Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 130 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
130
Dung lượng
839,5 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HÀ HUY ĐẠI MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT VIỆT-ĐỨC NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN– 2014 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HÀ HUY ĐẠI MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT VIỆT– ĐỨC NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ : 60.14.01.14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HÀ VĂN HÙNG NGHỆ AN – 2014 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban lãnh đạo nhà trường, tập thể Thầy, Cô giáo Phòng sau đại học, Khoa giáo dục học Trường đại học Vinh đã tạo điều kiện, tận tình giảng dạy truyền đạt kiến thức, hướng dẫn học tập và nghiên cứu trong thời gian khóa học. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hà Văn Hùng, người Thầy hướng dẫn khoa học, đã hướng dẫn trực tiếp tôi hoàn thành luận văn này. Xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo, cán bộ, giáo viên Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt – Đức Nghệ An. Nơi tôi làm việc và tìm hiểu về trường cũng như cung cấp các số liệu để hoàn thành luận văn, đặc biệt sự ủng hộ quý báu của Ban giám hiệu nhà trường đã góp ý tư vấn, cung cấp nhiều tài liệu trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn UBND Tỉnh Nghệ An, Sở LĐTB & XH Tỉnh Nghệ An, Lãnh đạo, cán bộ công nhân viên các Doanh nghiệp đối tác đã hỗ trợ, động viên, khuyến khích trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã giành mọi tình cảm động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để bạn thân tôi có được một kết quả tốt đẹp. Luận văn này chỉ là bước khởi đầu của quá trình nghiên cứu khoa học, nên sẽ có những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ dẫn và góp ý của Quý Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Nghệ An, tháng 04 năm 2014 Tác giả Hà Huy Đại NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN TT CHỮ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI 1 BLĐTB&XH Bộ lao động thương binh và xã hội 2 UBND Uỷ ban nhân dân 3 SLĐTB&XH Sở lao động thương binh và xã hội 4 CB Cán bộ 5 CBQL Cán bộ quản lí 6 CNH - HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá 7 CNV Công nhân viên 8 CSVC Cơ sở vật chất 9 CĐN Cao đẳng nghề 10 CTMT Chương trình mục tiêu 11 GD - ĐT Giáo dục - Đào tạo 12 ĐTN Đào tạo nghề 13 GV Giảng viên, Giáo viên 14 HSSV Học sinh sinh viên 15 KHCN Khoa học công nghệ 16 KHKT Khoa học kỹ thuật 17 KTXH Kinh tế xã hội 18 TCCN Trung cấp chuyên nghiệp 19 TCN Trung cấp nghề 20 SPKT Sư phạm kỹ thuật 21 XHCN Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC MỞ ĐẦU 01 1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………… 01 2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………… 04 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu………………………………………04 4. Giả thuyết khoa học………………………………………………………04 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu……………………………………… 04 6. Nhóm phương pháp nghiên cứu………………………………………… 05 7. Những đóng góp của luận văn……………………………………………06 8. Cấu trúc luận văn…………………………………………………………06 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI……………………………… 07 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 07 1.2. Một số khái niệm cơ bản 09 1.2.1. Khái niệm quản lí, quản lí giáo dục đào tạo 09 1.2.2. Khái niệm nghề, đào tạo nghề .15 1.2.3. Quản lí công tác đào tạo nghề 19 1.2.4. Các yếu tố của quá trình đào tạo nghề 20 1.2.4.1. Mục tiêu của đào tạo nghề 20 1.2.4.2. Nội dung của đào tạo nghề 21 1.2.4.3. Phương pháp đào tạo nghề 21 1.2.4.4. Hoạt động dạy nghề và học nghề 22 1.2.4.5. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghề 22 1.2.5. Chất lượng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề 23 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả việc quản lí đào tạo nghề 28 1.3.1. Những yếu tố khách quan. 29 1.3.2. Những yếu tố chủ quan. 33 Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI………………………… 37 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội, nhu cầu lao động của tỉnh Nghệ An và thành phố Vinh….……… 37 2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tại tỉnh Nghệ An và thành phố Vinh 37 2.1.2. Tình hình nguồn nhân lực và nhu cầu lao động phục vụ mục tiêu phát triển công nghiệp tại Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An 39 2.1.3. Nhu cầu cần nâng cao chất lượng đào tạo nghề 40 2.1.4. Hệ thống đào tạo nghề trong Tỉnh Nghệ An 41 2.2. Khái quát về truờng Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức Nghệ an 42 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển…… 42 2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường. 44 2.2.3. Quy mô ngành nghề đào tạo 48 2.2.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề của trường 50 2.2.5. Thực trạng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý 52 2.2.6. Thực trạng chương trình đào tạo 54 2.2.7. Công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề 58 2.2.8. Về năng lực tuyển sinh và kinh phí đào tạo 61 2.3. Một số kết luận về thực trạng chất lượng đào tạo nghề ở truờng Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức Nghệ an 63 2.3.1. Chất lượng học sinh sinh viên đầu vào 63 2.3.2. Chất lượng đào tạo–phương pháp giảng dạy,quy chế thi,kiểm tra 63 2.3.3. Về chất lượng đội ngũ giáo viên 64 2.3.4. Về Cơ sở vật chất, kinh phí và đội ngũ CBQL 65 2.3.5. Về chất lượng đầu ra (học sinh tốt nghiệp) 65 2.4. Nguyên nhân của những hạn chế trên 65 2.4.1. Xã hội và các khách hàng (Doanh nghiệp) của nhà trường chưa nhận thức đầy đủ 65 2.4.2. Trường đã chuyển sang thực hiện cơ chế tự chủ 66 2.4.3. Chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên 66 2.4.4. Cơ chế sử dụng giáo viên dạy nghề như là công chức nhà nước làm giảm động lực phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp của họ…………… 66 2.4.5. Trường chưa quan tâm xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa Nhà trường với Công ty, xí nghiệp, Doanh nghiệp………………………………….67 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ ĐÀO TẠO \NGHỀ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT VIỆT- ĐỨC NGHỆ AN… 68 3.1. Một số nguyên tắc đề xuất giải pháp 68 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 68 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ của các giải pháp 69 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 69 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 69 3.2. Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt – Đức Nghệ An 70 3.2.1. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ đội ngũ GV và CBQL…………………………… 70 3.2.2. Chú trọng công tác quản lí huy động các nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo 74 3.2.3. Xác định rõ mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo trong xu thế mở rộng qui mô đào tạo nghề 78 3.2.4. Đổi mới nội dung chương trình, giáo trình đào tạo theo hướng gắn với yêu cầu thực tế sản xuất, phù hợp với yêu cầu hiện tại của thị trường lao động 79 3.2.5. Quản lí tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề 82 3.2.6. Quản lí chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh của giáo viên và học sinh sinh viên 85 3.2.7. Đẩy mạnh công tác liên kết trong đào tạo để nâng cao trình độ cho giáo viên, tăng nguồn thu bổ sung tài chính 88 3.3. Thăm dò tính cấp thiết và khả thi của các Giải pháp đã đề xuất 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94 I. Kết luận 94 II. Kiến nghị 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO……….……… 101 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bước sang thế kỷ thứ 21, vấn đề nguồn nhân lực ngày càng trở thành yếu tố quyết định đối với sự phát triển và thịnh vượng của mỗi Quốc gia. Việt Nam đang trong thời kỳ đầu của sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên việc đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực thì đào tạo nghề luôn được coi là vấn đề then chốt nhằm tạo ra đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ kiến thức chuyên môn, có kỹ năng và thái độ nghề nghiệp phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng sự biến đổi cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động. Nghị quyết Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ IX và kết luận Hội nghị lần thứ 6 của BCH Trung ương Đảng khoá IX nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Muốn cho sự nghiệp CNH-HĐH thành công, thì điều cốt lõi là phải phát huy tốt nhân tố con người. Bởi lẽ con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, giáo dục là nhân tố chủ yếu để hình thành và phát triển nhân cách con người, là chìa khoá mở cửa vào tương lai, là quốc sách hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực, là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn Quân, toàn Dân ta, trong đó vai trò của các Trường chuyên nghiệp, các cơ sở giáo dục đào tạo nghề là rất quan trọng. Nghệ An là một tỉnh công nghiệp có tiềm năng kinh tế lớn nằm trong vùng trọng điểm kinh tế miền trung là Hà tỉnh, Thanh Hóa và Nghệ An. Do vậy tỉnh Nghệ An nói riêng và khu vực Bắc miền trung của Tổ Quốc nói chung có nhu cầu rất lớn về lực lượng người lao động được đào tạo nghề. Trong các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, Nghệ An hiện có một hệ thống đào tạo nghề nghiệp với 60 cơ sở đào tạo ĐH, CĐ, TCCN, TCN, trong đó có 5 Trường Đại học, 7 trường Cao đẳng nghề, 10 trường Trung cấp nghề và hơn 38 trung tâm Hướng nghiệp, giáo dục thường xuyên và các cơ sở dạy nghề tư nhân ở các huyện, thị xã, thành phố tham gia dạy nghề thuộc các lĩnh vực. Theo đó đội ngũ CBQL và giáo viên dạy nghề không ngừng phát triển. Tuy nhiên cũng như cả nước, vấn đề đổi mới công tác quản lý dạy và học nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề hiện vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém đặt ra cần phải giải quyết trong thời gian tới. Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức Nghệ An được thành lập theo quyết định số 195/QĐ-UBND ngày 01/07/2007 của UBND tỉnh Nghệ An, trên cơ sở nâng cấp Trường trung cấp nghề kỹ thuật Việt Đức Nghệ An. Là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu dưới sự quản lý của UBND tỉnh Nghệ An, về nghề trực thuộc Sở LĐ TB & XH Nghệ An, Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức là một trường công lập của tỉnh được giao nhiệm vụ chính là công tác đào tạo nghề, cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề kỹ thuật cao của tỉnh, các tỉnh lân cận. Qua thời gian hơn 40 năm phấn đấu phát triển và trưởng thành, trường cũng đă đào tạo nhiều thế hệ công nhân kỹ thuật, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, và sơ cấp nghề đã và đang công tác hiệu quả ở trong tỉnh và các tỉnh bạn. Nhưng đứng trước yêu cầu mới trước xu thế phát triển như vũ bão ngày nay của lĩnh vực điện tử công nghệ thông tin và thiết bị viễn thông trên phạm vi Quốc gia và Quốc tế. Đội ngũ cán bộ của nhà trường hầu hết mới tốt nghiệp ở các trường Đại học, Cao đẳng kỹ thuật về để làm nhiệm vụ giảng dạy. Cơ sở vật chất các thiết bị dạy nghề trước đây phần lớn là của các nước Đông Âu và đă qua nhiều năm sử dụng nên đă xuống cấp và rất lạc hậu. Giáo trình giảng dạy chưa thay đổi kịp, việc đầu tư cho dạy nghề hạn chế. Trong những năm gần đây do tính chất xã hội hoá giáo dục, trước nhu cầu của cơ chế thị trường và xu thế phát triển của KHCN xây dựng trong nước cũng như hội nhập Quốc tế. Nhà [...]... tác quản lí quá trình đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng nghề 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp quản lí nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức nghệ An 4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu đề xuất được các giải pháp quản lí quá trình đào tạo nghề dựa trên những nét đặc thù của Nhà trường, phù hợp với thực tế và có tính khả thi cao thì sẽ góp phần nâng cao được chất lượng đào. .. lượng đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức Nghệ An 5 NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc quản lí quá trình đào tạo nghề có liên quan đến chất lượng đào tạo nghề trong trường cao đẳng nghề 5.1.2 Khảo sát thực trạng quản lí quá trình đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức Nghệ An 5.1.3 Đề xuất các biện pháp quản lí... Nghệ An 5.1.3 Đề xuất các biện pháp quản lí quá trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức Nghệ An 5.2 Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động quản lí đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề từ 2013 đến 2016 ở Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt – Đức Nghệ An 6 - NHÓM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận Phân tích, tổng hợp các Chủ trương,... lượng đào tạo nghề chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động đa dạng hiện nay của thị trường Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: Một số giải pháp Quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức Nghệ An nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên và đào tạo nghề của nhà trường nói riêng cũng như góp phần nâng. .. cao chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức Nghệ An đồng thời đã chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng và định hướng cách khắc phục - Đã đề xuất được một số giải pháp quản lí nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức Nghệ An 8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý. .. sở lí luận của công tác quản lí nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề nói chung và Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức Nghệ An nói riêng - Đã bổ sung một số luận điểm về công tác quản lí chương trình nội dung cũng như đánh giá, kiểm định chất lượng trong hoạt động đào tạo nghề * Về mặt thực tiễn: - Đã phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo cũng như quản lí nâng cao. .. hoạt động dạy nghề nói riêng Tuy nhiên việc đề xuất một số giải pháp quản lí nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng nghề nói chung và Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức Nghệ An nói riêng chưa được đề cập đến 1.2 Một số khái niệm cơ bản: 1.2.1 Khái niệm Quản lí, quản lí giáo dục đào tạo: a, Khái niệm về Quản lí Quản lí” là từ Hán Việt được ghép giữa từ Quản và từ “Lí” Quản là sự... tài Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài Chương 3: Một số giải pháp quản lí nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức Nghệ An Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, ở các nước tư bản phát triển như Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản đã quan tâm đến vấn đề đào tạo nghề và quản lí quá trình đào tạo nghề nhằm đáp ứng... đào tạo nghề của nhà trường nói riêng cũng như góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường dạy nghề khác trong tỉnh và ngoài tỉnh nói chung 2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề xuất một số giải pháp quản lí nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức nghệ An, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng tay nghề phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước... dù Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức nghệ An đã chú trọng, chủ động quan tâm đến việc duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề của Nhà trường còn tồn tại một số vấn đề như quá trình quản lí đào tạo nghề chưa đồng bộ từ mục tiêu, nội dung chương trình, đội ngũ giáo viên, phương pháp đào tạo, điều kiện cơ sở vật chất còn bất cập, hạn chế nên chất lượng . tác quản lí quá trình đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng nghề. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp quản lí nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức nghệ An. 4 DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HÀ HUY ĐẠI MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT VIỆT-ĐỨC NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ. Quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức Nghệ An nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên và đào tạo nghề của nhà trường