đang sử dụng của nhà trường: 15.543 m2 Diện tích xây dựng: 4.074 m2
* Các công trình cơ bản
Biểu 2.11. Thống kê một số công trình cơ bản hiện có STT Hạng mục tầngSố Diện tích sàn (m2) Ghi chú
1 Nhà Hiệu bộ 2 765
2 Nhà học lý thuyết 3 1880 Hai nhà
3 Xưởng thực hành Điện 1 190
4 Xưởng thực hành Hàn 1 147
5 Xưởng thực hành May 1 264
6 Nhà ở cho học sinh 1 288
7 Nhà làm việc 1 288
8 Nhà ở tập thể 1 126
9 Nhà ăn tập thể 1 96
10 Phòng trực 1 30
(Nguồn phòng TC-TV trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Đô Lương)
* Trang thiết bị dạy nghề
Thiết bị đào tạo nghề của nhà trường đã được đầu tư thông qua chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tăng cường, nâng cao năng lực đào tạo nghề cho
các trường đào tạo nghề giai đoạn 2010-2015. Với mức đầu tư nhà trường có đủ trang thiết bị đáp ứng đào tạo nghề cho 2.000 HS/năm.
Công tác Xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất phục vụ đào tạo được xúc tiến hàng năm và ngày càng được hoàn thiện hơn. Nhà trường đã tập trung cao độ mọi nguồn lực, tranh thủ tối đa sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, của địa phương để Xây dựng, mua sắm và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật. Nhất là kể từ khi được nâng cấp thành trung tâm vùng của tỉnh ( năm 2002 ) đến nay, thì cơ sở vật chất của nhà trường được tăng cường đáng kể, thuận lợi hơn trong việc đầu tư mua sắm.
Bảng dưới đây thống kê kết quả đầu tư mua sắm cơ sở vật chất phục vụ đào tạo trong 3 năm trở lại đây. ( đơn vị tính: VNĐ ).
Biểu 2.12: Thống kê số tiền đầu tư mua sắm cơ sở vật chất thiết bị từ 2011-2013
Đơn vị tính: VNĐ
Năm 2011 2012 2013 Cộng
Số tiền đầu tư, mua sắm máy
móc, thiết bị… 1.200.000.000 1.500.000.000 2.000.000.000 4.700.000.000
( Nguồn: Phòng TC-TV Trường Trung cấp nghề KT-KT Đô Lương)
Dựa vào biểu 1.12, ta thấy việc đầu tư mua sắm cơ sở vật chất trang thiết bị được tăng dần hàng năm. Nhưng số tiền đầu tư vẫn còn rất khiêm tốn so với quy mô của một trường trung cấp nghề. Hơn nữa việc đầu tư mua sắm trang thiết bị trong những năm qua còn dàn trải, chưa có sự đầu tư trọng điểm, dẫn đến hiệu quả đầu tư chưa cao.
2.2.2.6. Công tác kiểm tra đánh giá
Kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Quản lý tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Mặt khác trong những năm qua, đơn vị cũng đã làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên bằng nhiều hình
thức: kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện, kiểm tra hồ sơ chuyên môn....Sau khi kiểm tra, có kết luận đánh giá nhằm giúp cho giáo viên rút kinh nghiệm làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Cũng thông qua việc kiểm tra cho thấy kết quả học tập của học sinh trong những năm qua có tiến bộ, tỉ lệ học sinh đạt loại giỏi có tăng lên, số lượng học sinh đạt loại khá và TB khá còn rất nhiều nhưng tỉ lệ yếu, kém cũng còn cao. Do chất lượng tuyển sinh đầu vào của nhà trường có mặt bằng thấp đa số trình độ học vấn thấp. Trong những năm qua công tác quản lý về kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo của học sinh trong trường hiện nay tương đối tốt. Giáo viên giảng dạy ở các khoa sau khi dạy kết thúc môn học sẽ nhập điểm thành phần kiểm tra trong quá trình dạy học, sau đó nộp đề thi và danh sách cấm thi về khoa. Tại các khoa sẽ tổng hợp nộp lại cho phòng đào tạo để sắp xếp giáo viên coi thi và tổ chức thi, chấm thi. Vì vậy, quản lý kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh trong các kỳ thi ở cuối kỳ và thi tốt nghiệp nghề được diễn ra theo đúng quy trình, tiến độ, đảm bảo yêu cầu. Kết quả khảo sát được thể hiện ở biểu số 2.13:
Biểu 2.13. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo
TT Nội dung Ý kiến đánh giá
Tốt Khá TB Yếu