Tình hình nguồn nhân lực và nhu cầu lao động phục vụ mục tiêu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở trường cao đẳng nghề kỹ thuật việt đức nghệ an (Trang 47)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Tình hình nguồn nhân lực và nhu cầu lao động phục vụ mục tiêu

triển công nghiệp tại Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An.

Tuy vậy tỷ trọng các ngành nghề công nghiệp chiếm tỷ lệ 47,6%, nền kinh tế đa dạng về nhiều lĩnh vực của Thành phố Vinh hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn. Nhiều Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ không hoàn thành kế hoạch sản xuất, không đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng của Tỉnh và Thành phố đề ra.

Chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực là yếu tố cạnh tranh ảnh hưởng đến khả năng kêu gọi và thực hiện đầu tư: Nhiều dự án đầu tư đã chậm triển khai hoặc có nguy cơ dừng lại hay tạm ngừng do thiếu nguồn nhân lực phù hợp. Bài toán nguồn nhân lực vẫn còn là vấn đề tồn tại chưa được giải quyết triệt để trên các mặt: Cơ cấu ngành nghề, Các cấp trình độ, số lượng và chất lượng toàn diện. Trước xu thế cạnh tranh hầu hết các doanh nghiệp đều muốn chuyển đổi công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất. Theo khảo sát, có đến 68% Doanh nghiệp công nghiệp không hài lòng với chất lượng của cán bộ kỹ thuật. Song vì không tuyển được nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề để thích nghi với công nghệ mới và làm việc trong môi trường công nghiệp nên đa số doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, phải lệ thuộc chuyên gia nước ngoài. Điều này gây khó khăn cho việc tái cơ cấu đầu tư, tăng ngành nghề có hàm lượng chất xám, công nghệ kỹ thuật cao, đặc biệt khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế.

Số liệu của Trung tâm dự báo nhu cầu nguồn nhân lực lao động và thông tin thị trường lao động Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An cho biết, Từ năm 2013, lực lượng lao động kỹ thuật có trình độ từ Trung cấp, Cao đẳng, được đào tạo đáp ứng nhu cầu sản xuất theo công nghệ hiện đại càng ngày càng khan hiếm và sẽ tiếp tục gia tăng theo từng năm.

Theo định hướng phát triển ngành nghề tại Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An, từ nay đến năm 2020 phải chuyển dịch cơ cấu trên cơ sở thực hiện đổi mới công nghệ, phát triển các ngành nghề công nghệ tiên tiến, chuyển từ công nghiệp gia công lên công nghiệp chế tạo nhằm nâng cao giá trị gia tăng và khả

năng cạnh tranh. Để thực hiện được định hướng này, bên cạnh đầu tư trang thiết bị hiện đại còn phải nguồn nhân lực phù hợp, chính xác hơn là cần phải có nguồn nhân lực được đào tạo đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành nghề, đáp ứng đủ các cấp trình độ, có kiến thức và kỹ năng nghề ở trình độ để có khả năng tiếp nhận các kiến thức và công nghệ mới.

Khi nói đến thế mạnh của Việt Nam để phát triển nền kinh tế người ta thường nhắm tới nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng và lực lượng lao động dồi dào. Thực tế hai nhóm nhân tố trên chỉ đáp ứng được điều kiện cần ch sự phát triển nền kinh tế.

Với thế mạnh về lực lượng hiện nay chúng mới chỉ chiếm ưu thế về mặt số lượng nhưng lại yếu nghiêm trọng về mặt chất lượng vì vậy, nếu khộng kịp thời giải quyết bài toán về cơ cấu nguồn nhân lực, lao động Việt Nam sẽ có nguy cơ đánh mất cơ hội tham gia thị trường lao động quốc tế.

2.1.3. Nhu cầu cần nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề.

Theo mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2020 nước ta sẽ trỡ thành nước công nghiệp có trình độ phát triển với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Yêu cầu của một đất nước công nghiệp đòi hỏi nền kinh tế nước ta phải sở hữu một đội ngũ lao động kỹ thuật có đủ về số lượng, có kiến thức, kỹ năng nghề với cơ cấu và trình độ phù hợp. Mục tiêu này là thách thức to lớn đối với ngành dạy nghề và đòi hỏi dạy nghề phải đi trước một bước để chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nước trong giai đoạn mới.

Dự báo nếu không có cải biến lớn trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, khoảng 8 ÷ 10 năm nữa chúng ta phải nhập khẩu lao động, đương nhiên đó là lao động qua đào tạo, có chất lượng, nếu điều này xảy ra sẽ gây hiệu ứng tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong nước.

Do đó, để thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thể hiện tiềm năng phát triển của thành phố Vinh tỉnh Nghệ An và cả nước theo định hướng chiến lược của Trung Ương và Thành phố, công tác đào tạo nghề phải chủ động tạo ra một lực lượng lao động kỹ thuật được đào tạo chính quy, có chất lượng theo chuẩn mực được quốc tế công nhận.

2.1.4. Hệ thống trường đào tạo nghề trong tỉnh Nghệ An

Nghệ An hiện có 60 cơ sở đào tạo ĐH, CĐ, TCCN, TCN bao gồm 06 trường Đại học, 04 trường Cao đẳng chuyên nghiệp, 06 trường Cao đẳng nghề, 03 trường trung cấp chuyên nghiệp, 08 trường trung cấp nghề của Trung ương và điạ phương thuộc các lĩnh vực. Gồm các trường:

- Đại học Vinh Nghệ An.

- Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh Nghệ An. - Đại học Y khoa Vinh Nghệ An.

- Đại học vạn xuân Vinh Nghệ An. - Đại học Công nghiệp Vinh Nghệ An. - Đại học kinh tế Vinh

- Cao đẳng Sư phạm Vinh Nghệ An. - Cao đẳng Kinh tế Vinh Nghệ An. - Cao đẳng Y tế Vinh Nghệ An.

- Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Vinh Nghệ An. - Cao đẳng Nghề Kỹ thuật Việt Đức Vinh Nghệ An. - Cao đẳng Nghề Du lịch Vinh Nghệ An.ng

- Cao đẳng Nghề Việt Nam – Hàn Quốc Vinh Nghệ An. - Cao đẳng Nghề Số 1 Vinh Nghệ An.

- Cao đẳng Nghề Giao thông vận tải Vinh Nghệ An. - Cao đẳng Nghề Số 4 Bộ Quốc phòng Vinh Nghệ An. - Trung cấp Kinh tế Vinh Nghệ An.

- Trung cấp Xây dựng và nghiệp vụ Vinh Nghệ An. - Trung cấp Y tế Vinh Nghệ An.

- Trung cấp nghề Việt Anh

- Trung cấp nghề công nghệ Nghi Lộc Nghệ An

- Trung cấp nghề công nghiệp và xây dựng Vinh Nghệ An. - Trung cấp nghề Giao thông cơ điện Vinh Nghệ An.

- Trung cấp Nông lâm ngư nghiệp Nghi Lộc Nghệ An - Trung cấp nghề Yên Thành Nghệ An

- Trung cấp nghề công nghệ Quỳnh Lưu Nghệ An - Trung cấp nghề Đô Lương Nghệ An

+ Còn nhiều Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và xuất khẩu lao động đóng trên địa bàn Thành phố Vinh nói riêng và Tỉnh Nghệ An nói chung.

2.2. Khái quát về Truờng Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt-Đức Nghệ An2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trường kỹ thuật Việt- Đức Nghệ An được thành lập từ năm 1972 và được Chính phủ Cộng hoà dân chủ Đức hộ trợ đầu tư xây dựng lấy tên Trường Kỹ thuật Xây dựng Việt - Đức. Trường được quy hoạch xây dựng tổng thể hoàn chỉnh với các hạng mục công trình: Khu giảng đường, khu hiệu bộ, khu xưởng thực tập cho 6 nghề, Khu ký túc xá và vui chơi giải trí thể thao năm trong khuôn viên 4 ha.

- Năm 1980 trường được nhập với Trường Trung cấp xây dựng Hà Tỉnh - Năm 1997 UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 1865/QĐ-UB ngày 08/5/1997về việc hợp nhất từ 3 trường:

- Trường kỹ thuật giao thông. - Trường kỹ thuật cơ điện.

- Trường kỹ thuật xây dựng Việt - Đức Và lấy tên Trường Kỹ thuật Việt

- Đức Nghệ An trực thuộc Sở giáo dục – Đào tạo quản lý. Năm 2000 Trường

chuyển về trực thuộc Sở LĐTB&XH quản lý.

- Năm 2007 Trường được nâng cấp thành Trường cao đẳng nghề kỹ thuật Việt - Đức Nghệ An theo Quyết định 195/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 31/01/2007 của Bộ Trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội.

Trong suốt chặng đường 40 năm xây dựng và trưởng thành, tập thể CB, GV, CNV nhà trường đã nỗ lực phấn đấu vươn lên, vượt qua mọi khó khăn thách thức để mở rộng các ngành nghề đào tạo, góp phần đáng kể cho sự nghiệp xây dựng Đất nước, với các ngành nghề truyền thống mà Nhà trường đã đào tạo như: 05 ngành CĐN và TCN, 15 nghề hệ Cao đẳng và trung cấp nghề và 09 ngành nghề sơ cấp nghề.

Bên cạnh đó, hiện nhà trường còn đào tạo bồi dưỡng nâng bậc cho công nhân, đào tạo hướng nghiệp cho người Việt nam đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, liên kết đào tạo Đại học xây dựng với Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, liên kết đào tạo Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh với Viện Đại học mở Hà Nội,..

Với truyền thống 40 năm xây dựng và phát triển, tập thể lãnh đạo Nhà trường, cán bộ, giáo viên, công nhân viên đã luôn cố gắng nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức Nghệ An đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng:

- Năm 1987 Nhà nước tặng Huân chương Lao động Hạng ba. - Năm 1993 Nhà nước tặng Huân chương Lao động Hạng nhì . - Năm 2007 Nhà nước tặng Huân Chương Lao động hạng Nhất.

- 02 Huy chương vàng công trình chất lượng cao. - 11 Cờ thi đua xuất sắc.

- 01 đồng chí được tặng Huân chương lao động Hạng ba. - 02 đồng chí được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. - 01 đồng chí được tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

- 01 đồng chí được tặng Bằng khen lao động sáng tạo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

-05 đồng chí được tặng giải thưởng Nguyễn Văn Trổi - 25 Đồng chí đạt Danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp Tỉnh

- 16 lượt giáo viên Giải Nhất, Giải nhì, Giải Ba Hội thi giáo viên giỏi Cấp Toàn Quốc, 47 lượt giáo viên Giải Nhất, Nhì và Ba Hội thi giáo viên giỏi cấp ngành, tỉnh Nghệ An

- 02 học sinh đạt Danh hiệu học sinh Giỏi nghề Quốc tế, 27 lượt học sinh đạt Giải Nhất, Giải nhì Cấp Toàn Quốc, 84 lượt học sinh đạt Giải Nhất, Nhì Hội thi Học sinh giỏi nghề cấp ngành Xây dựng, tỉnh Nghệ An

- 22 Thiết bị đạt Giải Nhất, Giải Nhì và Giải Ba Hội thi Thiết bị dạy nghề tự làm cấp Toàn Quốc

sạch vững mạnh. Nhà trường giữ vững danh hiệu tiên tiến xuất sắc của tỉnh Nghệ An và Ngành xây dựng. Nhiều tập thể, cá nhân nhiều năm liền được tặng bằng khen của Bộ xây dựng, Bộ lao động TB&XH, của UBND tỉnh Nghệ An .

2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy:

Căn cứ quyết định số 195/QĐ-UBND ngày 01/07/2007 của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Nghệ An về việc thành lập Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức Nghệ An trực thuộc UBND Tỉnh Nghệ An và Điều lệ Trường Cao đẳng nghề và Quyết định số 2017/QĐ- TCDN ngày 02/08/2008 của Tổng cục Dạy nghề, cơ cấu tổ chức và nhân sự của Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt – Đức như sau:

- Hội đồng trường

- Hiệu trưởng , các Phó Hiệu trưởng. - Các hội đồng tư vấn. + Các phòng chức năng nghiệp vụ: - Phòng Đào tạo, - Phòng Tổ chức Hành chính, - Phòng Kế toán tài chính, - Phòng Kế hoạch, - Phòng Công tác HSSV, - Phòng liên kết đào tạo. + Các khoa đào tạo nghề:

- Khoa xây dựng, - Khoa Điện,

- Khoa Công nghệ ô tô, - Khoa Cơ khí ,

- Khoa học cơ bản, - Khoa đào tạo lái xe. + Các hội đồng tư vấn gồm: - Hội đồng đào tạo

- Hội đồng Thẩm định chương trình , giáo trình - Hội đồng Tuyển sinh (hệ dài hạn)

- Hội đồng Thi đua – Khen thưởng – Kỹ luật - Hội đồng Thi cuối khóa (hệ ngắn hạn) - Hội đồng thi tốt nghiệp (hệ dài hạn) + Về biên chế nhân sự:

- Giáo viên: 94 người, Cán bộ, công nhân viên: 41 người, trong đó cán bộ quản lí: 19 người. Bên cạnh đó, để bổ sung lực lượng CB, GV giảng dạy, nhà trường còn hợp đồng thỉnh giảng dài hạn 07 người, hợp đồng ngắn hạn 04 người

- Về chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể quản lí trong trường.

+ Hiệu trưởng: là người chịu trách nhiệm quản lí, điều hành toàn bộ hoạt động của nhà trường.

+ Phó Hiệu trưởng: là người giúp Hiệu trưởng quản lí, điều hành một số mặt

công tác do Hiệu trưởng phân công chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hiệu trưởng về các mặt công tác đó.

+ Các Hội đồng tư vấn, Hội đồng đào tạo: có nhiệm vụ tư vấn cho Hiệu

trưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường về giáo dục và đào tạo do Hiệu trưởng quyết định thành lập vào đầu mỗi năm học. Hiệu trưởng làm Chủ tịch Hội đồng.

+ Các phòng chức năng, phòng nghiệp vụ: Tham mưu và giúp việc cho

Hiệu trưởng trường có các Phòng chức năng, Phòng nghiệp vụ (gọi chung là Phòng). Phòng có nhiệm vụ quản lí, tổng hợp, đề xuất ý kiến. Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của Hiệu trưởng theo chức năng được giao.Chủ thể quản lí có các nhiệm vụ đó là:

+ Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo, chương trình giáo dục.

+ Xây dựng kế hoạch giảng dạy, tổ chức việc biên soạn chương trình, tài liệu, giáo trình môn học.

+ Tổ chức tuyển sinh, thi tốt nghiệp

+ Chỉ đạo công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, thi đua khen thưởng và xử lí học sinh vi phạm trong hoạt động đào tạo

+ Chỉ đạo các khoa, tổ bộ môn trực thuộc

Các khoa được tổ chức theo nghề hoặc nhóm nghề đào tạo. Tổ bộ môn trực thuộc trường được tổ chức theo nhóm, các môn học chung.

+ Khoa, tổ bộ môn trực thuộc trường có nhiệm vụ:

Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục theo chương trình, kế hoạch đào tạo hàng năm của trường.

Tổ chức thực hiện biên soạn chương trình, tài liệu, giáo trình môn học khi được phân công. Tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.

Tổ chức các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ vào quá trình đào tạo

+ Lớp học sinh trường dạy nghề

Lớp học sinh được tổ chức theo nghề đào tạo và theo khoá học tuỳ theo đặc điểm của từng nghề ở mỗi lớp không quá 35 học sinh.

Lớp học sinh có 01 giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người có kinh nghiệm tổ chức và quản lí công tác học tập, rèn luyện đạo đức, nếp sống sinh hoạt của học sinh.

+ Các bộ phận phục vụ dạy nghề

Trong trường dạy nghề có các bộ phận tham gia, hỗ trợ và phục vụ cho hoạt động dạy nghề như: thư viện trường, xí nhiệp sản xuất, nhà ăn dịch vụ, cơ sở thể thao văn hoá, ký túc xá... việc tổ chức và quản lí hoạt động của các bộ phận này do Hiệu trưởng quy định phù hợp với pháp luật.

- Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam.

Đảng bộ có 76 Đảng viên thuộc 6 chi bộ (Trong đó có 5 chi bộ của CBGV và 1 chi bộ HSSV)

- Các đoàn thể.

+ Công đoàn trường có 135 đoàn viên công đoàn (Trong đó có 5 công đoàn bộ phận)

Hệ thống tổ chức bộ máy theo sơ đồ sau.

CÁC TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở trường cao đẳng nghề kỹ thuật việt đức nghệ an (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w