8. Cấu trúc luận văn
2.4. Nguyên nhân của những hạn chế trên
Những hạn chế trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
2.4.1. Xã hội và các khách hàng (Doanh nghiệp) của Trường nghề chưa nhận thức đầy đủ.
Còn xem nhẹ vị trí vai trò của đào tạo nghề, chưa thấy được nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động có tay nghề trong nền kinh tế cũng như trong quá trình sản xuất của công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp. Tâm lý thanh niên HSSV chuộng bằng cấp, coi Đại học là con đường duy nhất để thăng tiến trong nghề nghiệp đang là rào cạn lớn nhất của sự nghiệp phát triển giáo dục nghề nghiệp. Thực tế hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ xã hội đã và đang làm thay đổi nhu cầu nhân lực kỹ thuật theo hướng đòi hỏi cao hơn về trình độ nghề nghiệp, đồng thời tăng số lượng lao động có tay nghề.
2.4.2. Trường đã chuyển sang thực hiện theo cơ chế tự chủ nhưng chưa dám chịu trách nhiệm xã hội.
Vì vậy chưa phát huy được năng lực để tạo lập”thương hiệu” riêng có của Trường. Đây là một yêu cầu hết sức quan trọng đối với nhà trường trong cơ chế thị trường, để làm được điều này cần phải nhanh chóng xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của Trường theo hướng đảm bảo chất lượng.
2.4.3. Chương trình đào tạo chưa được thực hiện liên thông với giáo dục chuyên nghiệp, chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Chưa có một bộ tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp để làm căn cứ cho việc đánh giá và cấp chứng nhận, cấp bậc nghề cho người tốt nghiệp. Điều này không phân loại được những người có tay nghề giỏi và người có tay nghề yếu khi tốt nghiệp mà chỉ đánh giá qua điểm số tốt nghiệp.
2.4.4. Cơ chế sử dụng giáo viên dạy nghề như là công chức nhà nước làm giảm động lực phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp của họ. giảm động lực phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp của họ.
Vì vậy cần thay đổi cách quản lý, sử dụng giáo viên nhằm phát huy vai trò chủ động và phát huy tay nghề giáo viên giỏi. Công tác bồi dưỡng giáo dục tư tưởng chính trị cho giáo viên còn xem nhẹ. Giáo viên chưa tâm huyết với nghề, với Trường, dạy hết giờ chứ chưa dạy hết kiến thức. Chủ yếu quan tâm dạy nhiều để “có nhiều lương”. Chính sách lương của giáo viên dạy nghề như lương công chức, vì vậy giáo viên không quan tâm đến tay nghề thực hành mà chỉ quan tâm đến bằng cấp.
2.4.5. Trường chưa quan tâm xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa Nhà trường với Công ty, xí nghiệp, Doanh nghiệp. trường với Công ty, xí nghiệp, Doanh nghiệp.
Chưa có biện pháp phù hợp và hiệu quả gắn kết giữa đào tạo và dịch vụ, do đó việc huy động nguồn lực cho dạy nghề ít. Không tận dụng được cơ hội cho HSSV tiếp xúc và làm quen với thực tế sản xuất.
* Tiểu kết chương 2:
Thực trạng công tác quản lí quá trình đào tạo nghề ở trường Cao dẳng nghề kỹ thuật Việt – Đức Nghệ An cho thấy tuy nhà trường thực hiện công tác đào tạo nghề dựa trên kinh nghiệm truyền thống đã đạt được một số thành tựu, song cũng đã bộc lộ một số hạn chế bất cập ở các khâu trong quá trình đào tạo nghề như: số lượng đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu và yếu; mục tiêu, nội dung chương trình, giáo trình còn lạc hậu, chất lượng công tác quản lí kiểm tra đánh giá và đảm bảo chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra,...thực trạng này đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải đổi mới hoạt động quản lí đào tạo nghề đối với trường Cao dẳng nghề kỹ thuật Việt – Đức Nghệ An .
Nhà trường cần phải khẩn trương có giải pháp quản lí và hoạt động tích cực mới nhằm củng cố, duy trì và phát triển hoạt động đào tạo nghề có chất lượng. Trước mắt cần tập trung chỉ đạo đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình hiện nay, huy động đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thay đổi phương pháp đào tạo nghề mới theo hướng bám sát nhu cầu của thị trường lao động,
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT VIỆT–ĐỨC NGHỆ AN
3.1. Một số nguyên tắc để đề xuất giải pháp:
Từ kết quả khảo sát thực trạng các giải pháp quản lý đào tạo nghề ở trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt – Đức Nghệ An trong chương 2, trên cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo nghề trong trường CĐN, cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác đào tạo nghề giai đoạn hiện nay, thì việc đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường CĐN kỹ thuật Việt – Đức Nghệ An là hết sức cần thiết.
Tuy nhiên công tác đào tạo là nhiệm vụ chính trị trung tâm chi phối, tác động trực tiếp lên các nhiệm vụ khác nhau của nhà trường. Vì vậy, khi đề suất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cần thiết phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản, sao cho khi các giải pháp được đề ra, thì các lực lượng trong nhà trường đều đồng tình ủng hộ và quá trình tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao. Các nguyên tắc đó phải đảm bảo tính mục tiêu, tính đồng bộ, tính khả thi, tính hệ thống cũng như đảm bảo điều kiện vận dụng các giải pháp đó.
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn:
Trong quản lý tính thực tiễn chiếm vị trí trung tâm và là nền tảng của toàn bộ các hoạt động quản lý điều hành trong nhà trường. Vì thế, không thể bỏ qua vai trò của thực tiễn, chính thực tiễn sẽ đánh giá các hoạt động một cách khách quan và công bằng. Một khi các giải pháp được đảm bảo tính thực tiễn thì nó mới tạo ra cơ sở nhận thức vững chắc cho việc xác lập hệ thống các giải pháp có quan điểm, tư tưởng, đạo đức đúng đắn, đó là kim chỉ nam cho công tác quản lý đạt hiệu quả cao. Tính thực tiễn luôn gắn liền với hiện đại, gắn liền với những thành tựu luôn chứa đựng những tri thức khoa học hiện đại, gắn liền với những thành tựu hiện đại của các ngành khoa học.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ của các giải pháp:
Tính đồng bộ của các giải pháp quản lý đòi hỏi phải đảm bảo tính thống nhất, liên tục, ăn khớp nhau trong việc sắp xếp, lựa chon để quá trình tổ chức thực hiện các giải pháp không chồng chéo nhau, không mâu thuận nhau cả về nội dung lẫn tư tưởng chỉ đạo. Yêu cầu cơ bản của nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ trong khi đề xuất các giải pháp quản lý là sự nối tiếp thông suốt giữa các giải pháp, sự phối hợp nhịp nhàng giữa quan niệm về các giải pháp với quá trình tổ chức thực hiện các giải pháp đó.
Ngoài ra, để đảm bảo tính đồng bộ, thì các nhóm giải pháp kể cả các giải pháp của nhóm luôn có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, không tách rời, không biệt lập nhau. Do đó, khi đề xuất các giải pháp quản lý cần thiết phải có quan điểm tiếp cận tổng hợp và đồng bộ trong việc tổ chức thực hiện các giải pháp đó nhằm huy động đầy đủ, phối hợp thật chặt chẽ, kết hợp tối ưu các tác động sư phạm, tất cả các lực lượng trong nhà trường; Có như thế mới đảm bảo được mục tiêu đề ra đạt mức toàn diện.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi:
Trên cơ sở lý luận và thực trạng đào tạo nghề hiện nay của Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt – Đức Nghệ An, dựa vào định hướng của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề, các giải pháp được đề suất phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của địa phương, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo nghề nghiệp của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
3.1.4. Nguyên tắc mục tiêu:
Mục tiêu nghiên cứu là cái đích nà người nghiên cứu vạch ra để thực hiện, để định hướng, nổ lực tìm kiếm, là những điều cần làm trong công việc nghiên cứu.
Như vậy, mục tiêu nghiên cứu của đề tài “ Một số giải pháp quản lý
nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt - Đức Nghệ An”, chính là tìm ra các giải pháp đổi mới nhằm mục đích nâng cao
chất lượng đào tạo nghề của nhà trường. Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, phải xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề
nghiên cứu, đồng thời trên cơ sở mục tiêu định hướng, tìm ra các giải pháp thực hiện cụ thể. Vì vậy các giải pháp đề xuất cần phải đảm bảo tính mục tiêu.
Bốn nguyên tắc trên không tách rời, độc lập mà nó tác động tương hỗ và kết hợp hài hòa lẫn nhau, nhằm thúc đẩy thực hiện các giải pháp đạt hiệu quả cao tức là chất lượng đào tạo ngày càng được nâng lên.
3.2. Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt – Đức Nghệ An đẳng nghề kỹ thuật Việt – Đức Nghệ An
Để nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt – Đức Nghệ An. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận ở chương I và thực trạng chất lượng đào tạo nghề ở chương II luận văn đề xuất một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở nhà trường như sau:
3.2.1. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ đội ngũ GV và CBQL CBQL
Chỉ thị số 40-CT/TW của ban chấp hành Trung ương Đảng đã nêu:“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục lực lượng nồng cốt, có vai trò quan trọng”. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được ác định là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế xã hội. Đòi hỏi phải tăng cường xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý một cách toàn diện.
- Mục tiêu của giải pháp:
Nhằm xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đảm bảo cơ cấu các ngành nghề, yêu cầu đào tạo, yêu cầu quản lí.
- Nội dung của giải pháp:
+ Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: Về phẩm chất, tư tưởng, chính trị. Đội ngũ giáo viên phải là những người có đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh, có lòng yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội. Biết tôn trọng lẽ phải và giàu lòng nhân ái, có lương tâm, ý thức trách nhiệm nghề
nghiệp, gương mẫu trong việc chấp hành đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, sống đoàn kết với nhân dân với bạn bè và đồng nghiệp xứng đáng là tấm gương sáng cho HSSV noi theo
+ Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ phải đạt trình độ chuẩn do Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH quy định. Có nhận thức sâu sắc về tình hình chính trị xã hội của địa phương, trong nước và thế giới. Có kiến thức, kỹ năng tay nghề, nghiệp vụ sư phạm liên quan đến môn học và các hoạt động giáo dục được quy định trong kế hoach đào tạo các ngành nghề, có kiến thức cơ bản về tâm lý – giáo dục học và phương pháp giáo dục, dạy học, có kiến thức thực tiễn tổng hợp liên quan đến cộng đồng. Có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác, biết phối hợp hoạt động giữa nhà trường- gia đình- xã hội trong quá trình giáo dục, đào tạo nghề cho HSSV…
+ Bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí đào tạo nghề thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, cách thức quản lí là một yêu cầu bắt buộc của mọi người thầy. Đây là cách tốt nhất để giáo viên học hỏi lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức bước theo kịp sự chuyển đổi như vũ bảo của các ngành khoa học đặc biệt là ngành công nghệ xây dựng.
+ Bồi dưỡng xây dựng đội ngũ CBQL nhà trường : Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng là những người chị trách nhiệm trước nhà nước và nhân dân thực thi nhiệm vụ chính trị ở đơn vị mình phụ trách. Là người thiết kế xây dựng kế hoạch và tổ chức lãnh đạo thắng lợi đường lối quan điểm của Đảng về GD&ĐT. Do vậy, ngo i à những yêu cầu giống nhau giáo viên, người CB quản lý còn phải có sự hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục, có lý luận và thực tiễn về chuyên môn, sư phạm, có năng lực tổ chức quản lý điều hành, cảm hóa và thuyết phục quần chúng. Nắm bắt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước để góp sức mình trong quá trình thực hiện các mục tiêu đó.
+ Bồi dưỡng xây dựng đội ngũ CBQL các phòng khoa, tổ trưởng bộ môn là đội ngũ chiu trách nhiệm tham mưu, tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo trong nhà trường thực hiện Luật giáo dục, Điều lệ Trường CĐ nghề. Ngoài những vấn đề hiểu biết, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, CBQL cần được tăng
cường học tập, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chính trị, trình độ năng lực quản lý để đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
+ Bồi dưỡng lí tưởng đào tạo thế hệ trẻ đây cũng là hạt nhân trong cấu trúc nhân cách người thầy giáo đó là người hướng dẫn, mọi hoạt động tích cực của người giáo viên, giúp họ thấy được giá trị lao động của mình, tự hào và có trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp thông qua đó còn tạo ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành nhân cách học sinh.
+ Bồi dưỡng lòng yêu mến học sinh: nghề thầy giáo đòi hỏi tính nhân đạo thể hiện ở sự yêu mến, cảm thông, tôn trọng, có trách nhiệm với học trò. Tình yêu và sự tôn trọng là cơ sở của sự giao tiếp ứng xử đúng đắn, có trách nhiệm với người học mọi hành động "vì học sinh thân yêu" là động lực cho những cảm hứng tìm tòi, sáng tạo phương pháp, nghệ thuật quản lí giáo dục đào tạo nghề.
+ Bồi dưỡng lòng yêu nghề - yêu người và yêu nghề dạy học gắn liền với nhau, nghề dạy học có mức độ tự do, sáng tạo cá nhân, trách nhiệm cá nhân cao. Do vậy chỉ có say mê nghề nghiệp mới thúc đẩy tính tự giác, tích cực học hỏi, tự rèn luyện để không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
- Cách thức tổ chức thực hiện:
Nhà trường phải thường xuyên quán triệt quan điểm và thái độ đối với việc đổi mới xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí các cấp trong toàn trường. Tạo thành tiềm thức và tạo thành tính chủ động sáng tạo cuả mọi người. Xem đây là nội dung quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với quá trình đào tạo để phát triển giáo viên và phát triển của nhà trường. Tổ chức hội thảo bàn bạc về tính cấp thiết đổi mới xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí.
Trên cơ sở qui mô đào tạo và dự báo đào tạo, các văn bản qui định về chế độ làm việc của giáo viên cần lập đề án quy hoạch xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí trong từng giai đoạn cụ thể.
Mời những chuyên gia am hiểu sâu sắc về quản lí giáo dục và đào tạo nói