0
Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Về năng lực tuyển sinh và kinh phí đào tạo

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC NGHỆ AN (Trang 69 -69 )

8. Cấu trúc luận văn

2.2.8. Về năng lực tuyển sinh và kinh phí đào tạo

* Về đào tạo nghề ngắn hạn:

Năng lực đào tạo nghề hệ ngắn hạn của đơn vị hàng năm đều tăng từ 4.000 HS /năm 2011, 6.000 HS/năm 2012, lên 9.000 HS/ năm 2013 với 9 ngành nghề đào tạo trước đây , hiện nay đã tăng lên 15 ngành nghề, luôn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch do UBND tỉnh giao. Hiện nay là cơ sở có học sinh sinh viên học nghề đông so với các cơ sở dạy nghề trong Thành phố nói riêng và trong toàn tỉnh nói chung.

* Về đào tạo Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề:

Nằm trong khối các trường dạy nghề Trọng điểm cấp Quốc gia, Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt – Đức Nghệ An luôn thực hiện công tác tuyển sinh theo đúng quy chế thuyển sinh của Bộ LĐTB & XH, của UBND Tỉnh Nghệ An.

Đơn vị luôn luôn chủ động hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch do UBND Tỉnh giao, mặc dù tình hình chung của các trường và các cơ sở dạy nghề trong tỉnh nói chung và toàn Quốc nói chung có những khó khăn trong công tác tuyển sinh, Năm học 2010 – 2011: vượt 18% ; Năm học 2011 – 2012: vượt 10%; Năm học 2012 – 2013: vượt 8%; Với số lượng HSSV 900/27.000 học sinh toàn thành phố, chiếm tỷ lệ 1/27.

Các hoạt động cho công tác tuyển sinh được nhà trường đặc biệt quan tâm, được tổ chức, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, công tác xét tuyển đảm bảo chính xác, khách quan, nghiêm túc đúng quy chế,

đảm bảo chất lượng tuyển sinh với tỷ lệ học sinh đến học do sự tin cậy giới thiệu là 67% , số HSSV ở các Huyện, Thị Xã trong Tỉnh chiếm 70%,trong đó số HSSV cư trú trên địa bàn thành phố chiếm tỷ lệ từ 15 đến 25%.

* Năng lực tài chính:

Căn cứ quy mô và năng lực tuyển sinh, Trường có đủ nguồn tài chính để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ, tạo nguồn thu hợp pháp từ học phí, lệ phí, liên kết đào tạo, sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu. Nhà trường đã xây dựng chương trình kế hoạch nhằm tạo nguồn vốn và xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, có các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu chỉ tiêu, giá cả thị trường để xây dựng dự trù về tài chính, có đánh giá hàng năm về hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính.

Công tác dự toán, lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính của trường phù hợp với các Quy định hiện hành của Nhà nước được thực hiện công khai minh bạch, đảm bảo hợp lý, sử dụng hiệu quả, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, học tập cũng như các hoạt động khác của Nhà trường và được Sở Tài chính tỉnh Nghệ An, Kiểm toán Nhà nước Kiểm tra định kỳ. Công tác báo cáo tài chính, quản lý, lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo đúng chế độ kế toán – Tài chính hiện hành của Nhà nước.

Tổng kinh phí đào tạo trong 3 năm trở lại đây: (VNĐ)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng thu 15.995.345.000 14.687.098.000 14.546.678.000

Tổng thu học phí (chỉ tính hệ chính quy) trong 3 năm gần đây (VNĐ)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng thu 3.900.550.000 2.600.450.000 2.700.050.000

2.3. Một số kết luận về thực trạng chất lượng đào tạo nghề của Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt – Đức Nghệ An.

Hầu hết HSSV được tuyển vào học nghề là HSSV tốt nghiệp THPT, chủ yếu lại là HSSV sau khi thi trượt không vào được Đại học, Cao đẳng chuyên nghiệp hoặc là không thi đậu THPT. Đa số ý kiến đánh giá chất lượng của những HSSV tuyển vào là yếu về trình độ học vấn, không thật sự an tâm, thiếu động lực học nghề.

2.3.2. Về chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, quy chế thi, kiểm tra.

Chương trình khung đào tạo được Bộ Lao động TB&XH cải tiến dần dần phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn. Tỷ lệ đáng kể giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá chương trình đào tạo có chuẩn kiến thức và kỹ năng tương đối cao. Tuy nhiên còn gần 1/3 ý kiến HSSV đánh giá tại trọng lý thuyết và thực hành là nặng. Thực tế các đơn vị sử dụng lao động đánh giá đội ngũ HSSV còn yếu về thực hành. Đa số giáo viên sử dụng phương pháp dạy học truyền thống và PPDH mới nhưng còn nhiều hạn chế về kỹ thuật , kỹ năng và kỹ xảo, sử dụng PPDH mới mang lại hiệu quả chưa cao. Kiến thức chủ yếu vận được truyền thụ một chiều từ giáo viên sang HSSV.

Trong công tác thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng nghề Trường đã thực hiện đúng theo quy chế của Bộ LĐTB & XH ban hành. Tuy nhiên việc kiểm tra, đánh giá chưa phản ánh trung thực, chính xác kết quả học tập của HSSV. Do vậy giáo viên vừa giảng dạy vừa là người ra đề kiểm tra môn học, mô đun đó. Phương pháp kiểm tra tự luận được đa số giáo viên sử dụng nhiều. Một số giáo viên đã sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HSSV nhưng nhìn chung chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của bài thi trắc nghiệm khách quan.

2.3.3. Về chất lượng đội ngũ giáo viên.

Đội ngũ giáo viên cơ hữu của Trường đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo tỷ lệ HSSV/giáo viên theo đúng quy đinh. Tuy nhiên, trình độ tin học, ngoại ngữ của giáo viên chưa đủ khả năng trực tiếp nghiên cứu tài liệu Nước ngoài, cần phải tăng cường bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên được tuyển từ các Trường Đại học chuyên ngành

Một số bộ phận giáo viên có phẩm chất đạo đức và thái độ nghề nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu về các mặt cụ thể: Thân mật, gần gủi với HSSV, ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, hoàn thành các công việc được giao.

Trường có đội ngũ giáo viên trình độ tương đối đồng đều, hầu hết tốt nghiệp Đại học chuyên ngành, nhưng tỷ lệ có trình độ sau đại hoc còn thấp. Cần xây dựng chiến lược đào tạo bồi dưỡng những mặt sau đây cho đội ngũ giáo viên của trường: Khả năng sử dụng ngoại ngữ; năng lực nghiên cứu khoa học; các chuyên đề chuyên sâu về chuyên môn để tạo khả năng cho giáo viên phát triển chương trình, giáo trình đào tạo; các chuyên đề nhằm cung cấp kiến thức chung về các vấn đề về văn hóa xã hội.

Ngoài việc đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, trước mắt cần phải có các giải pháp về chính sách tập trung nâng cao năng lực cho số này. Các giải pháp cơ bản là: Tăng cường giáo dục nâng cao nhiệt huyết về nghề nghiệp; Đào tạo và bồi dưỡng về kỹ năng thực hành nghề và sư phạm; có chính sách tuyển dụng nhằm thu hút người có đủ năng lực và tiềm năng, phù hợp yêu cầu phát triển qui mô đào tạo của Trường để làm giáo viên.

2.3.4. Về cơ sở vật chất, kinh phí và đội ngũ cán bộ quản lý.

Trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu,thường là phát triển từ đội ngũ giáo viên phụ trách chuyên môn nên năng lực quản lý nhà Trường chưa đáp ứng trong cơ chế thị trường hiện nay. Trường chưa có tiêu chuẩn để làm cơ sở đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn quản lý.

Định mức kinh phí đào tạo từ ngân sách cho một HSSV cũng như mức thu học phí hiện tại là quá thấp, cơ chế phân bổ tài chính cào bằng là không hợp lý, Không thể “tính đúng, tính đủ” cho đào tạo, ảnh hưởng không tốt tới chất lượng đào tạo nghề, nhất là những ngành nghề đòi hỏi tiêu hao nhiều vật tư.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường tương đối đầy đủ tuy nhiên việc sử dụng chúng lại chưa hiệu quả, việc đầu tư chưa tập trung.

Kết quả khảo sát chưa phản ánh được kiến thức, kỹ năng từ HSSV đã tốt nghiệp đang làm việc trong các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp. Song, qua đánh giá nhận xet một số cơ sở, doanh nghiệp HSSV qua đào tạo của trường có kiến thức và kỹ năng; khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm chỉ ở mức trung bình. Tác phong công nghiệp của lao động và chấp hành nội quy doanh nghiệp, giờ giấc làm việc yếu, kém. Số công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp trực tiếp nhận lao động tốt nghiệp tại trường không nhiều. Đa số HSSV sau khi tốt nghiệp phải tự đi kiếm việc làm, điều này phản ánh chất lượng HSSV tốt nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu của công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp.

2.4. Nguyên nhân của những hạn chế trên.

Những hạn chế trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

2.4.1. Xã hội và các khách hàng (Doanh nghiệp) của Trường nghề chưa nhận thức đầy đủ.

Còn xem nhẹ vị trí vai trò của đào tạo nghề, chưa thấy được nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động có tay nghề trong nền kinh tế cũng như trong quá trình sản xuất của công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp. Tâm lý thanh niên HSSV chuộng bằng cấp, coi Đại học là con đường duy nhất để thăng tiến trong nghề nghiệp đang là rào cạn lớn nhất của sự nghiệp phát triển giáo dục nghề nghiệp. Thực tế hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ xã hội đã và đang làm thay đổi nhu cầu nhân lực kỹ thuật theo hướng đòi hỏi cao hơn về trình độ nghề nghiệp, đồng thời tăng số lượng lao động có tay nghề.

2.4.2. Trường đã chuyển sang thực hiện theo cơ chế tự chủ nhưng chưa dám chịu trách nhiệm xã hội.

Vì vậy chưa phát huy được năng lực để tạo lập”thương hiệu” riêng có của Trường. Đây là một yêu cầu hết sức quan trọng đối với nhà trường trong cơ chế thị trường, để làm được điều này cần phải nhanh chóng xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của Trường theo hướng đảm bảo chất lượng.

2.4.3. Chương trình đào tạo chưa được thực hiện liên thông với giáo dục chuyên nghiệp, chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Chưa có một bộ tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp để làm căn cứ cho việc đánh giá và cấp chứng nhận, cấp bậc nghề cho người tốt nghiệp. Điều này không phân loại được những người có tay nghề giỏi và người có tay nghề yếu khi tốt nghiệp mà chỉ đánh giá qua điểm số tốt nghiệp.

2.4.4. Cơ chế sử dụng giáo viên dạy nghề như là công chức nhà nước làm giảm động lực phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp của họ. giảm động lực phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp của họ.

Vì vậy cần thay đổi cách quản lý, sử dụng giáo viên nhằm phát huy vai trò chủ động và phát huy tay nghề giáo viên giỏi. Công tác bồi dưỡng giáo dục tư tưởng chính trị cho giáo viên còn xem nhẹ. Giáo viên chưa tâm huyết với nghề, với Trường, dạy hết giờ chứ chưa dạy hết kiến thức. Chủ yếu quan tâm dạy nhiều để “có nhiều lương”. Chính sách lương của giáo viên dạy nghề như lương công chức, vì vậy giáo viên không quan tâm đến tay nghề thực hành mà chỉ quan tâm đến bằng cấp.

2.4.5. Trường chưa quan tâm xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa Nhà trường với Công ty, xí nghiệp, Doanh nghiệp. trường với Công ty, xí nghiệp, Doanh nghiệp.

Chưa có biện pháp phù hợp và hiệu quả gắn kết giữa đào tạo và dịch vụ, do đó việc huy động nguồn lực cho dạy nghề ít. Không tận dụng được cơ hội cho HSSV tiếp xúc và làm quen với thực tế sản xuất.

* Tiểu kết chương 2:

Thực trạng công tác quản lí quá trình đào tạo nghề ở trường Cao dẳng nghề kỹ thuật Việt – Đức Nghệ An cho thấy tuy nhà trường thực hiện công tác đào tạo nghề dựa trên kinh nghiệm truyền thống đã đạt được một số thành tựu, song cũng đã bộc lộ một số hạn chế bất cập ở các khâu trong quá trình đào tạo nghề như: số lượng đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu và yếu; mục tiêu, nội dung chương trình, giáo trình còn lạc hậu, chất lượng công tác quản lí kiểm tra đánh giá và đảm bảo chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra,...thực trạng này đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải đổi mới hoạt động quản lí đào tạo nghề đối với trường Cao dẳng nghề kỹ thuật Việt – Đức Nghệ An .

Nhà trường cần phải khẩn trương có giải pháp quản lí và hoạt động tích cực mới nhằm củng cố, duy trì và phát triển hoạt động đào tạo nghề có chất lượng. Trước mắt cần tập trung chỉ đạo đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình hiện nay, huy động đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thay đổi phương pháp đào tạo nghề mới theo hướng bám sát nhu cầu của thị trường lao động,

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT VIỆT–ĐỨC NGHỆ AN

3.1. Một số nguyên tắc để đề xuất giải pháp:

Từ kết quả khảo sát thực trạng các giải pháp quản lý đào tạo nghề ở trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt – Đức Nghệ An trong chương 2, trên cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo nghề trong trường CĐN, cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác đào tạo nghề giai đoạn hiện nay, thì việc đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường CĐN kỹ thuật Việt – Đức Nghệ An là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên công tác đào tạo là nhiệm vụ chính trị trung tâm chi phối, tác động trực tiếp lên các nhiệm vụ khác nhau của nhà trường. Vì vậy, khi đề suất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cần thiết phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản, sao cho khi các giải pháp được đề ra, thì các lực lượng trong nhà trường đều đồng tình ủng hộ và quá trình tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao. Các nguyên tắc đó phải đảm bảo tính mục tiêu, tính đồng bộ, tính khả thi, tính hệ thống cũng như đảm bảo điều kiện vận dụng các giải pháp đó.

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn:

Trong quản lý tính thực tiễn chiếm vị trí trung tâm và là nền tảng của toàn bộ các hoạt động quản lý điều hành trong nhà trường. Vì thế, không thể bỏ qua vai trò của thực tiễn, chính thực tiễn sẽ đánh giá các hoạt động một cách khách quan và công bằng. Một khi các giải pháp được đảm bảo tính thực tiễn thì nó mới tạo ra cơ sở nhận thức vững chắc cho việc xác lập hệ thống các giải pháp có quan điểm, tư tưởng, đạo đức đúng đắn, đó là kim chỉ nam cho công tác quản lý đạt hiệu quả cao. Tính thực tiễn luôn gắn liền với hiện đại, gắn liền với những thành tựu luôn chứa đựng những tri thức khoa học hiện đại, gắn liền với những thành tựu hiện đại của các ngành khoa học.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ của các giải pháp:

Tính đồng bộ của các giải pháp quản lý đòi hỏi phải đảm bảo tính thống nhất, liên tục, ăn khớp nhau trong việc sắp xếp, lựa chon để quá trình tổ chức thực hiện các giải pháp không chồng chéo nhau, không mâu thuận nhau cả về nội dung lẫn tư tưởng chỉ đạo. Yêu cầu cơ bản của nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ trong khi đề xuất các giải pháp quản lý là sự nối tiếp thông suốt giữa các giải pháp, sự phối hợp nhịp nhàng giữa quan niệm về các giải pháp với quá trình tổ chức thực hiện các giải pháp đó.

Ngoài ra, để đảm bảo tính đồng bộ, thì các nhóm giải pháp kể cả các giải pháp của nhóm luôn có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, không tách rời, không biệt

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC NGHỆ AN (Trang 69 -69 )

×