Số trường chuẩn Quốc giatrong huyện còn ít, chất lượng giáo dục toàn diện cũng như chất lượng dạy học chưa cao.Từ năm 2011 đến nay Huyện Quan Sơn Tỉnh Thanh Hoá có 07 trường đượcchuyển đ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN VĂN DƯƠNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN QUAN SƠN TỈNH THANH HOÁ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An - năm 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN VĂN DƯƠNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN QUAN SƠN TỈNH THANH HOÁ
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Tứ
Nghệ An năm 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, luận văn “Một số giải pháp quản
lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hoá” đã hoàn thành
Với những tình cảm chân thành, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới:
Lãnh đạo Trường Đại học Vinh, Hội đồng khoa học chuyên ngành Quản lýgiáo dục, Phòng Sau đại học - Trường Đại học Vinh, các thầy cô giáo đã giảng dạy,
đã tạo mọi điều kiện động viên, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập và nghiêncứu
Huyện uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân huyện Quan Sơn, PhòngGiáo dục và Đào tạo huyện Quan Sơn, Ban Tuyên giáo huyện uỷ Quan Sơn, Bangiám hiệu các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thuộc huyện QuanSơn và các ban, ngành có liên quan đã cung cấp tài liệu, số liệu cần thiết cho Luậnvăn
Đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trìnhnghiên cứu
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Tứ người đã trực tiếp giảng dạy và tận tình hướng dẫn, chỉ bảo chúng tôi trong quátrình nghiên cứu để hoàn thành Luận văn
-Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi thiếusót Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
Xin trân trọng cảm ơn!
Nghệ An, tháng 9 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Văn Dương
Trang 4MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Đóng góp của đề tài 4
8 Cấu trúc luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ 5
1.1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 5
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 7
1.3 NỘI DUNG QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ 17
1.4 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUAN SƠN TỈNH THANH HÓA 30
2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI, GIÁO DỤC HUYỆN QUAN SƠN TỈNH THANH HÓA 30
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUAN SƠN TỈNH THANH HÓA 42
Trang 52.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62
Chương 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUAN SƠN TỈNH THANH HÓA 63
3.1 NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 63
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUAN SƠN TỈNH THANH HÓA 66
3.3 MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC GIẢI PHÁP TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 91
3.4 THĂM DÒ SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 91
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ 21, trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện đại, giáodục và đào tạo ngày càng thể hiện được vai trò cũng như tầm quan trọng đối với sựphát triển kinh tế - xã hội Tốc độ phát triển nhanh của khoa học - công nghệ, xuthế hội nhập, xu thế toàn cầu hoá…đã và đang đặt ra những yêu cầu to lớn đối với
sự nghiệp giáo dục và đào tạo Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhấn mạnh:
“Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có sức mạnh nâng cao dân trí, pháttriển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước,xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam Phát triển giáo dục và đào tạo cùng vớiphát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đàotạo là đầu tư phát triển”
Cùng với sự đổi mới của đất nước, sự nghiệp giáo dục - đào tạo Việt Nam đãtrưởng thành, phát triển và đạt được những thành quả nhất định Nhưng nhìn chung,chất lượng đào tạo còn thấp; quản lý giáo dục (QLGD); quản lý nhà trường, đặc biệt
là quản lý quá trình dạy học (QTDH) còn nhiều yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng yêucầu công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước (CNH-HĐH) đất nước Độingũ cán bộ quản lý giáo dục còn thiếu tầm nhìn, tư duy và phương thức quản lý, cònchịu ảnh hưởng của cơ chế hành chính, bao cấp Muốn nâng cao hơn nữa chất lượngGiáo dục và Đào tạo, biện pháp cần thiết và quan trọng là phải đổi mới quản lý giáodục; xây dựng đội ngũ nhà giáo, đội ngũ cán bộ quản lý đủ về số lượng, đảm bảo vềchất lượng
Quan Sơn là một huyện miền núi biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hoá, điềukiện kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục có nhiều khó khăn; dân cư thưa, địa hìnhphức tạp, giao thông đi lại khó khăn Người dân tộc đông, sống xen kẽ với ngườikinh, sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, lâm nghiệp và buôn bán nhỏ Tuy nhiênđịa phương rất quan tâm đến giáo dục, đến việc học tập của con em đồng bào cácdân tộc, truyền thống hiếu học luôn được phát huy Trong nhưng năm gần đây, từkhi có Nghị quyết TW 4 (khoá VII), đặc biệt là sau Nghị quyết TW2 (khoá VIII)nhận thức của các cấp và nhân dân trong huyện về vị trí, vai trò của giáo dục ngày
Trang 8càng được quan tâm sâu sắc và có sự chuyển biến rõ rệt Sự chăm lo của các cấp,các ngành và nhân dân về xây dựng cơ sở vật chất trường học, phong trào học tậpđược dấy lên mạnh mẽ Một xã hội học tập bước đầu được hình thành trên địa bànmiền núi biên giới; chất lượng giáo dục được nâng cao và đạt được một số thànhtích nhất định Nhưng để đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện nền giáodục, giáo dục huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa vẫn còn nhiều mặt hạn chế: Quy mômạng lưới trường lớp chưa thực sự hợp lý theo sự phân bố dân cư và quy hoạchphát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện miền núi biên giới; mặt bằng dân trítrên địa bàn toàn huyện còn chênh lệch xa so với các vùng khác trong tỉnh ThanhHóa; cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị dạy học còn thiếu, không đồng bộ,chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục Số trường chuẩn Quốc giatrong huyện còn ít, chất lượng giáo dục toàn diện cũng như chất lượng dạy học chưa cao.
Từ năm 2011 đến nay Huyện Quan Sơn Tỉnh Thanh Hoá có 07 trường đượcchuyển đổi loại hình trường lớp từ loại hình trường trung học cơ sở sang loại hìnhtrường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở, do đó tôi nhận thấy: Việc nghiêncứu thực tiễn, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học ở cáctrường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở đối với huyện Quan Sơn tỉnh
Thanh Hóa là rất cần thiết Vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Quan Sơn
tỉnh Thanh Hoá” để nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt độngdạy học ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở nhằm góp phần nâng caochất lượng giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyệnQuan Sơn tỉnh Thanh Hoá
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Trang 9Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông dân tộc bán
trú trung học cơ sở
4 Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng các giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thôngdân tộc bán trú trung học cơ sở có tính khoa học, phù hợp với địa bàn thì sẽ gópphần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học
cơ sở huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hoá
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động dạy học ở trườngphổ thông dân tộc bán trú trung hoc cơ sở
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động dạy học ở trường phổthông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hoá; rút ranhững ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân của thực trạng
- Đề xuất một số giải pháp quản lí hoạt động dạy học ở trường phổ thôngdân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến quản lý hoạt động dạy học ở trườngphổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở; nghiên cứu cơ sở lý luận, khái niệm liênquan đến đề tài
- Tổng hợp nghiên cứu Nghị quyết của Đảng, văn bản của Nhà nước về giáodục và đào tạo
- Nghiên cứu các công trình khoa học liên quan đến đề tài
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Nghiên cứu hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở trường phổthông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa Tổ chứckhảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học Tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm.Thăm dò hỏi ý kiến đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
6.3 Các phương pháp bổ trợ:
Tổng hợp, thống kê xử lý số liệu Phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu
Trang 108 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo,luận văn có 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về hoạt động dạy học ở trường phổ thông dântộc bán trú trung học cơ sở
Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thôngdân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Quan sơn, tỉnh Thanh hoá
Chương 3 Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường phổthông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Quan sơn, tỉnh Thanh hoá
Trang 12Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Giáo dục là chìa khóa vàng mở cánh cửa tương lai của mỗi quốc gia, nênquốc gia nào cũng mong muốn chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao hơnnữa Đây là vấn đề luôn được nghiên cứu ở mọi thời đại, mọi quốc gia Việc nângcao chất lượng giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở từ lâu
đã trở thành vấn đề quan tâm của Đảng và nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu pháttriển của xã hội Để nâng cao chất lượng dạy học, vai trò đóng góp của các giảipháp quản lý là hết sức quan trọng Ở nước ta, vấn đề quản lý nhà trường nhằmnâng cao chất lượng dạy học cũng là một vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâmtrong nhiều năm qua Có thể kể đến các công trình của các tác giả Nguyễn Văn Lê,Nguyễn Ngọc Quang, Hoàng Chúng, Hà Sĩ Hồ, Lê Tuấn, Trần Kiểm, Bùi MinhHiền, Vũ Ngọc Hải…Trong những công trình này các tác giả đã nghiên cứu và nêulên những nguyên tắc chung trong việc quản lý hoạt động dạy học của người giáoviên như:
- Tầm quan trọng của việc giáo dục chính trị tư tưởng và bồi dưỡng chuyênmôn nghiệp vụ cho giáo viên
- Khẳng định trách nhiệm của mỗi giáo viên bộ môn là chịu trách nhiệm vềchất lượng giảng dạy học sinh trong lớp mình phụ trách
- Đảm bảo định mức lao động với các giáo viên
- Giúp đỡ thiết thực và cụ thể để cho các giáo viên hoàn thành tốt các tráchnhiệm của mình
- Làm tốt công tác thi đua và khen thưởng
Từ các nguyên tắc chung đó các tác giả đã nhấn mạnh vai trò quản lý trong
việc thực hiện mục tiêu giáo dục Tác giả Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn cho rằng: "Hiệu trưởng phải là người luôn luôn biết kết hợp một cách hữu cơ quản lý dạy và học với
sự quản lý các quá trình bộ phận hoạt động dạy và học các môn và các hoạt động
hỗ trợ cho hoạt động dạy học làm cho hoạt động giáo dục được hoàn chỉnh chọn vẹn” [15, tr56]
Trang 13- Biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng cho giáo viên và bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ để xây dựng tiềm lực giảng dạy cho đội ngũ giáo viên cũng là một bộ phậnđược tác giả Nguyễn Văn Lê chú trọng trong các biện pháp quản lý [17; tr5].
- Tác giả Nguyễn Thị Ẩn đánh giá cao công tác thi đua và khen thưởng trongquá trình quản lý Bởi thi đua là động lực cho mọi thành viên phát huy hết khả năng,trí tuệ, động viên lẫn nhau dạy thật tốt, học thật tốt, làm cho chất lượng và hiệu quảgiáo dục ngày một nâng cao hơn[1; tr3]
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã làm phong phú thêm lý luận quản lýnói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng Từ đó khẳng định vài trò quantrọng của công tác quản lý trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học,bậc học Tại Hội nghị gặp gỡ các nhà giáo tiêu biểu ngày 12/02/2003, Thủ tướng
Phan Văn Khải đã nói: “Nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ cấp bách, mà yếu
tố quan trọng hàng đầu là giáo viên và cán bộ quản lý” Thủ tướng nhấn mạnh
“Khâu quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giáo dục là người thầy Chương trình, sách giáo khoa có cải tiến, cơ sở vất chất và trang thiết bị có đầu tư bao nhiêu
mà không có thầy dạy giỏi, thầy dạy tốt, người quản lý giỏi, người quản lý tốt thì cũng vô ích”[3] Đây cũng chính là một trong những tư tưởng mang tính chiến lược
về phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng ta qua các thời kì “Đổi mới mạnh mẽ nộidung - phương pháp GD và quản lí GD&ĐT”
Trường phổ thông dân tộc bán trú là loại hình trường chuyên biệt Ngày 02tháng 8 năm 2010 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Thông tư số24/2010/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thôngdân tộc bán trú Sau khi Quy chế ra đời, loại hình trường này đã trở thành hệ thốngcàng ngày càng phát triển
Quan Sơn là một huyện miền núi vùng dân tộc phía Tây của tỉnh Thanh Hóa,
từ năm 2011 đến nay toàn huyện có 07 trường được chuyển đổi sang loại hình trườngphổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Việc chuyển đổi loại hình trường lớp này
đã có ít nhiều sự thay đổi về hoạt động dạy học của giáo viên, vì vậy việc quản lýhoạt động dạy học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở còn nhiềuhạn chế Để nâng cao chất lượng dạy học, việc tìm ra các giải quản lý hoạt động dạyhọc ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở là rất cần thiết
Trang 14Trên thực tế đã có một số luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục nghiên cứu vềbiện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở như đề tài: “Một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường trung học cơ sở huyệnĐồng Văn tỉnh Hà Giang” của tác giả Nguyễn Thị Hồng; “Biện pháp quản lý hoạtđộng dạy học ở trường trung học cơ sở huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa theo yêucầu đổi mới giáo dục hiện nay” của tác giả Trịnh Thị Nguyên;… Tuy nhiên các đềtài này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp quản lý nóichung ở cấp trung học cơ sở, chưa có đề tài nào đề cập tới các giải pháp quản lýhoạt động dạy học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Đâychính là vấn đề mà tôi quan tâm nghiên cứu và đề cập trong luận văn này
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1 Quản lý
1.2.1.1 Khái niệm về quản lý
Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm Con người trong quátrình hoạt động của mình, để đạt được mục tiêu cá nhân phải dự kiến kế hoạch, sắpxếp trình tự tiến hành và tác động đến đối tượng bằng cách nào đó theo khả năngcủa mình Trong quá trình lao động tập thể càng không thể thiếu được kế hoạch, sựphân công và điều hành chung, sự hợp tác và quản lý lao động Như vậy quản lýtất yếu nảy sinh và nó chính là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời từ nhucầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia và trong mọi thời đại Con người trải quabao nhiêu giai đoạn phát triển với những hình thái xã hội khác nhau thì cũng có bấynhiêu kiểu quản lý Quản lý vừa là biện pháp hành chính, vừa là nghệ thuật, sau này khikhoa học phát triển, quản lý thành khoa học ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vựcđời sống xã hội Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý:
Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống, quản lý là phương thức tác động cóchủ đích của chủ thể quản lý lên hệ thống, bao gồm hệ các quy tắc, các ràng buộc vềhành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính trội hợp lýcủa cơ cấu và đưa hệ thống sớm đạt tới mục tiêu
Theo quan điểm của điều khiển học, quản lý là chức năng của những hệ có tổchức, với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội, kỹ thuật ) nó bảo toàn cấu trúc các
hệ, duy trì chế độ hoạt động Quản lý là một tác động hợp quy luật khách quan, làm
Trang 15cho hệ vận hành và phát triển.
Frederik Winslon Taylo (1856 - 1915), người Mỹ, được coi là “Cha đẻ củathuyết quản lý khoa học”, là một trong những người mở ra “Kỷ nguyên vàng" trongquản lý đã thể hiện tư tưởng cốt lõi của mình trong quản lý là mỗi loại công việc dùnhỏ nhất đều phải chuyên môn hoá và đều phải quản lý chặt chẽ Ông cho rằng quản lý
là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào bằngphương pháp tốt nhất, rẻ nhất
Theo K Marx: “Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào được thựchiện ở một quy mô tương đối lớn, đều cần ở một chừng mực nhất định đến sự quản lý.Quản lý xác lập sự tương hợp giữa các công việc cá thể và hoàn thành những chứcnăng chung xuất hiện trong sự vận động của các bộ phận riêng rẽ của nó” Như vậy,bản chất của quản lý là một loại lao động để điều khiển lao động Xã hội ngày càngphát triển, các loại hình lao động phong phú, phức tạp thì hoạt động quản lý càng cóvai trò quan trọng
Nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra những quan niệm về quản lý dưới cácgóc độ khác nhau:
Các nhà nghiên cứu lý luận liên bang Nga cho rằng: Quản lý một hệ thống xãhội, là khoa học, là nghệ thuật tác động (của chủ thể quản lý) vào hệ thống, chủ yếu
là vào con người, nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế – xã hội nhất định; hoặc:Quản lý là tính toán sử dụng hợp lý các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài chính)nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ bởi kết quả tối ưu về kinh tế – xã hội[16; tr9]
Các tác giả nghiên cứu quản lí phương Tây cũng có những định nghĩa quản
lý rất cụ thể như: “Quản lý chính là dự báo, lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phốihợp và kiểm tra”[11; tr25]
Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về quảnlý: theo Từ điển tiếng Việt (1992) thì “Quản lý là hoạt động của con người tác độngvào tập thể người khác để phối hợp, điều chỉnh, phân công thực hiện mục tiêuchung”[ tr23]
Tác giả Nguyễn Minh Đạo cho rằng: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổchức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên kháchthể (đối tượng quản lý) về các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội … bằng một
Trang 16hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biệnpháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”[6;tr7].
Theo tác giả Hà Sĩ Hồ: “Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có
tổ chức nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó pháttriển tới mục đích đã định”[14; tr61]
Theo tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Quản lý một hệ thống là quátrình tác động đến nó nhằm đạt được những mục tiêu nhất định những mục tiêu nàyđặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà nhà quản lý mong muốn”[13; tr225]
Theo tác giả Hoàng Chúng và Phạm Thanh Liêm: “Quản lý là tác động cómục đích đến tập thể những con người nhằm tổ chức và phối hợp hoạt động của họ,động viên kích thích họ trong quá trình lao động”[5]
Từ những phân tích trên và theo thực tiễn công tác quản lý, chúng tôi sửdụng định nghĩa của nhóm tác giả Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo:
“Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”[12, tr12].
Từ những định nghĩa trên cần lưu ý một số điểm:
- Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định
- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận chủ thể quản lý và đốitượng quản lý, đây là quan hệ lệnh phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc
- Quản lý bao giờ cũng tồn tại với tư cách là một hệ thống bao gồm cácthành phần:
+ Chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) đề ra mục tiêu, dẫn dắtđiều khiển các đối tượng quản lý để đạt mục tiêu
+ Đối tượng quản lý (khách thể quản lý): Con người (được tổ chức thànhmột tập thể, một xã hội); thế giới vô sinh (trang thiết bị kỹ thuật); thế giới hữusinh (vật nuôi, cây trồng,…)
+ Cơ chế quản lý: Những phương thức mà nhờ nó hoạt động quản lý đượcthực hiện
+ Mục tiêu chung cho cả đối tượng quản lý và chủ thể quản lý là căn cứ đểchủ thể quản lý tạo ra các tác động quản lý
Trang 17- Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quyluật khách quan.
- Quản lý xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin
- Quản lý có khả năng thích nghi giữa chủ thể với đối tượng quản lý vàngược lại
Thực chất quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vậndụng các chức năng: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra Chức năng quản lýchính là những nội dung, phương thức hoạt động cơ bản mà nhờ đó trong quá trìnhquản lý sử dụng nó tác động tới đối tượng quản lý để thực hiện mục tiêu quản lý
1.2.1.2 Bản chất của hoạt động quản lý
- Bản chất của quản lí là một dạng hoạt động đặc biệt trong xã hội và nómang những đặc điểm sau:
+ Quản lý là một dạng hoạt động phức tạp và có tính chất chuyên biệt
+ Quản lý là hoạt động gián tiếp
+ Quản lý được tiến hành thông qua hoạt động giao tiếp (gián tiếp hay trực tiếp).+ Quản lý là hoạt động căng thẳng, tiêu phí nhiều năng lượng, thần kinh và sức lực.Nghiên cứu về bản chất của hoạt động quản lý người ta nhận thấy nó có tínhtất yếu khách quan đồng thời có tính tất yếu chủ quan vì được thực hiện bởi ngườiquản lý Mặt khác nó vừa có tính giai cấp lại vừa có tính kỹ thuật, vừa có tính khoahọc lại vừa có tính nghệ thuật, vừa có tính pháp luật lại vừa có tính xã hội rộng rãi chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất, đó là biện chứng, là bản chấtcủa hoạt động quản lý
1.2.1.3 Chức năng của quản lý
Chức năng của quản lý là một dạng hoạt động quản lý, thông qua đó chủ thểquản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định
Quản lý có bốn chức năng cơ bản, các chức năng này luôn luôn có mối quan
hệ mật thiết, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong quá trình quản lý, bao gồm: kế hoạchhoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra
Kế hoạch hoá: là căn cứ vào thực trạng ban đầu của tổ chức và căn cứ vào
nhiệm vụ được giao mà vạch ra mục tiêu của tổ chức trong từng thời kì, từng giai đoạn,
từ đó tìm ra con đường, biện pháp, cách thức đưa tổ chức đạt được mục tiêu đó
Trang 18Tổ chức: là những nội dung phương thức hoạt động cơ bản trong việc thành
lập cấu trúc của tổ chức mà nhờ cấu trúc đó chủ thể quản lý tác động lên các đốitượng quản lý một cách có hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch
Chỉ đạo: là phương thức tác động của chủ thể quản lý nhằm điều hành tổ chức,
nhân lực đã có của tổ chức (đơn vị) vận hành theo đúng kế hoạch để thực hiện mục tiêuquản lý
Kiểm tra: là những hoạt động của công tác quản lý tác động đến khách thể
quản lý nhằm đánh giá và sử lý các kết quả vận hành của tổ chức
Như vậy: chức năng quản lý là một trong những vấn đề cơ bản của lý luậnquản lý, nó giữ vai trò to lớn trong thực tiễn quản lý, chức năng quản lý và chu trìnhquản lý thể hiện đầy đủ nội dung hoạt động của chủ thể quản lý đối với khách thểquản lý Chính vì vậy, việc thực hiện đầy đủ các giai đoạn quản lý trong một chutrình quản lý là cơ sở đảm bảo cho hiệu quả của toàn bộ hệ thống được quản lý
1.2.2 Quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
1.2.2.1 Quản lý nhà trường
Trong quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ hàng đầu.Quản lý hoạt động dạy học là quản lý có hiệu quả thành tố cấu trúc của hoạt độngdạy học, cần phải tạo điều kiện và tác động cho sự cộng tác tối ưu giữa giáo viên vàhọc sinh, nhằm xác định đúng mục tiêu, lựa chọn nội dung chương trình thích hợp,thực hiện đúng kế hoạch, áp dụng hài hoà các phương pháp, tận dụng các phươngtiện và điều kiện có tổ chức linh hoạt các hình thức dạy học, tìm ra phương tiệnkiểm tra - đánh giá kết quả dạy học đáng tin cậy
- Theo GS Phạm Minh Hạc “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối củaĐảng trong phạm vi, trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vào vận hànhtheo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối vớingành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”[10, tr43]
- Theo tác giả Phạm Viết Vượng “Quản lý trường học là lao động của các cơquan quản lý, nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, học sinh và các lựclượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng caochất lượng GD&ĐT trong nhà trường”[22, tr205]
Trang 191.2.2.2 Quản lý và nhiệm vụ trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Quản lý trường học là một hệ thống tác động có tính khoa học theo qui trình vànguyên tắc nhất định vào các hoạt động của nhà trường để các hoạt động vận hànhtheo đúng mục tiêu Quản lý nhà trường có thể hiểu được như một bộ phận của ngườiquản lý giáo dục nói chung Như vậy quản lý nhà trường cũng chính là quản lý giáodục nhưng trọng phạm vi xác định của một đơn vị nền tảng đó là nhà trường Vì thếquản lý giáo dục nhà trường là vận dụng tất cả các nguyên lý chung của quản lý đểđẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường theo mục tiêu đào tạo của bậc học Đó là:
“Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học các bậc học trên” [20,
tr17]
Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thực hiện các nhiệm vụquy định tại Điều lệ trường học và các nhiệm vụ được quy định tại Quy chế trườngphổ thông dân tộc bán trú
- Hằng năm đề xuất chỉ tiêu, lập kế hoạch và tham gia xét duyệt học sinh bántrú
Để cho trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở được tồn tại và pháttriển, đảm bảo có một tỷ lệ hợp lý học sinh bán trú theo Quy chế trường, nhà trườngphải đề xuất chỉ tiêu, lập kế hoạch và tham gia xét duyệt học sinh bán trú Việc đềxuất chỉ tiêu phải căn cứ vào tình hình số trẻ em trong độ tuổi di học, cũng như sốhọc sinh đang học ở các cấp hiện đang cư trú tại vùng tuyển sinh của trường.Những học sinh dự kiến tuyển phải thỏa mãn được các tiêu chí phổ thông dân tộcbán trú trung học cơ sở mà địa phương đã đề ra
Chỉ tiêu này được báo cáo lên cấp quản lý trên cơ sở đã được thẩm tra kĩ càng để tránh bỏ sót các em trong diện tuyển sinh lại không nằm trong dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh
Nhà trường có nhiệm vụ lập kế hoạch và tham gia xét duyệt học sinh bán trú
để có thể tuyển sịnh học sinh bán trú hàng năm đúng thời gian, đảm bảo đủ chỉ tiêu
- Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhànước, bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc
Trang 20Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở có nhiệm vụ tiến hànhgiáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, bản sắcvăn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thống qua các hoạt động giáo dụccủa nhà trường Cụ thể là bổ sung các nội dung giáo dục trong các hoạt động ngoàigiờ lên lớp, trong các tiết sinh hoạt cũng như trong các sinh hoạt đoàn thể của nhàtrường
Hoàn thành nhiệm vụ của mình, trường phổ thông dân tộc bán trú trung học
cơ sở sẽ có góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công nhiệm vụ phổ cậpgiáo dục trung học cơ sở ở miền núi và vùng dân tộc, thực hiện công bằng giáo dục,hoàn thành nhiệm vụ chiến lược đối với giáo dục vùng dân tộc và miền núi
- Tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổchức nuôi dưỡng phù hợp với học sinh bán trú
Hoạt động nội trú làm nên tính chuyên biệt của hệ thống trường phổ thôngdân tộc bán trú trung học cơ sở Theo đặc điểm này, toàn bộ cơ chế vận hành củatrường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở được thực hiện theo quy định củacác văn bản pháp quy Thực hiện tốt các quy định về tổ chức quản lý hoạt độngtrường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở là vừa thực hiện thành công nhiệm
vụ giáo dục vừa thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục ởmiền núi và vùng dân tộc
1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường
Dưới góc độ của giáo dục: Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng cho bất
cứ loại hình nhà trường và xét theo quan điểm tổng thể, dạy học chính là con đườnggiáo dục tiêu biểu nhất với nội dung và tính chất của nó, dạy học luôn được xem
là con đường hợp lý, thuận lợi nhất giúp cho học sinh với tư cách là chủ thể nhậnthức có thể lĩnh hội được một hệ thống tri thức và kĩ năng hành động, chuyển thànhphẩm chất năng lực trí tuệ của bản thân
Dưới góc độ xã hội học giáo dục: Hoạt động dạy học còn được xem như mộtdiễn tiến vị thể xã hội của con người, qua đó con người luôn luôn hoạt độngtrong sự lĩnh hội và chuyển hoá theo mục tiêu của giáo dục, phù hợp với sự pháttriển của lứa tuổi và diễn ra trong suốt cuộc đời của mỗi con người
Dạy học là một bộ phận của quá trình giáo dục nhân cách, là quá trình tác
Trang 21động giữa thầy và trò, nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, kinh nghiệm
xã hội, kĩ năng, kĩ xảo, hoạt động nhận thức thực tiễn trên cơ sở đó hình thành thếgiới quan, nhân sinh quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chấtcho người học
Học là một hoạt động trong đó học sinh là một chủ thể, khái niệm khoa học
là đối tượng chiếm lĩnh Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức.Học có hai chức năng thống nhất với nhau: lĩnh hội và tự chiếm lĩnh Lĩnh hội tức làtiếp thu thông tin dạy của thầy, của sách giáo khoa và tự điều khiển tức là tự giác,tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức của bản thân
Dạy là sự điều khiển tối ưu hoá quá trình học của học sinh để hình thành và pháttriển nhân cách cho các em Nếu việc học nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học thì dạyhọc lại có mục đích điều khiển sự học tập Dạy có hai chức năng thường xuyên tươngtác với nhau, thâm nhập vào nhau là truyền đạt thông tin dạy học và điều khiển hoạtđộng học
Theo Tâm lý học, hoạt động dạy là hoạt động chuyên biệt của người lớn
(người được đào tạo nghề dạy học) tổ chức và điều khiển hoạt động học của trò
nhằm giúp chúng lĩnh hội nến văn hoá xã hội tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thànhnhân cách Vì vậy mục đích của hoạt động dạy là giúp trẻ lĩnh hội nền văn hoá xãhội, phát triển tâm lý, hình thành nhân cách Sự lớn lên về mặt tinh thần của trẻ diễn
ra đồng thời với quá trình xã hội hoá Trong quá trình đó, trẻ một mặt thâm nhậpvào các mối quan hệ xã hội, mặt khác lĩnh hội nền văn hoá xã hội biến những nănglực của loài người thành năng lực của chính mình, tạo ra những cơ sở trọng yếu đểhình thành nhân cách của bản thân Để đạt được điều đó nhất thiết trẻ phải dựa vào
sự giúp đỡ của người lớn Vì vậy trẻ lĩnh hội nền văn hoá xã hội một cách gián tiếpthông qua người lớn Sự giúp đỡ của người lớn để trẻ lĩnh hội nền văn hoá xã hộithúc đẩy sự phát triển tâm lý, tạo ra những cơ sở trọng yếu để hình thành nhân cáchcủa trẻ là mục đích của hoạt động dạy Có hai con đường để đạt được mục đích dạy
đó là theo cách gia đình - xã hội (phương thức đời thường) và dạy theo cách thức
nhà trường do thầy giáo thực hiện Theo phương thức đời thường chỉ đem lại cho trẻnhững hiểu biết mang tính chất kinh nghiệm không đủ cho trẻ thích nghi với cuộcsống ngày càng phát triển, trong khi đó dạy theo phương thức nhà trường thì dạy
Trang 22cho trẻ những tri thức khoa học, những năng lực người ở trình độ cao thì xã hội đãgiao cho người thầy giáo.
Trong lý luận dạy học người ta khẳng định, quá trình dạy học là quá trìnhthuận nghịch, có mục đích được thay đổi một cách kế tiếp nhau giữa thầy tổ chức vàđiều khiển, trò lĩnh hội kinh nghiệm xã hội
Như trên đã trình bày, bản chất của hoạt động dạy học là sự thống nhất biệnchứng của dạy và học Nó được thể hiện bằng sự tường tác có tính chất cộng đồnggiữa dạy và học tuân theo lôgic khách quan của nội dung dạy học Muốn dạy tốtgiáo viên phải xuất phát từ lôgic của khái niệm khoa học, tổ chức tối ưu hoạt độngcủa thầy, muốn học tốt học sinh thực hiện tốt chức năng kép của dạy và học đồngthời bảo đảm tốt mối liên hệ nghịch thường xuyên, bền vững
Như vậy dạy học là khái niệm chỉ hoạt động chung của người dạy và ngườihọc Dạy học bao gồm hai hoạt động, đó là hoạt động dạy của thầy và hoạt độnghọc của học sinh Hai hoạt động này luôn gắn bó mật thiết với nhau, tồn tại cho nhau
và vì nhau
- Hoạt động dạy của thầy:
Là truyền thụ tri thức, tổ chức, điều khiển hoạt động chiếm lĩnh tri thức củahọc sinh, giúp học sinh nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ Hoạt độngdạy có chức năng kép là truyền đạt và điều khiển nội dung học theo chương trìnhquy định Có thể hiểu hoạt động dạy là quá trình hoạt động sư phạm của thầy, Làmnhiệm vụ truyền thụ tri thức, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh
- Hoạt động học của học sinh:
Là quá trình tự điều khiển chiếm lĩnh khái niệm khoa học, học sinh tự giác,tích cực dưới sự điều khiển của thầy nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học Hoạtđộng học cũng có chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnhkhái niệm khoa học một cách tự giác, tích cực nhằm biến tri thức của nhân loạithành học vấn của bản thân Có thể hiểu hoạt động học của học sinh là quá trình lĩnhhội tri thức, hình thành hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng kiến thức vàothực tiễn và hoàn thiện nhân cách của bản thân Hai hoạt động dạy và học có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau, nó tồn tại song song và phát triển trong cùng một quátrình thống nhất, chúng bổ sung cho nhau, kết quả hoạt động học của học sinh
Trang 23không thể tách rời kết quả hoạt động dạy của thầy và kết quả hoạt động dạy củathầy không thể tách rời kết quả học tập của học sinh.
Hoạt động dạy học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi lẽ: Dạy học là con đườngthuận lợi nhất giúp học sinh trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể nắm vữngmột khối lượng tri thức với chất lượng cần thiết
Quá trình dạy học được tiến hành một cách có tổ chức, có kế hoạch với nộidung dạy học bao gồm hệ thống những tri thức phổ thông cơ bản, hiện đại phùhợp với thực tiễn đất nước và hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, vớicác hình thức tổ chức dạy học đa dạng, với sự điều khiển linh hoạt của người thầygiáo Nói cách khác, trong quá trình dạy học, đã diễn ra sự gia công sư phạmtrên cơ sở tính đến những đặc điểm của khoa học, những đặc điểm tâm sinh lýcủa học sinh và đặc biệt là tính đặc thù của quá trình dạy học Bên cạnh đó, dạy họccòn là con đường quan trọng bậc nhất giúp học sinh phát triển một cách có hệ thốngnăng lực hoạt động trí tuệ nói chung và đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo
Nhờ có sự gia công sư phạm trong quá trình dạy học của người thầy mà họcsinh lĩnh hội nhanh chóng và có hiệu quả hệ thống những tri thức khoa học cần thiếttrên cơ sở tiến hành các thao tác trí tuệ, đặc biệt các thao tác tư duy Mặt khác cácthao tác trí tuệ thông qua đó lại được phát triển và hoàn thiện thêm một bước
Dạy học còn là một trong những con đường chủ yếu góp phần giáo dục chohọc sinh thế giới quan khoa học nhân sinh quan cách mạng và những phẩm chất đạođức con người mới
Thông qua quá trình dạy học, học sinh có thể nhanh chóng nắm vững có hiệuquả hệ thống những tri thức khoa học cần thiết Chính những tri thức khoa học nàygiúp học sinh dần nắm được bản chất của thế giới khách quan, của tự nhiên, của xãhội, của tư duy, đồng thời rút ra được những quy luật vận động và phát triển củachúng và tập vận dụng những điều đã học vào cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân.Những tri thức đó giúp học sinh có quan điểm, có suy nghĩ và đặc biệt là có hànhđộng đúng đắn trong mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội và với bản thân
Tóm lại, hoạt động dạy học trên lớp có tính đặc trưng chuyên môn hóa cao vềdạy học theo môn học, vì thế nó có ưu thế tuyệt đối trong việc hình thành tri thức pháttriển năng lực thông qua việc dạy các môn học cơ bản, đồng thời đặt nền móng cho sự
Trang 24phát triển nhân cách toàn diện Vì thế, hoạt động dạy học được hiểu một cách đầy đủbao gồm toàn bộ việc giảng dạy, giáo dục của thầy, việc học tập, rèn luyện của trò theonội dung giáo dục toàn diện nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những người làm chủ đấtnước, có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có văn hóa, kỹ thuật, có sức khỏe, để đáp ứng xâydựng xã hội mới.
Để quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả cần tuyệt đối chú ý đến những vấn đề cơ bảnsau:
+ Chỉ đạo nội dung chương trình dạy học: Nội dung chương trình dạy họcthường xuyên được cụ thể hoá bằng môi trường dạy học trong từng bộ môn, thôngqua nội dung đó mà người học sinh tiếp tục hoàn thiện, phát triển những năng lực trítuệ và nhân cách của mình theo mục tiêu đó
+ Quản lý việc sử dụng sách giáo khoa là pháp chế trong quản lý tài liệu,hướng dẫn dạy và học Tính linh hoạt trong quản lý nội dung, trong chương trìnhdạy học thể hiện ở chỗ tinh giản, mở rộng, bổ sung những nội dung đặc thù trongphạm vi cần thiết đối với từng loại trường
+ Chỉ đạo hoạt động dạy học trên lớp: Chỉ đạo phương hướng chính trị tưtưởng bài giảng, vì phương hướng chính trị của bài giảng là yếu tố hàng đầu gópphần hình thành sự phát triển nhân cách người học
+ Chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: kiểm tra, đánhgiá là một khâu không thể thiếu được trong hoạt động dạy học Chỉ đạo việc kiểmtra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm tác động trực tiếp đến giáo viên để
họ thực hiện đầy đủ và khoa học quá trình kiểm tra, đánh giá trên cơ sở công bằng,khách quan nhằm thúc đẩy quá trình học tập của học sinh và quá trình giảng dạy củagiáo viên đáp ứng ngày càng đầy đủ và vững chắc các yêu cầu do mục tiêu đã đề ra
1.3 NỘI DUNG QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂNTỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.3.1 Vai trò của hiệu trưởng trong quản lý hoạt động dạy học
Xác định vai trò, vị trí của người hiệu trưởng – người được giao quyền hạn vànhiệm vụ lớn lao đối với hoạt động quản lý nhà trường, luật giáo dục ban hành năm
2005 ở điều 54 khoản 1 quy định: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các
Trang 25hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, côngnhận”[19; tr45]
Nhà trường thực hiện được mục tiêu nhiệm vụ của mình hay không một phầnquyết định là phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực của hiệu trưởng Trong nhữnghoàn cảnh thực tiễn, có trường hiệu trưởng quản lý giỏi đã trở thành trường tiên tiến,đạt nhiều thành tích về giáo dục và đào tạo; nhưng hiệu trưởng quản lý kém thìtrường không phát triển, chất lượng giáo dục thấp Vai trò tổ chức, quản lý của hiệutrưởng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mọi hoạt động của nhà trường
Hiệu trưởng trong mái trường xã hội chủ nghĩa không phải chỉ biết tổ chứcviệc dạy và học theo yêu cầu của xã hội mà điều quan trọng hơn là phải biến nhàtrường thành một “công cụ chuyên chính vô sản” (Lênin – Bàn về giáo dục) Vìvậy, người hiệu trưởng phải có sự giác ngộ sâu sắc về chính trị, có những hiểu biếtsâu về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về đường lối giáo dục xã hộichủ nghĩa, có tinh thần cách mạng cao, có tinh thần đoàn kết …
Hiệu trưởng tổ chức thực hiện những chủ trương chính sách, đường lối giáodục thông qua nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp, hiểu
rõ mục tiêu giáo dục, am hiểu sâu sắc nội dung giáo dục, nắm chắc các phươngpháp giáo dục, các nguyên tắc tổ chức giáo dục xã hội chủ nghĩa; có kinh nghiệm,
có năng lực, có uy tín về chuyên môn, là con chim đầu đàn của tập thể giáo viên.Hiệu trưởng có chức năng tổ chức mọi hoạt động giáo dục trong trường, làm saocho các chủ trương, đường lối các nội dung, phương pháp giáo dục được thực hiệnmột cách có hiệu quả Do vậy, năng lực tổ chức thực tiễn của người hiệu trưởngquyết định hiệu quả của quản lý giáo dục Trong công tác tổ chức thực tiễn, hiệutrưởng phải có tri thức cần thiết về khoa học tổ chức, đặc biệt phải biết quản lý conngười, có những kỹ năng cần thiết làm việc với con người Chính vì vậy, lao độngquản lý của hiệu trưởng vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
1.3.2 Nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
1.3.2.1 Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên
Quá trình dạy học là tập hợp những hành động của hai chủ thể là giáo viên
và học sinh Trong đó, giáo viên giữ vai trò chủ đạo, tổ chức, hướng dẫn và điều
Trang 26khiển, còn học sinh giữ vai trò chủ động lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo rèn luyệnthái độ và hành vi tốt đẹp Quá trình dạy học chỉ có thể đem lại kết quả cao khi cảhai chủ thể cùng cố gắng, cùng cộng tác Trong trường học, hoạt động dạy học làmột hoạt động trung tâm, quản lý hoạt động dạy học chính là quản lý quá trình dạyhọc Nguyễn Ngọc Quang trong tác phẩm “Những khái niệm cơ bản về lí luận quản
lí giáo dục đã nói: “Về thực chất, quản lý trường học là quản lý quá trình dạy học”[21; tr52]
Nhiệm vụ của giáo viên là giảng dạy, truyền tải tri thức tới học sinh cùng vớiviệc giáo dục đạo đức hình thành nhân cách cho các em Nhiệm vụ của hiệu trưởng
là quản lý đội ngũ giáo viên, giúp cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy họccủa mình Trong phạm vi của đề tài này chỉ tập trung vào việc quản lý hoạt độngdạy học Cụ thể:
- Quản lý kế hoạch giảng dạy của giáo viên
Xây dựng kế hoạch giảng dạy và việc xác định mục tiêu công tác giảng dạycủa mỗi giáo viên phải dựa trên cơ sở trình độ tay nghề và kết quả phân tích tìnhhình học tập của học sinh Hiệu trưởng phải hướng dẫn giáo viên quy trình xâydựng kế hoạch, giúp họ biết cách xác định mục tiêu đúng đắn và biết tìm ra các biệnpháp đề đạt được các mục tiêu đề ra
Trong công tác quản lý nhà trường, hiệu trưởng phải coi việc giáo viên thựchiện tốt kế hoạch giảng dạy là một điều quan trọng để đảm bảo chất lượng dạy học
Vì vậy, hiệu trưởng phải biết sử dụng nhiều phương pháp quản lý phù hợp với tìnhhình đội ngũ giáo viên nhà trường, giúp họ hoàn thành kế hoạch một cách tốt nhất
- Quản lý việc thực hiện chương trình của giáo viên
Chương trình dạy học quy định nội dung phương pháp, hình thức dạy họccác môn một cách thống nhất, nhằm thực hiện những yêu cầu mục tiêu cấp học.Chương trình dạy học là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành Trongchương trình quy định về mục đích, nhiệm vụ, phạm vi, số tiết, hệ thống cấu trúc vànội dung của từng môn học, cho từng khối lớp, tới từng bài cụ thể, nó là căn cứpháp lý để tiến hành chỉ đạo thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động dạyhọc của nhà trường Đồng thời đây cũng là căn cứ có tính pháp lí để hiệu trưởngquản lý giáo viên, thực hiện theo đúng chương trình quy định Người hiệu trưởng
Trang 27phải thực hiện nghiêm chỉnh không được tuỳ tiện thay đổi, thêm bớt làm sai lệchchương trình dạy học
- Quản lý giáo viên soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp
Việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên bao gồm việc chuẩn bị dài hạn cho toànnăm học và từng học kì hoặc chuẩn bị cho từng tiết lên lớp cụ thể:
Chuẩn bị dài hạn: Giáo viên cần xây dựng được kế hoạch dạy học cho cảnăm hay từng học kì dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ chương trình dạy học, SGK, tàiliệu tham khảo, tình hình học tập của học sinh Trong quá trình xây dựng kế hoạchcần tính đến khả năng của nhà trường trong việc cung ứng những điều kiện vất chất
kỹ thuật cho hoạt động dạy học, khả năng tự làm đồ dùng dạy học Từ đó lựa chọnphương pháp giảng dạy, hình thức lên lớp cho phù hợp
Chuẩn bị từng tiết lên lớp: Đây là sự chuẩn bị quan trọng nhất của giáo viêntrong giờ lên lớp Giáo án là bản thiết kế cụ thể cho giờ lên lớp, trong đó trình bàytrong giáo án phải rõ ràng, khoa học nội dung mà học sinh cần nắm, các hoạt độngvới những hình thức cụ thể, thời gian phân phối trong tiết học Để quản lý tốt côngtác soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên, hiệu trưởng cần thực hiện các biệnpháp:
+ Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài
+ Thống nhất (cơ bản) về nội dung và hình thức thể hiện các loại bài ôn vớitính chất chỉ dẫn
+ Hướng dẫn việc sử dụng sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng bài, bàisoạn mẫu trong việc soạn bài
+ Quy định về việc dùng các bài soạn đã có
+ Phân tích họp nhóm chuyên môn để thảo luận thống nhất nội dung phươngpháp soạn bài, những thay đổi cần bổ sung, đổi mới phương pháp hay cải tiến giờdạy
+ Giữa hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn có sự phâncông: kiểm tra, theo dõi nắm bắt tình hình soạn bài của giáo viên thông qua các buổithảo luận, kiểm tra giáo án, tổng hợp tình hình biên bản sinh hoạt nhóm chuyên môn,phiếu báo giảng, các báo cáo thống kê học kì, tiến độ thực hiện các chương trình bộmôn
Trang 28- Quản lý giờ lên lớp của giáo viên
Hoạt động dạy học ở trường phổ thông là hoạt động cơ bản được thực hiệnchủ yếu bằng giờ dạy trên lớp với những giờ lên lớp và hệ thống bài học
Giờ lên lớp giữ vai trò quyết định chất lượng dạy học, vì vậy cả hiệu trưởng
và giáo viên phải tập trung mọi cố gắng để nâng cao chất lượng giờ lên lớp Quản lýtốt giờ lên lớp của giáo viên, giúp họ lên lớp có kết quả là trách nhiệm của hiệutrưởng
Để quản lý tốt giờ lên lớp của giáo viên, hiệu trưởng cần tạo điều kiện đểgiáo viên lên lớp có hiệu quả và cùng với người giúp việc tìm mọi biện pháp tácđộng trực tiếp đến mỗi giờ lên lớp của họ Đồng thời cần quan tâm đến giáo viênmới vào nghề bằng cách phân công giáo viên giỏi, có kinh nghiệm giúp đỡ để uốnnắn kịp thời những sai lệch trong dạy học, hướng dẫn về nghiệp vụ sư phạm,phương pháp dạy học v.v…
- Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp để quản lý giờ lên lớp:
Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp hết sức cần thiết nhằm kiểm tra, hướng đíchđối với các giờ lên lớp, từng bước nâng cao chất lượng mỗi giờ lên lớp
Quản lý giờ lên lớp là biện pháp quản lý trực tiếp của hiệu trưởng Hiệutrưởng cần xây dựng thời khoá biểu một cách khoa học hợp lí để quản lý giờ lên lớpnhằm duy trì nền nếp dạy học, điều khiển nhịp điệu dạy học trong ngày, trong tuần,điều tiết giờ lên lớp của giáo viên
Kiểm tra giờ dạy của giáo viên trên lớp bằng hình thức dự giờ là chủ yếu,đồng thời kết hợp việc trao đổi trực tiếp với giáo viên về trình độ học tập của họcsinh, chất lượng của giờ lên lớp Hiệu trưởng phải thường xuyên đánh giá hiệu quảcủa những biện pháp quản lý giờ lên lớp, chỉ ra những tồn tại và hướng khắc phục
- Tổ chức công tác thi đua khen thưởng
Thi đua là đòn bẩy trong hoạt động dạy học và giáo dục, là một biện phápquan trọng để động viên tính tích cực hoạt động của cá nhân và tập thể Khi lôi cuốnmọi người vào phong trào thi đua thì họ sẽ cảm thấy rõ ràng vị trí của mình trongcông việc mà tập thể đề ra cho họ, từ đó nâng cao trách nhiệm của họ đối với côngviệc
Trang 29Trong thi đua có danh hiệu và có các phần thưởng tương ứng kích thích mọingười vươn lên Hiệu trưởng cần lãnh đạo tư tưởng giáo viên sao cho họ không quy
về sự cố gắng để lập thành tích cá nhân, ganh đua, báo cáo sai sự thật, chạy đua theothành tích, mà phải hướng họ vào việc thi đua giúp đỡ nhau xây dựng tinh thần thái
độ lao động mới, trao đổi công tác nâng cao tay nghề…Vì vậy phải làm cho mọingười tham gia thi đua hiểu rõ về quan hệ hữu cơ giữa việc đạt danh hiệu thi đua,phần thưởng với lợi ích tập thể, xã hội
1.3.3.2 Quản lý hoạt động học tập của học sinh
Hoạt động học tập của học sinh là hoạt động đồng thời với hoạt động giảngdạy của người thầy Quản lý hoạt động học của học sinh nhằm tạo ý thức, động cơđúng đắn trong học tập Người hiệu trưởng căn cứ vào tình hình thực tế của nhàtrường thống nhất yêu cầu và biện pháp giáo dục tư tưởng, thái độ và động cơ họctập của học sinh với tất cả giáo viên và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường Giáodục tinh thần và thái độ học tập phải được cụ thể hoá trong nội quy nhà trường đểhọc sinh rèn luyện thường xuyên, thành những thói quen tự giác Nội dung quản lýhoạt động của học sinh của hiệu trưởng tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
+ Khen thưởng và kỷ luật trong việc chấp hành nền nếp
- Thu thập, phân tích, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các mặt:
+ Tình hình thực hiện nền nếp, tinh thần thái độ đối với học tập, sự chuyêncần, kỷ luật trong học tập
+ Kết quả học tập các môn học: Điểm số, tình hình kiểm tra, nhận xét, đánhgiá của giáo viên đối với học sinh, chú ý đến kết quả học tập của hai đối tượng họcsinh kém và giỏi
- Phối hợp với các lực lượng giáo dục để quản lý hoạt động học của học sinh,đồng thời phát huy vai trò làm chủ của học sinh trong hoạt động học tập, bao gồm:
Trang 30+ Phối hợp với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức và gia đìnhhọc sinh để quản lý được chặt chẽ hoạt động học tập của học sinh từ trường, lớp đếngia đình.
+ Đề cao vai trò của tổ chức Đoàn đội, thông qua tổ chức này phát huy vai tròlàm chủ tập thể của học sinh, để học sinh tự giác, tích cực tự quản các hoạt động họctập
1.3.3.3 Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học
Kiểm tra, đánh giá là một khâu rất quan trọng của quá trình quản lý, để tìmhiểu việc thực hiện các mục tiêu, các quy định nhằm phát hiện kịp thời những trụctrặc, trì trệ và các nguyên nhân của chúng để đề ra các biện pháp khắc phục
Phải có kiểm tra đánh giá để nhằm phát hiện ra các mối liên hệ ngược, phảnánh hiệu quả của các quy định, các nội dung, phương pháp, các kế hoạch để trả lờicâu hỏi có khả năng thực thi hay không? kiểm tra đánh giá tác động kịp thời đúnglúc đến hành vi con người nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, qua đó để khenthưởng, động viên, khích lệ tính mọi người làm cho bộ máy nhà trường vận hành tốthơn
Để kiểm tra đámh giá chính xác phải nắm bắt thông tin nhiều chiều một cách
có hệ thống, chính xác, khách quan, bộc lộ được các dấu hiệu bản chất và kết quả đãđạt được trong hoạt động của nhà trường
Kiểm tra, đánh giá nhằm giúp cho hiệu trưởng nắm được hiệu quả, chấtlượng từng bộ phận, từng cá nhân trong quá trình hoạt động của nhà trường thấy rõnhững phần cần khắc phục, khẳng định được kết quả lao động của nhà trường, từ đóvạch ra được hướng phát triển tốt hơn Khi kiểm tra đánh giá phải dựa vào tiêu chí,nguyên tắc, có tính chất pháp quy, có thể tiến hành kiểm tra từng bộ phận hoặc đồngbộ
Quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động dạy của giáo viên được tiến hành trong
cả quá trình quản lý hoạt động dạy học, nó thể diễn ra trong một thời điểm nhất địnhnào đó hay đã thành hệ thống Kiểm tra thường đi liền với đánh giá Đánh giá đãkhẳng định chất lượng, hiệu quả cho quá trình giảng dạy Với từng cá nhân, từng bộphận đánh giá để họ tự nhận thấy khả năng khắc phục những hạn chế, để vươn lênhoàn thành nhiệm vụ như mục tiêu đã đề ra Chỉ có thông qua kiểm tra đánh giá
Trang 31thường xuyên và định kỳ mới có thể thu nhận được thông tin đầy đủ, chính xác từ
đó mới có những quyết định chính xác, kịp thời, mới đảm bảo thực hiện kế hoạch vàmục tiêu của nhà trường Với những yêu cầu và nội dung cụ thể của kiểm tra đánhgiá hoạt động dạy, đó là các quy định, các tiêu chuẩn mang tính pháp quy, chế độkiểm tra nằm trong kế hoạch chung của năm học, thông qua hoạt động giảng dạycủa nhà trường, của tổ chuyên môn Nếu thấy cần thiết yêu cầu cơ quan chuyênmôn cấp trên cử các chuyên viên cốt cán để đảm bảo tính khách quan, công bằng vàphát huy hết hiệu lực của kiểm tra đánh giá
Quản lý việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thôngqua việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng,hình thành thái độ, phát triển trí tuệ của học sinh Kiểm tra đánh giá tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo của học sinh là khâu quan trọng của quá trình dạy học Nó có tác dụng pháthiện và điều chỉnh thực trạng hoạt động học và hoạt động dạy, củng cố và phát triểntrí tuệ của học sinh cũng như giáo dục phẩm chất và nhân cách cho các em
- Do việc giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh có vai trò quan trọng nên hiệu trưởng cần
+ Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu sâu sắc những văn bản hướng dẫn việcđánh giá - xếp loại học sinh của Bộ GD&ĐT
+ Tổ chức, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện đánh giá cho điểm của giáoviên
+ Chỉ đạo việc rút kinh nghiệm đánh giá, xếp loại học sinh
+ Duyệt các kết quả đánh giá, xếp loại cuối học kỳ và cuối năm học của cáclớp trong toàn trường
+ Xây dựng mối quan hệ thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đìnhthông qua việc tổ chức các cuộc họp giữa nhà trường với phụ huynh có con em họcsinh yếu, kém
+ Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của học sinh, cha mẹ học sinh vềviệc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của các em trong phạm vi quyền hạn của hiệutrưởng
+ Tổ chức các kỳ thi lên lớp theo đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ giáodục và đào tạo
Trang 32- Hiệu trưởng cần nắm được giáo viên thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các nội dung:
+ Thực hiện đúng chế độ kiểm tra, chế độ cho điểm theo quy định
+ Chấm bài và trả bài đúng hạn, có nhận xét chung và lời phê cụ thể chotừng bài để học sinh rút kinh nghiệm cho mình
+ Vận dụng đúng tiêu chuẩn cho điểm
+ Báo cáo tình hình kiểm tra theo đúng quy định của nhà trường và lưu trữkết quả kiểm tra trong sổ điểm để sử dụng cho việc tổng kết, phân loại, đánh giá họcsinh cuối mỗi kỳ và cuối mỗi năm
- Hiệu trưởng cần phân tích tình hình giáo viên thực hiện việc kiểm tra đánh giákết quả học tập của học sinh từ những số liệu và kết quả thu được để có sự điều chỉnhuốn nắn kịp thời
- Hiệu trưởng quản lý việc giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập củahọc sinh là quản lý quá trình thực hiện quy chế cho điểm số từng môn học do BộGD&ĐT quy định, quản lý việc ra đề của giáo viên, đánh giá xếp loại học sinh trên
cơ sở công bằng, khách quan thông qua việc quán triệt và vận dụng đầy đủ các vănbản hướng dẫn về đánh giá, xếp loại của Bộ GD&ĐT
1.3.3.4 Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động dạy học
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là hệ thống các phương tiện vật chất đượchuy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác đểđạt được mục đích giáo dục
- Vị trí: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là một bộ phận cấu thành không
thể thiếu của quá trình dạy học và giáo dục
- Vai trò: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học có vai trò quan trọng trong việc
quyết định chất lượng giáo dục, là một thành tố của quá trình sư phạm Với vai trò
là một thành tố của quá trình sư phạm, Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học góp phầntạo nên chất lượng giáo dục
Đối với việc đổi mới phương pháp dạy học thì Cơ sở vật chất và thiết bị dạyhọc giúp:
- Người học được chủ động hơn trong việc được tham gia tích cực vào quátrình học tập
Trang 33- Người học được tổ chức hoạt động, được làm nhiều hơn và thông qua việclàm đó mà chiếm lĩnh tri thức.
Quản lý Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là tác động có mục đích của ngườiquản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống Cơ sở vật chất
và thiết bị dạy học phục vụ đắc lực cho công tác GD&ĐT Yêu cầu người quản lýcần nắm vững: Cơ sở lý luận và thực tiễn về lĩnh vực quản lý; các chức năng và nộidung quản lý; nắm chương trình giáo dục và những điều kiện để thực hiện; có tưduy đổi mới; biết huy động mọi tiềm năng của tập thể và cộng động; có biện phápđảm bảo Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng
Trong quá trình quản lý Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học người hiệu trưởng cầnlàm tốt các công việc như xây dựng và bổ sung thường xuyên để hình thành một hệthống hoàn chỉnh Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học (mua sắm, tự làm, sưu tầm ) vàduy trì, bảo quản Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học Để thực hiện tốt việc quản lý Cơ
sở vật chất và thiết bị dạy học, hiệu trưởng cần thực hiện triệt để các nhiệm vụ:Quán triệt các văn bản chỉ đạo của Nhà nước về công tác quản lý Cơ sở vật chất vàthiết bị dạy học; Bồi dưỡng giáo viên về ý thức và kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học;
Tổ chức khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Một số biện pháp quản lý Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:
- Nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn về Cơ sở vật chất và thiết bị dạyhọc
- Nâng cao kỹ năng quản lý
- Nắm vững cơ sở pháp lý, khoa học để chỉ đạo công tác Cơ sở vật chất vàthiết bị dạy học: Điều lệ, thông tư, chỉ thị, danh mục thiết bị trường học…
- Phân tích các nội dung về Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Các vấn đề về
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học người quản lý cần quan tâm: Đánh giá về chấtlượng, quy cách và sự đồng bộ của trường sở, công tác bảo quản, sử dụng, sửa chữa,tăng cường cơ sở vật chất hàng năm; Đánh giá hiệu quả sử dụng
- Lập kế hoạch về xây dựng, phát triển và sử dụng cơ sở vật chất và thiết bịdạy học như: Nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; xây dựng thưviện đạt chuẩn quốc gia; xây dựng khu thực hành; xây dựng cảnh quan, môi trường
sư phạm; sửa chữa nâng cấp phòng học, phòng làm việc
Trang 341.4 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠYHỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.4.1 Yếu tố chủ quan
- Phẩm chất chính trị, đạo đức:
Giáo dục Việt Nam luôn được định hướng phát triển theo những Chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Vì vậy, cán bộ quản lý cũng nhưgiáo viên phải có ý thức tổ chức kỉ luật, trách nhiệm thực hiện pháp luật và tinh thầnphục vụ nhân dân trong các hoạt động giáo dục, chống quan liêu, tham nhũng, lãngphí và các tiêu cực trong giáo dục Yêu ngành, yêu nghề, yên tâm công tác, môphạm với nhân dân, yêu thương học sinh Có lối sống lành mạnh, phù hợp với bảnsắc văn hóa dân tộc trong xu thế hộ nhập Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoànthành tốt nhiệm vụ, đấu tranh ngăn chặn đồng nghiệp vi phạm pháp luật và các quyđịnh của Ngành
- Năng lực chuyên môn:
Năng lực quản lý các mặt hoạt động của nhà trường theo pháp luật, điều lệtrường trung học và các quy chế của Bộ GD&ĐT; năng lực chuyên môn và nghiệp
vụ sư phạm, năng lực lãnh đạo nhà trường, năng lực quản lý tài chính, cơ sở vậtchất
1.4.2 Yếu tố khách quan
Các yếu tố khách quan nằm ngoài nhân cách người hiệu trưởng(chất lượngđội ngũ giáo viên, chất lượng môi trường giáo dục, chất lượng hoạt động của Hộicha mẹ học sinh, nền nếp hành chính… Có thể chia thành 2 nhóm nhỏ:
+ Nhóm các yếu tố vật chất: Trường học, tài chính, CSVC, trang thiết bị…+ Nhóm các yếu tố phi vật chất: Các chủ trương của cấp trên, văn hóa sưphạm trong nhà trường, chất lượng của đội ngũ giáo viên, chất lượng hoạt động củaHội cha mẹ học sinh, nền nếp hành chính… Các yếu tố khách quan một phần phụthuộc vào bản thân người hiệu trưởng, Hiệu trưởng phải có tác động để nâng caochất lượng các yếu tố khách quan để cùng với các yếu tố chủ quan phát huy hiệuquả đối với công tác quản lí nhà trường
Trang 351.4.3 Yếu tố nội dung chương trình
Yếu tố nội dung chương trình ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dụcđào tạo Bởi nội dung chương trình là văn bản pháp quy của Nhà nước, của NgànhGD&ĐT Nếu xây dựng nội dung chương trình phù hợp sẽ thúc đẩy phát triển toàndiện con người Việt Nam, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao, nếukhông phù hợp chất lượng giáo dục sẽ tụt hậu không đáp ứng được yêu cầu xã hội,không hội nhập được với khu vực và trên thế giới Trong thời gian qua, mặc dù BộGD&ĐT đã hết sức cố gắng xây dựng một nội dung chương trình giáo dục phù hợpvới xu thế phát triển của xã hội và trên thế giới nhưng khi ban hành đã có nhiều yếu
tố không phù hợp như nội dung chương trình quá tải, không vừa sức với từng đốitượng học sinh, không phù hợp với từng vùng miền, thiếu đồng bộ giữa nội dungchương trình với cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học…Chính điềunày đòi hỏi Ngành GD&ĐT, mỗi nhà quản lý giáo dục phải nghiên cứu để xây dựngmột chương trình giáo dục đào tạo phù hợp, đáp ứng được yêu cầu xã hội và xu thếphát triển giáo dục của khu vực và trên thế giới
1.4.4 Yếu tố chất lượng đội ngũ giáo viên
Giáo dục trung học cơ sở là cấp học có vị trí nền tảng của hệ thống giáo dụcQuốc dân Vai trò người giáo viên luôn là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượnggiáo dục Chất lượng đội ngũ giáo viên bao gồm: Phẩm chất đạo đức, chính trị củamỗi giáo viên; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực sư phạm; lòng nhiệt tình,hăng say, tâm huyết nghề nghiệp…
Để chất lượng giáo dục nhà trường được nâng cao, hiệu trưởng phải có kếhoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lốisống cho giáo viên Đặc biệt là định hướng để mỗi giáo viên có kế hoạch tự học, tựbồi dưỡng nâng cao trình độ
Trang 36KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Quản lý chất lượng giáo dục đạt hiệu quả vốn được coi là nhiệm vụ trọngtâm của công tác quản lý giáo dục hiện nay của mỗi nhà trường Trong bối cảnh hộinhập quốc tế về giáo dục thì việc giao thoa và khoảng cách giữa các nền giáo dụccủa các quốc gia trên thế giới đã được rút ngắn lại nhiều Giáo dục xuyên biên giớivới những hình thức, phương thức đa dạng đang là mối quan tâm hàng đầu của mỗiquốc gia và cộng quốc tế Như vậy, Quản lý hoạt động dạy học trong mỗi trườnghọc nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ
và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, năng động sáng tạo, hình thànhnhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa
Trong nhà trường, Hiệu trưởng là nhân tố quyết định hiệu quả quản lý giáodục Trong đó quản lý hoạt động dạy học có vài trò rất quan trọng, là tiền đề đểnâng cao chất lượng dạy học Hiệu trưởng các trường học nói chung và Hiệu trưởngcác trường phổ thông dân tộc bán trú nói riêng cần phải nắm chắc những nội dung,nguyên tắc quản lý nhà trường, quản lý giảng dạy, có sự hiểu biết sâu sắc về quản lýhoạt động dạy học ở trường phổ thông dân tộc bán trú Các biện pháp quản lý hoạtđộng dạy học của hiệu trưởng là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu trường phổ thông dân tộc bán trú đề ra
Chương 1 hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý, quản lý hoạt động dạy họccủa Hiệu trưởng các trường phổ thông dân tộc bán trú làm cơ sở để nghiên cứu thựctrạng chương 2
Trang 37Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN QUAN SƠN TỈNH THANH HÓA
2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃHỘI, GIÁO DỤC HUYỆN QUAN SƠN TỈNH THANH HÓA
2.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa
Quan Sơn là một huyện miền núi vùng dân tộc nằm ở phía Tây của tỉnhThanh Hóa, được thành lập vào tháng 12/1996 trên cơ sở chia tách từ huyện QuanHóa, phía Bắc giáp huyện Quan Hóa, phía Nam giáp huyện Lang Chánh, phía Đônggiáp huyện Bá Thước, phía Tây giáp với nước bạn Lào
Quan Sơn nằm ở: 100 06’ 15” - 200 24’ 30” vĩ Bắc, 1040 36’30” - 1400 08’25” kinh Đông, có 64 km đường biên giới với nước Cộng hòa Nhân dân Lào, vớidiện tích tự nhiên 930,017 km2, chiếm 8,34% diện tích toàn tỉnh Quan Sơn nằm ởvùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình hàng năm là 250C Độ ẩm trung bình là85% Quan Sơn có địa hình phức tạp, đồi núi, sông suối chia cắt, giao thông đi lại
vô cùng khó khăn
Tài nguyên nước: Diện tích mặt nước: 1369,54 ha; Diện tích sông suối:1301,44 ha; Diện tích mặt nước môi trường: 68,4 ha
Tài nguyên rừng: Diện tích rừng: 63.591 ha bằng 68,2% tổng diện tích
Tài nguyên Nông nghiệp: Tổng diện tích đất nông nghiệp: 4213,4 ha bằng4,5% tổng diện tích, trong đó đất trồng lúa nước 631,9 ha, lúa nương rẫy là 1.871,81
ha
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa
Qua 5 năm thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, nền kinh tếhuyện Quan Sơn tiếp tục phát triển, văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, cơ
sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống được tăng cường Nổi bật là các kết quảsau:
Trang 38- Thu nhập hàng năm:Tổng thu ngân sách huyện hàng năm ước đạt: 160,079
tỷ đồng Thu nhập bình quân đầu người đạt 6,19 triệu đồng/năm bằng khoảng 301USD
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng GDP ngành Nông
-lâm nghiệp giảm từ 62% năm 2008 còn 50,1% năm 2013 Tỷ trọng GDP ngành TTCN-XDCB tăng từ 19% năm 2008 lên 25,5% năm 2013 Tỷ trọng GDP ngành dịch vụ-thương mại tăng từ 20% năm 2008 lên 28,4% năm 2013 Tuy vậy so với cả nước tốc độchuyển dịch cơ cấu kinh tế còn rất chậm
CN Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống được tăng cường: Trong
những năm gần đây, toàn huyện đã huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triểnkết cấu hạ tầng, các công trình như: Đường giao thông, trường học, trạm y tế, nhàvăn hoá, các trạm bơm tưới tiêu, cứng hoá kênh mương Toàn huyện đã huy động122,325 tỷ đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn mới, 195.194 tỷ đồngđầu tư xây dựng các công trình xây dựng cơ bản và 33.426 tỷ đồng để xây dựng cáccông trình đập nước, cầu cống Nhìn chung các công trình trọng điểm như; điện,đường, trường, trạm, trụ sở làm việc đã được nâng cấp Giảm hộ đói nghèo xuốngcòn 46,7%
- Nguồn nhân lực được đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội:
Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng có chuyển dịch tíchcực, tỷ lệ người lao động Nông - Lâm nghiệp giảm và tăng mạnh ở lao động ngànhCông nghiệp, xây dựng, đặc biệt là ngành dịch vụ Hằng năm huyện Quan Sơn cử điđào tạo nguồn lao động Khoa học - Kỹ thuật và sắp xếp việc làm mới khoảng 100người
2.1.3 Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hoá
2.1.3.1 Phát triển GD&ĐT huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội theohướng đổi mới, ngành GD&ĐT huyện Quan Sơn đã có bước phát triển mạnh mẽ,
vững chắc nhằm đạt được mục tiêu “nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam ” Có thể nhận định tổng quát trên các nội dung sau:
Trang 39- Quy mô giáo dục không ngừng tăng lên: Năm học: 2013-2014 toàn huyện
có: 9619 học sinh các bậc học, cấp học từ mầm non đến phổ thông Tính bình quân cứ
3 người dân có một người đi học ở các loại hình trường Huyện đã hoàn thành phổ cậpgiáo dục Tiểu học vào năm 1998, đạt phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vào năm
2004 và hoàn thành phổ cập THCS vào năm 2007
Tỷ lệ huy động học sinh đến trường so với dân số trong độ tuổi đạt cao:
- Nhà trẻ : 89,2% - Mẫu giáo : 85% - THCS : 94,8%
- Tiểu học : 99,0% - THPT : 95,7%
- Mạng lưới trường lớp được mở rộng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi
học của con em nhân dân và người lao động Đến nay toàn huyện có 44 cơ sở giáodục thuộc các loại hình, ngành học, phân bố đều khắp địa bàn toàn huyện Trong đó,
có 14 trường mầm non, 14 trường Tiểu học, 06 trường Trung học cơ sở, 07 trườngphổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở, 02 trường Trung học phổ thông, 01 trungtâm Giáo dục thường xuyên, ngoài ra còn có trung tâm học tập cộng đồng Mỗi xãđều có đủ 4 loại hình trường, trung tâm học tập
- Xây dựng được cơ cấu mới, đồng bộ và liên hoàn của nền giáo dục quốcdân từ giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông, giáo dục Thường xuyên, tạo ra sựliên thông giữa các cấp, bậc học Hợp nhất nhà trẻ và mẫu giáo thành bậc học Mầmnon - trường mầm non, xây dựng bậc tiểu học - trường tiểu học hoàn chỉnh, xâydựng bậc trung học mới, xây dựng hệ thống trường trọng điểm theo từng cấp học,trường theo tiêu chí trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Mặc dù chưa có mô hình trường ngoài công lập nhưng nhận thức của nhân dân
và phong trào giáo dục đã phát triển mạnh mẽ Cùng với trung tâm giáo dục thườngxuyên, huyện đã có 13 trung tâm học tập cộng đồng, đã giúp cho hàng nghìn học sinh
và cán bộ, giáo viên, người lao động có điều kiện học tập, đáp ứng đáng kể nhu cầuhọc tập của nhân dân, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyệnQuan Sơn
Tuy nhiên, huyện Quan Sơn chưa thực hiện được chủ trương đa dạng hoá cácloại hình giáo dục, vẫn chưa có trường lớp ngoài công lập
- Những nhân tố có tính quyết định đến chất lượng: Đội ngũ giáo viên, cơ sở
vật chất kỹ thuật, nguồn lực tài chính và cán bộ quản lý giáo dục được tăng cường,
Trang 40cải thiện và đổi mới mạnh mẽ Từng lĩnh vực đều đã có quy hoạch và mặc dù trongđiều kiện còn nhiều khó khăn, Đảng bộ và nhân dân huyện Quan Sơn vẫn quyếttâm, kiên trì thực hiện Tuy chưa tạo được sự phát triển có tính nhảy vọt nhưngcũng đã tạo ra những tiền đề quan trọng cho việc nâng dần chất lượng giáo dục toàndiện.
Đội ngũ giáo viên từ chỗ mỗi bậc, mỗi cấp hàng năm thiếu hàng trăm cán bộgiáo viên đến nay cơ bản đã đủ về số lượng, được bố trí tương đối hợp lý, đồng bộ
về cơ cấu, loại hình Do lịch sử để lại, đội ngũ giáo viên còn nhiều hệ đào tạo: 7+2;7+3; 10+1; 10+2; 10+3, nhưng đến nay Giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn theo quyđịnh của Luật giáo dục đã đạt tỷ lệ cao
+Tỷ lệ đạt chuẩn của Giáo viên mầm non là: 44,8%, trên chuẩn là: 55,2%, +Tỷ lệ Giáo viên Tiểu học đạt chuẩn là: 23,4%, trên chuẩn là: 76,1%
+Tỷ lệ giáo viên Trung học cơ sở đạt chuẩn là: 26,4 %, trên chuẩn là:66,9%
- Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy nhanh: Mục tiêu cơ bản của xã hội
hoá giáo dục là huy động sự tham gia của toàn xã hội vào các hoạt động giáo dụcvới tinh thần: Mọi người đều chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, mọi người đều thamgia vào các hoạt động giáo dục, xây dựng một xã hội học tập
Từ khi có Nghị quyết TW 4 (khoá VII), đặc biệt là sau Nghị quyết TW2(khoá VIII) nhận thức của các cấp và nhân dân về vị trí, vai trò của GD&ĐT ngàycàng sâu sắc, phong trào học tập đã có chuyển biến rõ rệt Giáo dục và đào tạo thực
sự được coi là quốc sách hàng đầu Sự chăm lo của các cấp, ngành và nhân dân tớigiáo dục và xây dựng cơ sở vật chất trường học, phong trào học tập của nhân dânđược dấy lên mạnh mẽ Một xã hội học tập bước đầu được hình thành trong địa bàn
Trong những năm qua, được sự chỉ đạo, quan tâm của các cấp uỷ Đảng vàChính quyền, Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học được thành lập và hoạt động ở 13
xã, thị trấn, đã có nhiều hoạt động rất thiết thực tư vấn cho các cấp, ngành giáo dục vàcác nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, trong quản lý,giáo dục học sinh và tạo ra các hoạt động, các sân chơi để phát triển toàn diện chohọc sinh, đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến dạy, khuyến tài, nhằm nângcao chất lượng giáo dục