1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa

117 600 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHLÊ HỒNG HÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TRIỆU SƠN TỈNH THANH HOÁ Chuyên ngành: Quản lý Giáo

Trang 1

LÊ HỒNG HÀ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TRIỆU SƠN TỈNH THANH HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

VINH - 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ HỒNG HÀ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TRIỆU SƠN TỈNH THANH HOÁ

Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục

Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH HUÂN

VINH - 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo trongHội đồng Đào tạo Trường Đại học Vinh đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trongquá trình học tập, nghiên cứu

Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó giáo sư, Tiến

sĩ Nguyễn Đình Huân đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trong quá trình hìnhthành, xây dựng và hoàn chỉnh luận văn

Tác giả xin cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnhThanh Hóa, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Triệu Sơn, Hiệu trưởng, PhóHiệu trưởng và quý đồng nghiệp ở các trường học cơ sở huyện Triệu Sơn, HộiKhuyến học huyện Triệu Sơn, … đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợitrong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Những thiếu sót trong luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi, tác giảrất mong đợi nhận được các ý kiến phê bình và góp ý của các nhà khoa học,các nhà quản lý, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp

Vinh, ngày 27 tháng 8 năm 2014

TÁC GIẢ

Lê Hồng Hà

Trang 4

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý công tác

bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở

7

1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

1.2 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 161.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 161.2.2 Học sinh giỏi, học sinh giỏi trung học cơ sở 22

1.2.4 Chất lượng, chất lượng giáo dục 241.3 Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trung học cơ sở 311.3.1 Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường

Trang 5

1.3.5 Nội dung, phương thức bồi dưỡng học sinh giỏi trung học 351.4 Một số vấn đề về quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở

trường trung học cơ sở

36

1.4.1 Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trung

học cơ sở

36

1.4.2 Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trung học cơ sở

thông qua các hoạt động bổ trợ

Chương 2: Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở

các trường trung học cơ sở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh

Hóa

42

2.1 Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu 422.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 422.1.2 Đặc điểm về điều kiện kinh tế, xã hội 432.1.3 Đặc điểm về lịch sử, văn hóa, giáo dục 442.2 Thực trạng về hệ thống giáo dục ở huyện Triệu Sơn, tỉnh

Thanh Hóa

45

2.2.1 Khái quát về tình hình giáo dục và đào tạo ở huyện Triệu Sơn 452.2.2 Mạng lưới trường, lớp và quy mô học sinh 452.2.3 Chất lượng và hiệu quả giáo dục 462.2.4 Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên 502.2.5 Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học 51

2.3 Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trung học cơ

sở ở huyện Triệu Sơn

53

2.3.1 Học sinh giỏi của các trường trung học cơ sở 53

Trang 6

2.3.3 Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động

bồi dưỡng học sinh giỏi

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi trung

học cơ sở ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

57

2.4.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ

học sinh về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động bồi

dưỡng học sinh giỏi

57

2.4.2 Quản lý các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt

động bồi dưỡng học sinh giỏi

57

2.4.4 Quản lý việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã

hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

57

2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng

học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện Triệu Sơn

Chương 3: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng

bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở,

huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

61

3.1 Một số nguyên tắc đề xuất giải pháp 613.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 61

Trang 7

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo lợi ích 61

3.2.1 Nâng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

của cán bộ quản lý, giáo viên

62

3.2.2 Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ nhà giáo và

cán bộ quản lý trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

65

3.2.3 Đổi mới qui trình đào tạo, tuyển chọn, bồi dưỡng học

sinh giỏi trung học cơ sở

71

3.2.4 Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh

trung học cơ sở

80

3.2.5 Tăng cường công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi ở

các trường trung học cơ sở

84

3.2.6 Huy động mọi nguồn lực hỗ trợ công tác bồi dưỡng học

sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở

87

3.2.7 Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm

trang thiết bị, tài liệu tham khảo cần thiết cho việc bồi dưỡng

Trang 8

1 Kết luận 98

2.2 Đối với sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa 1002.3 Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo Triệu Sơn 1002.4 Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp 1012.5 Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh 1022.6 Đối với Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở 102

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sựphát triển bền vững, bởi phát triển giáo dục tạo động lực quan trọng để pháttriển xã hội, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)đất nước và phát huy lợi thế cạnh tranh quốc tế của Việt Nam về nguồn nhânlực trong quá trình toàn cầu hóa

Chiến lược giáo dục, chiến lược phát triển con người là bộ phận quantrọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) Thời kì đổi mới đấtnước đặt ra nhiều yêu cầu đối với giáo dục Từ một nền kinh tế tập trung quanliêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủnghĩa (XHCN), mở cửa hội nhập, đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm thực hiệnthắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn

minh, đã tạo ra nhiều biến đổi to lớn, nhanh chóng Những biến đổi đó ảnh

hưởng trực tiếp đến sự nghiệp giáo dục, Nhà nước đầu tư nhiều hơn cho giáodục và tiến hành đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục, giáo dục đang thực sựtrở thành quốc sách hàng đầu

Trong thời đại khoa học và công nghệ ngày nay, nhân lực có trình

độ cao không chỉ là tiền đề mà còn là yếu tố có tính quyết định cho sựphát triển của một đất nước Để tạo nguồn nhân lực có trình độ cao thì vấn

đề phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng người tài có vai trò quan trọng

Xác định được vai trò quan trọng của người tài, Đảng và Nhà nước ta

đã có những chủ trương, chính sách để phát hiện và bồi dưỡng người giỏi

Để góp phần thực hiện chủ trương đó, ngành giáo dục cần chú trọng nângcao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ bậc học phổ thông Cácnhà quản lý giáo dục, các nhà trường phải đề ra được những biện pháp quản

lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi để công tác này đạt kết quả cao nhất

Trang 12

Luật giáo dục năm 2005 và Luật giáo dục sửa đổi năm 2009 ghi rõ:

“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đàotạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [32, tr.3]

“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, mônhọc; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện

kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lạiniềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [32, tr.8]

Với quan điểm: giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ của toàn Đảng, của

Nhà nước và của nhân dân, Đảng ta đã coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu Từ đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính

sách về giáo dục và đào tạo

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Phát triển giáo dục

là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Namtheo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc

tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên vàcán bộ quản lý là khâu then chốt" [15]; đồng thời xác định đào tạo nguồnnhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao kết hợp với phát triển khoahọc - công nghệ là một trong ba khâu đột phá của chiến lược phát triển KT -

XH giai đoạn 2011 - 2020

Triệu Sơn là một huyện trung du của tỉnh Thanh Hóa Trong những nămqua, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân (HĐNĐ), Ủy ban nhân dân (UBND)huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành giáo dục thực hiện đổi mới và nâng cao chấtlượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2010 - 2015, đến nay đã đạt được một sốkết quả như: chất lượng giáo dục đại trà được duy trì ổn định, kết quả giáodục mũi nhọn có nhiều tiến bộ, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dụcđược quan tâm hơn Tuy nhiên, số lượng học sinh giỏi các cấp chưa nhiều, kếtquả giáo dục mũi nhọn chưa có tính bền vững, chưa tương xứng với tiềmnăng, thế mạnh của huyện

Trang 13

Ban chấp hành Huyện ủy huyện Triệu Sơn đã có Nghị quyết số NQ/HU ngày 23 tháng 12 năm 2011 về nâng cao chất lượng giáo dục và đàotạo; Ủy ban nhân dân huyện Triệu Sơn đã có Đề án số 2120/ĐA-UBND ngày

04-22 tháng 12 năm 2011 về việc tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục

và đào tạo

Tuy nhiên, việc đầu tư các nguồn lực để đầu tư cho công tác bồi dưỡnghọc sinh giỏi còn nhiều hạn chế Nhận thức trong một số cán bộ, nhân dân vànhững người làm công tác giáo dục còn chưa thực sự đầy đủ nên chưa huyđộng được các nguồn lực và các lực lượng xã hội tham gia phối hợp trong côngtác giáo dục Công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi trên địa bàn huyệnnhững năm qua còn bộc lộ nhiều hạn chế Cần phải tiếp tục nghiên cứu, tìmbiện pháp khắc phục cả về nhận thức lẫn hành động thực tiễn nhằm quản lý tốtcông tác bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần trực tiếp thực hiện thắng lợi cácchủ trương của Đảng, Nhà nước về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo,đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước hiện nay

Ở huyện Triệu Sơn, từ trước đến nay chưa có công trình khoa học nàonghiên cứu một cách có hệ thống, cả về lý luận và thực tiễn những giải phápquản lý bồi dưỡng học sinh giỏi để góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển ngành

giáo dục của huyện Xuất phát từ tính cấp thiết đó, tác giả chọn đề tài: “Một

số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài luận

văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục

Trang 14

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề xuất giải pháp quản lý công tácbồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện Triệu Sơn, tỉnhThanh Hóa

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trườngtrung học cơ sở, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

4 Giả thuyết khoa học

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở trên địabàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa sẽ được phát triển nếu đề xuất được cácgiải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, có cơ sở khoahọc và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, đồng thời triển khai các giải pháp đómột cách triệt để và đồng bộ

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

5.2 Khảo sát, mô tả và đánh giá thực trạng về công tác bồi dưỡng họcsinh giỏi ở các trường trung học cơ sở, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

5.3 Đề xuất các giải pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ởcác trường trung học cơ sở huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạnhiện nay

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở 37/37trường trung học cơ sở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Trang 15

Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu các tài liệu,văn bản của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Thanh Hóa, của ngành Giáo dục cũngnhư các tài liệu khoa học có liên quan.

Lý luận hoạt động dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi

Lý luận về quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học, quản lý bồidưỡng học sinh giỏi

Nghiên cứu về mục tiêu giáo dục học sinh trung học cơ sở, mục tiêu dạy học học sinh giỏi

Lý luận về học sinh giỏi: một số quan điểm về học sinh giỏi, đặcđiểm học tập của học sinh giỏi

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dạy học học sinh giỏi

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: khảo sát, điều tra tìnhhình thực tiễn, đàm thoại, phỏng vấn, bảng hỏi, thu thập thông tin

Thông kế kết quả học sinh giỏi của các trường trung học cơ sở trong banăm: 2011 - 2012, 2012 - 2013, 2013 - 2014

Kiểm tra nội dung, chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi của 37/37trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Triệu Sơn

Trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên mạng lưới, giáo viên cốtcán, chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo

Tham khảo các loại sách, báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, có liênquan đến nội dung đề tài

Phương pháp chuyên gia: trao đổi, thỉnh thị ý kiến một số cán bộ lãnhđạo và cán bộ quản lý giáo dục, chuyên gia về giáo dục

Phương pháp phỏng vấn: trao đổi với một số cán bộ quản lý, giáo viêncốt cán, cán bộ mạng lưới chuyên môn, chuyên viên,

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: nghiên cứu một số kế hoạch, báocáo sơ kết, tổng kết của một số trường trung học cơ sở ở huyện Triệu Sơn,

Trang 16

báo cáo kết quả học sinh giỏi của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục vàĐào tạo Thanh Hóa trong 3 năm học: 2011 - 2012, 2012 - 2013, 2013 - 2014.

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Nhóm các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý công tác bồi dưỡng họcsinh giỏi ở các trường trung học cơ sở

Chương 2: Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trườngtrung học cơ sở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Chương 3: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡnghọc sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nhân tài, nhất là các thiên tài có vai trò hết sức quan trọng trong việcphát triển KT - XH Chính những bậc vĩ nhân, những nhà khoa học lừng danhtrên thế giới đã thúc đẩy, mở đường, đánh dấu các mốc phát triển của khoahọc, kĩ thuật Họ đã trở thành những ngôi sao toả sáng trên bầu trời trí tuệ,góp phần rất lớn vào việc khai sáng nhân loại, thế giới vinh danh những thiêntài, tài năng Vì vậy, vấn đề đào tạo bồi dưỡng nhân tài từ lâu đã được xã hộiquan tâm

1.1.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước

Trên thế giới, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi (BD HSG)

đã có từ rất lâu và có lịch sử phối hợp nghiên cứu ở các quốc gia Nhiềunước trên thế giới đã tập trung đầu tư để giáo dục phát triển trước mộtbước nhằm đón đầu yêu cầu phát triển KT - XH Tiêu biểu là nước Nhật,Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Liên Xô (trước đây), Hàn Quốc,Singapore, Ấn Độ,

Có thể nói, hầu như tất cả các nước đều coi trọng vấn đề đào tạo

và BD HSG trong chiến lược phát triển chương trình giáo dục phổ thông.Nhiều nước ghi riêng thành một mục dành cho học sinh giỏi, một số nướccoi đó là một dạng của giáo dục đặc biệt hoặc chương trình đặc biệt

Ở Trung Quốc, từ đời nhà Đường (618 TCN) những trẻ em có tài đặcbiệt được mời đến sân Rồng để học tập và được giáo dục (GD) bằng nhữnghình thức đặc biệt

Trong tác phẩm phương Tây, Plato (427 - 347 TCN) cũng đã nêu lêncác hình thức GD đặc biệt cho học sinh giỏi (HSG) Ở châu Âu trong suốt

Trang 18

thời Phục hưng, những người có tài năng về nghệ thuật, kiến trúc, văn học, đều được Nhà nước và các tổ chức cá nhân bảo trợ, giúp đỡ.

Nước Mỹ đến thế kỉ 19 mới chú trọng tới vấn đề BD HSG và HS tàinăng Đầu tiên là hình thức GD linh hoạt tại trường St.Public Schools Louis

1868 cho phép những HSG học chương trình 6 năm trong vòng 4 năm Sau

đó, lần lượt là các trường Woburn; Elizabeth; Cambridge và trong suốt thế kỉ

XX, học sinh giỏi đã trở thành một vấn đề của nước Mỹ với hàng loạt các tổchức và các trung tâm nghiên cứu ra đời Năm 2002 có 38 bang của Hoa Kỳ

có đạo luật về giáo dục học sinh giỏi (GD HSG), trong đó 28 bang có thể đápứng đầy đủ cho việc GD HSG

Nước Anh thành lập cả một Viện hàn lâm quốc gia dành cho HSG, tàinăng trẻ và Hiệp hội quốc gia dành cho HSG, bên cạnh website hướng dẫngiáo viên dạy cho HSG và học sinh tài năng (http://www.nc.uk.net/gt/)

Từ năm 2001 chính quyền New Zealand đã phê chuẩn kế hoạch pháttriển chiến lược HSG; Cộng hòa liên bang Đức có Hiệp hội dành cho HSG vàtài năng Đức

Giáo dục phổ thông Hàn Quốc có một chương trình đặc biệt dành choHSG nhằm giúp chính quyền phát hiện học sinh tài năng từ rất sớm Năm

1994 có khoảng 57/174 cơ sở GD ở Hàn Quốc tổ chức chương trình đặc biệtdành cho HSG

Từ năm 1985, Trung Quốc thừa nhận phải có một chương trình GD đặcbiệt dành cho hai loại đối tượng học sinh yếu, kém và HSG, trong đó chophép các HSG có thể học vượt lớp; một trong 15 mục tiêu ưu tiên của Việnquốc gia nghiên cứu giáo dục và đào tạo Ấn Độ là phát hiện và bồi dưỡng HStài năng

Có thể nói, hầu như tất cả các nước đều coi trọng vấn đề đào tạo và BDHSG trong chiến lược phát triển chương trình GD phổ thông Nhiều nước ghiriêng thành một mục dành cho HSG, một số nước coi đó là một dạng của giáodục đặc biệt hoặc chương trình đặc biệt

Trang 19

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Nhìn lại lịch sử dân tộc Việt nam ta thấy từ đời xưa ông cha ta đã rấtcoi trọng, chú ý đến việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và đã đúc rút thành mộtkinh nghiệm quý báu “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” Đến thăm Văn miếuQuốc Tử Giám chúng ta thấy trên văn bia còn ghi: “Các bậc hiền nhân là yếu

tố cốt tử đối với một chỉnh thể Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước tăng tiếnmạnh mẽ và phồn thịnh Khi yếu tố này kém thì quyền lực đất nước bị suygiảm” và “Những người tài giỏi, có học thức là một sức mạnh đặc biệt đối vớiđất nước”

Ngay sau khi Cách mạng tháng tám thành công, ngày 20/11/1946, trongbài viết “Tìm người tài đức” Hồ Chủ Tịch khẳng định “Nước nhà còn phảikiến thiết, kiến thiết phải có người tài, trong số 20 triệu đồng bào chắc khôngthiếu gì người có tài, có đức, …” và Người đã ký ban hành sắc lệnh tìm ngườitài đức để sử dụng vào sự nghiệp kiến quốc. 

Thực tiễn quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cho thấy dân tộc ViệtNam có tiềm năng, trí tuệ vô cùng phong phú Tuy nhiên, việc phát hiện,chăm sóc, bồi dưỡng để có thể phát huy hết tiềm năng trí tuệ còn tiềm ẩn vẫncòn nhiều khó khăn

Ngày nay, giáo dục Việt nam đặt ở vị trí quốc sách hàng đầu Nhà nước

và xã hội đã có những cơ chế, chính sách khuyến khích giáo dục quốc dânphát triển Việc tổ chức BD HSG trên cơ sở phát triển toàn diện nhân cáchhọc sinh là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục

Việc chỉ đạo BD HSG nhằm phát hiện ra học sinh có năng khiếu để đàotạo, động viên học sinh học tập, khích lệ giáo viên dạy giỏi góp phần nângcao chất lượng của quá trình dạy - học và BD HSG nhằm đào tạo nhân tàicho đất nước

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công (1945), Hồ Chí Minh Người đã từng là thầy giáo và có ba mươi năm ở ngoài nước, hiểu rõ ý nghĩasâu xa và vai trò to lớn của tri thức; xác định sự nghiệp bảo vệ nền độc lập

Trang 20

-dân tộc và kháng chiến là cuộc đấu tranh chống lại ba kẻ thù: giặc đói, giặcdốt và giặc ngoại xâm Thông điệp của Người ngay trong phiên họp đầu tiêncủa Hội đồng Chính phủ (3/9/1945) là: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”

và Người đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ, hàng loạt sắc lệnhliên quan tới giáo dục đã được Hồ Chí Minh ký

Mặc dù phải kinh qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹnhưng sự nghiệp giáo dục của dân tộc vẫn không ngừng phát triển.Chúng ta đã biết phát huy được lực lượng toàn xã hội quan tâm đầu tưbồi dưỡng nhân tài để tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục ngay trongnhững điều kiện khó khăn nhất

Đất nước thống nhất, chúng ta có điều kiện thuận lợi để phát triển sựnghiệp giáo dục Trong giai đoạn này, sự nghiệp giáo dục Việt Nam cũng đạtđược những kết quả nhất định, thống nhất hệ thống giáo dục cả hai miền Nam

- Bắc Song, với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nền giáo dục trong thờigian này đã không khai thác triệt để bài học quý giá đó Thay vì thực hiện “Sựquản lý giáo dục của Nhà nước”, chúng ta đã “Nhà nước hóa giáo dục”,ngành giáo dục bị bó hẹp, không thu hút được các nguồn lực của toàn xã hội

Do đó, cơ sở vật chất cho giáo dục xuống cấp và lạc hậu, động lực của ngườihọc và người dạy bị giảm sút, sự phát triển của giáo dục cả về số lượng vàchất lượng đều không đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) thành công, đất nước bước vàothời kỳ đổi mới, sự nghiệp giáo dục đã dần được quan tâm đúng mức, có bướcchuyển mình tích cực, hướng tới sự phát triển thuận lợi Đường lối đổi mới đấtnước đã tạo điều kiện cho sự đổi mới trong tư duy giáo dục Giáo dục đứngtrước thử thách phải phát triển lên một trình độ mới để đáp ứng yêu cầu pháttriển toàn diện của đất nước Bài học lịch sử của sự phát triển giáo dục được khơidậy và nâng lên tầm tư duy mới Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trung ương(BCH TW) Đảng khóa VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo(GD&ĐT) đã đặt dấu mốc quan trọng trong lịch sử xây dựng và phát triển nền

Trang 21

giáo dục Việt Nam Đây là lần đầu tiên Hội nghị toàn thể BCH TW Đảng thảoluận và ra Nghị quyết về sự nghiệp giáo dục và đào tạo

1.1.2.1 Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ ở nước ta hiện nay

      Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, với sựphát triển như vũ bão của cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệthông tin và truyền thông; với sự phổ biến của Internet và sự tiến nhanh đếnnền kinh tế tri thức, … thì vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, đặc biệt là tàinăng trẻ có vai trò cực kỳ quan trọng trong tiến trình CNH, HĐH đất nước

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, Đảng và Nhànước ta đã thường xuyên quan tâm đến công tác phát hiện, bồi dưỡng và đàotạo nhân tài; đầu tư đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo cả về nội dung,phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tích cực tuyểnchọn, gửi nhiều tài năng trẻ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, để họ nhanhchóng tiếp cận các công nghệ hiện đại, tiên tiến của thế giới; có chính sáchđãi ngộ đặc biệt đối với các nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc,các văn nghệ sĩ tài năng, các cán bộ khoa học trẻ; thực hiện chiến lược pháttriển khoa học và công nghệ, xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghệcao và hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; từng bước hoàn thiện

hệ thống pháp luật, thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ; tạo mọi điều kiện thuậnlợi để các tài năng cống hiến trưởng thành

Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy ngành GD&ĐT nước ta đã có nhữngchủ trương, biện pháp quan trọng phát hiện, bồi dưỡng nhân tài và đến nay đãthu được những kết quả nhất định Nhiều tài năng trẻ đã được bồi dưỡng vàphát triển nhanh chóng Hằng năm số học sinh năm cuối của các trường trunghọc phổ thông khối năng khiếu thi đỗ đại học đạt tỷ lệ khoảng trên 80% Khốitrường, lớp chuyên đã có những đóng góp rất lớn trong việc phát hiện, bồidưỡng nhân tài, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, đồng thời,góp phần tích cực nâng cao chất lượng và thành tích của các kỳ thi học sinhgiỏi quốc gia, các cuộc thi Olympic quốc tế về Toán, Tin học, Vật lí, Hóa học,

Trang 22

Sinh học và Ngoại ngữ Số học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏiquốc gia, quốc tế ngày càng tăng Nhiều học sinh được tuyển thẳng đại họchoặc đạt điểm cao trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, đã được lựa chọn vàocác hệ đào tạo cử nhân tài năng, chương trình tiên tiến, … và trưởng thànhkhá nhanh.

Nhiều địa phương đã có những chính sách riêng khuyến học, khuyếntài, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút, trọng dụng nhân tài Chẳng hạn, thànhphố Hà Nội đã thông qua: “Quy định tạm thời về ưu đãi, khuyến khích cácnhà khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi, người có cống hiến cho sự nghiệpxây dựng và phát triển Thủ đô” và “Quy định tạm thời về thu hút, sử dụng,đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao” Thành phố

Đà Nẵng, tỉnh Bình Dương đã ban hành quy định chính sách đào tạo, thu hútnguồn nhân lực trình độ cao về công tác tại địa phương Thành phố Hồ ChíMinh có chương trình đầu tư lớn cho “Vườn ươm tài năng”, …

Mặt khác, để đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trình độ cao, nhất làcán bộ khoa học công nghệ phục vụ các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, trọngđiểm, Chính phủ đã phê duyệt và bắt đầu thực hiện đề án cử người đi họcnước ngoài bằng ngân sách nhà nước từ năm 2000 Bộ GD&ĐT đã phối hợpvới các bộ, ban, ngành liên quan tuyển chọn được trên 1.000 lưu học sinh vàthực tập sinh Các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao đã và đangđược triển khai thực hiện có hiệu quả ở các Đại học Quốc gia, Đại học vùng

và một số Trường Đại học trọng điểm trong cả nước Đây là một mô hình đàotạo tiên tiến, phù hợp với điều kiện Việt Nam để đào tạo, bồi dưỡng và pháttriển tài năng Nhiều Trường Đại học đã xây dựng quỹ khuyến khích tài năng,kêu gọi tài trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, tạo mọi điềukiện thuận lợi cho sinh viên phấn đấu, trưởng thành Nhiều sinh viên, học viên,nghiên cứu sinh đã tập trung thời gian, tâm huyết, trí tuệ vươn lên đạt nhiềuthành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học

Trang 23

Tuy nhiên, công tác phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo tài năng trẻ ở nước

ta còn nhiều bất cập Trong một thời gian dài mạng lưới các trường chuyên,lớp chọn phát triển tràn lan, tự phát, bộc lộ nhiều khiếm khuyết cả về nộidung, chương trình và phương pháp giáo dục, quản lý, tuyển sinh, … công tácbồi dưỡng tài năng ở bậc đại học và sau đại học, giai đoạn quan trọng nhấttrong đào tạo trình độ nghề nghiệp, chưa rõ nét Chưa có phương thức tíchcực và chủ động để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng sinh viên xuất sắc ngay từlúc mới vào Trường Đại học Thiếu chủ động trong việc xây dựng kế hoạch,chính sách, cơ chế quản lý thích hợp và đồng bộ cho đào tạo, bồi dưỡng sinhviên giỏi Chưa quan tâm đầy đủ việc bố trí, sử dụng và theo dõi sự phát triểncủa sinh viên tài năng sau giai đoạn đào tạo ở nhà trường Chương trình, nộidung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng tài năng còn lạc hậu, chưa tiếp cậnđược với trình độ tiên tiến của thế giới và yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐHđất nước

Từ thực trạng nêu trên, để công tác đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ ở nước

ta đạt được kết quả cao hơn trong những năm sắp tới, Đảng, Nhà nước, các cấpcác ngành cần tập trung thực hiện tốt những định hướng cơ bản sau đây:

Một là, tạo cơ chế chính sách công bằng, thuận lợi để mọi tài năng trẻ

đều nỗ lực phấn đấu trong học tập, lao động và cuộc sống, tích cực tham giaphát triển đất nước Coi trọng hơn nữa việc trọng dụng nhân tài trẻ, tạo bướcchuyển có tính đột phá trong bố trí và sử dụng cán bộ trẻ có tài năng trên tất

cả các lĩnh vực của hệ thống chính trị, xã hội; nâng cao tỷ lệ cán bộ trẻ trongcác cơ quan lãnh đạo, nghiên cứu, quản lý các cấp, các ngành

Hai là, tăng cường quản lý nhà nước về công tác đào tạo bồi dưỡng tài

năng trẻ Xây dựng hệ thống chính sách tài năng trẻ, tạo khung pháp lý để đưacông tác quản lý nhà nước về vấn đề này ngày càng hiệu quả Nghiên cứu đổimới quy trình phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh từmẫu giáo đến hết trung học phổ thông, trên cơ sở đó quy hoạch phát triển mạng

Trang 24

lưới phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu ở độ tuổi trước khi bước vào Trường Đạihọc, tạo nguồn tài năng trẻ dồi dào cho đất nước.

Ba là, phát triển mạng lưới các trường, lớp bồi dưỡng năng khiếu bậc

phổ thông, đặc biệt là các trường trung học phổ thông chuyên ở các địaphương và ở một số Trường Đại học có uy tín, chất lượng Tiếp tục đổi mớinội dung, chương trình và phương pháp đào tạo cũng như các chế độ, chínhsách đối với các loại trường, lớp này Có chính sách thu hút, đãi ngộ thíchđáng đội ngũ giáo viên giỏi, tâm huyết tham gia đào tạo, bồi dưỡng các lớp tàinăng trẻ

Bốn là, tập trung xây dựng một số Trường Đại học trọng điểm quốc gia

ngang tầm khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế Các trường này phải thực sự

là vườn ươm đào tạo nhân tài cho đất nước Đồng thời, sắp xếp lại và pháthuy hơn nữa vai trò của các viện nghiên cứu khoa học của Chính phủ và cácLiên hiệp hội trong đào tạo, thực hiện kết hợp giảng dạy và nghiên cứu khoahọc

Năm là, quan tâm tổng kết thực tiễn, kịp thời rút ra những bài học kinh

nghiệm về thực thi chính sách tài năng trẻ Tiến hành xây dựng và tổ chứcthực hiện các phương án điều tra chọn mẫu, tiến tới tổng điều tra về tài năng trẻcủa quốc gia Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học về nhântài, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng tài năng trẻ

Sáu là, tạo cơ chế, chính sách khuyến khích toàn xã hội tham gia vào việc

phát hiện, bồi dưỡng và phát triển tài năng trẻ Xã hội hóa công tác bồi dưỡng vàphát triển tài năng trẻ Phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức trong hệ thống chínhtrị; giữa gia đình, nhà trường, xã hội tạo quy trình hợp lý để phát hiện, bồidưỡng, giúp đỡ và phát huy tài năng trẻ

Bảy là, tạo cơ chế, chính sách thu hút nhân tài là người Việt Nam đang

sinh sống, làm việc ở nước ngoài về nước góp sức xây dựng tổ quốc và thamgia đào tạo nhân tài Cho phép trí thức giỏi của Việt Nam có điều kiện thườngxuyên giao lưu, học hỏi, làm việc với các tổ chức quốc tế trong và ngoài

Trang 25

nước Có chính sách ưu đãi đối với các học sinh tài năng Việt Nam được duhọc nước ngoài bằng nhiều nguồn vốn Đồng thời ưu tiên phân công công táccho những người tu nghiệp ở nước ngoài đạt kết quả cao, nhất là những ngànhtrong nước còn thiếu cán bộ khoa học tài năng.

Tóm lại, nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng tài năng trẻ ở

nước ta hiện nay đang là một đòi hỏi bức thiết, một trách nhiệm nặng nề

và vinh dự lớn lao đối với các trường đại học, trung học nói riêng và toànngành GD&ĐT nói chung Tất cả vì sự nghiệp xây dựng và phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ tiến trình CNH, HĐH đất nước,

vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh

1.1.2.2 Các văn bản pháp quy về bồi dưỡng học sinh giỏi

Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ luôn được coi làđộng lực và quốc sách hàng đầu, là then chốt trong sự nghiệp phát triển đấtnước Gần 40 năm trở lại đây đã có rất nhiều văn kiện, Nghị quyết của Đảng

và Nhà nước ban hành về các nội dung này:

Nghị quyết số 14-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IV, năm 1979; Nghịquyết số 04 NQ/HNTW khóa VII năm 1993; Kết luận số 51-KL/TW ngày29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóaXI; Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI năm 2013 vềđổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, … trong đó có đề cập đếnviệc phân ban, bồi dưỡng nhân tài và phát triển các trường phổ thông chuyêntrong cả nước

Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011 - 2020; Chỉ thị số02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số1215/QĐ-BGDĐT ngày 04/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vềđổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Trang 26

1.2 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.2.1.1 Quản lý

Quản lý là một loại hoạt động xã hội mang tính phổ biến của con người

và xã hội loài người, bắt nguồn từ tính chất cộng đồng, dựa trên sự phân công

và hợp tác để thực hiện một công việc nhằm đáp ứng nhu cầu đề ra Quản lýdiễn ra ở mọi tổ chức từ phạm vi nhỏ đến phạm vi lớn, từ đơn giản đến phứctạp Trình độ xã hội hóa càng cao, yêu cầu quản lý càng cao, vai trò của nócàng tăng lên Có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh khái niệm quản lý, cóngười cho rằng quản lý là cai quản, điều hành, điều khiển, chỉ huy, hướngdẫn,… Harold Koontz đề cập đến quản lý: “Quản lý là một hoạt động thiếtyếu; nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đíchcủa nhóm” [28, tr.33]

Frederics William Taylor, người Mỹ cho rằng: Quản lý là nghệ thuậtbiết rõ ràng, chính xác cái gì cần phải làm và làm cái gì đó như thế nào, bằng

phương pháp tốt nhất, rẻ nhất H Fayol (1886 - 1925), là người đầu tiên tiếp

cận quản lý theo quy trình và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử

tư tưởng quản lý từ thời kỳ cận - hiện đại tới nay, quan niệm rằng: Quản lýhành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểmtra C Mác cũng đã khẳng định: “Mọi người lao động trực tiếp trong xã hộihoặc chung thực hiện trên quy mô tương đối lớn, ở mức độ ít hay nhiều đềucần đến quản lý” [17, tr.34]; PGS.TS Đặng Quốc Bảo quan niệm rằng: “Quản

lý về bản chất bao gồm quá trình “quản” và quá trình “lý” Quản là coi sóc,giữ gìn nhằm ổn định hệ thống Lý là thanh lý, xử lý, biện lý, sửa sang, chỉnhđốn nhằm làm cho hệ thống phát triển

Hệ thống ổn định mà không phát triển tất yếu dẫn đến suy thoái

Hệ thống phát triển mà thiếu ổn định tất yếu dẫn đến rối ren

Như vậy: quản lý = ổn định + phát triển

Trang 27

Trong “quản lý” phải có mầm mống của “lý” và trong “lý” phải có hạtnhân của “quản” Điều này tạo ra mối quan hệ hiện thực: ổn định đi tới sựphát triển, phát triển trong thế ổn định” [1, tr.176].

Quản lý là: “Hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định củachủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý)trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của

tổ chức” [2, tr.326]

Kế thừa những nhân tố hợp lý của các cách tiếp cận và quan niệm vềquản lý trong lịch sử tư tưởng quản lý, có thể đưa ra khái niệm về quản lý nhưsau: quản lý là tổng hợp sự tác động có ý thức, có định hướng, có chủ đích,bằng quyền lực, theo quy trình của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý đểphối hợp các nguồn lực, nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức trong nhữngđiều kiện môi trường nhất định

Như vậy, quản lý là một hệ thống bao gồm những nhân tố cơ bản: chủ thểquản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý, công cụ, phương tiện quản lý, cáchthức quản lý (có ý thức, có định hướng, có chủ đích, bằng quyền lực, theo quytrình) và môi trường quản lý Những nhân tố đó có mối quan hệ và tác động qualại lẫn nhau để hoàn thành mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả

Có rất nhiều định nghĩa về Quản lý Song, từ những ý chung của cácđịnh nghĩa và xét quản lý với tư cách là một hành động, có thể định nghĩa:

“Quản lý là sự tác động có tổ chức, hướng đích của chủ thể quản lý tới đốitượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Hoạt động giáo dục là một hoạt động xã hội có tổ chức chặt chẽ, do vậykhông thể thiếu công tác quản lý Quản lý giáo dục là vấn đề mà từ trước đếnnay được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, đưa ra các khái niệm về nó

Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý giáo dục PGS.TS ĐặngQuốc Bảo nêu quan điểm: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt

Trang 28

động điều hành, phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tácđào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [2, tr.46]

Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch,hợp quy luật của các chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ vận hành theo đườnglối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhàtrường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dụcthế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới

về chất Quản lý giáo dục là sự tác động của hệ thống quản lý giáo dục củanhà nước từ trung ương đến địa phương, đến khách thể quản lý và hệ thốnggiáo dục quốc dân cũng như sự nghiệp giáo dục của mỗi địa phương nhằmđưa hoạt động giáo dục đến kết quả mong muốn

Từ nhận thức về quản lý nói chung và những cách tiếp cận về quản lýgiáo dục của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, chúng tôi quan niệm:quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch củacác chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong lĩnh vực hoạt động công tácgiáo dục, nhằm thực hiện có hiệu quả những mục tiêu giáo dục đề ra

Nghị quyết trung ương 4 khóa VII (1/1993) đã khẳng định: “Giáo dục

là quốc sách hàng đầu, giáo dục là động lực thúc đẩy sự phát triển, là hạ tầng

cơ sở xã hội, đầu tư cho giáo dục là một hướng đầu tư cho phát triển” [11].Quan điểm chỉ đạo đúng đắn này đã giúp giáo dục dần khẳng định được vị tríhàng đầu trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêucầu đổi mới đất nước Nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sựnghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình nhà trường và các loạihình giáo dục: khuyến khích huy động và tạo điều kiện để các tổ chức, cánhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục

Kế thừa những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện cải cách giáodục, trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng tình hình KT - XH hội đất nước trongnhững năm qua và dự báo xu thế phát triển trong những năm tiếp theo Đại hộiToàn quốc lần thứ XI của Đảng (4/2011) tiếp tục xác định tại Cương lĩnh xây

Trang 29

dựng đất nước trong thời kì quá độ đi lên xây dựng CNXH: “Phát triển giáodục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Namtheo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc

tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên vàcán bộ quản lý là khâu then chốt, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh,kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội” [15, tr.130-131]

Trên cơ sở nhận thức đúng tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế hiệnnay, mục tiêu tổng quát được xác định trong chiến lược phát triển KT-XH

2011 - 2020 là: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước côngnghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương,đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt;độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế củaViệt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc đểphát triển cao hơn trong giai đoạn sau” [26] Để thực hiện được mục tiêu nàyđòi hỏi phải phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó tiếp tục khẳngđịnh phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Định hướng chiến lược pháttriển giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ đến năm 2020của Đảng đã chỉ rõ: “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coitrọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khảnăng lập nghiệp Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục Thực hiện kiểm định chấtlượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học Xây dựng môi trường giáo dụclành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội, thựchiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xã hội trong giáo dục”

Giữ vững vai trò nòng cốt của trường công lập đi đôi với đa dạng hóacác loại hình giáo dục và đào tạo Mục tiêu cơ bản của đa dạng hóa giáo dục

là nhằm đẩy nhanh quá trình “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài” nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực, trình độ văn hoá, kỹ năngnghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, đáp ứng những yêu cầu thực tiễn đặt racủa xã hội trong thời kỳ mới Các lực lượng xã hội và cá nhân có thể tham gia

Trang 30

trực tiếp vào quá trình giáo dục bằng việc tổ chức các cơ sở giáo dục khác bêncạnh các cơ sở giáo dục của nhà nước như bán công, dân lập, tư thục, các lớpcho trẻ mồ côi, khuyết tật, ngoài hình thức học tập chính quy, tập trung còn

có các hình thức học tập khác, như: đào tạo tại chức, từ xa, đào tạo trực tuyếntrên mạng internet Làm cho mọi người dễ tìm đến kiến thức khoa học phùhợp với hoàn cảnh của mình để nâng cao trình độ Chính bản thân giáo dụcchính quy, các trường công lập cũng phải đa dạng hóa các phương thức đàotạo, các hình thức tổ chức nhà trường

Cộng đồng trách nhiệm: huy động xã hội tham gia xây dựng môitrường thuận lợi cho giáo dục, tham gia vào quá trình giáo dục

Môi trường đề cập ở đây chính là gia đình, nhà trường, xã hội Giáodục là một hiện tượng đặc biệt của xã hội, không thể tách giáo dục ra khỏi đờisống cộng đồng Vì vậy giáo dục phải dựa vào lực lượng toàn xã hội để đảmbảo môi trường trên được lành mạnh, thống nhất, tác động tích cực đến việchình thành và phát triển nhân cách của học sinh

Xây dựng môi trường nhà trường bằng cách huy động lực lượng toàn

xã hội để xây dựng cảnh quan, cơ sở hạ tầng, nền nếp kỷ cương, quan hệ giữathầy và trò, giữa thầy trò với nhân dân địa phương Đây chính là việc xâydựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người Nhà trường phải biết tập hợpcác lực lượng xã hội, phát huy khai thác tiềm năng giáo dục của họ để tạo ranhiều tác động mang tính tích cực

Gia đình là môi trường chính yếu trong việc hình thành và phát triểnnhân cách, là nhân tố quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ Bác Hồ đã đềcập đến “gia đình học hiệu” Đảng ta đã xác định: gia đình là tế bào của xãhội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọnggiáo dục nếp sống và hình thành nhân cách Có thể xem gia đình là “một thiếtchế xã hội”, là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển xã hội, có vai trò đặcbiệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy và truyền thụ những giá trị vănhóa tinh thần của dân tộc Gia đình là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi cá

Trang 31

nhân Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi gia đình đều tốt thì xã hội mới tốtđẹp Do đó, huy động các lực lượng xã hội chăm lo giáo dục môi trường giađình chính là huy động lực lượng xã hội chăm lo giáo dục

Để tạo môi trường trong sạch, thuận lợi cho việc hình thành và pháttriển nhân cách, chúng ta phải xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, vănminh Các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa phải tuân thủ theo pháp luật

và lành mạnh Các hiện tượng tiêu cực phải được đẩy lùi Có như vậy, môitrường giáo dục ngoài nhà trường mới có thể tác động tích cực tới học sinh.Điều đó đòi hỏi mỗi người trong cộng đồng dân cư phải tích cực tham gia xâydựng môi trường giáo dục Ngoài ra môi trường thiên nhiên nếu được chămsóc, bảo vệ một cách có ý thức cũng tác động đến việc hình thành nhữngphẩm chất tốt đẹp trong nhân cách của thế hệ trẻ

Huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển nhà trường Cộngđồng góp phần cùng nhà trường hình thành, duy trì sự ổn định và làm chobiến đổi trạng thái của hệ thống nhà trường phát triển theo một hướng nhấtđịnh Cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển nhà trường bao gồm cảnhững việc tham gia quản lý nhà trường đến các hình thức cộng đồng chia sẻtrách nhiệm với bộ máy nhà nước đối với việc quản lý điều hành, hỗ trợ cáchoạt động giáo dục thông qua các hình thức tự nguyện

Trước thời kỳ đổi mới, sự quan tâm hỗ trợ còn hạn chế, do vậy hầunhư tình trạng khoán trắng cho ngành GD, chưa chú ý đầu tư cho GD cònkhá phổ biến, dẫn đến hiệu quả GD thấp Ngày nay, với nhận thức mới: conngười vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển KT - XH; conngười là trung tâm của sự phát triển bền vững, đồng thời vừa là tác nhân,vừa là mục đích của sự phát triển Đầu tư phát triển giáo dục là đầu tư pháttriển nguồn lực con người, vì vậy Đảng, Nhà nước ta đã xác định giáo dục

là quốc sách hàng đầu Bằng các giải pháp như: “Tăng dần tỷ trọng chingân sách cho giáo dục đào tạo, huy động các nguồn đầu tư cho giáo dụctrong nhân dân, viện trợ của các tổ chức quốc tế kể cả vay vốn của nước

Trang 32

ngoài để phát triển giáo dục Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các

tổ chức xã hội, mọi gia đình và mọi người cùng với ngành giáo dục đào tạochăm lo xây dựng sự nghiệp giáo dục theo phương châm Nhà nước và nhândân cùng làm” [12, tr.22]

Ở nước ta nền kinh tế chưa phát triển mạnh, sự đầu tư của Nhà nước cònhạn chế, vì vậy huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển nhà trường

là việc làm cần thiết Huy động cộng đồng tham gia theo hướng: tăng cường sựđầu tư của Nhà nước cho giáo dục và huy động sự giúp đỡ của cộng đồng vềnhân lực, vật lực, tài lực để tăng thêm các điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảocho giáo dục phát triển Huy động nhân lực nhằm tạo điều kiện để phát triển trítuệ học sinh, giúp đỡ con em các gia đình nghèo có điều kiện để đi học Vậnđộng dân chủ hóa trường học, nhằm thu hút cộng đồng tham gia tích cực vào việcquản lý trường học, gắn bó xã hội với nhà trường, cộng đồng

Trong quá trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lý giáo dục, các nhànghiên cứu giáo dục đã đưa ra những khái niệm khác nhau về quản lý giáodục nhưng tựu chung thì Quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động có tổchức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lýđến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và củatoàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định

1.2.1.3 Quản lý nhà trường

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường ở Việt Nam làthực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm, đưa nhàtrường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mụctiêu đào tạo với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [25]

1.2.2 Học sinh giỏi, học sinh giỏi trung học cơ sở

1.2.2.1 Học sinh giỏi

Là học sinh có tiềm năng của sự “thông thạo” Khái niệm học sinh giỏiliên quan mật thiết đến khái niệm năng lực, tài năng và năng khiếu của họcsinh

Trang 33

Năng lực: Là những đặc điểm tâm lý cá biệt ở mỗi con người, tạo

thành điều kiện quy định tốc độ, chiều sâu của việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng,

kỹ xảo để đáp ứng yêu cầu và hoàn thành xuất sắc một hoạt động nhất định

Tài năng: Trình độ cao của năng lực là tài năng, tài năng là một tổ

hợp các năng lực tạo tiền đề thuận lợi cho con người sáng tạo, thực hiệnnhiệm vụ đạt hiệu quả cao Tài năng được rèn luyện, hình thành trong quátrình hoạt động của con người Người có năng khiếu được phát hiện, bồidưỡng kịp thời thì có nhiều cơ hội trở thành tài năng

Năng khiếu: Là “mầm mống” của tài năng, là tín hiệu của tài năng

trong tương lai Năng khiếu không được tạo ra mà chỉ được tìm ra, phát hiệnthấy ở trẻ em Năng khiếu có liên quan tới một số yếu tố bên trong dựa trênnhững tư chất bẩm sinh - di truyền thể hiện ở các tố chất sinh lý

1.2.2.2 Học sinh giỏi trung học cơ sở

Học sinh giỏi về một môn học nào đó là sự đánh giá, ghi nhận kếtquả học tập mà các em đạt được ở mức độ cao so với mục tiêu môn học ởtừng lớp và cả cấp trung học cơ sở (THCS) Kết quả ở mỗi môn học củahọc sinh được thể hiện thông qua kiến thức và kỹ năng mà các em có được,đồng thời còn thể hiện ở trình độ tư duy, qua thái độ và cách ứng xử, quacách vận dụng kiến thức và kỹ năng trong cuộc sống thường ngày

1.2.3 Bồi dưỡng học sinh giỏi

Theo Từ điển Giáo dục học 2001, bồi dưỡng được định nghĩa nhưsau: “Bồi dưỡng là quá trình trang bị thêm kiến thức, kỹ năng nhằm mụcđích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể”[38]

Bồi dưỡng HSG là chủ động tạo ra môi trường và những điều kiệnthích hợp cho người học phát huy cao độ nội lực của mình, đi đôi với việctiếp nhận một cách thông minh, hiệu quả ngoại lực (người thầy có vai tròquan trọng hàng đầu trong môi trường có tính ngoại lực); mà cốt lõi là giúpcho người học về phương pháp, biết cách học, cách nghiên cứu, cách tư duy,

Trang 34

cách tự đánh giá, tận dụng phương tiện hiện đại nhất để tìm kiếm, thu thập

và xử lý thông tin để tự học, tự bồi dưỡng

1.2.4 Chất lượng, chất lượng giáo dục

Trong hai thập kỷ vừa qua, có nhiều thuyết đảm bảo chất lượng bắtđầu xuất hiện ở châu Âu và một vài thuyết trong số đó đã trở thành nổi tiếngtrên thế giới Trước đây, mô hình kiểm soát chất lượng thường được sửdụng để kiểm tra chất lượng và mô hình này có nguồn gốc từ sản xuấthàng hóa Hiện nay, các lý thuyết có liên quan đến đảm bảo chất lượngnhư Tiêu chuẩn hoá quốc tế dành cho các cơ quan, tổ chức (ISO) vàQuản lý chất lượng toàn diện xuất phát từ kinh doanh và công nghiệp đãđược đưa vào giáo dục Một vài phiên bản của các mô hình đảm bảo chấtlượng đã xuất hiện như: giải thưởng chất lượng quốc gia Baldrige ở Hoa kỳ,các giải thưởng chất lượng ở Châu Âu hoặc một số nước khác, đặc biệt

có một số đã được áp dụng vào giáo dục Ở giáo dục Việt Nam, có một sốngười còn nhầm lẫn giữa kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng Vìvậy, việc phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm và hệ thống đảmbảo là cần thiết cho chúng ta và cũng là nội dung chính của phần này

1.2.4.1 Các quan niệm về chất lượng, chất lượng giáo dục

Chất lượng luôn là vấn đề quan trong nhất của tất cả các trườnghọc,và việc phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo bao giờ cũng được xem

là nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở giáo dục nào Mặc dù có tầmquan trọng như vậy nhưng chất lượng vẫn là một khái niệm khó định nghĩa,khó xác định, khó đo lường và cách hiểu của người này cũng khác với cáchhiểu của người kia Chất lượng có một loạt định nghĩa trái ngược nhau vàrất nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này đã diễn ra tại các diễn đànkhác nhau mà nguyên nhân của nó là thiếu một cách hiểu thống nhất về bảnchất của vấn đề Dưới đây là 6 quan điểm về chất lượng trong giáo dục

Trang 35

- Thứ nhất: Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu vào”

Một số nước phương Tây có quan điểm cho rằng “Chất lượng mộttrường học phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng đầu vào của trường đó”.Quan điểm này được gọi là “quan điểm nguồn lực” có nghĩa là:

Nguồn lực = Chất lượngTheo quan điểm này, một trường học tuyển được học sinh giỏi, có độingũ cán bộ giảng dạy uy tín, có nguồn tài chính cần thiết để trang bị cácphòng thí nghiệm, phòng thực hành, các thiết bị tốt nhất được xem là trường

có chất lượng cao

Quan điểm này đã bỏ qua sự tác động của quá trình đào tạo diễn rarất đa dạng và liên tục trong một thời gian d ài trong trường T H C S Thực tế, theo cách đánh giá này, quá trình đào tạo được xem là một “hộpđen”, chỉ dựa vào sự đánh giá “đầu vào” và phỏng đoán chất lượng “đầura” Sẽ khó giải thích trường hợp một trường học có nguồn lực “đầu vào”dồi dào nhưng chỉ có những hoạt động giáo dục hạn chế; hoặc ngược lại,một trường có những nguồn lực khiêm tốn, nhưng đã cung cấp cho học sinhmột chương trình giáo dục hiệu quả

Thứ hai: Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu ra”

Một quan điểm khác về chất lượng giáo dục (CLGD) cho rằng “đầura” của giáo dục có tầm quan trọng hơn nhiều so với “đầu vào” của quátrình đào tạo “Đầu ra” chính là sản phẩm của giáo dục được thể hiệnbằng mức độ hoàn thành chương trình giáo dục THCS

Có 2 vấn đề cơ bản có liên quan đến cách tiếp cận chất lượng giáodục này Một là, mối liên hệ giữa “đầu vào” và “đầu ra” không được xemxét đúng mức Trong thực tế mối liên hệ này là có thực, cho dù đó khôngphải là quan hệ nhân quả Một trường có khả năng tiếp nhận các học sinhxuất sắc, không có nghĩa là học sinh của họ sẽ tốt nghiệp loại xuất sắc Hai

là, cách đánh giá “đầu ra” của các trường rất khác nhau

Trang 36

Thứ ba: Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị gia tăng”

Quan điểm thứ ba về CLGD cho rằng một trường học có tác độngtích cực tới học sinh khi nó tạo ra được sự khác biệt trong sự phát triển

về trí tuệ và cá nhân của học sinh “Giá trị gia tăng” được xác định bằng giátrị của “đầu ra” trừ đi giá trị của “đầu vào”, kết quả thu được là “giá trị giatăng” mà trường học đã đem lại cho học sinh và được đánh giá là CLGD

Nếu theo quan điểm này về CLGD, một loạt vấn đề phương phápluận nan giải sẽ nảy sinh: khó có thể thiết kế một thước đo thống nhất đểđánh giá chất lượng “đầu vào” và “đầu ra” để tìm ra được hiệu số củachúng và đánh giá chất lượng của trường đó Hơn nữa các trường trong hệthống giáo dục quốc dân lại rất đa dạng, không thể dùng một bộ công

cụ đo duy nhất cho tất cả các trường học Vả lại, cho dù có thể thiết kếđược bộ công cụ như vậy, giá trị gia tăng được xác định sẽ không cungcấp thông tin gì cho chúng ta về sự cải tiến quá trình đào tạo trong từngtrường học

Thứ tư: Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị học thuật”

Đây là quan điểm truyền thống của nhiều trường học phương Tây,chủ yếu dựa vào sự đánh giá của các chuyên gia về năng lực học thuật củađội ngũ cán bộ giảng dạy trong từng trường trong quá trình thẩm địnhcông nhận CLGD Điều này có nghĩa là trường học nào có đội ngũ giáo viên

có uy tín cao thì được xem là trường có chất lượng cao

Điểm yếu của cách tiếp cận này là ở chỗ, cho dù năng lực học thuật

có thể được đánh giá một cách khách quan, thì cũng khó có thể đánh giánhững cuộc cạnh tranh của các trường học Ngoài ra, liệu có thể đánh giáđược năng lực chất xám của đội ngũ cán bộ giảng dạy khi xu hướng chuyênngành hoá ngày càng sâu, phương pháp luận ngày càng đa dạng

Thứ năm: Chất lượng được đánh giá bằng “Văn hoá tổ chức riêng”

Quan điểm này dựa trên nguyên tắc các trường học phải tạo ra được

“Văn hoá tổ chức riêng” hỗ trợ cho quá trình liên tục cải tiến chất lượng Vì

Trang 37

vậy, một trường được đánh giá là có chất lượng khi nó có được “Văn hoá tổchức riêng” với nét đặc trưng quan trọng là không ngừng nâng cao chấtlượng đào tạo Quan điểm này bao hàm cả các giả thiết về bản chất của chấtlượng và bản chất của tổ chức Quan điểm này được mượn từ lĩnh vực côngnghiệp và thương mại nên khó có thể áp dụng trong lĩnh vực giáo dục.

Thứ sáu: Chất lượng được đánh giá bằng “Kiểm định”

Quan điểm này về CLGD xem trọng quá trình bên trong trườnghọc và nguồn thông tin cung cấp cho việc ra quyết định Nếu kiểm toán tàichính xem xét các tổ chức có duy trì chế độ sổ sách tài chính hợp lý không,thì kiểm định chất lượng quan tâm xem các trường học có thu thập đủ thôngtin phù hợp và những người ra quyết định có đủ thông tin cần thiết haykhông, quá trình thực hiện các quyết định về chất lượng có hợp lý và hiệuquả không Quan điểm này cho rằng nếu một cá nhân có đủ thông tin cầnthiết thì có thể có được các quyết định chính xác và CLGD được đánh giáqua quá trình thực hiện, còn “Đầu vào” và “Đầu ra” chỉ là các yếu tố phụ

Điểm yếu của cách đánh giá này là sẽ khó lý giải những trường hợpkhi một cơ sở giáo dục có đầy đủ phương tiện thu thập thông tin, song vẫn

có thể có những quyết định chưa phải là tối ưu

- Định nghĩa của Tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục quốc tế

Ngoài 6 định nghĩa trên, Tổ chức Đảm bảo chất lượng giáo dục quốc

tế đã đưa ra 2 định nghĩa về CLGD là tuân theo các chuẩn quy định và đạtđược các mục tiêu đề ra

Theo định nghĩa thứ nhất, cần có Bộ tiêu chí chuẩn cho giáo dục vềtất cả các lĩnh vực và việc kiểm định chất lượng một trường học sẽ dựavào Bộ tiêu chí chuẩn đó Khi không có Bộ tiêu chí chuẩn việc thẩm địnhCLGD sẽ dựa trên mục tiêu của từng lĩnh vực để đánh giá Những mục tiêunày sẽ được xác lập trên cơ sở trình độ phát triển KT - XH của địa phương

và những điều kiện đặc thù của trường đó

Trang 38

Như vậy, để đánh giá chất lượng giáo dục của một trường cần dùng

Bộ tiêu chí có sẵn; hoặc dùng các chuẩn đã quy định; hoặc đánh giá mức độthực hiện các mục tiêu đã định sẵn từ đầu của trường Trên cơ sở kết quảđánh giá, các trường học sẽ được xếp loại theo 3 cấp độ: chất lượng tốt;chất lượng đạt yêu cầu; chất lượng không đạt yêu cầu Cần chú ý là các tiêuchí hay các chuẩn phải được lựa chọn phù hợp với mục tiêu kiểm định.Chất lượng là một khái niệm động nhiều chiều và nhiều học giả chorằng không cần thiết phải tìm cho nó một định nghĩa chính xác Tuy vậy,việc xác định một số cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề này là điềunên làm và có thể làm được

1.2.4.2 Những cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề chất lượng, chất lượng giáo dục

- Khái niệm truyền thống về chất lượng

Theo khái niệm truyền thống về chất lượng, một sản phẩm có chấtlượng là sản phẩm được làm ra một cách hoàn thiện, bằng các vật liệu quýhiếm và đắt tiền Nó nổi tiếng và tôn vinh thêm cho người sử hữu nó Tuynhiên, khái niệm về chất lượng như vậy khó có thể dùng để đánh giá chấtlượng trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân Cách tiếp cận truyền thống

đã tuyệt đối hoá khái niệm chất lượng

- Chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn (thông số kỹ thuật)

Cách tiếp cận chất lượng từ góc độ tiêu chuẩn hay các thông số kỹthuật có nguồn gốc từ ý niệm kiểm soát chất lượng trong các ngành sản xuất

và dịch vụ Trong bối cảnh này tiêu chuẩn được xem là công cụ đo lường,hoặc bộ thước đo - một phương tiện trung gian để miêu tả những đặc tínhcần có của một sản phẩm hay dịch vụ Chất lượng của sản phẩm hay dịch vụđược đo bằng sự phù hợp của nó với các thông số hay tiêu chuẩn được quyđịnh trước đó

Trong giáo dục, cách tiếp cận này tạo cơ hội cho các trường họcmuốn nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo có thể đề ra các tiêu chuẩn

Trang 39

nhất định về các lĩnh vực trong quá trình giáo dục và đào tạo của nhà trường

và phấn đấu theo các chuẩn đó

Nhược điểm của cách tiếp cận này là nó không nêu rõ các tiêu chuẩnnày được xây dựng nên trên cơ sở nào Hơn nữa thuật ngữ tiêu chuẩn cho

ta ý niệm về một hình mẫu tĩnh tại, nghĩa là một khi các thông số kỹthuật đã được xác định thì không phải xem xét lại chúng nữa Trong khikhoa học, kỹ thuật và công nghệ đang có những bước tiến mới, tri thứcloài người ngày càng phong phú thì “tiêu chuẩn” của giáo dục không thể làmột khái niệm tĩnh

- Chất lượng là sự phù hợp với mục đích

Cách tiếp cận khái niệm chất lượng được đa số các nhà hoạch địnhchính sách và quản lý giáo dục, kể cả tổ chức Đảm bảo chất lượng giáo dụcquốc tế sử dụng là tính phù hợp với mục đích - hay đạt được các mục đích

đề ra trước đó Những người ủng hộ cách tiếp cận này cho rằng chấtlượng không có ý nghĩa gì nếu không gắn với mục đích của sản phẩm haydịch vụ đó Chất lượng được đánh giá bởi mức độ mà sản phẩm hay dịch vụđáp ứng được mục đích đã tuyên bố

Cách tiếp cận này cho phép cung cấp một hình mẫu để xác định cáctiêu chí mà một sản phẩm hay dịch vụ cần có Nó là một khái niệm động,phát triển theo thời gian, tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội của đấtnước và tùy thuộc vào đặc thù của từng loại trường và có thể sử dụng

để phân tích chất lượng giáo dục ở các cấp độ khác nhau

Còn nếu để xét chất lượng về một khoá học nào đó thì chất lượng sẽđược xem xét trên góc độ là khối lượng, kiến thức, kỹ năng, mà khoá học đãcung cấp, mức độ nắm, sử dụng các kiến thức và kỹ năng của học sinh saukhoá học, Nhược điểm của cách tiếp cận này là rất khó xác định mục tiêucủa giáo dục trong từng thời kỳ và cụ thể hoá nó cho từng khối trường,từng trường cụ thể, thậm chí cho từng lớp, hay khoá đào tạo Hơn nữa giáodục có thể có nhiều mục đích, một số mục đích cụ thể có thể xung đột với

Trang 40

nhau (như giữa yêu cầu tăng quy mô và nâng cao chất lượng) và trongtrường hợp đó cũng khó có thể đánh giá chất lượng của một trường học.

- Chất lượng với tư cách là hiệu quả của việc đạt mục đích của trường học

Đây là một phiên bản của cách tiếp cận trên Theo cách hiểu này, mộttrường học có chất lượng cao là trường tuyên bố rõ ràng sứ mạng (mụcđích) của mình và đạt được mục đích đó một cách hiệu quả và hiệu suấtnhất Cách tiếp cận này cho phép các trường tự quyết định các tiêuchuẩn chất lượng và mục tiêu đào tạo của trường mình Thông qua kiểmtra, thanh tra chất lượng các tổ chức hữu quan sẽ xem xét, đánh giá hệthống đảm bảo chất lượng của trường đó có khả năng giúp nhà trường hoànthành sứ mạng một cách hiệu quả và hiệu suất cao nhất không? Mô hìnhnày đặc biệt quan trọng đối với các trường có nguồn lực hạn chế, giúp cácnhà quản lý có được cơ chế sử dụng hợp lý, an toàn những nguồn lực củamình để đạt tới mục tiêu đã định từ trước một cách hiệu quả nhất

- Quan niệm về chất lượng trong giáo dục

Mặc dù khó có thể đưa ra được một định nghĩa về chất lượng tronggiáo dục mà mọi người đều thừa nhận, song các nhà nghiên cứu cũng cốgắng tìm ra những cách tiếp cận phổ biến nhất Cơ sở của các cách tiếp cậnnày xem chất lượng là một khái niệm mang tính tương đối, động, đa chiều

và với những người ở các cương vị khác nhau có thể có những ưu tiên khácnhau khi xem xét nó Ví dụ, đối với cán bộ giảng dạy và học sinh thì ưutiên của khái niệm chất lượng phải là ở quá trình giáo dục, là cơ sở vậtchất kỹ thuật phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập Do vậy, khôngthể nói tới chất lượng như một khái niệm nhất thể, chất lượng cần được xácđịnh kèm theo với mục tiêu hay ý nghĩa của nó và ở khía cạnh này, mộttrường học có thể có chất lượng cao ở một lĩnh vực này nhưng ở một lĩnhvực khác lại có thể có chất lượng thấp

Ngày đăng: 20/07/2015, 08:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Đặng Quốc Bảo, (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, trường cán bộ quản lý Giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý giáo dục, trườngcán bộ quản lý Giáo dục và đào tạo
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
[2] Đặng Quốc Bảo, (2002), Quản lý - Quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Nhà nước, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý - Quản lý giáo dục, Trường Cán bộquản lý giáo dục Nhà nước
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (1995), 50 năm phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 50 năm phát triển sự nghiệp Giáodục và Đào tạo
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2000), Hệ thống Hóa văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục - đào tạo, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống Hóa văn bản quy phạmpháp luật về giáo dục - đào tạo
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2005), Tìm hiểu Luật Giáo dục 2005, NXB GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu Luật Giáo dục 2005
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2005
[10] Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá, (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, NXB Thanh Hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộtỉnh lần thứ XVII
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá
Nhà XB: NXB Thanh Hoá
Năm: 2010
[11] Đảng Cộng sản Việt Nam, (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 BCH TW khóa VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 BCHTW khóa VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1993
[12] Đảng Cộng sản Việt Nam, (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCH TW khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCHTW khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1997
[13] Đảng Cộng sản Việt Nam, (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toànquốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
[15] Đảng Cộng sản Việt Nam, (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toànquốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2011
[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2011), Thông tư số 56/2011/TT-BGDĐT ngày 25/11/2011, Ban hành Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Khác
[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2009), Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009, về việc Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở Khác
[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011, Ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học Khác
[14] Đảng Cộng sản Việt Nam, (2002), Thông báo Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w