Tăng cường công tác quản lý vàsử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất,

Một phần của tài liệu một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo ở truờng cao đắng nghề hàng hải thành phố hồ chí minh (Trang 73)

trang thiết bị phục vụ cho đào tạo

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường dạy nghề được đầu tư, mua sắm trong nhiều năm, theo mục tiêu đào tạo của từng ngành, nghề. Vì vậy, việc tăng cường việc quản lý việc khai thác, sử dụng có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo và góp phần nâng cao thu nhập, tiết kiệm kinh phí đào tạo của nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp * Nội dung của giải pháp

- Xây dựng, ban hành định mức sử dụng và khấu hao cs Vc, vật tư, trang thiết bị theo chất lượng và số lượng các hoạt động đào tạo, phục vụ đào tạo, kết hợp với kiểm tra đánh giá theo quy định.

- Xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích GV sử dụng các trang thiết bị, đồ dùng dạy học vào giờ giảng một cách sáng tạo và có hiệu quả.

- Tổ chức hội thi sử dụng trang thiết bị dạy học hiệu quả, tổ chức hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm sử dụng trang thiệt bị từ đó tạo ra phong trào sử dụng trang thiết bị đào tạo trong nhà trường.

- Tố chức cho CBGV, HSSV toàn trường học tập đế có nhận thức đúng về sử dụng, bảo quản, giữ gìn csvc, trang thiết bị, để từ đó cùng nhau xây dựng phong trào bảo quản tài sản và trang thiết bị giảng dạy.

* Cách thức thực hiện giải pháp

-BGH chỉ đạo PĐT phối họp với các khoa, tố chuyên môn xây dựng các nội quy, quy chế về quản lý, sử dụng và khai thác các trang thiết bị phục vụ giảng dạy; xây dựng thí điểm mô hình vừa giảng dạy, vừa sản xuất ở khoa Cơ khí - Khai thác máy tàu thủy; chỉ đạo PĐT và phòng Tài chính kế toán tham mưu BGH ký kết các hợp đồng cần thiết giữa nhà trường với các cssx và khách hàng;

- Thể hiện việc giao chỉ tiêu khai thác sử dụng csvc, trang thiết bị trong Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch năm học, Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, thực hiện khoán chỉ tiêu khai thác, sử dụng csvc, trang thiết bị theo chất lượng và số lượng từng hoạt động của đơn vị.

- Giảng viên phải tự xây dựng kế hoạch sử dụng trang thiết bị đào tạo vào lịch giảng dạy của mình và được trưởng khoa duyệt, phòng Đào tạo bố trí rõ trên kế hoạch giảng dạy. Thời khóa biểu cần ghi rõ các trang thiết bị, tài liệu cần phải chuẩn bị đế thực hiện bài giảng.

-BGH trực tiếp kiểm tra kết quả sử dụng csvc, trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện phục vụ công tác đào tạo thông qua Hội đồng kiểm kê mỗi học kỳ một lần; Hội đồng kiểm kê tài sản của nhà trường do Hiệu trưởng quyết định thành lập; từ kết quả kiểm tra, kiểm kê của hội đồng mà đánh giá được hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng và khai thác csvc, trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện phục vụ công tác đào tạo, từ đó xây dựng kế hoạch bố sung, sửa chữa và mua sắm mới;

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Tổ chức cho CBGV trực tiếp giảng dạy nắm vững quy trình sử dụng và khai thác có hiệu quả tất cả các loại trang thiết bị đã được đầu tư, động viên và tạo điều kiện thuận lợi để khi giảng viên lên lớp các trang thiết bị dạy học được đưa vào quá tình đào tạo, kiên quyết chấm dút tình trạng “dạy chay” ở một số giảng viên như hiện nay;

- Tiến hành củng cố, nâng cấp và mở rộng các xưởng thực hành đê có điều kiện vừa đào tạo, vừa có thẻ gia công, sản xuất ở một số nghề mà nhu cầu

xã hội đang cần;

- Cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các bộ phận trong nhà trường; đổi mới quy trình phục vụ ở Thư viện; xây dựng quy trình tố chức mua sắm và cấp phát phôi liệu, nguyên liệu cho HSSV thực tập, thực hành đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm;

- Đầu tư ít nhất hai phòng học đa phương tiện; tổ chức bồi dưỡng cho tất cả CBGV trong toàn trường sử dụng thành thạo phòng học đa phương tiện, có khả năng sử dụng, quản lý và khai thức có hiệu quả hệ thống mạng vi tính, hệ thống Internet và các chương trình phần mềm của các thiết bị dạy học công nghệ cao trong nhà trường.

- Chỉ đạo cho các phòng, khoa chuyên môn tham mưu BGH xây dựng kế hoạch tổ chức cho CBGV tham quan học tập kinh nghiệm về sử dụng và quản lý thiết bị dạy học tại một số trường cũng như cssx có uy tín;

3.2.5. Đôi mới quản lý các hoạt động kiếm tra, đánh giá công tác đào tạo trong nhà trường

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

- Hoạt động kiêm tra, đánh giá là điều kiện đế nâng cao hiệu quả các hoạt động dạy - học; vì vậy quản lý tốt hoạt động kiếm tra, đánh giá nhằm đạt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội;

- Đổi mới quản lý các hoạt động kiểm tra, đánh giá sẽ nâng cao được tính trung thực, khách quan, chính xác và khoa học; kịp thời phát hiện những sai phạm trong quá trình tổ chức và thực hiện công tác đào tạo, ra quyết định quản lý đúng đắn, hiệu quả, nâng cao chất lượng đào tạo và đạt mục tiêu đề ra;

- Thông qua kiếm tra, đánh giá đê xây dựng ý thức tự kiểm tra, tự đánh giá; từ đó hình thành tính tự giác, tự chịu trách nhiệm của cá nhân;

- Quản lý chặt chẽ quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ phát huy được tinh thần trách nhiệm, ý thức tố chức kỷ luật trong đội ngũ CBGV và HSSV; đồng thời, nó được xem là công cụ để giáo dục đội ngũ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

quy, quy chế; các quy định trong công tác đào tạo. Việc đưa hoạt động kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo trở thành nền nếp được xem là nhu cầu không thể thiếu được trong hoạt động quản lý.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp * Nội dung của giải pháp

- Tổ chức phân cấp quản lý phù hợp, đúng chức năng, đạt hiệu quả; ở cấp phòng, khoa, tổ chuyên môn quản lý trực tiếp các hoạt động chuyên môn theo đúng nhiệm vụ và trách nhiệm được phân công;

- Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo được thực hiện một cách nghiêm túc ngay từ khi khoá học bắt đầu; mà tập trung vào các khâu của quá trình dạy - học như: mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, KHĐT, PPGD; kết quả học tập và rèn luyện của HSSV; việc khai thác và sử dụng các trang thiết bị cũng như phương tiện dạy học hiện đại ở các phòng, khoa, tổ chuyên môn và đến từng CBGV tham gia giảng dạy; công tác phối họp đào tạo giữa nhà trường vàCSSX..

- Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của từng khâu trong quá trình dạy học để xây dựng hình thức, nội dung kiểm tra và tiêu chí đánh giá sao cho phù hợp, không trái với các quy tắc, quy chế; các quy định cũng như các chế độ tiêu chuẩn có tính pháp quy; đặc biệt, đổi mới cách đánh giá giờ giảng; hồ sơ giáo án bài giảng; quy trình ra đề thi, kiểm tra; công tác coi thi, kiểm tra và chấm thi, kiểm tra của CBGV. Ngoài việc đổi mới quản lý các hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác giảng dạy của giảng viên; cũng cần tập trung đồng bộ đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của HSSV;

- Tăng cường kiêm tra, đánh giá việc khai thác và sử dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị kỹ thuật cũng như phương tiện phục vụ giảng dạy hiện đại; xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá trong việc phối họp, hên kết đào tạo giữa nhà trường với CSSX;

- PĐT với chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với các phòng, khoa, tổ chuyên môn quản lý kiểm tra, đánh giá và cập nhật toàn bộ các hoạt động của công tác đào tạo; xây dựng các báo cáo, lập các biên bản vi phạm nội quy, quy

chế chuyên môn tất cả được chuyển tải theo mạng nội bộ về máy chủ đirực đặt tại phòng làm việc của Hiệu trưởng vào lóhoo hàng ngày để kịp thời xử lý và ra các quyết định quản lý phù hợp; riêng đối với các khoa, tổ chuyên môn được báo cáo về máy chủ vào lúc 16h00 chiều thứ sáu hàng tuần đế BGH chuân bị nội dung giao ban chuyên môn vào đầu tuần tới;

-Ngoài việc phân cấp quản lý các hoạt động kiếm tra, đánh giá công tác đào tạo, BGH xây dựng các tiêu chí và cách thức để CBGV tự kiểm tra, đánh giá mình, tham gia góp ý kiến trong bộ phận và nhà trường. Trên cơ sở đó các phòng, khoa, tổ chuyên môn tập hợp lại có nhận xét đánh giá và báo cáo để BGH đưa ra các quyết định quản lý và các biện pháp cần thiết nhằm thực hiện đạt mục tiêu đề ra.

* Cách thức thực hiện giải pháp

- Xây dựng kế hoạch phân cấp quản lý trong công tác đào tạo; phân định rõ trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ cho mỗi bộ phận và các thành viên trong đơn vị ;

- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo các phòng, khoa, tổ chuyên môn phối hợp cùng với các tố chức quần chúng trong đơn vị bàn bạc, thống nhất đưa ra các chỉ tiêu đê thực hiện KHĐT; đưa ra các tiêu chí, tiêu chuấn một cách cụ thể, khoa học và logic, đặc biệt cũng có một số khâu trong quá trình đào tạo cần phải được thường xuyên kiểm tra, đánh giá như: nội dung chương trình và KHĐT, hồ sơ bài giảng của giảng viên; đánh giá giờ giảng lý thuyết, thực hành; việc khai thác và sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại; khai thác có hiệu quả PPGD tích cực;

- Lập kế hoạch chỉ đạo PĐT phối hợp với các khoa, tổ chuyên môn tiếp tục bổ sung và từng bước hoàn thiện ngân hàng đề thi, kiếm tra của nhà trường, chuyển hình thức kiểm tra và thi truyền thống (viết) bằng hình thức trắc nghiêm và vấn đáp ở một số môn học. Vì thế, việc quản lý, kiểm tra, đánh giá phải được đối mới cho phù hợp theo hướng ứng dụng triệt để thông tin, tạo sự công bằng, khách quan; từ đó, chất lượng đào tạo sẽ được nâng cao một cách thực sự.

- Ngay từ đầu năm học 2013, BGH thành lập Ban Thanh tra đào tạo (BTTrĐT), do Phó HT phụ trách đào tạo làm trưởng ban, BTTrĐT có từ 11 đến 13 thành viên gồm trưởng các phòng, khoa, tố chuyên môn nghiệp vụ, có đại diện của Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn TNCSHCM và một số giảng viên có kinh nghiệm, uy tín trong nhà trường. Ban có trách nhiệm lập kế hoạch, xây dựng nội dung kiểm tra, các tiêu chí, tiêu chuấn đánh giá từng khâu, từng phần việc trong quá trình đào tạo; đặc biệt, cần chú trọng xây dựng các tiêu chí một cách cụ thê. ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình kiểm tra, đánh giá; kế hoạch và nội dung kiểm tra đánh giá được thông qua hội đồng sư phạm có sự tham gia ý kiến của các tổ chức quần chúng, sau đó trình Hiệu trưởng phê duyệt và trở thành cơ sở pháp lý đê mọi thành viên thực hiện;

-Trước khi vào tuần học đầu tiên trong KHĐT, tất cả HSSV được tổ chức học tập nội quy, quy chế, quy định và các chế độ chính sách có liên quan, chỉ đạo PĐT phối hợp với các khoa, tổ chuyên môn và GVCN tổ chức tốt việc quản lý, kiểm tra đánh giá các mặt như: nhận thức về chính trị, tư tưởng; xác định ngành nghề đang học tập; thực hiện nội quy, quy chế; tham gia các phong trào do nhà trường phát động, phong trào tự học, tự rèn luyện trong HSSV. Hàng tháng GVCN tổ chức sinh hoạt lớp đánh giá các mặt như trên; đồng thời bình xét xếp loại rèn luyện của HSSV và điểm thi đua của lớp. Trên cơ sở góp ý kiến của HSSV, GVCN đề xuất điều chỉnh các nội quy, quy chế đối với HSSV cho phù hợp hơn và phản ánh tình hình cho trưởng khoa vào chiều thứ 6 hàng tuần, đây là một trong những nội dung đưa ra trong hội nghị giao ban chuyên môn vào sáng thứ 2 hàng tuần.

-Thành lập phòng Đảm bảo chất lượng thực hiện chức năng, nhiệm vụ khảo thí và kiêm định chất lượng đưa công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tách rời với công tác giảng dạy; Xây dựng và triển khai thực hiện quy trình quản lý chất lượng.

-Tổ chức chỉ đạo phòng Đảm bảo chất lượng phối hợp chỉ đạo BTTrĐT, cán bộ quản lý cấp khoa trực tiếp kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo tại khoa mỗi học kỳ 2 lần, vào giữa và cuối học kỳ; về phía khoa chỉ đạo các tổ chuyên

môn trực tiếp kiểm tra, đánh giá toàn bộ mọi hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các khâu lập kế hoạch giảng dạy, chuân bị phương tiện lên lớp, lên lớp và công tác kiểm tra đánh giá HSSV, mỗi tháng một lần; các tổ chuyên môn hướng dẫn các hoạt động tự kiểm tra cho giảng viên và báo cáo kế hoạch đào tạo của tổ cho trưởng khoa vào chiều thứ sáu hàng tuần, đây là nội dung quan trọng trong hội nghị giao ban chuyên môn. Tất cả các đợt kiêm tra, đánh giá dù ở cấp trường hay cấp khoa, tổ đều phải được lập biên bản báo cáo lưu vào hồ sơ đào tạo; đồng thời, phải cập nhật vào máy vi tính và được chuyến tải lên mạng nội bộ của trường.

- BTTrĐT ngoài việc tổ chức kiêm tra, đánh giá công tác đào tạo theo kế hoạch; căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường và thực hiện tiến độ đào tạo mà tổ chức kiêm tra đột xuất và kiểm tra chéo với nhau. Các kết quả kiểm tra, đánh giá được báo cáo với BGH trong hội nghị giao ban hoặc báo cáo trực tiếp trên mạng máy tính của nhà trường. Căn cứ đó BGH chỉ đạo các phòng, khoa liên quan bố sung, chỉnh lý nhằm hoàn thiện các tiêu chí đánh giá nội dung kiểm tra và kịp thời ra các quyết định quản lý phù hợp, hiệu quả.

-Chỉ đạo PĐT phối hợp cùng với các khoa, tố chuyên môn bố sung vào ngân hàng đề thi, kiếm tra với kiến thức mới cập nhật, xây dựng đề thi trắc nghiệm ở một số môn lý thuyết cơ sở và lý thuyết chuyên môn nghề; ngân hàng đề thi, kiểm tra được chia làm 3 ngăn: ngăn 1 có nội dung kiến thức dùng cho kiểm tra học kỳ 1; ngăn 2 dùng cho học kỳ 2; và ngăn 3 có nội dung tống hợp dùng cho thi tốt nghiệp. Ngân hàng đề thi, kiểm tra và đáp án được lưu giữ trên máy chủ ở phòng Hiệu trưởng.

-Chỉ đạo phòng Đào tạo và phòng Đảm bảo chất lượng tổ chức theo dõi, kiểm tra và giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức kiêm tra và thi ở các khoa, tổ chuyên môn cho đến từng giảng viên. Trong quá trình quản lý các hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo các bộ phận được phân cấp quản lý cần phải kịp thời xem xét các mặt tích cực phù hợp cũng như những mặt hạn chế chưa phù hợp, đê có những bổ sung, điều chỉnh cần thiết.

- Tổ chức hội nghị khách hàng mỗi năm 1 lần trước khi HSSV thi tốt nghiệp, thành phần mời bao gồm lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật của các cssx trên địa bàn thành phố, kể cả các đơn vị ngoài tỉnh đang sử dụng lao động do nhà trường đào tạo; mòi đại diện các Sở, Ban, Ngành hên quan và đại diện lãnh đạo thành phố. Tố chức hội nghị khách hàng nhằm vào các mục đích; nắm bắt thông tin về chất lượng nguồn lao động do nhà trường đào tạo, nắm bắt nhu cầu lao động của các đưn vị đế giới thiệu nguồn lao động mà HSSV chuẩn bị tốt nghiệp; ký kết các đơn vị phối hợp, hên kết đào tạo. đặc biệt, thông qua ý kiến đóng góp

Một phần của tài liệu một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo ở truờng cao đắng nghề hàng hải thành phố hồ chí minh (Trang 73)