.Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Một phần của tài liệu một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo ở truờng cao đắng nghề hàng hải thành phố hồ chí minh (Trang 63)

Như chúng ta đã biết, quản lý nhà trường là quản lý theo mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo. Do vậy, tất cả các giải pháp quản lý hoạt động đào tạo phải hướng vào việc xây dựng mẫu người mà mục tiêu đã đề ra, biến mục tiêu thành hiện thực.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tỉnh thực tiên

Trong quản lý, tính thực tiễn chiếm vị trí trung tâm và là nền tảng của toàn bộ các hoạt động quản lý điều hành trong nhà trường. Vì thế, không thể bỏ qua vai trò của thực tiễn, chính thực tiễn sẽ đánh giá các hoạt động một cách khách quan và công bằng. Một khi các giải pháp được đảm bảo tính thực tiễn thì nó mới tạo ra cơ sở nhận thức vững chắc cho việc xác lập hệ thống các giải pháp có quan điếm, tư tưởng, đạo đức đúng đắn, đó là kim chỉ nam cho công tác quản lý đạt hiệu quả cao. Tính thực tiễn luôn gắn liền với hiện đại, gắn liền với những thành tim luôn chứa đựng những tri thức khoa học hiện đại, gắn liền với những

thành tựu hiện đại của các ngành khoa học. Vì thế, khi xây dựng các giải pháp quản lý phải đảm bảo cập nhật các thông tin mới, cần thiết, tránh lạc hậu trong nội dung giáo dục và đào tạo, phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh và tính đặc thù của trirờng.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tỉnh hiệu quả

Những giải pháp đuợc đề xuất là những giải pháp mang tính cải tiến, tác động đến công tác quản lý hoạt động đào tạo của Trường. Cải tiến đòi hỏi phải có sự đầu tư các nguồn xác định, do vậy cần đến các chi phí về vật tư và tinh thần của các lực lượng tham gia vào công tác này. Hơn nữa, cải tiến nhằm làm tốt hơn, nếu không như vậy, sự cải tiến trở thành tốn kém và vô ích. Do vậy, cần chú trọng tới nguyên tắc tính hiệu quả khi đề xuất và thực hiện các giải pháp quản lý hoạt động đào tạo tại Trường.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tỉnh khả thi

“Giáo dục vừa là cơ sở, vừa là động lực của phát triển Kinh tế và Xã hội”, với ý nghĩa cao cả đó, giáo dục luôn hướng tới mục tiêu đem lại hiệu quả cao về kinh tế và xã hội cho đất nước. Trước mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của trường thì công tác đổi mới quản lý hoạt động đào tạo là vấn đề trọng tâm, do vậy các giải pháp đề xuất trong luận văn không nằm ngoài mục đích ứng dụng đối với thực tiễn hoạt động đào tạo cũng như quản lý của nhà trường. Xuất phát từ thực tiễn, tác giả lựa chọn 6 giải pháp có tính khả thi cao, dễ ứng dụng và có khả năng góp phần làm cho mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của trường đến gần hơn, thực tế hơn.

Bốn nguyên tắc trên không tách rời, độc lập mà nó tác động tương hỗ và kết hợp hài hoà lẫn nhau, nhằm thúc đây thực hiện các giải pháp đạt hiệu quả cao

3.2. Một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo ở trường Cao đắng nghề Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1 Tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên và đây mạnh đôi mới phương pháp giảng dạy

3.2.1.1 Mục tiêu của giải pháp:

Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên và đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy là vấn đề quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường. Vì vậy, tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên và đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.

- Giúp cho HSSV dễ hiếu bài, chủ động tiếp thu lĩnh hội và làm chủ tri thức, đảm bảo chất lượng của nguồn nhân lực lao động cho xã hội sau này.

- Tạo ra phong trào cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy trong đội ngũ giảng viên trở thành thường xuyên, là nhu cầu không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp * Nội dung của giải pháp

- Tăng cường công tác lập kế hoạch quản lý giảng dạy; Cải tiến công tác chỉ đạo hoạt động giảng dạy của giảng viên; Cải tiến công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên và năng lực quản lý của tổ trưởng bộ môn; Tăng cường quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HSSV.

- Tăng cường quản lý nội dung và kế hoạch sinh hoạt GVCN lớp

- Tăng cường công tác kiêm tra, đánh giá và thanh tra chuyên môn, thanh tra giảng dạy;

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy nhằm tăng cường hoạt động giảng dạy của giảng viên tại khoa, nâng cao chất lượng giảng dạy phục vụ yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, góp phần phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong thời kỳ' CNH, HĐH.

Căn cứ đặc thù từng nghề đào tạo đế giao đề tài nghiên cứu khoa học về đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các phương pháp dạy học mới theo hướng thầy là người điều khiẻn, nêu vấn đề, còn trò thì chủ động tìm tòi, khám phá và lĩnh hội tri thức.

* Cách thức thực hiện giải pháp

- Phổ biến, tổ chức học tập, thảo luận về kế hoạch, chương trình dạy học, quy chế chuyên môn ở tổ chuyên môn; Tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng kế hoạch chuyên môn.

- Phân giao nhiệm vụ giảng dạy - giáo dục rõ ràng ngay từ đầu năm học; dùng biện pháp hành chính - tổ chức đê quản lý, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện.

- Kết hợp sử dụng các biện pháp hành chính — với việc đấy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, hướng dẫn các giảng viên lập kế hoạch thi đua phấn đấu trở thành giảng viên dạy tốt và cuối học kỳ, cuối năm tổ chức kiểm điểm, nhận xét, đánh giá và bình bầu thi đua.

- Xây dựng quy chế sinh hoạt GVCN và các tiêu chí đánh giá công tác chủ nhiệm

- Tổ chức hướng dẫn HSSV đóng góp ý kiến, nhận xét về tình hình giảng dạy - giáo dục của giảng viên bằng hình thức phiếu thăm dò trả lời ngắn được thiết kế sẵn hoặc tập hợp ý kiến dân chủ và khách quan thông qua tố chức lớp HSSV

- Lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên môn, thanh tra giảng dạy từ đầu năm học; định kỳ tổ chức dự giờ, tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm kịp thời

- Theo dõi chỉ đạo hoạt động của giảng viên trong công tác, phương pháp và hoạt động khoa học công nghệ.

- Tố chức hội nghị bàn về đối mới phương pháp giảng dạy, mới chuyên gia về dạy mẫu để toàn trường rút kinh nghiệm học tập.

- Chỉ đạo các khoa, tổ bộ môn lập kế hoạch và tổ chức đổi mới phương pháp giảng dạy của đơn vị mình.

- Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở trong nhà trường, một trong những tiêu chí đánh giá là bài giảng phải áp dụng phương pháp giảng dạy mới.

- Đầu tư csvc kỹ thuật và trang thiết bị dạy học công nghệ hiện đại. Sử dụng và khai thác một số phần mềm làm công cụ giảng dạy; xây dựng các phương pháp giảng dạy tích cực, đặc biệt là PPGD trong hướng dẫn thực hành.

- Bồi dưỡng nâng cao các phương pháp giảng dạy mới cho giảng viên, xây dựng các tiêu chí, thang điểm đánh giá giờ giảng, trong đó coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy học.

- Trên cơ sở kết quả thi giáo viên giỏi cấp trường, nhà trường cử giáo viên tham gia “Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh” do Sở GD & ĐT và Sở LĐ - TB&XH tổ chức. Tăng cường đầu tư về mọi mặt cho các giảng viên tham gia thi đế học tập kinh nghiệm vận dụng vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy.

3.2.1.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp

- BGH cần tập trung vào việc lãnh đạo quản lý, vào sự đối mới. Thực tế phải cải tiến việc phân công giảng dạy, thay đối chế độ tiền lương, thực hiện chế độ khuyến khích động viên CBGV tích cực học tâp nâng cao trình độ chuyên môn đế giảng viên tận tâm, tận lực vào công tác giảng dạy.

- Nhà trường cần quán triệt sâu sắc quan điểm và thái độ đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy đào tạo trong toàn thể giáo viên, cán bộ quản lý nhằm nâng cao nhận thức, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của họ, coi đây là công việc quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp đào tạo.

- Tăng cường đầu tư và đổi mới csvc kỹ thuật và phương tiện dạy học theo hướng công nghệ hiện đại. Đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi đê giảng viên khai thác và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị dạy học cũng như các phương tiện dạy học tiên tiến.

3.2.2. Tăng cường công tác quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV

Học sinh, sinh viên là đối tượng trực tiếp của quá trình giáo dục - đào tạo, chất lượng của HSSV ra trường là cơ sở trực tiếp đánh giá hiệu quả quá trình quản lý giáo dục — đào tạo của nhà trường. Do vậy, tăng cường công tác quản lý

hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác giáo dục -đào tạo hiện nay.

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

- Học sinh, sinh viên có tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn; - Phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học học tập của HSSV; - Hình thành nền nếp học tập

- Nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện cho toàn thể HSSV và từng HSSV

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp * Nội dung của giải pháp

- Tăng cường sự phối hợp giữa bộ phận quản lý HSSV, GVCN và Đoàn thanh niên trong công tác quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV.

- Tăng cường giáo dục ý thức và các phương pháp học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho HSSV.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu phát triển tư duy, tố chức tốt học tập ngoại klioá, cùng tham gia nghiên cứu thực nghiệm với giảng viên.

- Tổ chức khen thưởng, kỷ luật kịp thời trong các phong trào thi đua học tập và rèn luyện của HSSV.

* Cách thức thực hiện giải pháp

- Tố chức điều tra cơ bản HSSV khi mới vào trường để nắm được trình độ, năng lực và các đặc diêm tâm lý cá nhân của từng HSSV trên cơ sở đó phân loại HSSV và có các quyết định quản lý phù hợp.

- Hướng dẫn và tổ chức cho HSSV xây dựng kế hoạch phấn đấu theo tiêu chuẩn “học tốt”, sau tìmg thời kỳ (tháng, học kỳ, năm học) mỗi người tự kiểm điểm; tổ, lớp, đóng góp ý kiến. Trên cơ sở đó, hướng dẫn, giúp đỡ từng HSSV tiếp tục phấn đấu học tập, rèn luyện để đạt được mục tiêu đào tạo.

- Nâng cao nhận thức cho HSSV về tầm quan trọng của tự học; giúp HSSV biết xây dựng và quản lý kế hoạch tự học; quản lý và giúp HSSV thực hiện kế hoạch tự học, sử dụng thời gian tự học có kết quả.

- Tổ chức các hoạt động khuyến khích, lôi cuốn sự tham gia tự giác, tích cực của HSSV; tổ chức Hội thi HSSV giỏi, Hội thi tay nghề giỏi, chú trọng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lóp một cách lành mạnh, phong phú hấp dẫn HSSV.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa bộ phận quản lý HSSV, GVCN và Đoàn thanh niên trong công tác quản lý hoạt động học tập của HSSV. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm từ đầu năm học.

- Phối hợp chỉ đạo các phòng ban, các khoa, bộ môn . .trong nhà trường trong công tác giáo dục và quản lý HSSV.

- Xây dựng mối quan hệ thường xuyên giữa nhà trường với gia đình HSSV, các tổ chức Công an, đoàn thể tại phường Thảo Điền Quận 2 đê phối hợp trong công tác giáo dục và quản lý HSSV.

- Xây dựng các tiêu chí và tổ chức theo dõi, kiểm tra đánh giá các hoạt động trong phong trào thi đua học tập và rèn luyện của HSSV.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Xây dựng nhận thức, tạo sự đồng thuận trong CBGV và HSSV. Tập thể giảng viên có nhận thức được trách nhiệm đối với chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường, thì mói toàn tâm toàn ý đầu tư cho công tác giảng dạy. HSSV có nhận thức được học để có kiến thức, nghề nghiệp, cuộc sống tốt hơn cho bản thân, gia đình và xã hội mới ra sức cố gắng học tập tốt nhất.

- BGH luôn quan tâm đến công tác xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong nhà trường không chỉ đối với HSSV mà cả giáo viên.

- Thúc đây giảng viên đối mới phương pháp dạy học; quy định trách nhiệm cụ thê cho các phòng ban trong việc giúp HSSV có điều kiện thuận lợi trong tự học; hoàn thiện các điều kiện vật chất, tài chính đế HSSV thuận lợi trong tự học...

3.2.3. Tăng cường các hình thức phổi hợp đào tạo giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

-Tạo cơ hội cho HSSV cập nhật kiến thức; đặc biệt, được tiếp cận với thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại; các năng lực đặc biệt của HSSV được phát triển trong quá trình thực tập tại CSSX; xây dựng cho HSSV tác phong công nghiệp; chất lượng đào tạo được nâng lên, đáp ứng được những tiêu chuẩn của tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO);

-Cập nhật thường xuyên và chỉnh lý chương trình, giáo trình theo kịp sự phát triển của KHCN; định hướng được nhu cầu lao động đối với từng nghề;

Tiết kiệm đáng kế nguồn kinh phí đầu tư cho thiết bị dạy học; nhà trường sẽ làm tốt vai trò giới thiệu việc làm cho HSSV đồng thời thỏa mãn được nhu cầu của nhà sử dụng lao động, không phải đào tạo lại;

Nhà trường giải quyết được chất lượng đào tạo của mình - Cải thiện một bước về việc đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật cao, có khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại; đáp ứng nhu cầu cung ứng lao động cho các khu vực và quốc tế;

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp * Nội dung của giải pháp

-Tổ chức các hội thảo khoa học cho CBGV và cán bộ kỹ thuật của các cssx về các lĩnh vực ứng dụng các thiết bị công nghệ cao trong đào tạo các ngành nghề tại trường;

-Quan hệ hợp tác với các cssx trong nước và ngoài nước đang hoạt động có liên quan đến các ngành nghề nhà trường đang đào tạo nhằm đưa HSSV đến kiến tập, thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp; đồng thời, mời cán bộ kỹ thuật hướng dẫn HSSV thực tập tại nhà máy và tham gia các hoạt động giảng dạy tại trường.

- Tổ chức cập nhật kịp thời các thông tin khoa học mới trong lĩnh vực đào tạo nghề; xây dựng nội dung chương trình đào tạo đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động; nhà trường phối hợp VỚI các cssx xây dựng các tiêu

chí đánh giá chất lượng đào tạo trên cơ sở kỹ năng hành thực hành nghề nghiệp của HSSV tại cssx.

* Cách thức thực hiện giải pháp

- Xây dựng kế hoạch phối hợp với các cssx tố chức các đợt hội thảo khoa học về các vấn đề quản lý, khai thác, ímg dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất và đào tạo nghề; xây dựng và phát triến nội dung chương trình đào tạo; nghiên cứu ứng dụng các PPGD tích cực vào quá trình đào tạo;

- Lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ CBGV vừa dạy tốt phần lý thuyết vừa có kỹ năng hướng dẫn tốt phần thực hành; đồng thời, thường xuyên gắn bó và kịp thời nắm bắt các thông tin về khoa học kỹ thuật ở các CSSX;

Một phần của tài liệu một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo ở truờng cao đắng nghề hàng hải thành phố hồ chí minh (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w