1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên đại học y dược thành phố hồ chí minh

129 559 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 15,09 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYÊN QUANG VINH

MOT SO GIAI PHAP QUAN LY HOAT ĐỌNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHĨ HỊ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An, 2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYÊN QUANG VINH

MỘT SÓ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHĨ HỊ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục

Mã số : 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngơ Đình Phương

Trang 3

Luận văn này đã được hoàn thành với sự giúp đỡ của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình

Trước hết, tơi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Ngô Đình

Phương Phó hiệu trưởng trường Đại học Vinh, đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và hiệu quả đề tơi hồn thành luận văn này

Tôi xin gởi lời cảm ơn Quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Bá Minh và

PGS.TS Nguyễn Văn Tứ đã đồng ý tham gia phản biện đề tài này

Tiếp đến tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Vinh đã hết lòng truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho chúng tơi trong suốt q

trình học tập, nghiên cứu Tôi xin chân thành cảm ơn quý Ban Giám hiệu, thầy cô cơng tác tại Phịng Đào tạo sau đại học, Khoa Giáo dục trường Đại

hoc Vinh va Quý Ban Giám hiệu, thầy cơ Phịng Tổ chức cán bộ trường Dai

học Sài Gòn đã tạo điều kiện cho chúng tơi hồn thành khóa học

Tơi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Đại học ŸY

Dược TP.HCM, lãnh đạo Phòng Đào tạo và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, chia sẽ và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian qua

Cuối cùng, tôi xin gởi tới gia đình, nơi đã cho tơi nghị lực, lịng biết ơn

và tình yêu của mình./

Tác giả

Trang 4

MO DAU oieeececcoecce cesses ses seseeseses esses tetvstestestviaserstsissssssetinssetiessetenteeees 1

CHƯƠNG 1 CO SO LY LUAN CUA DE TAINGHIEN CUU 6

1.1 Tổng quan vấn để nghiên cứu 22222222 E252 EE2E22E2222522322225e2 6

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài - 25222222252 2122222221211212 22222 9

1.3 Một số vấn đề về quản lý hoạt động tự học của sinh viên 19

CHUONG 2 THUC TRANG QUAN LY HOAT DONG TU HOC CUA

SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM 28

2.1 Khái quát về Đại học Y Dược TP.HCM 2222222325552 5252 28 2.2 Thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên Đại học Y Dược

2.3 Đánh giá tông quát thực trạng 2+2 SE S222E5252221522222E2E 2e 55

CHƯƠNG 3 MỌT SÓ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỌNG TỰ HỌC

CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM 59

3.1 Các nguyên tắc của việc đề xuất các giải pháp s52 59 3.2 Các giải pháp Q2 2011221112211 11211 1112111151115 1 11x se 60 3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp 2-52 2222221 2E22212222212222e 87 3.4 Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 88

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, 2 2222 22251212512112122121212222 xe 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 222 S222222E22E122125222122121115222221 2x, 99

Trang 5

Hinh 1.1 Chu trinh quan ly

Trang 6

Bang 2.1 Su cần thiết của hoạt động tự học c- + 222cc 37 Bảng 2.2 Vai trò của tự hỌc S22 2222111221 1321112111115 1 15111 xe 38 Bảng 2.3 Động cơ tự học - c5 2c 2222122111221 1121 1112211151151 5 E2 k2 39 Bảng 2.4 Thời gian sinh viên tự học - : 5: 22 2 2232 +2x+szzx+szzxs2 40 Bang 2.5 Hình thức tự học của sinh viên - 22+ 522232522 *+2zsx+szsxs2 42

Bảng 2.6 Phương pháp sinh viên sử dụng trong tự học - 43 Bảng 2.7 Kỹ năng tự học của sinh viÊn 5 - 22 25222 ‡2**s+scssssss2 45

Bảng 2.8 Địa điểm sinh viên sử dụng trong tự học

Bảng 2.9 Ý kiến của sinh viên về hiệu quả trong công tác quản lý

hoạt động tự học - 5 - 223 2223321112 11115111 x ky 49

Bảng 2.10 Ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên về hiệu quả trong

công tác quản lý hoạt động tự học - -+ :++ 5:55: 50

Trang 7

TT Chir viét tat Diễn giải

01 |BS Bác sĩ 02 BYT Bộ Y tế 03 | CP Chính phú 04 |DS Dược sĩ 05 Gs Giáo sư 06 |ND Nghị định 07 |NXB Nhà xuất bản 08 | PGS Phó giáo sư

09 |PGS.TS Phó giáo sư, tiến sĩ

10 | QD Quyét dinh

11 | TCN Trước cơng ngun

12 TP.HCM Thành phó Hồ Chí Minh

13 | tr trang

14 | TW Trung uong

Trang 8

1 Ly do chon dé tai

Mong muốn hiểu biết về thế giới xung quanh mình là nhu cầu tất yếu

của con người Con người đã sử dụng giáo dục như là một công cụ hữu hiệu

dé thu thập các hiểu biết về thế giới xung quanh Đầu tiên, con người tự mình tìm tịi để tìm hiểu thế giới xung quanh Cao hơn, con người có sự truyền đạt kinh nghiệm của người trước cho người sau Cao hơn nữa, con người truyền đạt kiến thức, kỹ năng thông qua trường lớp, ở nơi đó có người dạy và người học Nhưng hiện nay, con người nhận thấy song song với việc học có sự hướng dẫn của người dạy thì người học cần phải biết tự học để nâng cao tri thức của mình Do đó, học khơng cịn gói gọn trong một thời gian nào đó mà

là một việc phải làm suốt đời như Lê-nin đã nói: “Học, học nữa, học mãi”

Như vậy, người học phải có kỹ năng tự học vì khơng thể lúc nào cũng phải có người dạy ln ở bên mình

Trong những năm qua, Việt Nam đã từng bước hội nhập với thế giới

Đề đất nước hội nhập tốt và phát triển theo kịp với thế giới thì ngành giáo dục

cần phải có trách nhiệm đối mới và nâng cao năng lực đào tạo của mình Ngõ

hầu, công tác giáo dục và đào tạo đáp ứng được nhu cầu của xã hội, như văn kiện Đại hội XI đã chỉ đạo: “Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và

Trang 9

nhất trong lĩnh vực khoa học sức khỏe Với các chuyên ngành: ŸY đa khoa, Răng hàm mặt, Dược, Y học cổ truyền, Điều dưỡng đa khoa, Y tế công cộng, Xét nghiệm, Vật lý trị liệu, Kỹ thuật hình ảnh, Phục hình răng, Hộ sinh, Gây

mê hỏi sức, Điều dưỡng nha khoa, Xét nghiệm chuyên ngành y học dự phòng, Y học dự phòng, Dược sĩ chuyên ngành y học cô truyền và Điều dưỡng chuyên ngành y học cổ truyền Đây là trách nhiệm hết sức nặng nề của nhà trường trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

Với thời đại bùng nỗ thông tin như hiện nay, việc dạy và học theo hình thức người dạy hướng dẫn người học đã xuất hiện một số hạn chế nhất định

Do đó để góp phần hạn chế các điểm yếu đó, người học cần trang bị cho mình những kỹ năng tự học Qua đó sẽ giúp người học nâng cao năng lực, nâng cao sự hiệu biết ngõ hầu đáp ứng tốt công tác chuyên môn của bản thân

Hiện nay, việc tự học của sinh viên trong các trường đại học nói chung, trong đó có Đại học Y Dược TP.HCM còn tổn tại một số hạn chế cần được

khắc phục Đề góp phần xác định rõ các yếu tố cơ bản nâng cao hiệu quả khả năng tự học của sinh viên, tôi chọn đề tài “Ö@/ số giải pháp quản lý hoạt

động tự học của sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM” đề nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tôi đề xuất một số giải pháp

quản lý hoạt động tự học của sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu

Trang 10

Dược TP.HCM

3.3 Pham vị nghiên cứu

Công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên Đại học Y Dược

TP.HCM trong giai đoạn hiện nay

Số liệu khảo sát thực trạng được giới hạn trong khoảng thời gian từ

tháng 01 đến tháng 03 năm 2013 4 Giả thuyết khoa học

Nếu các đề xuất đã nêu trong luận văn được áp dụng đầy đủ, thống

nhất, đồng bộ sẽ giúp quản lý tốt hoạt động tự học của sinh viên Đại học Ÿ Dược TP.HCM

5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

-_ Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài

-_ Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài: Khảo sát thực trạng công tác

quản lý hoạt động tự học của sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM

-_ Để xuất một số giải pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Đại

học Y Dược TP.HCM

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận có các phương pháp nghiên cứu cụ thê sau:

Trang 11

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Phương pháp khảo sát bằng phiếu: - Phương pháp quan sát sư phạm;

-_ Phương pháp tông kết kinh nghiệm giáo dục: -_ Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện:

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: 6.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ khác

St dụng phương pháp thống kê toán học đề phân tích, xử lý các thơng

tín, số liệu thu được

7 Đóng góp của luận văn

Tôi hi vọng, sau khi hoàn thành, luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ một

K K À

số vân đề sau:

- VỀ mặt lý luận: hệ thống và bổ sung cơ sở lý luận về hoạt động tự học của sinh viên

- _ Về mặt thực tiễn:

+ Đánh giá được thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM

+ Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động tự học của sinh

Trang 12

sinh viên

Bài nghiên cứu này sẽ góp phần giúp cán bộ quản lý, giảng viên nhận

thức được tầm quan trọng của hoạt động tự học trong cơ sở giáo dục hiện nay

Bài nghiên cứu cũng góp phần giúp sinh viên có hiểu biết đúng đắn,

sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động tự học

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục thì luận văn có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài,

Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài,

Chương 3: Một số giải pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Đại

Trang 13

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.11 Nước ngồi

Học chính là nền móng cho sự phát triển của bất kỳ lĩnh vực nào, tổ

chức nào hay quốc gia nào Do đó, học trong đó có tự học là vấn đề muôn

thưở và được các thời kỳ trong lịch sử của lồi người quan tâm Chính nhờ học hỏi đã trang bị cho con người tri thức đề từ đó chinh phục thế giới xung quanh mình

Tuy nhiên, học khơng có nghĩa là thầy nói gì thì người học làm theo mà người học phải biết tư duy để hiểu rõ vấn đề người thầy truyền đạt đồng thời

phải phát triển vấn đề đó lên cao hơn và sâu hơn nữa Như Không Tử (551 - 479 TCN) đã nói “Học nhi bất tư tắc vong, tư nhi bất học tắc đãi” nghĩa là học

mà không tư duy thì uống phí, tư duy mà khơng học thì nguy hiểm [2, tr.6] Hay Khơng Tử cũng nói “Vật có bốn góc, bảo cho biết một góc mà khơng suy ra ba góc kia thì không dạy nữa” [22, tr l I]

Tuong tu, Socrates (469 - 339 TCN) cũng đưa ra quan điểm về giáo dục, đó là “Giáo dục phải giúp con người tự khẳng định chính mình” [1ó6, tr.5] Ông cho rằng giáo dục là giúp người học tiếp thu kiến thức do thầy truyền đạt, nhưng người học không phụ thuộc vào người thầy mà phải tự mình tiếp thu, suy nghĩ, tìm tịi để biến kiến thức đó trở thành của mình Hay

Trang 14

trau dồi kiến thức vững chắc không thể làm một lần mà phải ơn đi ơn lại, có

bài tập thường xuyên phù hợp với trình độ” [1ó6, tr.4] Nhu vay, Comenxki đã

nói rõ: học không chỉ nghe một lần, hay làm một lần, mà phải làm đi, làm lại nhiều lần để thuần thục, để nắm rõ điều cốt yếu của vấn đề, để biến kiến thức

trở thành kỹ năng, trở thành tri thức của bản thân

T.Makiguchi, nhà sư phạm người Nhật Bản, trong những năm 30 của thế kỷ 20 cho rằng: “Mục đích của giáo dục là hướng dẫn quá trình học tập và

đặt trách nhiệm học tập vào tay mỗi học sinh Giáo dục được coi như là quá trình hướng dẫn học sinh tự học” [22 tr.12]

Như vậy, mục đích quan trọng của giáo dục chính là: người thầy hướng

dẫn người học tự học, tự nghiên cứu để làm chủ các tri thức của nhân loại 1.12 Trong nước

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay, cùng với vai trò lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội, Đảng cũng chú trọng đến công tác giáo

duc, đặc biệt là xây dựng một nền giáo dục biết “Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh — sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn

thiện học vấn và tay nghề, đây mạnh phong trào học tập trong nhân dân ” [6,

tr.171] Đồng thời tại Nghị quyết TW II khóa 8 của Đảng Cộng sản Việt Nam

cũng đã chỉ đạo: “Đối mới phương pháp dạy học nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học” [16, tr.5]

Và điều đó cũng được cụ thể hóa một cách rõ nét trong Luật giáo dục

năm 1999, chương I, điều 4: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự

Trang 15

thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi Thế giới ngày nay đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành đề tiến

bộ kịp nhân dân” [18, tr.215] Hay như có Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm

1969 đã phát biểu chỉ đạo: “Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo

dục Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học”

Gần đây một số nhà nghiên cứu cũng đã tiếp thu, mở rộng và làm rõ

thêm vấn đề tự học trong giáo dục như Lê Khánh Bằng: “Tự học là tự mình suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và phẩm chất tâm lý đề chiếm lĩnh một

số lĩnh vực khoa học nhất định” [1, tr.3] Hay như Nguyễn Đình Xuân — Ngơ

Cơng Hồn với tác phẩm “Quy trình học tập và tự học”, Lê Hải Yến với “Đọc

sách hiệu quả: Một kỹ năng quan trọng để tự học thành cơng”, Nguyễn Cảnh Tồn với “Con đường tự học còn lắm gian nan” và nhiều công trình nghiên

cứu khác đã nói về vấn đề tự học

Như vậy, tự học đã được nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau Bởi vì, tự học trong nền giáo dục hiện đại nắm vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả và chất lượng của công tác đào tạo

Tuy đã có nhiều đề tài nghiên cứu về tự học nhưng việc quản lý hoạt động tự học của sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM hiện nay chưa có tác giả nào để cập đến Do đó, với nhận thức được việc quản lý hoạt động tự học của

sinh viên là nhiệm vụ quan trọng đề góp phần thực hiện thành công mục tiêu

Trang 16

Theo Từ điền Tiếng Việt: Giải pháp là phương pháp giải quyết một vấn

dé cụ thé nao đó

Giải pháp là cách thức, con đường được con người sáng tạo ra, nó có

thể được sử dụng để tiến hành một hoạt động hướng đến mục tiêu nào đó, nhằm đem lại hiệu quả cho người sử dụng

Như vậy, nói đến giải pháp là nói đến phương cách mà con người dùng để thay đổi một vấn đề, nhằm đạt mục đích đề ra Giải pháp đưa ra phải thích hop, có hiệu quả, giúp cho vấn đề ngày càng tốt hơn Giải pháp càng tối ưu sẽ càng giúp cho vấn đề được giải quyết càng nhanh chóng và có hiệu quả Tuy nhiên, đề có giải pháp tốt và tối ưu thì cần phải dựa trên những cơ sở lý luận đã được minh chứng và thực tiễn đáng tin cậy

1.2.2 Quan ly 1.2.2.1 Khai niém

Quản lý hình thành cùng lúc với sự xuất hiện của xã hội loài người Bat cứ tô chức hoạt động với quy mô to hay nhỏ đều cần phải có sự quan ly dé ton tại và hoạt động Tùy vào từng giai đoạn của lịch sử hay tùy vào từng lĩnh vực mà có các quan niệm khác nhau về quản lý

Theo Từ điển tiếng Việt: Quản lý là việc tô chức, điều khiến các hoạt

động theo những yêu cầu nhất định

Còn tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt thì định nghĩa: “Quản lý là

một quá trình định hướng, q trình có mục tiêu, quản lý là một hệ thống, là

Trang 17

Như vậy, quản lý là một q trình tác động có định hướng, có chủ đích

của chủ thể quản lý đến khách thê quản lý nhằm giúp tô chức hoặc hệ thống

đạt được yêu cầu hay mục tiêu đã đề ra

Tuy nhiên, theo Giáo sư Harold Koontz thì: “Quản lý là một hoạt động

thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một

mơi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm

với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất Với tư cách

thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tơ chức về

quản lý là một khoa học” [16, tr.7] Với phát biểu đó thì quản lý vừa là một môn khoa học, khi phải sử dụng tổng hợp các kiến thức của nhiều môn khoa

học và vừa là một môn nghệ thuật, khi phải biết ứng dụng các kiến thức đó một cách hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện để đạt mục đích

1.2.2.2 Chức năng

Quản lý có 4 chức năng cơ bản sau: [22, tr | 5]

-_ Kế hoạch hóa: Xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu

tương lai của tổ chức, các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục

tiêu, mục đích đó

- Tổ chức: Thiết lập cấu trúc của tô chức và bảo đảm sự phối hợp

trong hệ thống nhằm thực hiện mục tiêu đề ra có hiệu quả nhất

-_ Chỉ đạo: Là phương thức tác động của chủ thể quản lý nhằm điều

khiển tổ chức vận hành đúng kế hoạch, đạt được mục tiêu đề ra

-_ Kiểm tra: Nhằm đánh giá, xử lý kết quả đạt được của tô chức,

Trang 18

Ké hoach Théng tin ————+| Té chire oR Kiêm tra Chỉ đạo

Hình 11 Chu trình quản lý [22, tr I6]

Các chức năng của quản lý có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo thành chu trình quản lý Trong đó thơng tin đóng vai trị giúp cho các chức năng hoàn thành tốt vai trị của mình, cũng như phối hợp cùng nhau hài hòa và nhịp nhàng

1.2.2.3 Các kỹ năng cơ bản của nhà quản lý

Các kỹ năng cơ bản của nhà quản lý bao gồm [16, tr.11]:

- Các kỹ năng kỹ thuật: Là vận dụng các phương pháp kỹ thuật, biện pháp hay quy trình cụ thể, tìm thấy điểm chuyên biệt trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau

- Các kỹ năng liên cá nhân: Là khả năng lãnh đạo, chỉ dẫn, động viên,

xử lý tình huống và làm việc cùng với mọi người

- Các kỹ năng khái qt hóa: Biết nhìn nhận, đánh giá tổ chức như một

thể thống nhát, biết áp dụng các kỹ năng kế hoạch hóa va khả năng tư duy - Các kỹ năng giao tiếp: Người quản lý phải có kỹ năng giao tiếp cơ

bản về nói, viết, diễn đạt bằng cử chỉ, tạo được ấn tượng tốt và thuyết phục

Trang 19

1.2.2.4 Các công cụ quản lý

Các công cụ quản lý bao gồm [16, tr.11]:

- Các chế định xã hội: Như hiến pháp, hệ thống pháp luật, nghị quyết của Đảng và nhà nước

- Bộ máy tổ chức: Phân cấp và có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng - Bộ máy thông tin: Trực tiếp và gián tiếp

- Nguồn lực: Nhân lực, tài lực, vật lực và kinh nghiệm chủ thê quản lý

Công cụ quản lý chính là các phương tiện để nhà quản lý sử dụng thực

hiện các chức năng quản lý của mình nhằm đạt được mục tiêu đề ra

1.2.2.5 Các phương pháp quản lý

Đề đạt được mục đích tác động đến đối tượng quản lý một cách hiệu

quả nhất thì chủ thê quản lý phải có phương pháp quản lý Có nhiều phương pháp quản lý nhưng có thê tóm lại gồm 4 phương pháp sau:

Phương pháp Thuyết phục

Phương pháp Hành chính - Tổ chức Phương pháp Tâm lý - Giáo dục

Phương pháp Kinh tế

1.23 Quản lý giáo duc

Trang 20

Van Thanh da noi: “Quan ly giao duc nim trong quan ly van hoa — tinh than

Quản lý hệ thống giáo dục có thê xác định là tác động của hệ thống có kế

hoạch, có ý nghĩa và đích hướng của chủ thể ở các cấp khác nhau đến tất cả

các mắt xích của hệ thống (từ bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc

hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những

quy luật của xã hội cũng như các quy luật của quả trình giáo dục, của sự phát

triển thê lực và tâm lý trẻ em” [22, tr.16]

Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà còn cho mọi người Tuy nhiên, trọng

tâm vẫn là giáo dục thé hệ trẻ Cho nên, quản lý giáo dục được hiểu là sự điều

hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân Từ sự đúc kết kinh nghiệm thực tiễn về quản lý giáo dục của nhà trường và sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân, trên cơ sở một số ngành khoa học khác đã hình thành nên lý luận về quản lý giáo dục Từ cơ sở lý luận khoa học về quản lý giáo dục đã giúp cho các nhà quản lý giáo dục xây dựng chiến lược phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, chiến lược xây dựng và phát triển các bộ máy quản lý giáo dục

1.2.4 Quản lý nhà trường

M.I Kondakop viết trong quyền “Cơ sở lý luận của khoa học quản lý

33, 66

giáo dục”: “Quản lý nhà trường là hệ thống xã hội — sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý nghĩa, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý lên tất cả các mặt của đời sống nhà trường đề đảm bảo vận hành tối ưu xã hội — kinh tế và tô chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo

dục thế hệ đang lớn lên” [22, tr.16]

Trang 21

điều kiện cho các hoạt động mà chủ yếu là hoạt động giảng dạy và hoạt động

học tập của nhà trường

Quản lý nhà trường là con của quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là quản lý vĩ mơ, cịn quản lý nhà trường là quản lý ở tầm vi mơ

Ngồi ra, cơng tác quản lý nhà trường gồm quản lý bên ngoài và quản lý bên trong nhà trường Quản lý bên ngoài là các tác động của cơ quan cấp trên và xã hội Còn quản lý bên trong là các hoạt động bên trong nhà trường bao gồm: quản lý quá trình dạy học, quản lý người dạy, quản lý người học, quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính, quản lý mối quan hệ giữa nhà trường

và xã hội

1.25 Quản lý hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động dạy học là quản lý quá trình dạy của người dạy và quá trình học của người học Đây là hai quá trình thống nhất gắn bó hữu cơ

Quá trình dạy và học là tập hợp hành động liên tiếp của người dạy và của người học được người dạy hướng dẫn Những hành động này nhằm làm cho người học tự giác nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và trong q trình

đó phát triển năng lực nhận thức, nắm được các yếu tố của văn hóa lao động

của trí óc và lao động chân tay, hình thành những cơ sở của thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn

Nếu xét dạy và học như một hệ thống thì quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học là quan hệ điều khiển Do đó, hoạt động quản lý (điều khiển

Trang 22

Người dạy Hoạt động dạy Nhà quản lý Người học

Hoạt động quản lý Hoạt động học

Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học Hình 12 Hoạt động dạy học 2, tr 25]

Từ hình 1.2, chúng ta thấy chiều tác động chủ yếu từ nhà quản lý đến

hoạt động của người dạy, người học và những điều kiện cơ sở vật chất phục

vụ cho việc dạy và học 1.26 Hoạt động tự học

1.2.6.1 Khái niệm về tự học

Gibbon đã nói: “Mỗi người đều phải nhận hai thứ giáo dục, một thứ do

người khác truyền cho, một thứ quan trọng hơn do chính mình tạo lấy” [22, tr.22] Thứ do người khác truyền cho chính là những kiến thức mà người học tiếp thu từ sự truyền đạt của thầy Còn thứ quan trọng hơn do chính mình tạo

lay chính là việc tự học

Như vậy, có thê định nghĩa như N.A.Rubakin: “Tự học là quá trình lĩnh

hội tri thức, kinh nghiệm xã hội lịch sử trong thực tiễn hoạt động cá nhân

bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu

Trang 23

thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo của bản thân chủ thể ” [24,

tr.35] Song song đó, trong q trình lĩnh hội thì người học phải “tự mình

động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (so sánh, quan sát, phân tích,

tong hop ) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, cả động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan (như trung

thực, khách quan, có chí tiến thi, khơng ngại khó ) để chiếm lĩnh một lĩnh

vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” [28 tr.80]

Ngồi ra, người học cũng cần có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về việc tự

học như Nguyễn Văn Đạo định nghĩa: "Tự học là công việc tự giác của mỗi

người do nhận thức được đúng đắn vai trò quyết định của nó đến sự tích lũy

kiến thức cho bản thân, cho chất lượng công việc mình đảm nhiệm, cho sự

tiến bộ xã hội" [16, tr.16] Từ nhận thức đúng đắn thì người học sẽ có động cơ

tự học đúng dan Tir động cơ đó sẽ thúc đây người học tìm cách chiếm lĩnh các tri thức của khoa học Chỉ có như thế mới có được kết quả học tập như

mong muốn

Tóm lại, tự học là quá trình con người tự giác tìm kiếm, tích lũy kinh nghiệm tri thức khoa học đề nâng cao năng lực nhận thức thế giới khách quan ngõ hầu đáp ứng các nhu cầu của bản thân

Ngoài ra, chúng ta có thể khẳng định về bản chất của tự học chính là biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, biến quá trình đạo tạo

thành quá trình tự đảo tạo Tự học giúp con người tự mình tìm kiếm tri thức, tìm kiếm những thơng tin hữu ích cho bản thân Quá trình tự học này được thực hiện dựa trên nguyên lý học tập suốt đời Vì bản chất của con người là luôn luôn mong muốn tiếp thu các tri thức đề chinh phục thế giới xung quanh

Trang 24

1.2.6.2 Các mức độ của hoạt động tự học

Trong hoạt động tự học có thể chia thành những mức độ sau [2, tr II]: Mức độ I: Tự học có sự điều khiến trực tiếp của người dạy và những

phương tiện kỹ thuật trên lớp — gọi là học “giáp mặt” — người học phải phát huy những năng lực và phẩm chất như khả năng chú ý, óc phân tích, năng lực khái quát, tổng hợp đề tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người dạy định hướng cho

Mức độ 2: Tự học khơng có sự điều khiển trực tiếp của người dạy — gọi

là học “không giáp mặt” - người học phải tự sắp xếp quỹ thời gian và điều

kiện vật chất đề tự học tập, tự củng cố, tự đào sâu những tri thức, hoặc tự hình

thành những kỹ năng, kỹ xảo ở một lĩnh vực nào đó, theo những yêu cầu trong chương trình đào tạo của nhà trường

Mức độ 3: Để thỏa mãn những nhu cầu hiểu biết của mình, người học

tự tìm kiếm tài liệu, tự phân tích, đánh giá, tự rút kinh nghiệm về tư duy

đây được xem như là mức độ tự học cao

1.2.6.3 Các hình thức biểu hiện của hoạt động tự học

Các hình thức biêu hiện của hoạt động tự học bao gồm [16, tr.18]:

- Đọc, nghe giảng và nghiên cứu giáo trình: Hoạt động này được thực hiện ở giờ tự học theo quy định và cả ngoài giờ học Người học chủ động thực hiện nhằm củng cố, mở rộng tri thức tiếp thu trên lớp

- Làm bài tập, chuẩn bị đề thảo luận, chuyên đề: Đây là hoạt động người học vận dụng tri thức lý luận đề tập giải quyết một vấn đề nào đó, qua

đó vừa củng cố tri thức, vừa rèn luyện kỹ năng vận dụng, thực hành

Trang 25

bắt hoặc bố sung tư liệu nhằm giải quyết nhiệm vụ nào đó, qua đó bố sung

được lượng tri thức cần thiết và rèn luyện kỹ năng khai thác tài liệu

- Chuyên đề, thảo luận theo nhóm: Trong hoạt động này, người học tiến

hành thảo luận, cùng nhau bàn bạc để làm rõ một vấn đề lý luận nào đó hoặc vận dụng tri thức lý luận dé giải quyết một vấn đề, một tình huống đặt ra, có thể có sự tham gia hướng dẫn, chỉ đạo của người dạy và được thực hiện trên

lớp Hoạt động này vừa giúp người học củng có, mở rộng tri thức, vừa rèn luyện kỹ năng trình bày và kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm

- Suy nghĩ, vận dụng kinh nghiệm hoặc khai thác tài liệu dé cung nhau

tự làm sáng tỏ vấn đề theo chỉ đạo, gợi ý của người dạy trên lớp: Đây là hình

thức tự học có người dạy hướng dẫn thông qua hình thức dạy học tích cực, nhằm giúp người học tích cực động não trong quá trình học tập đề nắm bắt bài một cách chủ động Đồng thời rèn kỹ năng, thói quen độc lập giải quyết vấn

đề trong học tập cho người học

- Nghiên cứu để tài khoa học: Là việc người học tổng quan vấn đề

nghiên cứu; điều tra khảo sát một nội dung nào đó; tiến hành thực nghiệm

khoa học Đây là hình thức tự học cao nhất Vừa giúp người học củng cố mở mang hiểu biết và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, vừa hình thành những phẩm chất cần thiết của người lao động khoa học

1.27 Quản lý hoạt động tự học

Công tác quản lý tự học là để thúc đây và tạo điều kiện cho người học đạt được mục đích trong học tập hiệu quả nhất Song song đó người quản lý

cũng cần biết để tự học có hiệu quả, người học cần có ý thức thực hiện tốt các

bước sau: [16, tr.L9]

Trang 26

- Tự lực nắm lay nội dung cần học: Lựa chọn tài liệu và hình thức

tự học; tiếp cận thông tin: xử lý thông tin; vận dụng thông tin dé giải quyết vấn đề: phô biến thông tin

- Kiểm tra và đánh giá: Kiểm tra, đánh giá kết quả tự học

Chính vì thế mà nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê cho rằng: “Cách thức

tự học phụ thuộc vào trình độ tổ chức và điều khiển hoạt động của thầy” 12 tr.79] Như vậy quản lý hoạt động tự học chính là sự tác động của chủ thể quản lý đến hoạt động tự học của người học Việc quản lý hoạt động tự học của người học, nhằm mục đích chính là giúp cho người học có kế hoạch,

phương pháp tự học tốt hơn Qua đó giúp người học tích cực, chủ động

nắm bắt các tri thức một cách hiệu quả nhất

Chủ thể quản lý hoạt động tự học của người học trong trường học chính

là ban giám hiệu và các khoa phòng ban chức năng Đối tượng quản lý hoạt

động tự học của người học là quá trình tự học của những người học đang học tại nhà trường

Quản lý hoạt động tự học cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm

của nhà trường, cũng như ngành giáo dục Quản lý hoạt động tự học của người học bao gồm: quản lý hoạt động tự học trong giờ học tại trường và

quản lý hoạt động tự học ở nhà hoặc ngoài giờ học ở trường

1.3 Một số vấn đề về quản lý hoạt động tự học của sinh viên

1.3.1 Sự cân thiết phải quản lý hoạt động tự học của sinh viên

Với khối lượng tri thức không lồ của nhân loại, thầy không thể truyền

đạt tất cả cùng lúc cho sinh viên được Đồng thời với thời đại bùng nỗ thông

Trang 27

đời được Do đó mà “mỗi người đều phải học suốt đời, cứ bố sung, bố sung

mãi cho những kiến thức học được ở nhà trường Cuộc sống đòi hỏi rất nhiều

kiến thức mà chúng ta phải tự học, tự góp nhặt” |4, tr.28] Chỉ có tự học, tự

nghiên cứu thì sinh viên mới có thể nhanh chóng nắm bắt và biến các kiến

thức đó trở thành tri thức của chính bản thân mình

Với cơ chế thị trường cạnh tranh gắt gao như hiện nay, thì tự học không

chỉ giúp sinh viên có khả năng thích ứng, hòa nhập và tự khẳng định bản thân, mà còn giúp cho sinh viên có thể chủ động học tập suốt đời như Tạ Quang

Bửu đã đúc kết: “Tự học là khởi nguồn của phong cách tự đào tạo AI giỏi tự

học ngay từ khi cịn ngơi trên ghế nhà trường, người đó sẽ tiến xa” [22, tr.22] Chính vì thế, các nền giáo dục hàng đầu hiện nay trên thế giới đều xem tự học là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Vì “học trong nhà trường là cần thiết nhưng học sau khi rời ghế nhà trường lại cần thiết hơn nhiều” [4, tr.22]

1.3.2 Mục đích quản lý hoạt động tự học của sinh viên

Quản lý hoạt động tự học của sinh viên là nhằm nâng cao năng lực tự

học, tự nghiên cứu của sinh viên thông qua đó nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường

1.3.3 Nội dưng quản lý hoạt động tự học của sinh viên 1.3.3.1 Nhận thức về vai trò hoạt động tự học của sinh viên

Đối với nhà trường: Cần phải thấy rõ vai trò quan trọng của hoạt động

tự học, từ đó chỉ đạo thông qua việc ban hành các văn bản hành chánh

Trang 28

thường xuyên cho sinh viên thấy được vai trò quan trọng của hoạt động tự học qua đó thúc đây động cơ tự học của sinh viên

Giúp sinh viên có thái độ tự học đúng sẽ ảnh hưởng tích cực đến chất

lượng học tập của sinh viên N.D.Levitov đã nói: “Thái độ tích cực học tập

của sinh viên thê hiện ở chỗ sinh viên chú ý, hứng thú và sẵn sàng gắng sức

vượt khó khăn” [13, tr.84] Do đó, việc bồi dưỡng động cơ tự học trong sinh

viên là nhân tố quyết định Động cơ học tập đúng đắn sẽ giúp cho sinh viên có hứng thú trong việc học cũng như say mê trong nghiên cứu Khi việc học là niềm say mê sẽ khiến cho sinh viên không biết mệt mỏi và niềm đam mê đó sẽ dễ dàng lan truyền qua người khác Niềm say mê học hỏi sẽ làm cho con người ta đam mê trong tìm kiếm tri thức, tìm kiếm chân lý

1.3.3.2 Xây dựng kế hoạch

Bắt kỳ ai muốn làm việc gì thành cơng đều phải lên kế hoạch cho cơng

việc của mình Kế hoạch càng chỉ tiết, càng cụ thể thì cơ hội thành công càng

cao và việc đạt được mục đích càng dễ dàng đạt được

Do đó, để hoạt động tự học đạt được mục đích thì sinh viên cũng phải xây dựng kế hoạch học tập một cách hợp lý dựa trên nội dung học tập, thời gian, nhu cầu, nhiệm vụ, khả năng và điều kiện của bản thân Việc xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, chính xác sẽ giúp sinh viên kiểm soát được hoạt động tự học, cũng như thể hiện tính khoa học, sự chủ động của sinh viên

trong việc tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất, nhưng ít tốn thời gian và công sức nhất

Xây dựng kế hoạch có thể dài hạn hoặc ngắn hạn, có thể có kế hoạch tự

Trang 29

Việc quản lý xây dựng kế hoạch sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt

động tự học của sinh viên 1.3.3.3 Nội dung tự học

Nội dung tự học chính là nội dung kiến thức trong chương trình giáo dục và đào tạo của nhà trường Tuy nhiên, nội dung kiến thức trong chương trình chỉ là nền tảng, là cốt lõi để sinh viên từ đó tìm hiểu thêm để tư duy và mở mang kiến thức cho bản thân

Vì nội dung kiến thức trong chương trình chính là kim chỉ nam Nên việc quản lý nội dung tự học sẽ giúp sinh viên đi đúng hướng, qua đó giúp

cho sinh viên có hoạt động tự học đúng dan va phù hợp với mục tiêu của

chương trình đào tạo 1.3.3.4 Phương pháp

Phương pháp tự học đúng sẽ giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu kiến thức và đạt hiệu quả cao hơn trong học tập Tuy có nhiều phương pháp như phân tích, tống hợp, so sánh, quy nạp nhưng theo đặc thù của từng môn học,

từng mục đích học, từng hồn cảnh cụ thể, từng năng lực của sinh viên mà sẽ

có phương pháp tự học khác nhau Do đó, từng sinh viên sẽ phải tự xác định cho mình phương pháp tự học dưới sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy Thầy sẽ hướng dẫn sinh viên tìm ra cho mình phương pháp tự học đúng đắn và phù hợp với bản thân

Quản lý phương pháp tự học để giúp sinh viên có được phương pháp tự

học đúng, giúp sinh viên học tập có hiệu quả đúng với mục tiêu của mơn học,

chương trình vì “trong tự học phải rèn luyện đức tính học tập theo một kế

hoạch nhất định đã vạch trước Nếu khơng có kế hoạch tự học thì việc tự học

Trang 30

1.3.3.5 Kiém tra

Trong các công tác của quản lý, việc kiểm tra là một khâu quan trọng Qua kiểm tra, nhà quản lý nhận ra các ưu điểm cần phát huy và các hạn chế

cần khắc phục, điều chỉnh

Tổ chức kiểm tra, đánh giá trong hoạt động tự học sẽ giúp nhận ra được

các ưu điểm cũng như khuyết điểm đề từ đó phát huy hay khắc phục hầu giúp công tác quản lý hoạt động tự học ngày càng tốt hơn

Thông qua kiểm tra, đánh giá sẽ phát hiện ra những tắm gương điền

hình tiên tiến trong hoạt động tự học, từ đó có chế độ khen thưởng nhằm động viên, khuyến khích sinh viên nỗ lực trong học tập

1.3.3.6 Các điều kiện

Các điều kiện trong việc phục vụ hoạt động tự học, cũng góp phần

không nhỏ vào việc quản lý hoạt động tự học Các điều kiện phục vụ hoạt động tự học bao gồm: cơ sở vật chất, trang thiết bị, sách giáo khoa, giáo trình,

tài liệu tham khảo, đội ngũ giảng viên, đội ngũ quản lý của nhà trường, các

chính sách

1.3.4 Các yếu tô ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động tự học của sinh

viên trong các trường đại học

Các Mác nói: “Xét trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” Do đó, hoạt động tự học cũng khơng nằm

ngồi quy luật đó Hoạt động tự học sẽ phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố từ bên ngoài đến bên trong, từ chủ quan đến khách quan

1.3.4.1 Những yếu tố khách quan

Trang 31

Mục tiêu đào tạo của giáo dục: Xã hội thay đổi thì mục tiêu giáo dục

cũng thay đổi để phù hợp với hồn cảnh Vì thế, nội dung, phương pháp giáo

dục cũng phải thay đổi dé đáp ứng được mục tiêu mới của giáo dục

Mục tiêu cụ thể của từng môn học: Mỗi môn học sẽ có mục tiêu khác

nhau Do đó sinh viên cũng phải tùy theo từng mơn học mà có cách thức tự

học khác nhau

Nội dung đào tạo: Với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là khoa học,

công nghệ mà nội dung đào tạo cũng thay đối cho phù hợp với thời đại, điều

đó địi hỏi sinh viên phải tự tìm kiếm thông tin, tự cập nhật kiến thức cho

riêng mình

Nội dung môn học: Nội dung môn học phong phú, mới lạ sẽ thu hút sinh viên

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học: Việc thi cử, kiểm tra phải có

tính cơng bằng, khách quan, đúng quy định sẽ thúc đây việc học tích cực Gia đình: Mỗi gia đình đều có điều kiện kinh tế khác nhau, truyền thống khác nhau và đặc biệt là cách giáo dục khác nhau nên sinh viên cũng tùy theo gia cảnh mà có thái độ học tập và phương thức học tập khác nhau

Phương pháp hướng dẫn của thầy: Tùy theo cách thức hướng dẫn của

thầy sẽ ảnh hưởng đến việc học của sinh viên Vì “cách thức tự học phụ thuộc

vào trình độ tơ chức và điều khiến hoạt động của thầy” [13; tr.79]

Mối quan hệ giữa thầy và sinh viên: Vì thích thầy này mà người học muốn học mơn này hoặc vì ghét thầy kia mà khơng thích đến lớp của thầy Từ

Trang 32

Khơng khí trong tập thể: Trong một lớp có tinh thần yêu thương, hòa đồng, cùng hiểu nhau và giúp đỡ nhau trong học tập sẽ lôi cuốn sinh viên,

thúc day va kich thich viéc hoc

Điều kiện tự học: Điều kiện tự học đó chính là cơ sở vật chất phục vụ dạy học và tự học hoặc là điều kiện sống của sinh viên hoặc yếu tố tinh thần

Với các điều kiện tốt sẽ giúp việc tự học tốt hơn nhưng khơng có nghĩa là

khơng có điều kiện sẽ khiến cho việc tự học kém đi vì chỉ cần sinh viên có ý

chí, có tinh thần cầu tiến, có tính ham học hỏi và lòng quyết tâm thì dù có khó khăn cũng sẽ vượt qua

Thời gian tự học: Đương nhiên là càng có nhiều thời gian thì việc học sẽ càng có hiệu quả nhưng việc biết sắp xếp thời gian tự học một cách khoa

học cũng giúp cho việc tự học đạt hiệu quả

Cách tổ chức, quản lý sinh viên tự học: Việc tô chức quản lý tốt sẽ tạo điều kiện, động lực đề sinh viên học tốt hơn

1.3.4.2 Những yếu tố chủ quan

* Nhận thức về tự học

Nhận thức đúng sẽ giúp sinh viên tự ý thức về vai trò quan trọng của

việc tự học từ đó sinh viên sẽ tự giác trong việc học Sự tự giác sẽ giúp sinh viên định hướng được học dé lam gì, từ đó tạo cho sinh viên động co học tập

tích cực Nhận thức về hoạt động tự học của sinh viên thể hiện ở:

- Quan niệm đúng về tự học

- Nhận thức đúng về ý nghĩa và vai trò của tự học -_ Nhận thức được những nội dung và cách thức tự học

Trang 33

* Thai do tu hoc

Theo Nguyễn Hiến Lê: “Thái độ học tập là những tâm thế được hình

thành nhờ học tập mang nặng màu sắc xúc cảm tạo ra sự phản ứng triệt để, dễ chịu hoặc không thoải mái với người, tình huống hoặc ý tưởng nào đó” [12, tr.5]

Như vậy, thái độ học tập có ảnh hưởng đến việc tự học Nếu sinh viên có nhu cầu học, có mục tiêu, thích thú, say mê thì sẽ hình thành nơi họ thái độ chuyên cần, nghiêm túc, khắc phục khó khăn để học thật tốt Còn ngược lại, việc học chỉ là gánh nặng, là sự ép buộc dẫn đến thi cử quay cóp, đối phó

* Ky nang tự học

Sinh viên có kỹ năng tự học tốt sẽ dé dàng biến các kiến thức thành tri

thức của bản thân Kỹ năng tự học gồm có:

Kỹ năng lập kế hoạch tự học

Kỹ năng đọc và nghiên cứu tài liệu Kỹ năng hệ thống kiến thức đã học Kỹ năng giải bài tập

Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá quá trình tự học

* Thể chất

Trang 34

Kết luận chương 1

Qua các vấn đề đã nêu ở trên, chúng ta nhận thấy việc tự học trong sinh viên đóng vai trị quan trọng Tự học quyết định đến chất lượng của giáo dục

và đào tạo Mặc dù tự học chủ yếu là hoạt động mang tính cá nhân, độc lập

của người học Tuy nhiên đây chính là mục tiêu của quá trình đào tạo trong thế giới hiện đại ngày nay Do đó, sử dụng các biện pháp quản lý là nhằm mục đích giúp cho hoạt động tự học được đi đúng hướng, đạt kết quả với hiệu quả cao nhất

Hoạt động tự học của sinh viên cũng phát huy được tính độc lập, tự

chủ, tính tư duy, sáng tạo thể hiện tính tích cực trong học tập Người thầy sử

dụng hoạt động tự học để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo

Đó chính là yếu tố then chốt trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập hiện nay

Do đó, việc quản lý hoạt động tự học cũng chính là sử dụng các giải

pháp đề phát huy tối đa các nguồn lực Qua đó, tạo mơi trường và điều kiện ngày càng tốt hơn trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tự

Trang 35

CHUONG 2 THUC TRANG QUAN LY HOAT DONG TU HOC CUA SINH VIEN DAI HOC Y DUOC TP.HCM

2.1 Khai quat vé Dai hoc Y Duge TP.HCM

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1947, Trường Đại học Y Dược Sài Gòn được thành lập như là

một phân hiệu của Trường Đại học Y Dược Đơng Dương (hay cịn gọi là Trường ŸY khoa Hà Nội) Phân hiệu này do GS C.Massias (người Pháp) làm Hiệu trưởng Năm 1951, GS Phạm Quang Đệ là người Việt Nam đầu tiên

được bồ nhiệm làm Hiệu trưởng Sau hiệp định Genève (1954), phân hiệu này trở thành Y Dược Đại học đường Sài Gòn do GS Phạm Biểu Tâm làm Hiệu trưởng

Y Dược Đại học đường Sài Gòn, trụ sở chính được đặt tại 28 đường

Tran Quý Cáp (nay là đường V6 Van Tan, quan 3, TP Hé Chi Minh), gm

một căn nhà 2 tầng dùng làm văn phòng, thư viện, phòng họp giảng viên, và 3 căn nhà ngang dùng làm nơi giảng dạy lý thuyết

Các phòng thực tập khoa học cơ bản và y học cơ sở nằm rải rác trong thành phố Sài Gòn như Cơ thể học viện ở đường Trần Hoàng Quân (nay là

đường Nguyễn Chí Thanh) Bệnh viện Sài Gòn, Viện Pasteur

Ngày 31 tháng 8 năm 1961, Y Dược Đại học đường Sài Gòn được tách

ra thành Y khoa Đại học đường Sài Gòn và Dược khoa Đại học đường Sài Gon va là thành viên của Viện Đại học Sài Gòn Ngày 12 thang 8 năm 1963, Ban Nha khoa thuộc Y khoa Đại học đường Sài Gòn trở thành Nha khoa Đại

Trang 36

Để làm tốt công tác cứu chữa thương bệnh binh và chăm lo sức khỏe nhân dân trong những vùng giải phóng, năm 1966, Ban Y tế miền Nam ra quyết định thành lập Trường đào tạo cán bộ y tế miền Nam ở chiến khu Đông

Nam Bộ Cán bộ điều hành, giảng viên, nhân viên của trường là các anh chị đến từ thành thị và nông thôn miền Nam các anh chị miền Nam tập kết ra Bắc trở về, các anh chị miên Bac tự nguyện vào miên Nam công tác

Ngày 16 tháng II năm 1966, Y khoa Đại học đường Sài Gịn chính thức chuyển về Trung tâm Giáo dục Y khoa trên đường Hồng Bang, quận 5

Trung tâm có cơ sở vật chất tiện nghĩ, hiện đại nhất lúc bấy gid

Năm 1970, Trường Đại học Y khoa Minh Đức, là trường đại hoc tư nhân thuộc Viện Đại học Minh Đức, khai giảng khóa đầu tiên vào ngày 0l

tháng 12 Sau năm 1975, theo chủ trương của Nhà nước, các sinh viên của

Trường Đại học Y khoa Minh Đức được nhập vào để học tại Y khoa Đại học

đường Sài Gòn

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam thống nhất hai miền Nam, Bắc

Ngành Y tế bước vào giai đoạn mới Ngồi cơng việc khắc phục hậu quả của

chiến tranh, lãnh đạo ngành cần sớm đưa nền y tế nước nhà hòa nhập và đuổi

kịp các nước trong khu vực, cũng như dần dần theo kịp các nước phát triển trên thế giới Trong công tác xây dựng và phát triển thì việc đào tạo nhân lực

là khâu then chốt Với yêu cầu đó, ngày 27 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Quyết định thành lập Trường Đại học Y Dược TP.HCM

trên cơ sở hợp nhất Y khoa Đại học đường Sài Gòn, Nha khoa Đại học đường Sài Gòn, Dược khoa Đại học đường Sài Gòn và Trường đào tạo cán bộ y tế

Miền Nam Ngày 18 tháng l năm 1977, Bộ Y tế ra Quyết định số 85/BYT-

QD quy dinh tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Y Dược

Trang 37

trưởng Khoa Y, GS Võ Thế Quang làm Phó Hiệu trưởng kiêm nhiệm Khoa trưởng Khoa Răng Hàm Mặt và DS Nguyễn Kim Hùng làm Phó Hiệu trưởng

kiêm nhiệm Khoa trưởng Khoa Dược

Tiếp theo, ngày 26 tháng 8 năm 1978, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã ký Quyết định số 1004/BYT/QĐ thành lập 10 phòng ban chức năng giúp việc

Hiệu trưởng gồm: Phòng Giáo vụ, Phòng Giáo dục chính trị, Phịng Giáo tài,

Phòng Tổ chức cán bộ, Phịng Kế tốn tài vụ, Phịng Hành chính tổng hợp,

Phòng Quản trị, Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học, Phòng Quản lý sinh

viên và Trạm Y tế

Ngoài ra, trong quyết định này Bộ thành lập các bộ môn giảng dạy cho 3 khoa trong đó:

- Khoa ŸY có 12 bộ môn giảng dạy chung cho 3 khoa và 18 bộ môn giảng dạy chung cho khoa Y, Răng hàm mặt Ngồi ra cịn có 6 bộ môn đào

tạo chuyên khoa sau đại học

-_ Khoa Dược có 11 bộ mơn trong đó 3 bộ môn giảng chung cho 3 khoa va 8 bộ môn giảng riêng cho khoa Dược

- Khoa Rang ham mặt gồm 10 bộ môn

Như vậy lúc này tồn trường có 57 bộ môn và 10 phòng ban chức năng

Năm 1994, khoa Khoa học cơ bản được thành lập (tên lúc đầu là khoa

Khoa học đại cương)

Năm 1998, thành lập thêm khoa Điều dưỡng — Kỹ thuật y học trên cơ sở sáp nhập Trường Trung học Kỹ thuật Y tế TW3 và xây dựng Khoa Y học cô truyền trên cơ sở sáp nhập Trường Trung học Y học dân tộc Tuệ Tĩnh 2 và

Trang 38

Năm 1999, khoa Y tế công cộng được thành lập từ bộ môn Y tế công

cộng của trường và khoa Tổ chức —- Quản lý y tế của Viện Vệ sinh y tế công

cộng TP.HCM

Năm 2000, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM được thành lập trên cơ

sở hợp nhất Phòng khám đa khoa của trường, Phòng khám đa khoa của Khoa

Điều dưỡng — Kỹ thuật y học và Bệnh viện Y học cổ truyền của khoa Y học cô truyền

Như vậy, kế từ năm 2000, Trường Đại học Y Dược TP.HCM có 7 khoa: khoa Khoa học cơ bản, khoa Y, khoa Y học cổ truyền, khoa Răng Hàm Mặt, khoa Dược, khoa Điều dưỡng — Kỹ thuật y học, khoa Y tế công cộng và một bệnh viện phục vụ cho việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và chăm sóc

sức khỏe nhân dân

Theo Nghị định 49/2003/NĐ-CP, ngày 1Š tháng 5 năm 2003, Trường

Đại học Y Dược TP.HCM được phát triên thành Đại học Y Dược TP.HCM và dự kiến các khoa sẽ trở thành các trường đại học thành viên

2.1.2 Sứ mạng

Đại học Y Dược TP.HCM là trung tâm đào tạo nhân lực, nghiên cứu

khoa học, phát triển và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực y tế: đóng góp có hiệu quả cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và góp phần nâng cao nền y dược học Việt Nam

2.1.3 Muc tiếu đào tạo bậc đại học của Đại học Y Dược TP.HCM

Đào tạo các bác sĩ, dược sĩ, cử nhân y tế trung thành với tổ quốc, có đạo đức tốt, có kiến thức khoa học cơ bản và y hoc co sở phù hợp, kiến thức

Trang 39

2.1.4 Cơ cầu tô chức của Đại học Ÿ Dược TP.HCM

Đại học Y Dược TP.HCM qua nhiều thay đôi, phát triển và hồn thiện

đã có được bộ máy tô chức tương đối hoàn chỉnh như hiện này với (xem chỉ

tiết các phòng, đơn vị, khoa và cơ sở thực hành ở phụ lục 4):

- 09 phòng chức năng và 1Š đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám hiệu trong từng lĩnh vực

-_ 07 khoa có nhiệm vụ đảo tạo các ngành nghề do khoa quản lý

- Các cơ sở thực hành có nhiệm vụ kết hợp với các khoa trong công tác đào tạo các ngành nghề cho học viên, sinh viên và học sinh

2.1.5 Vé dao tao:

Nhà trường hiện đào tạo đầy đủ các chuyên ngành của ngành y tế và quản lý theo mơ hình 3 cấp: Trường, Khoa, Bộ môn

Đào tạo ở các bậc: Sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên

nghiệp sơ học và các lớp bồi đưỡng

Đào tạo ở cả 2 hệ: Chính quy và khơng chính quy (vừa làm vừa học) Đào tạo các hình thức: Tập trung, liên thông và văn bằng 2

Chuyên ngành được đào tạo: Y đa khoa, Răng Hàm Mặt, Dược, Ÿ học cô truyền, Điều dưỡng đa khoa, Y tế công cộng, Xét nghiệm, Vật lý trị liệu, Kỹ thuật hình ảnh, Phục hình răng, Hộ sinh, Gây mê hồi sức, Điều dưỡng nha khoa, Xét nghiệm chuyên ngành y học dự phòng, Y học dự phòng, Dược sĩ

chuyên ngành y học cô truyền và Điều dưỡng chuyên ngành y học cổ truyền

Tổng số học viên, sinh viên và học sinh học tại trường hàng năm vào

Trang 40

Tính từ 1976, trường đã đào tạo gần 16.000 bác sĩ đa khoa, 2.500 bac si

Răng Hàm Mặt, 700 bác sĩ Y học cổ truyền, 7.000 Dược sĩ, 3.000 Cử nhân Từ 1983 đến nay đào tạo gần 300 Tiến sĩ: 1.600 Thạc sĩ và 10.000 bác

sĩ — dược sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, bác sĩ nội trú

Ngoài ra, nhà trường còn hỗ trợ đào tạo cho các trường (Khoa Y Dược — Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, Khoa Y — Đại học Quốc gia TP.HCM, Học viện Quân Y, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ) và các tỉnh thành phía Nam Nhà trường cũng đã đào tạo nhiều cán bộ y tế có trình độ đại học và sau đại học

cho các nước bạn Lào và Campuchia 2.1.6 Lê nghiên cứu khoa học:

Đại học ŸY Dược TP.HCM là một trung tâm nghiên cứu khoa học y

dược và phát triển công nghệ của ngành y tế Nhiều cơng trình nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong giảng dạy và phục vụ “Tạp chí Y học TP.HCM” của trường được coi là một trong những tạp chí chuyên ngành có uy tín cao 2.1.7 Lê phục vụ cộng đông:

Nhà trường ln đóng vai trò của một trung tâm đào tạo, đồng thời là

một trung tâm văn hóa, thực hiện nhiệm vụ phục vụ trong lĩnh vực chăm sóc

sức khỏe cho nhân dân

Bệnh viện, các khu điều trị của trường, câu lạc bộ sức khỏe là nơi kết

hợp tốt việc dạy - học - phục vụ nghiên cứu khoa học và truyền thông sức khỏe của cộng đồng

Đại học Y Dược TP.HCM có mối giao lưu, hợp tác quốc tế rộng rãi và

có hiệu quả Nhà trường và các khoa của trường là thành viên của nhiêu hội,

Ngày đăng: 29/08/2014, 16:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w