Đối với cấp vĩ mô: - QLGD được hiểu là những tác động tự giác có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xíchcủa hệ thống từ cấp
Trang 1Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ MINH KHOA
MỘT SÓ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHÊ HÀNG HẢI
THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05 LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
NGHỆ AN, 2013
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Luận văn khoa học, là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu khoahọc tại khoa Sau Đại học - Đại học Vinh với sự giảng dạy và giúp đỡ tận tìnhcủa các giảng viên cũng như những nỗ lực học hỏi của bản thân
Tác giả xin chân thành cám ơn các giảng viên, các nhà khoa học đã nhiệttỉnh giảng dạy, trang bị kiến thức nền tảng cho tác giả trong việc nghiên cứu đềtài
Xin chân thành cám ơn PGS TS Nguyễn Thị Hường, người đã tận tâm
hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu làm luận văn, cùng với quý lãnh đạo, quýthầy cô, các nhà khoa học của Trường Đại Học Vinh đã tạo điều kiện cho tác giảđược hoàn thành luận văn theo đúng kế hoạch
Qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cám ơn tới Hiệu trưởng, các cán bộ,giảng viên cùng các em học sinh, sinh viên trường Cao đắng nghề Hàng hảiTP.HỒ Chí Minh, đã quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Tuy đã có rất nhiều cố gắng song luận văn vẫn không tránh khỏi nhữngthiếu sót, tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhàkhoa học, các nhà giáo cũng như các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoànthiện hơn
Xin chân thành cám ơn !
Nghệ An, tháng 9 năm 2013
Tác giả
Nguyên Thị Minh Khoa
Trang 3Bộ GTVT : Bộ Giao thông vận tải
Bộ LĐTBXH : Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
CBGV, CNV : Cán bộ, giảng viên, công nhân viên
TTHLTV
VBCC
: Thạc sĩ, Thuyền trưởng: Trung tâm huấn luyện thuyền viên: Văn bằng, chứng chỉ
Trang 4Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Phát triển
và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao
là một đột phá chiến lược, ” Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triểncủa xã hội; có cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa cácdoanh nghiệp với cơ sở đào tạo Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề ánđào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đây là cơ hội cho dạy nghềphát triển
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, với yêu cầu táicấu trúc nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chấtlượng đặt ra nhiệm vụ và cũng là cơ hội đế thúc đẩy phát triển dạy nghề, nângcao chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo nhân lực chất lượng cao Hội nhập quốc
tế sâu, rộng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho dạy nghề tiếp cận với những kiếnthức mới, công nghệ mới, mô hình dạy nghề hiện đại; mở rộng trao đổi kinhnghiệm, có cơ hội tiếp cận, thu hút các nguồn lực bên ngoài cho phát triển dạynghề Để đáp ímg nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề chất lượng cao cho nềnkinh tế, trong giai đoạn 2011 - 2020, các cơ sở dạy nghề cần đổi mới quản lýđào tạo theo hướng cầu; lấy việc gắn kết dạy nghề với thị trường lao động và
sự tham gia của doanh nghiệp làm trọng tâm nhằm đáp ứng nhu cầu nguồnnhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọngđiểm, phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp hóa đất nước và hội nhập kinh tếquốc tế
Trang 51.2 Lý do về mặt thực tiễn:
Để thực hiện Luật giáo dục năm 2005, Luật dạy nghề 2006, từ năm 2006 nhànuớc cho phép thành lập các trường Cao đẳng nghề và trường Cao đắng nghềHàng hải thành phố Hồ Chí Minh được thành lập ngày 31 thángl2 năm 2007trên cơ sở nâng cấp từ trường Trung học Hàng hải II
Hiện nay, việc quản lý hoạt động đào tạo ở các trường dạy nghề vẫn theo môhình trường chuyên nghiệp, đế đạt được mục tiêu “Đổi mới và phát triển dạynghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chiến lược phát triểnKinh tế - Xã hội giai đoạn 2011 -2020, cần có những nét đặc trưng khác biệt sovới các trường chuyên nghiệp Vì thế, việc quản lý, điều hành hoạt động đào tạo
ở loại hình trường dạy nghề đang dần theo mô hình quản lý dạy nghề Trong khiđiều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên còn những hạn chế nhất địnhchưa đảm bảo mục tiêu đầo tạo nghề ở các phương diện:
- Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề Chưa đáp ứng yêu cầu hình thành
Bên cạnh đó thực trạng về năng lực quản lý và hiệu quả quản lý hoạt độngđào tạo ở trường Cao đẳng nghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh chưa theo kịptrước những yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề Những giảipháp quản lý hoạt động dạy nghề mang tính tích cực, đổi mới và thiết thực đượcxem là những giải pháp quản lý chiến lược để phát triển sự nghiệp dạy nghề, gópphần cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cao cho sự nghiệp phát triển kinh
tế xã hội của thành phố và đất nước Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một
số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo ở trường Cao đang nghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu.
Trang 62 Mục đích nghiên cứu
Từ cơ sở nghiên cứu lý luận và thục tiễn đề xuất một số giải pháp quản lýnhằm nâng cao chất luợng đào tạo ở truờng Cao đắng nghề Hàng hải thành phố
HỒ Chí Minh
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thê nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động đào tạo ở truờng Caođẳng nghề Hàng hải
3.2 Đối tuợng nghiên cứu: Một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo ở truờngCao đẳng nghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất những giải pháp quản lý hoạt động đào tạo có tính khoa học vàtính khả thi, phù hợp với điều kiện nhà trường thì sẽ góp phần nâng cao chấtlirợng đào tạo ở trirờng Cao đẳng nghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa, phân tích các vấn đề lý luận về quản lý, quản lý đào tạo nghề
ở truờng cao đẳng nghề Hàng hải
5.2 Khảo sát, đánh giá thục trạng quản lý hoạt động đào tạo ở trirờng Cao đăngnghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh
5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chấtluợng đào tạo ở trirừng Cao đắng nghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh
6 Phạm vi nghiên cúu
6.1 Giới hạn đối tuợng nghiên cứu:
Đe tài chỉ nghiên cứu khía cạnh của một số giải pháp quản lý hoạt động đàotạo ở truờng Cao đắng nghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh
6.2 Giới hạn khách thể điều tra:
- Hiệu truởng, các phó hiệu trưởng, các trưởng phòng, khoa, tổ chuyên
môn và một số cán bộ, giảng viên của trường
- Sinh viên của trường
Trang 77 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: gồm các phương pháp Phân tích,tổng hợp những tư liệu, tài liệu lý luận về quản lý nhà trường và quản lý hoạtđộng đào tạo ở dạy nghề trong và ngoài nước đê xây dựng cơ sở lý luận của đềtài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Kết hợp nhiều phương pháp như: Phương pháp điều tra; Phương pháp quansát; Phương pháp phân tích và tổng kết các kinh nghiệm giáo dục, Phương phápchuyên gia để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài
7.3 Phương pháp thống kê toán học: Nhằm xử lý số liệu thu được
8 Những đóng góp của luận văn
Tổng kết công tác quản lý hoạt động đào tạo ở trường Cao đắng nghề Hànghải TP.HỒ Chí Minh từ năm 2008 đến nay
Đánh giá những thành công và hạn chế trong quản lý hoạt động đào tạo ởtrường Cao đẳng nghề Hàng hải TP Hồ Chí Minh
Chỉ ra những giải pháp quản lý hoạt động đào tạo có hiệu quả, thiết thực vàkhả thi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở trường Cao đẳng nghềHàng hải TP Hồ Chí Minh
9 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động đào tạo ở trường Cao
Trang 8CHƯƠNG 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LỶ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
Ỏ TRƯỜNG CAO ĐẢNG NGHÈ HÀNG HẢI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhận thức sâu sắc vai trò của hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống đàotạo nghề nói riêng đối với sự phát triển KT - XH của đất nước Các lĩnh vựcquản lý giáo dục nói chung và quản lý đào tạo nghề nói riêng luôn là vấn đềđược các nhà nghiên cứu quan tâm Có rất nhiều công trình nghiên cứu đãđóng góp nhiều giá trị trong thực tiễn quản lý quá trình dạy - học như: Đe tài
“Một số giải pháp đổi mới quản lý hoạt động dạy học ở trường Cao đắng Sưphạm Trà Vinh” của tác giả Tô Hoàng Tuấn, PGS TS Nguyễn Ngọc Hợi(Người hướng dẫn Khoa học) tại trường Đại học Trà Vinh; Đề tài “ Nâng caochất lượng đào tạo ngành đi biển tại trường Cao đắng nghề Hàng hải I” tronggiai đoạn tới của nhóm tác giả ThS Phan Văn Tại; ThS,TTr Đinh Gia Vinh;ThS,TTr Nguyễn Văn Trọng tại Trường Cao đẳng Hàng hải 1 Tuy nhiên, vấn
đề nghiên cứu các giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chấtlượng hiện nay còn ít được quan tâm Đặc biệt, với Trường Cao đẳng nghềHàng hải thành phố Hồ Chí Minh là trường đang đào tạo đa dạng về trình độchuyên môn kỹ thuật (từ trình độ Công nhân kỹ thuật đến Cao đắng) và phongphú ngành nghề nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề
này Chính vì vậy, việc nghiên cứu “Mọ/ so giải pháp quản lý hoạt động đào
tạo” tại trưừng Cao đắng nghề Hàng hải thành phó Hồ Chí Minh là đòi hỏi cấp
thiết và mới mẻ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo, tạo ranhững bước chuyển biến về chất lượng đào tạo ngành nghề phù hợp với điềukiện thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của thành phố, trong cảnước và quy định của công ước quốc tế
Trang 91.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Quản lỷ giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.1.1 Khái niệm quản lý
Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và pháttriển đều phải đựa vào sự nỗ lực của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến phạm virộng lớn hơn ở tầm quốc gia, quốc tế đều phải thừa nhận và chịu sự quản lý nàođó
Trong tập Các Mác - Ãngghen toàn tập chỉ rõ: “Quản lý xã hội một cách
khoa học là sự tác động cỏ ý thức của chủ thế quản lỷ đoi vói toàn bộ hay những
hệ thong khác nhau của hệ thong xã hội trên cơ sở nhận thức và vận dụng đủng đắn những quy luật khách quan von có của nó nhằm đảm bảo cho nỏ hoạt động
và phát trỉến toi ưu theo mục đích đặt ra ” [7]
Lao động xã hội gắn liền với quản lý, quản lý là một hoạt động lao động đặcbiệt, điều khiển lao động chung khi xã hội có sự phân công lao động Xã hộicàng phát triển, các loại hình lao động ngày càng phong phú, đa dạng, phức tạpthì hoạt động quản lý ngày càng đóng vai trò quan trọng và quyết định
Như vậy, quản lý là một khái niệm rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, các nhàquản lý kinh tế thiên về quản lý nền sản xuất xã hội, các nhà quản lý nhà nướcthiên về quản lý các hoạt động xã hội theo pháp luật, còn các nhà quản lý giáodục thiên về quản lý mọi hoạt động giáo dục và đào tạo trong xã hội nhằm đạtđược những mục tiêu đã định Tuỳ theo góc độ tiếp cận khác nhau mà khái niệmquản lý được các nhà khoa học định nghĩa trong các công trình nghiên cứu khoahọc của mình, chang hạn:
- Tác giả Vũ Ngọc Hải đưa ra khái niệm về quản lý như sau: “Quản lý là
sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lýnhằm đạt mục tiêu đề ra.” [13]
- Hai tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cho rằng “Quản lý là một quátrình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý có hệ thống là quá trình tácđộng đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặctrưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” [16]
Trang 10- Tác giả Nguyễn Văn Lê cho rằng: “Quản lý là một hệ thống xã hội, làkhoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống đó mà chủ yếu là con người nhằmđạt hiệu quả tối ưu theo mục tiêu đề ra” [24]
- Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Mỹ Lộc cho rằng “Quản lý là qúatrình đạt đến mục tiêu của tố chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chứcnăng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiếm tra” [8]
- Đối với tác giả Trần Quốc Thành đã đưa ra định nghĩa chung về quản lý,
có thể xem xét dưới hai góc độ:
+ Theo góc độ Chính trị xã hội thì quản lý là sự kết hợp giữa tri thức
với lao động Vì vậy, quản lý được xem là tổ hợp các cách thức, phương pháptác động vào đối tượng nhằm thúc đây sự phát triến xã hội
+ Theo góc độ hành động thì quản lý là quá trình điều khiển Chủ thể
quản lý điều khiển đối tượng quản lý để đạt tới mục tiêu đã đặt ra
Từ đó tác giả đã đưa ra định nghĩa: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủthể quản lý để chỉ huy, điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi vàhoạt động cúa con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phùhợp với quy luật khách quan” [28]
Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định; nóthể hiện mối quan hệ chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, đây là quan hệ giữamệnh lệnh và phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc Ngoài ra, quản lý
là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan
và bao giờ cũng quản lý con người [34]
Các định nghĩa trên tuy nhấn mạnh mặt này hay mặt khác nhưng điểm chungthống nhất đều coi quản lý là hoạt động có tổ chức, có mục đích nhằm đạt tớimục tiêu xác định Trong quản lý bao giờ cũng có chủ thế quản lý, khách thếquản lý quan hệ với nhau bang những tác động quản lý
Nói một cách tổng quát nhất, có thể xem quản lý là: Một quá trình tác độnggây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêuchung
Hiện nay quản lý thường được định nghĩa rõ hơn: Quản lý là quá trình đạt
Trang 11đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kếhoạch hóa, tố chức, chỉ đạo và kiểm tra Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệthuật Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động, người cán bộ quản lý phải hết sứcsáng tạo, linh hoạt và mền dẻo đê chỉ đạo hoạt động của tổ chức nhằm đạt đượcmục đích đã đề ra.
lý (tuy nó không phải là mục đích duy nhất của mục đích QLGD) Đây là mụcđích có tính khách quan Nhà quản lý, cùng đông đảo đội ngũ giáo viên, học sinh,các lực lượng xã hội, bằng hành động của mình hiện thực hoá mục đích đó tronghiện thực
về thuật ngữ QLGD cũng có nhiều quan niệm khác nhau Theo ý kiến củatác giả Trần Kiêm thì thuật ngữ này có nhiều cấp độ ít nhất có hai cấp độ chủyếu: cấp vĩ mô và cấp vi mô cấp quản lý vĩ mô tương ứng với việc quản lý mộthoặc một loạt đối tượng có quy mô lớn, bao quát toàn bộ hệ thống Đối với cấp
vĩ mô:
- QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có
kế hoạch, có hệ thống hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xíchcủa hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thựchiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻtheo yêu cầu của xã hội Hoặc:
- QLGD là sự tác động hên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thểquản lý trên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính vượt trội/ tính trồi của hệ thống;
sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệthống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện đảm bảo sự cân bằng vớimôi trường bên ngoài luôn biến động Hoặc:
Trang 12- Cũng có thể định nghĩa QLGD là hoạt động tự giác của chủ thể quản lýnhằm huy động, tố chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát một cách có hiệu quảcác nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu pháttriển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội [21]
- M.L Konđacốp cho rằng: “QLGD là tập hợp tất cả các biện pháp tổchức, kế hoạch hoá, công tác cán bộ, nhằm đảm bảo sự vận hành bình thườngcủa các cơ quan trong HTGD đế tiếp tục và mở rộng hệ thống cả về mặt sốlượng cũng như chất lượng” [22]
- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “QLGD thực chất là tác động mộtcách khoa học đến nhà trường, nhằm tổ chức tối ưu các quá trình dạy học, giáodục thể chất, theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, tiến tới mục tiêu
dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới” [27]
Như vậy, chúng ta có thể hiểu: QLGD thực chất là hệ thống những tác động
có mục đích, có kế hoạch nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra Tuy nhiên, sự tácđộng đó không chỉ đơn thuần một hướng, QLGD trong đó có quản lý công tácđào tạo mà tâm điếm là quản lý hoạt động dạy và học, do đó những tác động của
nó lên hệ thống phải là những tác động kép Từ năm 1973, cố thủ tướng Phạm
Văn Đồng đã đề cập đến bản chất của QLGD là “Quản lý thế nào đế thầy dạy
tốt, trò học tốt, tất cả đế phục vụ hai tốt đó
QLGD là một lĩnh vực khoa học, đòi hỏi tính chuyên môn cao, là công cụ giữvai trò quan trọng trong việc tố chức triển khai các hoạt động giáo dục nhất làtrong dạy và học, bảo đảm điều kiện cần thiết cho việc nâng cao chất lượng, hiệuquả giáo dục
Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong nhữngđộng lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH đất nước; là điều kiện đêtạo ra và phát huy lợi thế cạnh tranh quốc tế của Việt Nam về nguồn lực conngười trong quá trình toàn cầu hoá
1.2.1.3 Quản lý nhà trường
Nhà giáo dục người Nga Xukhôm linxki đã từng nói: “Trường học là cái nôitinh thần của dân tộc Dân tộc nào biết chăm lo đến cái nôi tinh thần ấy, họ sẽ có
Trang 13một tương lai rực rỡ” Dân tộc Việt nam luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục,Đảng và Nhà nước ta đã khắng định: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.Nhà trường là tế bào, là đơn vị cấu trúc cơ sở trong hệ thống giáo dục quốcdân Chính nơi đây sẽ hiện thực hóa mọi chủ trương, đường lối, chính sách giáodục của Đảng, Nhà nước các cấp; đồng thời cũng là nơi kiểm chứng những vấn
đề lý luận Khoa học giáo dục nói chung, Khoa học quản lý giáo dục nói riêng
Vì vậy, có thể nói nhà trường là bộ mặt phản ánh nền giáo dục của cả một đấtnước
Nhà trường là thiết chế chuyên biệt của xã hội thực hiện các chức năng kiếntạo các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho một nhóm dân cư nhất định của xã hội
đó Nhà trường được tổ chức sao cho việc kiến tạo kinh nghiệm xã hội nói trênđạt được các mục tiêu mà xã hội đó đặt ra cho nhóm dân cư được huy động vào
sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệm của xã hội
Chúng ta cũng có thê hiểu nhà trường theo một khái niệm cụ thể hơn: Nhàtrường là thiết chế chuyên biệt của xã hội, nơi tố chức thực hiện và quản lý quátrình giáo dục Quá trình này được thực hiện bởi hai chủ thể: người được giáodục (người học) và người giáo dục (người dạy) Trong quá trình giáo dục, hoạtđộng của người học (hoạt động học theo nghĩa rộng) và hoạt động của người dạy(hoạt động dạy theo nghĩa rộng) luôn luôn gắn bó, tương tác, hỗ trợ nhau, tựavào nhau để thực hiện mục tiêu giáo dục theo yêu cầu của xã hội
Như vậy, nhà trường là một cộng đồng học tập hay một tổ chức học tập,không chỉ đối với học sinh mà còn đối với giáo viên và các nhà quản lý Hệthống giáo dục nước ta bao gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyênvới các ngành học từ mầm non đến đại học Mục tiêu giáo dục nhằm “Đào tạocon người Việt Nam phát triên toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thâm
mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xahội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân,đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Đối với cấp vi mô, trong phạm vi nhà trường, hoạt động quản lý bao gồmnhiều loại, như quản lý các hoạt động giáo dục: hoạt động dạy học, hoạt động
Trang 14giáo dục (theo nghĩa hẹp), hoạt động xã hội, hoạt động văn thể, hoạt động laođộng, hoạt động ngoại khoá, hoạt động giáo dục hướng nghiệp .Quản lý các đốitượng khác nhau: quản lý giáo viên, học sinh, quản lý tài chính, quản lý cơ sởvật chất Quản lý (Thực ra là tác động đến) nhiều khách thể khác nhau: quản lýthực hiện xã hội hoá giáo dục, điều tiết và điều chỉnh ảnh hưởng từ bên ngoàinhà trường, tham mưu với hội phụ huynh học sinh, sinh viên
Trên bình diện vi mô, quản lý giáo dục trong phạm vi nhà trường có thể xem
là đồng nghĩa với quản lý nhà trường Việc quản lý trường học mà trọng tâm làquản lý quá trình giáo dục - đào tạo, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạngthái này sang trạng thái khác đê thực hiện hướng tới mục tiêu giáo dục NỘI hàmcủa khái niệm quản lý trường học đã được các nhà nghiên cứu giáo dục diễn tảtheo nhiều góc độ khác nhau Ta hãy diêm qua các định nghĩa dưới đây về quản
lý nhà trường:
- Theo tác giả Trần Kiểm thì: “Quản lý vi mô là quản lý hoạt động giáodục trong nhà trường bao gồm hệ thống những tác động có hướng đích của hiệutrưởng đến các hoạt động giáo dục, đến con người (giáo viên, cán bộ nhân viên
và học sinh), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông tin ), đến cácảnh hưởng ngoài trường một cách hợp qui luật (quy luật quản lý, quy luật giáodục, quy luật tâm lý, quy luật kinh tế, quy luật xã hội ) nhằm đạt mục tiêu giáodục.” Hoặc:
+ Quản lý trường học có thể hiểu là một hệ thống những tác động sưphạm họp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh
và các lực lượng xã hội trong và ngoài trường nhằm huy động và phối họp sứclực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động của nhà trường, hướng vào việc hoànthành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dự kiến” [21]
+ Quản lý nhà trường về bản chất là quản lý con người Điều đó tạocho các chủ thể (người dạy và người học) trong nhà trường một sự liên kết chặtchẽ không những chỉ bởi cơ chế hoạt động của những tính quy luật khách quancủa một tố chức xã hội - nhà trường, mà còn bởi hoạt động chủ quan, hoạt độngcủa chính bản thân giáo viên và học sinh Trong nhà trường, giáo viên và học
Trang 15sinh vừa là đối tượng, vừa là chủ thể quản lý Với tư cách là chủ thể quản lý, họ
là người tham gia chủ động, tích cực vào hoạt động quản lý chung và biến nhàtrường thành hệ tự quản lý Trong thực tế, giáo viên và học sinh gắn với rấtnhiều quan hệ xã hội trong cộng đồng Điều này đặt ra yêu cầu quản lý nhàtrường phải gắn vói quản lý xã hội và nhiệm vụ quan trọng của nó là phải thiếtlập một quan hệ tối ưu giữa những lợi ích, tình trạng và sự phát triển của cánhân, của cộng đồng và của xã hội Từ góc độ này, “Quản lý nhà trường thựcchất là việc xác định vị trí của mỗi người trong hệ thống xã hội, là quy địnhchức năng, quyền hạn, nghĩa vụ, quan hệ cùng vai trò xã hội của họ mà trước hết
là trong phạm vi nhà trường với tư cách là một tổ chức xã hội” [21 ]
- Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường, quản lý giáo dụcnói chung là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệmcủa mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tóimục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo” [14]
Từ các khái niệm đó, ta có thể hiểu: Quản lý trường học là một hệ thốngnhững tác động sư phạm hợp lý và có tính hướng đích của chủ thể quản lý đếntập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài trường nhằmlàm cho nhà trường vận hành theo đúng đường lối giáo dục - đào tạo của Đảng,biến đường lối đó trở thành hiện thực Quản lý trường học chính là quản lý giáodục nhưng trong một phạm vi xác định của một đưn vị giáo dục mà nền tảng lànhà trường Như vậy, Quản lý trường học phải vận dụng tất cả các nguyên lýchung của QLGD để đấy mạnh hoạt động của nhà trường thực hiện có hiệu quảmục tiêu đào tạo Quản lý trường học phải là quản lý toàn diện nhằm phát triển,hoàn thiện nhân cách cũng như nhân cách nghề nghiệp của HSSV
1.2.2 Đào tạo, hoạt động đào tạo
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, Đào tạo là quá trình tác động đến một conngười làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng kỹ xảo một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khảnăng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào sự pháttriển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người [36]
Trang 16Đào tạo cùng với nghiên cứu khoa học và dịch vụ phục vụ cộng đồng, là hoạtđộng đặc trưng của các cơ sở đào tạo Đó là hoạt động chuyển giao có hệ thống,
có phương pháp những kinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng, kỹ xảonghề nghiệp chuyên môn, đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cầnthiết và chuẩn bị tâm thế cho người học đi vào cuộc sống lao động tự lập và gópphần xây dựng bảo vệ đất nước
Đào tạo là hoạt động mang tính phối họp giữa các chủ thể dạy học (ngườidạy và người học), là sự thống nhất hữu cơ giữa hai mặt dạy và học tiến hànhtrong một cơ sở giáo dục, mà trong đó tính chất, phạm vi, cấp độ, cấu trúc, quytrình của hoạt động được quy định một cách chặt chẽ, cụ thê về mục tiêu,chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, cơ sở vật chất và thiết
bị dạy học, đánh giá kết quả đào tạo, cũng như thời gian và đối tượng đào tạo cụthể
Xét từ góc độ chuyển giao kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghềnghiệp chuyên môn, bồi dưỡng những phấm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bịtâm thế lao động cho người học, đào tạo được cấu thành bởi các yếu tố cấu trúcgồm mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện và hình thức
tổ chức hoạt động đào tạo
Quá trình chuyển giao năng lực nghề nghiệp được thực hiện trong hoạt độngcùng nhau của thầy và trò trong môi trường dạy học xác định Xét từ góc độ nàyđào tạo gồm các thành tố: 1) hoạt động dạy của giảng viên; 2) hoạt động học củasinh viên; 3) môi trường đào tạo (môi trường, vật chất, môi trường tinh thần,môi trường văn hóa)
Xét từ góc độ quá trình thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của nhà trường,đào tạo bao gồm các khâu: 1) đầu vào: đánh giá nhu cầu đào tạo, xây dựng cácchương trình đào tạo, xây dựng các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện cácchương trình đào tạo, tuyển sinh; 2) các hoạt động đào tạo: dạy học, thực tập,giáo dục, nghiên cứu khoa học 3) đầu ra: kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục vàdạy học, xét công nhận tốt nghiệp, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, kiểm định vàđảm bảo chất lượng đào tạo
Trang 17Vậy, hoạt động đào tạo có thể được coi là một hệ thống bao gồm các khâuđầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra cùng vận động trong mối quan hệ qua lạimật thiết với nhau.
1.2.3 Quản lý hoạt động đào tạo
Quản lý hoạt động đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm, nằm trong công tác quản
lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng Chủ thể quản lý có thêthực hiện quản lý một cách trực tiếp hay gián tiếp các hoạt động đào tạo, nhằmthực hiện mục tiêu giáo dục là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàndiện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lýtưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổquốc”
Vì vậy, quản lý hoạt động đào tạo trong nhà tường chính là nội dung, cáchthức mà chủ thể quản lý cụ thể hoá và sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lýđào tạo trong việc thực hiện các chức năng, mục tiêu và nguyên lý giáo dục.Trong quá trình đào tạo, các yếu tố mục đích, nội dung, phương pháp, phươngtiện dạy học, chúng luôn vận động và kết hợp chặt chẽ với nhau thông qua hoạtđộng dạy của thầy và hoạt động học của trò Hai hoạt động này được xem làtrung tâm của quá trình đào tạo và có tính chất khác nhau nhưng thống nhất vóinhau trong mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa hoạt động dạy và hoạt động học,chúng cùng lúc diễn ra trong điều kiện csvc, kỹ thuật nhất định
1.2.4 Giải pháp, giải pháp quản lý hoạt động đào tạo
1.2.4.1 Giải pháp
Theo từ điến tiếng Việt, giải pháp là phương pháp giải quyết một vấn đề cụthẻ nào đó Ví dụ: giải pháp tối ưu, giải pháp hòa bình Như vậy, so với phươngpháp và biện pháp thì giải pháp mang tính vĩ mô, trong giải pháp bao hàmphương pháp và biện pháp Giải pháp cao hơn phương pháp và biện pháp
Giải pháp là cách thức tác động nhằm thay đổi chuyển biến một hệ thống,một quá trình, một trạng thái nhất định., nhằm đạt được mục đích hoạt động
Trang 18Giải pháp thích hợp, sẽ giúp cho vấn đề được giải quyết nhanh hơn, hiệu quả caohơn.
1.2.4.2 Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo
Có thể hiểu khái niệm giải pháp quản lý là những định hướng quan điểm chocông tác quản lý ở một lĩnh vực nào đó, nó cũng là cách thức, con đường, cáchlàm cụ thể nhằm đạt hiệu quả cao nhất của quá trình quản lý nhằm tiết kiệm thờigian và vật lực của các thành phần tham gia quản lý
Từ khái niệm về giải pháp quản lý, ta có thể nhận thấy giải pháp quản lý hoạtđộng đào tạo chính là cách thức tác động có hướng vào các vấn đề trong quátrình đào tạo mà chủ thể quản lý xây dựng mục tiêu, kế hoạch, tổ chức, chỉ đạothực hiện và kiếm tra đánh giá kết quả của hoạt động đào tạo nhằm tạo ra nhữngbiến đổi về chất lượng trong quá trình quản lý hoạt động đào tạo đáp ứng yêucầu, mục tiêu đào tạo
1.3 Một số vấn đề về hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Hàng hải
1.3.1 Đặc điểm của trường Cao đang nghề Hàng hải
Hệ thống các cơ sở đào tạo, huấn luyện hàng hải ở Việt Nam: Trường Đạihọc Hàng hải Việt Nam - Hải Phòng; Trường Đại học Giao thông Vận tải Thànhphố Hồ Chí Minh; Trường Cao đăng Hàng hải 1 - Hải Phòng, Trường Cao đắngnghề Hàng hải TP-HCM; Trường Cao đắng nghề bách nghệ Hải Phòng và một
số trường Cao đẳng khác; Các công ty và tập đoàn hàng hải trong nước thựchiện, thêm vào đó là một số sinh viên tốt nghiệp các trường hàng hải ở nướcngoài về Kể từ khi Bộ Luật về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp bằng đi ca cho thuyềnviên ra đời, đặc biệt là khi quy chế huấn luyện, cấp chímg chỉ chuyên môn vàđảm nhận chức danh thuyền viên trên tàu biến Việt Nam ban hành, công tác đàotạo, huấn luyện hàng hải nước ta đã có nhiều chuyến biến rõ rệt, công tác điềuhành, quản lý chặt chẽ hơn, đồng bộ và thống nhất trên toàn quốc
Đặc điểm của hệ thống đào tạo - huấn luyện hàng hải tại Việt Nam hiện nay
là tất cả các cơ sở đào tạo - huấn luyện Hàng hải đều chịu sự quản lý trực tiếpcủa Bộ GTVT, Cục HHVN, Bộ GD &ĐT, Bộ LĐTBXH nên các trường Caođắng Hàng hải có những đặc điểm chung như sau:
Trang 19- Các chuyên ngành đào tạo: Khối ngành Khoa học hàng hải (khối đibiển) có ngành Điều khiển tàu biển, Khai thác máy tàu, Điện tàu thủy; Khốingành Khoa học - kỹ thuật có ngành Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy, Sửa chữamáy tàu thủy, Điện công nghiệp, Quản trị mạng máy tính, Công nghệ thông tin;Khối Kinh doanh - dịch vụ có ngành Kinh tế vận tải biển, Quản trị kinh doanhvận tải biến, Ke toán doanh nghiệp,
- Tuyển sinh đầu vào theo quy chế của Bộ GD & ĐT và BLĐTBXH ban
hành;
- Thời gian đào tạo tương đối dài: Cao đắng 3 năm, tuy nhiên sau khi ratrường học viên chưa đảm nhận được chức danh sỹ quan;
Trường Cao đắng nghề Hàng hải là cơ sở đào tạo, huấn luyện hàng hải chịu
sự quản lý trực tiếp của Cục Hàng hải Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải, sựquản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội; được hưởng các chính sách, chế độ của Nhà nước áp dụng cho hệ thống cáctrường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và dạy nghề Đào tạo trình độ Cao đẳngnghề, liên thông Cao đắng nghề; Trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, liênthông Trung cấp, Sơ cấp nghề; bồi dưỡng nghiệp vụ và huấn luyện thuyền viên
Thực hiện chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhànước, cũng như nhiệm vụ mà Bộ GTVT đã giao Để đào tạo - huấn luyện nguồnnhân lực trình độ cao đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước và ngànhhàng hải Trong những năm qua công tác Đào tạo và Huấn luyện của các trườngCao đắng nghề Hàng hải không ngừng phấn đấu, đổi mới để vươn lên, hoànthành tốt nhiệm vụ được giao đã đạt được những thành tựu đáng kê trong việcđào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế của đất nước nói chung và ngành hànghải nói riêng Chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao, quy mô ngày càngphát triển mở rộng
Bên cạnh những thành tích đạt được trong công tác đào tạo - huấn luyện, khitìm hiểu thực tiễn ta thấy: Hình thức tổ chức Đào tạo - Huấn luyện nguồn nhânlực cho Hàng hải còn hạn chế chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của thựctiễn; Khả năng thực hành vẫn còn kém, Sức khoẻ hạn chế, tinh thần gắn bó với
Trang 20nghề chưa cao, chưa có tính chuyên nghiệp và tác phong công nghiệp trong làmviệc; Yếu về ngoại ngữ, khả năng sử dụng tin học còn hạn chế, tính kỷ luật tronglao động chưa cao; chưa có ý thức và hiểu biết đúng quan niệm “đi làm thuê”,trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Các chủ tàu thường phải huấn luyện lại.
Chương trình đào tạo chưa gắn liền với thực tiễn vẫn còn mang nặng tính lýthuyết, phương pháp đào tạo theo kiểu cổ điển, lạc hậu; sự mềm dẻo và linh hoạttrong quá trình đào tạo còn gặp một số hạn chế, chi phí đào tạo cao
Cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu, thiếu tàu thực tập, thiếu các thiết bị hỗtrợ
Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên chưa cân đối về tỷ lệ, cơ cấu không đồngđều
Với xu hướng quy mô đào tạo về ngành hàng hải ngày càng mở rộng và liênkết đào tạo đang diễn ra ngày một sâu rộng Do vậy đế hội nhập và phát triển thìcác Trường Cao đẳng nghề Hàng hải phải đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu,tạo ra thế cạnh tranh bình đẳng
1.3.2 Mục tiêu đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Ilàng hải
Mục tiêu tông quát: Đào tạo cán bộ kinh tế - kỹ thuật có tình độ cao đăng
nghề, các kỹ thuật viên, nhân viên có trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyênnghiệp và sơ cấp nghề chuyên ngành Hàng hải và các ngành nghề khác phục vụcho nhu cầu về lao động của xã hội Học sinh, Sinh viên tốt nghiệp có trình độchuyên môn đáp ứng yêu cầu đào tạo, có khả năng phát triển toàn diện, có lòngyêu nước, có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, ham hiểu biết và có năng lực học tậpsuốt đời, có tư duy sáng tạo, làm chủ chuyên môn được đào tạo, có tinh thầntrách nhiệm với cộng đồng xã hội, với môi trường tự nhiên, có nếp sống lànhmạnh và sức khỏe tốt Cụ thế là:
- về phẩm chất công dãn: Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý
thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết về các giá trị đạo đức và ý thức trách nhiệmcông dân; Có hiểu biết về văn hóa - xã hội, kinh tế và pháp luật; Có phẩm chấtđạo đức nghề nghiệp; Có ý thức học tập đê nâng cao năng lực và trình độ
Trang 21và trực ca của thuyền viên năm 1978 và sửa đối năm 2010 (gọi tắt Công ướcSTCW78 /2010).
- về thế chất: Có đủ sức khỏe theo quy định đế đảm bảo làm việc lâu dài
trong lĩnh vực ngành nghề đào tạo
1.3.3 Nội dung đào tạo ở trường Cao đăng nghề Hàng hải
Để thực hiện được mục tiêu đào tạo trên, người học cần lĩnh hội một hệthống các nội dung đào tạo, được phân chia thành các nhóm môn học, mô đunsau:
- Nhóm nội dung chỉnh trị-xã hội: Gồm các nội dung Triết học, Chính trị học,
Giáo dục công dân, Dân số và môi trường góp phần chủ yếu vào việc giáo dụcphẩm chất đạo đức, thái độ cho HS, s V
- Nhóm nội dung khoa học — kỹ thuật- công nghệ - nghề nghiệp: Thường
được chia thành các nội dung khoa học cơ bản, lý thuyết - kỹ thuật cơ sở, lýthuyết kỹ thuật chuyên môn ngành nghề, các nội dung thực hành, chủ yếu hìnhthành năng lực, đó là hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo (tay chân và trí óc)chung và riêng
- Nhóm nội dung giáo dục thế chất và quốc phòng: Rèn luyện thể dục và các
môn thể thao theo yêu cầu đặc thù của ngành, nghề và chống các bệnh nghềnghiệp: rèn luyện các khoa mục quân sự theo yêu cầu của từng cấp học
Các nhóm nội dung đào tạo trên được thế hiện trong chương trình đào tạo củatừng ngành, nghề, được cấu trúc bởi các môn học, mô đun theo quy định củachương trình khung của Bộ LĐTBXH ban hành
Trang 22Ngoài chương trình đào tạo chính khóa, HSSV còn được tham gia cácchương trình ngoại khóa nhằm đào tạo kỹ năng mền, rèn luyện thể lực, rèn ýthức kỷ luật và tác phong công nghiệp.
1.4 Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Cao đắng nghề Hàng hải
1.4.1 Nội dung quản lý hoạt động đào tạo ở trường Cao đăng nghề Iĩàng hải
Đê đạt được mục tiêu, yêu cầu và hiệu quả của quản lý hoạt động đào tạo
trong trường cao đẳng nghề, cần phải thực hiện các nội dung quản lý cụ thể nhưsau:
1) Quản lý công tác tuyển sinh
2) Quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình đào tạo
3) Quản lý quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cán bộ quảnlý
4) Quản lý hoạt động dạy học
5) Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
6) Quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của HSSV
7) Quản lý Công tác kiểm tra, đánh giá, xác định và cấp văn bằng chứng chỉ8) Quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện dạy học
9) Tổ chức và quản lý mối hên kết đào tạo
* Quản lý công tác tuyên sinh
Căn cứ vào Quyết định số: 05/2006/QĐ- BLĐTBXH ngày 10 tháng 7 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành thủ tụcthành lập và đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường cao đẳng nghề, trườngtrung cấp nghề và Quyết định số 06/2006/QĐ- BLĐTBXH ngày 02 tháng 8 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định Sửa đổi
bố sung một số điều trong Quy định về thủ tục thành lập và đăng ký hoạt độngdạy nghề đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và căn cứ vào cácđiều kiện bảo đảm cho hoạt động đào tạo của nhà trường, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề, trong
đó quy định chỉ tiêu tuyển sinh từng nghề, từng hệ đào tạo
Nhà trường thực hiện tuyển sinh theo quy định của Quyết định số
Trang 2308/2007/QĐ - BLĐTBXH ngày 26 tháng 3 nănm 2007 của Bộ trưởng BộLĐTBXH ban hành Quy chế tuyển sinh học nghề và tuyển sinh theo chỉ tiêu đãđược phê duyệt trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề.
* Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo được tiếnhành trong suốt quá trình đào tạo thực tế của nhà trường, thông qua việc quản lýhoạt động dạy và hoạt động học sao cho các kế hoạch đào tạo, nội dung chươngtrình đào tạo được thực hiện một cách đầy đủ, đúng về nội dung và tiến độ thờigian nhằm đạt được các yêu cầu của mục tiêu đào tạo
Công cụ chủ yếu của công tác quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dungchương trình đào tạo chính là các chương trình khung, chương trình chi tiết mônhọc, mô đun, tài liệu học tập, và hệ thống các văn bản pháp quy hiện hìnhkhác
Tuy nhiên, một số vấn đề lớn vẫn tồn tại từ lâu chưa giải quyết được tốt trongquản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo ở hầu hết các
trường Cao đẳng nghề Hàng hải là nhiệm vụ giáo dục và phát triển trong dạy
-học Đó chính là cốt lõi trong vấn đề dạy chữ - dạy nghề - dạy người đang rất làbức xúc ở nhà trường hiện nay Trong thực tế quản lý việc thực hiện mục tiêu,nội dung chương trình đào tạo, nhiều trường còn ít quan tâm, thường bỏ qua vấn
đề này
Nội dung của việc quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo gồm có:
I Quản lý xác định nhu cầu đào tạo: khảo sát thực tế nhu cầu sử dụng củathị trường lao động về lĩnh vực ngành nghề đào tạo; điều tra theo dấu vết ngườitốt nghiệp
+ Quản lý việc phát triển chương trình đào tạo từ giai đoạn nghiên cứuđến giai đoạn triển khai chương trình đào tạo
+ Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo trongquá trình đào tạo ở trường
I Quản lý việc rà soát, bố sung, chình sửa nội dung chương trình đào tạođịnh kỳ và thường xuyên
Trang 24Những nội dung của việc quản lý mục tiêu, nội dung chirơng trình đào tạotrên đây được tiến hành thông qua 4 chức năng của quản lý: Lập kế hoạch; Tổchức; Chỉ đạo; Kiểm tra đánh giá.
Qua khảo sát, điều tra nhu cầu của thị trường lao động, nhà trường phải xâydựng nội dung chương trình đào tạo một cách hợp lý, vừa đảm bảo hàm lượngkiến thức chuyên môn, vừa đảm bảo kỹ năng nghề nghiệp được đào tạo Mặtkhác, trên cơ sở đầu vào của HSSV để phân bố các môn học trong chương trìnhmột cách khoa học, hợp lôgíc
Nội dung đào tạo thể hiện ở việc thống nhất giáo trình, tài liệu giảng dạy là
cơ sở xuất phát cho việc lập kế hoạch giảng dạy của học kỳ, năm học, toàn khoáhọc; xây dựng chương trình môn học, mô đun, lập tiến độ đào tạo, xây dựng lịchgiảng dạy của các ngành nghề được đào tạo Đó là hệ thống văn bản pháp qui
để các chủ thể quản lý chỉ đạo, tổ chức thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộcông tác đào tạo trong nhà trường
Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh được cấp có thẩm quyền giao hàng năm, nhàtrường xác định ngành nghề đào tạo cho năm học mới, phân bố chỉ tiêu HSSVvào học các nghề được tổ chức giảng dạy; từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo chotừng nghề Từ mục tiêu đào tạo, Ban giám hiệu chỉ đạo cho các Phòng, Khoachức năng, xây dựng các nội dung đào tạo cho phù họp Đó là toàn bộ nhữngkiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề và những nội dung chính trị tư tưởng,phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp cần được trang bị cho HSSV trongquá trình đào tạo
Sau khi được quán triệt mục tiêu, nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo,trên cơ sở đó mỗi giảng viên lên kế hoạch giảng dạy, trong đó dự kiến nội dung,thời gian, phương pháp cũng như phương tiện giảng dạy; chuẩn bị tài liệu giảngdạy (giáo trình, tài liệu tham khảo) Đặc biệt, đối với dạy thực hành, ngoài côngtác chuẩn bị trên, giảng viên lập kế hoạch sử dụng các trang thiết bị thực hành ởxưởng và kế hoạch phôi liệu, vật tư, nguyên vật liệu thực hành
Quản lý hoạt động đào tạo mà trong đó quản lý, chỉ đạo thực hiện đúng và đủnội dung chương trình và kế hoạch đào tạo là một trong những khâu trọng yếu
Trang 25của nhà trường, nhằm giúp giảng viên hoàn thành được nhiệm vụ chính trị củamình theo đúng quy chế, quy định và đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo, gópphần tích cực trong việc thực hiện và hoàn thành mục tiêu đào tạo đã đề ra.
* Quản lý quy hoạch đào tạo, bồi duỡng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý
Điều lệ mẫu trường Cao đắng nghề Ban hành kèm theo Quyết định số51/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05 tháng 05 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội, trong đó quy định Hiệu trưởng phải là người cóphẩm chất, đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng; có tín nhiệm về chuyên môn nghiệp vụ;
có sức khỏe và năng lực quản lý, điều hành hoạt động của nhà trường; có bằngthạc sĩ trở lên về một ngành chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ đào tạo của nhàtrường; đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý nhà trường; Có thâmniên giảng dạy hoặc tham gia quản lý dạy nghề ít nhất là năm năm; đối vớitrường công lập, tuổi đời khi bổ nhiệm hiệu trưởng không quá 55 đối với nam và
50 đối với nữ Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo và nghiên cứu khoa học phải có
đủ tiêu chuẩn như đối với hiệu trưởng
Cán bộ quản lý khoa như Trưởng khoa, Phó trưởng khoa là những người có
uy tín, có kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý và có trình độ từthạc sỹ trở lên Cán bộ quản lý phòng; Tổ trưởng bộ môn; Xưởng trưởng, phóxưởng trưởng phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ bậc đại học trở lên,đảm đương nhiệm vụ tốt, nhiệt tình công tác và hoàn thành nhiệm vụ được giao
Giảng viên giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giảng dạy, giáo dục; phảiđạt trình độ chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, phâm chất theo quy định ở điều
28 của Điều lệ mẫu trường cao đắng nghề do Bộ LĐTBXH ban hành; phải cótinh thần nỗ lực phấn đấu hết lòng vì sự nghiệp giáo dục - đào tạo
* Quản lý hoạt động dạy học
Để quản lý hoạt động dạy học đạt mục tiêu đề ra, nhất thiết phải thực hiện cácchức năng quản lý bao gồm: Công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.Những vấn đề này phải được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc
+ Công tác lập kể hoạch
Trang 26Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, BGH chỉ đạo cácphòng chức năng, nghiệp vụ xây dựng các kênh thông tin, nắm bắt các hoạtđộng ở trong và ngoài trường liên quan đến công tác đào tạo, xác định tiềmnăng, dự kiến, mục tiêu, tính toán sơ bộ các nguồn lực Từ đó, BGH tổng hợp,phác thảo bản kế hoạch đào tạo cho toàn khoá học và cho từng năm học baogồm: Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, nội dung chương trình đào tạo, thờilượng và tiến độ đào tạo, các hoạt động hên kết, hoạt động ngoại khoá, kể cảphương án huy động tài lực, vật lực, kế hoạch mua sắm mới cũng như bố sungtrang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác đào tạo Bản kế hoạch này đượcthông qua lấy ý kiến góp ý của các tố chức trong nhà trường Sau khi được tậpthẻ lãnh đạo nhà trường thống nhất, bản kế hoạch chính thức được Hiệu trưởngphê duyệt và tiến hành tổ chức thực hiện Từ bản kế hoạch chính thức này, BGHtriển khai đến các phòng, khoa chuyên môn, để từ đó triển khai đến từng cán bộgiảng viên, công nhân viên trong toàn trường.
Bản kế hoạch bao gồm: Ke hoạch đào tạo khoá học; kế hoạch đào tạo nămhọc, kế hoạch giảng dạy học kỳ, kế hoạch giảng viên, kế hoạch tàichính Trong đó kế hoạch đào tạo toàn khoá học là văn bản gốc, là cơ sở đê nhàtrường triển khai các hoạt động đào tạo trong nhà trường
Ke hoạch đào tạo toàn khoá học gồm 3 nội dung chính:
- Mục tiêu đào tạo: Yêu cầu ghi cụ thể về trình độ chuyên môn, trình độđào tạo, kỹ năng hành nghề, thái độ chung đối với xã hội
- Phân phối thời gian cho các môn học, mô đun: Đây là bản sắp xếp trình
tự các môn học, mô đun, môn nào học trước, môn nào học sau, số giờ lý thuyết,thực hành, thực tập, qui định số giờ và hình thức kiêm tra kết thúc môn học, môđun (KTMH, MĐ) và số giờ dự kiến học ở kỳ nào
- Lịch học toàn khoá: Thể hiện thời gian học lý thuyết, thực hành, thựctập, thi học kỳ, thi tốt nghiệp, lao động, dự trữ, nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ tronghọc kỳ, năm học và cả khoá học
+ Công tác tô chức
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận được quy định trong Điều
Trang 27lệ trường cao đắng nghề; đồng thời, căn cứ vào trình độ, năng lực chuyên mônnghiệp vụ, nhu cầu, hoàn cảnh của mỗi thành viên trong đơn vị mà tiến hành sắpxếp, phân công nhiệm vụ một cách khoa học, hợp lý Đặc biệt, phải xây dựng cơchế phối hợp, quy chế làm việc, giám sát lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau đêhoàn thành nhiệm vụ Trong quá trình thực hiện, BGH cần phải nắm bắt đượcchất lượng của quá trình đào tạo, kịp thời khen thưởng, động viên những cá nhân
và tập thề làm tốt, đạt hiệu quả cao; đồng thời, thường xuyên theo dõi uốn nắnnhững lệch lạc, kịp thời bổ sung, điều chỉnh, từng bước hoàn thiện thông qua hệthống quản lý
+ Công tác chỉ đạo
Đẻ kế hoạch của nhà trường khả thi và đạt hiệu quả cao, BGH kịp thời raquyết định quản lý cần thiết đê chỉ đạo điều hành, đưa mọi hoạt động của nhàtrường đi theo đúng kế hoạch đã đề ra Thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợpgiữa các khoa, phòng, bộ phận để cho toàn bộ hệ thống hoạt động của nhàtrường ăn khớp, nhịp nhàng
Mặt khác, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng uỷ, BGH phối hợp cùng các
tổ chức quần chúng trong đơn vị phát huy quy chế dân chủ cơ sở, quyền làmchủ, tính tích cực, sáng tạo của đội ngũ CB, GV, CNV trong nhà trường, tổ chứccác hoạt động thiết thực; tạo môi trường lành mạnh, đoàn kết, gắn bó, phát huynội lực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp nhiều nhất sức lực củamình cho sự nghiệp giáo dục đào tạo
+ Công tác kiêm tra, đánh giá
Thực hiện công tác kiểm tra tức là rà soát lại xem việc thực hiện kế hoạch đạttiến độ, chất lượng và hiệu quả tới đâu, xem xét sự tác động của các quyết địnhquản lý, tìm được những thuận lợi, khó khăn, những nguyên nhân dẫn đến kếtquả của quá trình thực hiện kế hoạch Trên cơ sở đó, các chủ thể quản lý kịp thờiphát hiện những sai lệch, những tồn tại, yếu kém; để đề ra các biện pháp thíchhợp cho việc điều chỉnh, uốn nắn
BGH chỉ đạo phòng Đào tạo xây dựng các nội dung kiểm tra, phát hiện cácvấn đề nảy sinh, vướng mắc và đề xuất các biện pháp giải quyết, đồng thời, chỉ
Trang 28đạo Ban thanh tra nhân dân của nhà trường xây dựng kế hoạch định kỳ, đột xuấtthanh tra trực tiếp các hoạt động của nhà trường Ket quả công tác thanh tra,kiểm tra ngoài việc giúp cho BGH kịp thời nắm bắt và xử lý thông tin, còn giúpcho việc giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm, ý thức tố chức kỷ luật, tăngcường “Kỷ cưong, tình thương, trách nhiệm” nhất là trong hoạt động dạy học,kịp thời điều chỉnh các hoạt động dạy học phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tếđặt ra, cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý, điềuhành kế hoạch đào tạo trong những năm tiếp theo.
* Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên ở trường cao đang nghề
Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên thực chất là quản lý việc thựchiện các nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên và của từng giảng viên Công tácgiảng dạy chính là tổ chức quá trình nhận thức của HSSV, chất lượng giảng dạy
là yếu tố quyết định đến chất lượng nhận thức của HSSV Vì vậy, hoạt độnggiảng dạy là một trong hai hoạt động trọng tâm của nhà trường, đòi hỏi đầu tưphần lớn công sức, thời gian, trí tuệ của đội ngũ giảng viên, đây là hoạt độngmang hàm lượng chất xám cao
Quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên trong trường cao đẳngnghề hàng hải là nhằm bảo đảm cho CBGV thực hiện đầy đủ và nghiêm túc cácnhiệm vụ: chấp hành nội quy, quy chế chuyên môn, thường xuyên học tập, bồidưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ rèn luyện phẩm chất đạo đức,giữ gìn uy tín, danh dự nhà giáo; tôn trọng nhân cách và đối xử công bằng vớiHSSV, thực hiện đúng và đầy đủ nội dung, chương trình, kế hoạch cũng như tiến
độ đào tạo, đảm bảo chất lượng giảng dạy của giảng viên
Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên gồm các nội dung:
Một là, công tác chuấn bị bài giảng (tài liệu, giáo trình, đề cương bàigiảng, giáo án, phương tiện, đồ dùng dạy học, các trang thiết bị kỹ thuật dạythực hành )
Hai là, công tác tố chức giảng dạy trên lớp (Thực hiện các bước lên lớp,
tổ chức quá trình nhận thức của HSSV)
Ba là,công tác kiêm tra, đánh giá kết quả học tập của HSSV
Trang 29Ba khâu này ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, được kết họp nhuần nhuyễnvới nhau đảm bảo hiệu quả cao nhất của hoạt động giảng dạy.
* Ouan lý hoạt động học tập, rèn luyện của HSSV ở trường cao đang nghề
Quản lý hoạt động học tập của HSSV là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụhọc tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của HSSV trong quá trình đào tạo
Học sinh, sinh viên ở trường cao đẳng nghề Hàng hải có nhiệm vụ chấp hànhpháp luật của nhà nước, thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của nhà trường;học tập, rèn luyện kỹ năng nghề theo kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo.Tham gia lao động và hoạt động xã hội phù họp lứa tuổi, sức khoẻ và năng lực;tuân thủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động; giữ gìn, bảo vệtài sản của nhà trường, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; thựchiện nếp sống văn minh, lành mạnh, góp phần xây dựng và phát huy truyềnthống của nhà trường
Hoạt động học có vị trí hết sức quan trọng, đúng thứ hai so với hoạt động dạytrong quá trình đào tạo; hoạt động học giúp HSSV lĩnh hội được tri thức khoahọc, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp
Quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của HSSV ở trường cao đắng nghề
có các nhiệm vụ và nội dung chủ yếu sau:
- Theo dõi, tìm hiểu đế nắm bắt được động cơ học tập, trên cơ sở những biểuhiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũngnhư những biến đổi nhân cách nghề nghiệp của HSSV nói chung và của từngHSSV nói riêng
- Theo dõi, thúc đẩy, khuyến khích HSSV phát huy các yếu tố tích cực, khắcphục các yếu tố tiêu cực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả tốt nhất trong quá trìnhhọc tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, đạt được mục tiêu đào tạo đề ra
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, BGH chỉ đạo Lập kế hoạch; Tổchức; Chỉ đạo; Kiểm tra đánh giá hoạt động học tập, rèn luyện của HSSV để đạtđược mục tiêu đã đề ra
Trang 30* Tố chức và quản lý mối liên kết đào tạo
Để xem xét hiệu quả thực tiễn của công tác đào tạo, kịp thời điều chỉnh, bổsung những mặt còn hạn chế nhằm góp phần nâng cao chất luợng đào tạo củanhà trường thì việc tố chức liên kết giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ trong lĩnh vực hàng hải và các lĩnh vực khác có ý nghĩa hết sứcquan trọng:
+ Tổ chức cho người học thực tập và sử dụng trang thiết bị tại các cơ sởsản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
+ Sử dụng chuyên gia thực tiễn từ các các cơ sở sản xuất, kinh doanh,dịch vụ, các tổ chức xã hội tham gia vào các hoạt động đào tạo của nhà trường;
+ Kịp thời nắm bắt các thông tin phản hồi từ phía tiếp nhận sản phẩm đàotạo, từ đó xác định được nhu cầu đào tạo;
+ Có cơ sở rà soát lại và điều chỉnh mục tiêu đào tạo cho phù hợp với thực
tế, yêu cầu của các đơn vị cơ sở cũng như những đòi hỏi cấp bách của đất nước
và thời đại;
+ Nắm bắt thông tin về địa chỉ và việc làm của HSSV sau khi tốt nghiệp
Đẻ đạt mục tiêu phát triển năng lực thực hành nghề của HSSV, các trườngcao đắng nghề Hàng hải đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý mối quan hệgiữa nhà trường và các đơn vị sử dụng sản phẩm đào tạo đó là:
I Xác định phương thức và hình thức liên kết có hiệu quả;
+ Phối hợp cải tiến mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo phù hợp vớiyêu cầu cần sử dụng;
+ Phối hợp quản lý giảng dạy - học tập theo chương trình thực tập tại
CSSX;
+ Thiết lập hệ thống trao đổi thông tin về HSSV sau khi tốt nghiệp;
+ Ký kết hoạt đồng đào tạo theo địa chỉ
* Quản lý trang thiầ bị, cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện dạy học
Hiện nay, trong các trường cao đắng nghề công lập do Bộ, Ngành Trung ươngquản lý thì toàn bộ nguồn kinh phí đầu tư cho mọi hoạt động của nhà trường được
Bộ, Ngành cấp, kê cả việc đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo, đầu tư mua sắm máy
Trang 31móc, trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện giảng dạy Ngoài ra, còn nguồn kinhphí do người học đóng góp và sự đóng góp công sức của đội ngũ giảng viên,HSSV trong việc tạo ra các vật lực phục vụ cho công tác đào tạo.
Đẻ đáp ứng được công tác đào tạo và huấn luyện của chuyên ngành hàng hải(còn gọi là Khối đi biẻn) các trường đặc biệt quan tâm đầu tư các trang bị thiết
bị và nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng mô hình đào tạo và huấn luyện dần sátvới tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được các yêu cầu của Tổ chức Hàng hải quốc tế(International Maritime Organization - IMO) Huy động mọi nguồn lực đầu tư từngân sách Nhà nước, các dự án hợp tác quốc tế, liên kết về đào tạo - huấn luyệnHàng hải Huy động nhiều nguồn tài chính khác để bố sung trang thiết bị vàđóng mới các tàu thực tập cho HSSV, hiện đại các phòng thí nghiệm, thực hành,
mô phỏng và phòng học Tìmg bước xây dựng, bổ sung, nâng cấp tiến tới trang
bị đầy đủ và đồng bộ các cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Với nguồn kinh phí được đầu tư như hiện nay rất khó khăn trong việc tổ chứcmua sắm, trang bị cho các xưởng thực hành một cách đồng bộ và phù hợp vớicông nghệ hiện đại Vì thế, một trong các biện pháp hỗ trợ cơ sở vật chất kỹthuật để HSSV có thể tiếp cận với sự phát triẻn của sản xuất, đồng thòi tạo được
kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp là quản lý tốt việc tổ chức liên kết đào tạo với cácđơn vị sản xuất - kinh doanh trên cơ sở thoả thuận cùng phát triển
Căn cứ vào Thông tư số: 28/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm
2012 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ban hành danh mục thiết bị dạy nghề trình độtrung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề các nghề: Điều khiển tàu biển; Khai thácmáy tàu thủy; Sửa chữa máy tàu thủy; Điện tàu thủy để áp dụng đối với trườngtrung cấp nghề, trường cao đăng nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trườngcao đăng và trường đại học có đăng ký hoạt động dạy các nghề trên, Các trường
tổ chức thẩm định csvc, trang thiết bị hiện có đánh giá mức độ đáp ứng mứctối thiểu theo quy định trong danh mục thiết bị dạy nghề Điều khiển tàu biến;Khai thác máy tàu thủy; Sửa chữa máy tàu thủy; Điện tàu thủy từ đó có kế hoạchđầu tư, mua sắm đáp ứng các yêu cầu theo quy định
Trang 32* Quản lý Công tác kiếm tra, đánh giá, xác định và cấp vãn bằng chứng chỉ (VBCC)
Căn cứ vào Quyết định số 14/2007/QĐ -BLĐTBXH ngày 24/05/2007 của
Bộ trưởng Bộ lao động -Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế thi, Kiêm tra
và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy Các trường Cao đẳngnghề cần xác định mục đích của công tác kiểm tra đánh giá HSSV là:
- Xác định mức độ kết quả học tập của HSSV sau khi đã học xong một bài,một chương, một môn học, một mô đun hay cả một khóa học làm cơ sở cho việccấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp đế người học có đủ tư cách xin việc, hànhnghề hoặc học tiếp lên trình độ cao hơn
- Chuẩn bị đưa ra thị trường một đội ngũ nhân lực mới đã đạt chuẩn mà xãhội yêu cầu
Trong quá trình đào tạo nhà trường thực hiện hai loại hình kiểm tra đánh giálà: Kiểm tra, đánh giá hình thành (kiểm tra sơ bộ, định kỳ và thường xuyên) vàkiểm tra đánh giá tống kết (kiểm tra kết thúc môn học, mô đun) Việc đánh giákết quả học tập của HSSV bao giờ cũng đi kèm với kiểm tra môn, thi tốt nghiệp
Kiểm tra đánh giá có những chức năng khác nhau, trong đó có chức năngquản lý chất lượng, chức năng xác định trình độ hay xếp loại HSSV
Việc kiểm tra đánh giá HSSV được tiến hành theo định kỳ và đột xuất nhằmđưa lại những kết quả đánh giá chính xác và khách quan, thông qua các hìnhthức công tác kiểm tra đánh giá: Kiểm tra đầu vào; kiếm tra việc lên lớp; kiểmtra miệng, viết; kiểm tra học kỳ, thi tốt nghiệp
Các trường Cao đắng nghề Hàng hải thực hiện nhiệm vụ và nội dung củacông tác quản lý kiểm tra, đáng giá, xác nhận trình độ và cấp VBCC:
- Tổ chức và quản lý việc xây dựng tiêu chuấn và mục tiêu đào tạo nói chungcũng như tiêu chuẩn và mục tiêu dạy học - giáo dục cụ thể ở tìmg môn học nóiriêng
- Tố chức và quản lý việc xác định các hình thức, phương pháp và công cụkiểm tra, đánh giá cho phù họp
- Tố chức và quản lý việc ghi chép, lập hồ sơ, sổ sách về kết quả học tập của
Trang 33HSSV và việc cấp VBCC.
1.4.2 Các yếu to ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Hàng hải
1.4.2.1 Cơ chế chính sách của nhà nước
Cơ chế chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển đào tạonghề cả về qui mô, cơ cấu và cả chất lượng đào tạo nghề Cơ chế, chính sách củanhà nước tác động tới chất lượng đào tạo nghề thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Khuyến khích hay kìm hãm cạnh tranh nâng cao chất lượng Có tạo ramôi trường bình đẳng cho các cơ sở đào tạo cùng phát triển nâng cao chất lượngkhông?
- Khuyến khích hoặc kìm hãm huy động các nguồn lực đê cải tiến nângcao chất lượng
- Khuyến khích hoặc hạn chế các cơ sở đào tạo nghề mở rộng liên kếthợp tác quốc tế
- Các chính sách về đầu tư, về tài chính đối với cơ sở đào tạo nghề
- Có hay không các chuẩn về chất lượng đào tạo Có hay không hệ thốngđánh giá, kiêm định chất lượng đào tạo, qui định về quản lý chất lượng đào tạo
- Các chính sách về lao động, việc làm và tiền lương của lao động sauhọc nghề Chính sách đối với giáo viên dạy nghề, HSSV học nghề
- Các quy định trách nhiệm và mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và người
sử dụng lao động, quan hệ giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất
Tóm lại.Cơ chế chính sách tác động đến tất cả các khâu từ đầu vào, đến quátrình tổ chức đào tạo và đầu ra của các trường dạy nghề Trong đó có những yếu tốtác động vào môi trường, rồi môi trường tác động lên đào tạo nghề
1.4.2.2 Môi trường
Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tác động đến tất cả các mặt đời sống
xã hội của đất nước, trong đó có hoạt động đào tạo nghề Toàn cầu hoá và hộinhập đòi hỏi chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam phải được nâng lên để sảnphâm tạo ra đáp ứng yêu cầu của thị trường của khu vực và thế giới Đồng thời
nó cũng tạo cơ hội cho đào tạo nghề Việt Nam nhanh chóng tiếp cận trình độ
Trang 34tiên tiến Phát triển khoa học, công nghệ yêu cầu ngirời lao động phải nắm bắtkịp thời và thường xuyên học tập để làm chủ công nghệ mới, đòi hỏi các cơ sởđào tạo phải thay đổi mới đáp ứng nhu cầu học tập; khoa học công nghệ, trong
đó có khoa học công nghệ về giáo dục đào tạo phát triển tạo điều kiện đê đốimới phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức để nâng cao chất lượng, hiệu
quả đào tạo
Hình 1.1: Quá trình đào tạo và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo
Trang 351.4.2.3 Các yếu tố bên trong
Đây là nhóm yếu tố bên trong các cơ sở đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng đào tạo Các yếu tố này do hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở dạynghề quyết định Các yếu tố này bao gồm các nhóm sau:
- Nhóm các yếu tố về điều kiện đảm bảo:
Trong trường dạy nghề các nhân tố về điều kiện đảm bảo ảnh hưởng tói chấtlượng đào tạo nghề bao gồm:
+ Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý (manpower - ml)
+ Đầu vào, học sinh, sinh viên tham gia học các chương trình đào tạo
nghề (Material - m2)
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị (Machino - equipment - m3)
+ Nguồn tài chính (Money - m4)
+ Gắn đào tạo với sử dụng và khuyến khích học nghề (Marketing - m5).+ Các nhân tố trên được gắn kết bởi nhân tố quản lý (Management - M).Các nhân tố trên được sơ đồ hoá như hình 1.2,
Hình 1.2: Các nhân to ảnh hưởng tới chất lượng trong trường dạy nghề
M vừa gắn kết 5m vừa đảm bảo cho 5m vận động đồng bộ Nhân tố M ở đâybao gồm cả quản lý chất lượng Vai trò của M theo qui tắc Pareto 80: 20 - 80%thất bại trong hoạt động của tố chức là do quản lý Như phân tích ở các phầntrên chất lượng được quyết định bởi quản lý Đẻ đảm bảo chất lượng dịch VỊ1cung cấp cho người học các cơ sở đào tạo phải xây dựng hệ thống quản lý chấtlượng và áp dụng các phương pháp và công cụ kiểm soát chất lượng phù họp
Trang 36Hiện nay, hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000, quản lý chất lượng toàndiện TQM và các công cụ thống kê đang được sử dụng rộng rãi trong các tổchức và mang lại kết quả tốt.
- Nhóm các yếu tố về quá trình đào tạo: Bao gồm các nhân tố sau:
Nội dung chương trình đào tạo có phù hợp với mục tiêu đào tạo đã được thiết
kế phù hợp với nhu cầu của thị trường, yêu cầu người học hay không?
Phương pháp đào tạo có được đổi mới, có phát huy được tính tích cực, chủđộng của người học, có phát huy được cao nhất khả năng học tập của từng
Môi trường văn hoá trong nhà trường có tốt không? người học có dễ dàng cóđược các thông tin về kết quả học tập, lịch học, kế hoạch học và các hoạt độngcủa nhà trường không?
Kết luận chương 1
Trong những năm qua, do điều kiện phát triển của khoa học - kỹ thuật, máymóc hiện đại, phức tạp được sử dụng ngày càng nhiều trong sản xuất, đòi hỏingười thợ vận hành vừa có kỹ năng nghề, vừa phải có trình độ chuyên môn cao.Lao động kỹ thuật là một bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực, trực tiếp lĩnhhội, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới và sử dụng nguồn lựckhác trong xã hội Vì vậy, đổi mới quản lý giáo dục trong nhà trường là một tấtyếu khách quan và cũng là nhu cầu thật sự cấp thiết của xã hội trong giai đoạnhiện nay góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Từ những phân tích và
hệ thống hóa những vấn đề khoa học về quản lý, quản lý giáo dục và làm rõnhững nội dung của quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Hànghải kết hợp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo của nhàtrường ở chương 1, Làm cơ sở lý luận để vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo
Trang 37trong quá trình phân tích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo tại Caođắng nghề Hàng hải TP Hồ Chí Minh ở chương 2 và từ đó đề xuất một số giảipháp quản lý hoạt động đào tạo theo quy trình khoa học ở chương 3 làm chotoàn bộ nhà trường vận hành theo đúng quy luật khách quan, thực hiện tốt mụctiêu giáo dục, đào tạo đề ra
Trang 38CHƯƠNG 2 THựC TRẠNG CỔNG TÁC QUẢN LỶ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ỏ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHÈ HÀNG HẢI
THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
2.1 Khái quát về trường Cao đang nghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triêncủa Trường
Trường Cao đẳng nghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gợi tắt làTrường) là trường thuộc hệ thống các trường cao đẳng nghề công lập trungương, trực thuộc Cục hàng hải Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải Trường đượcthành lập và hoạt động theo quy định của Luật Dạy nghề, trên cơ sở nâng cấp từtrường Trung học Hàng hải II theo Quyết định thành lập Trường số 1874/QĐ-BLĐTBXH ngày 31/12/2007 của Bộ Trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xãhội
Trong quá trình hình thành và phát triển từ năm 1976 đến nay, tiền thân làtrường Công nhân kỹ thuật (thuộc cục đường biển Miền Nam), đổi tên thànhTrường Công nhân kỹ thuật đường biến 2; Trường Kỹ thuật và nghiệp vụ hànghải II; Trường kỹ thuật và Nghiệp vụ Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh; năm
1996 được nâng cấp thành Trường Trung học Hàng hải II và đến tháng 12/ 2007được nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề Hàng hải TP.HỒ Chí Minh
Trải qua 37 năm (1976- 2013) xây dựng, phát triển và trưởng thành, trườngCao đẳng nghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh đã tồn tại và không ngừng pháttriển phù họp với quy luật phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước Hiện naytrường có 2 cơ sở đào tạo: cơ sở chính tại 232 Nguyễn Văn Hưởng, phườngThảo Điền Quận 2 và cơ sở 2 tại 131 Nguyễn Khoái, phường 1 Quận 4 Nhiệm
vụ trọng tâm của nhà trường là đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, cán bộ kỹthuật chuyên ngành hàng hải phục vụ cho các đội tàu trong nước và xuất khẩuthuyền viên
Trang 392.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trường
Trường Cao đẳng nghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở công lập,đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đắng nghề, kỹ thuật viên, nhân viên cótrình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp và các loại hìnhđào tạo khác (theo quy định của Luật Giáo dục và Luật Dạy nghề) trong các lĩnhvực ngành nghề: Kinh tế, Kỹ thuật, dịch vụ hàng hải thuộc hệ thống giáo dụcNước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam: đồng thời là cơ sở nghiên cứu,triển khai ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ phục vụ sự phát triểnkinh tế - xã hội của ngành hàng hải và của toàn xã hội
2.1.3 Cơ cẩu tô chức bộ máy của Trường
Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đăng nghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minhđược xây dựng trên cơ sở Điều lệ mẫu của Trường Cao đắng nghề Ban hànhtheo Quyết định số 02/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/01/2007 của Bộ trưởng BộLao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện theo Điều 7 Quyết định số180/QĐ-BGTVT ngày 18/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, baogồm:
- Ban giám hiệu: 04 (01 Hiệu trưởng, 03 Phó hiệu trưởng)
- Các phòng chức năng: 07 phòng (46 CBCNV)
- Các khoa trực thuộc: 05 khoa (102 CBCNV, giảng viên)
- Tổ bộ môn ngoại ngữ: 01 tổ (lố CBCNV, giảng viên)
- Xưởng thực hành cơ bản: 01 Xưởng (11CBCNV, giáo viên)
- Trung tâm huấn luyện thuyền viên và xúc tiến việc làm (04CBCNV, giáo
Trang 40tổ chức và quản lý công tác học tập, rèn luyện đạo đức, nếp sống sinh hoạt của
HS, sv.
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trường Cao đẳng nghề Hàng
hải thành phố Hồ Chỉ Minh
Hiệu trưởng
Phòng Hợp tác quốc tế
và Khoa hocCN
Phòng Kế hoạch khai thác
Trun^tâm Huấn luyên thuyền vicn và xúc tiến việc làm
í Ị Ị Ị ỉ
Phó HT (Phụ trách nội chính)
Phòng TCHC
Phòng Kế toán Tài chính
Khoa Công nghệ Thông tin
Khoa Cơ bản
Bộ môn Ngoại ngữ
Xưởng trường Các tàu
Huấn luyện
02 , tàu Huấn luyện
05
Phòng Quản trị đòi sống
4 Ị
Các cơ
sở liên kết đào tao.
Các lóp học sinh, sinh viên / Các khoá đào tạo