8. Cấu trúc luận văn
1.2.4. Các yếu tố của quá trình đào tạo nghề
1.2.4.1. Mục tiêu của đào tạo nghề
Luật giáo dục năm 2005, tại điều 33, trang 21; Luật Dạy nghề năm 2006, tại điều 4 có nêu: “Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước’’[30] [31].
1.2.4.2. Nội dung của đào tạo nghề
Nội dung của đào tạo nghề là những yêu cầu đặt ra để mang lại cho người học có được những kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cần thiết.
34, khoản 1 có ghi: “Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo”.
Nội dung phải phù hợp với mục tiêu đào tạo, phải đảm bảo tính cân đối, toàn diện giữa các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ, đạo đức và lương tâm nghề nghiệp cần thiết. Bên cạnh đó, nội dung phải gắn liền với thực tế sản xuất, phải đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại, tính liên thông phù hợp với trình độ của người học.
1.2.4.3. Phương pháp đào tạo nghề
Tại điều 34, khoản 1 của Luật giáo dục năm 2005 có ghi: “Phương pháp giáo dục phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc” [30].
Phương pháp đào tạo nghề là tổng hợp cách thức hoạt động của thầy và trò nhằm thực hiện một cách tối ưu mục đích và nhiệm vụ dạy học nghề. Có bốn nhóm phương pháp đào tạo nghề đó là: Nhóm phương pháp dùng lời, nhóm phương pháp dạy học trực quan, nhóm phương pháp dạy thực hành, nhóm phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh. Trong thực tế, khi giảng dạy mối nhóm phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng của nó nên trong quá trình thực hiện đào tạo nghề cần lựa chọn và vận dụng phối hợp các phương pháp với nhau. Giáo viên cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung, đặc trưng từng môn học, khả năng nhận thức của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị,...để lựa chọn phương pháp cho phù hợp tổ chức điều khiển tốt hoạt động dạy học, hướng dẫn học sinh tự tổ chức hoạt động học nhằm đạt được hiệu quả đào tạo nghề.
1.2.4.4. Hoạt động dạy nghề và học nghề
Quá trình dạy nghề và học nghề chính là quá trình phối hợp thống nhất hoạt động điều khiển, tổ chức, hướng dẫn của giáo viên với hoạt động tự giác, sáng tạo, chủ động lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng tay nghề của học sinh
đạt tới mục tiêu dạy học.
a. Hoạt động dạy nghề
Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy lý thuyết, hoặc hướng dẫn thực hành nghề, hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành. Giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ quá trình dạy học nghề. Người giáo viên căn cứ kế hoạch dạy học để tổ chức cho học sinh hoạt động với mọi hình thức.
Giáo viên dạy nghề phải có những tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật Dạy nghề và phải có chứng chỉ dạy nghề.
Nhiệm vụ và quyền của giáo viên dạy nghề thực hiện theo điều 72, điều 73 của Luật giáo dục 2005, theo điều 59 của Luật Dạy nghề 2006 và theo qui định tại Nghị quyết số 139/2006/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ Luật lao động về dạy nghề.
b. Hoạt động học nghề
Học nghề là quá trình hoạt động của học sinh, trong đó học sinh dựa vào nội dung dạy học, chủ động và sáng tạo lĩnh hội kiến thức. Thông qua hoạt động học, người học chủ động thay đổi bản thân mình và tích cực rèn luyện năng lực thực hành nghề.
Nhiệm vụ và quyền của học sinh học nghề quy định tại Điều 85 và Điều 86 của Luật giáo dục.
Chính sách đối với người học nghề thực hiện theo các điều 89, 90, 91 và 92 của Luật giáo dục và theo các điều 65, 66 của Luật Dạy nghề 2006
1.2.4.5. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghề
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghề là khâu quan trọng trong quá trình dạy và học nghề. Kiểm tra, đánh giá có quan hệ hữu cơ với quá trình dạy và học nghề. Nó là động lực người học tích cực hoạt động. Kiểm tra đánh giá giúp cho nhà quản lí điều chỉnh, cải tiến nội dung chương trình, điều chỉnh kế hoạch, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nghề.
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghề phải đảm bảo những yêu cầu về tính chính xác, tính khoa học, tính khách quan và công khai.
Đối với giáo viên cần xác định được thành tích và thái độ học tập của từng học sinh và của toàn bộ lớp học, thông qua kết quả kiểm tra phân tích nguyên nhân để đề ra biện pháp cải tiến công tác sư phạm, dạy nghề.
Đối với học sinh học nghề: cần tự xác định được mức độ hiểu biết và năng lực thực hành nghề của chính mình so với các mục tiêu, tiêu chuẩn đã xá định của chương trình giáo dục nghề.
Đối với cán bộ quản lí cần xác định những trọng tâm giáo dục – đào tạo nghề của nhà trường mình để từ đó có biện pháp trong công tác tổ chức, quản lí và chỉ đạo mọi hoạt động đào tạo của nhà trường.
1.2.5. Chất lượng và chất lượng đào tạo nghề * Chất lượng
Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng nhất của tất cả các cơ sở đào tạo, việc phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo bao giờ cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở giáo dục đào tạo nào. Mặc dù, có tầm quan trọng như vậy nhưng chất lượng vẫn là một khái niệm khó định nghĩa, khó xác định, khó đo lường do cách hiểu của người này cũng khác với cách hiểu của người kia.
Chất lượng có một loạt định nghĩa trái ngược nhau và còn nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này đã diễn ra tại các diễn đàn khác nhau mà nguyên nhân của nó là thiếu một cách hiểu thống nhất về bản chất của vấn đề. Dưới đây là một số quan điểm về chất lượng trong giáo dục đào tạo.
+ Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu vào”
Một số nước phương Tây có quan điểm cho rằng “Chất lượng một trường chuyên nghiệp phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng đầu vào của trường đó”. Quan điểm này được gọi là “quan điểm nguồn lực” có nghĩa là:
Nguồn lực = chất lượng.
Theo quan điểm này, một trường nghề tuyển được học sinh giỏi, có đội ngũ giáo viên, cán bộ giảng dạy uy tín, có nguồn tài chính cần thiết để trang bị các phòng thí nghiệm, giảng đường, các thiết bị tốt nhất được xem là trường có chất lượng cao.
Tuy nhiến, nếu xét theo quan điểm này, thì ta đã bỏ qua sự tác động của quá trình đào tạo diễn ra rất đa dạng và liên tục trong một thời gian dài (1 đến 3 năm) trong trường nghề. Thực tế, theo cách đánh giá này, quá trình đào tạo được xem là một “hộp đen”, chỉ dựa vào sự đánh giá “đầu vào” và phỏng đoán chất lượng “đầu ra”. Sẽ khó giải thích trường hợp một trường TCCN có nguồn lực “đầu vào” dồi dào nhưng chỉ có những hoạt động đào tạo hạn chế; hoặc ngược lại, một trường có những nguồn lực khiêm tốn, nhưng đã cung cấp cho học sinh một chương trình đào tạo hiệu quả .
+ Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu ra”
Một quan điểm khác về chất lượng giáo dục (CLGD) cho rằng “đầu ra” của đào tạo nghề có tầm quan trọng hơn nhiều so với “đầu vào” của quá trình đào tạo. “Đầu ra” chính là sản phẩm của giáo dục nghề nghiệp được thể hiện bằng mức độ hoàn thành công việc của học sinh tốt nghiệp hay khả năng cung cấp các hoạt động đào tạo của trường đó.
Có 2 vấn đề cơ bản có liên quan đến cách tiếp cận này. Một là, mối liên hệ giữa “đầu vào” và “đầu ra” không được xem xét đúng mức. Trong thực tế mối liên hệ này là có thực, cho dù đó không phải là quan hệ nhân quả. Một trường có khả năng tiếp nhận các học sinh xuất sắc, không có nghĩa là học sinh của họ sẽ tốt nghiệp loại xuất sắc. Hai là, cách đánh giá “đầu ra” của các trường rất khác nhau.
Ngoài một số định nghĩa trên, Tổ chức Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học quốc tế (INQAHE - International Network of Quality Assurance in
Higher Education) đã đưa ra 2 định nghĩa về CLGD là (i) Tuân theo các chuẩn quy định; (ii) Đạt được các mục tiêu đề ra.
Theo định nghĩa thứ nhất, cần có Bộ tiêu chí chuẩn cho giáo dục nghề nghiệp về tất cả các lĩnh vực và việc kiểm định chất lượng một trường nghề sẽ dựa vào Bộ tiêu chí chuẩn đó. Khi không có Bộ tiêu chí chuẩn việc thẩm định chất lượng đào tạo nghề sẽ dựa trên mục tiêu của từng lĩnh vực để đánh giá. Những mục tiêu này sẽ được xác lập trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và những điều kiện đặc thù của trường đó.
Như vậy để đánh giá chất lượng đào tạo của một trường cần dùng Bộ tiêu chí có sẵn; hoặc dùng các chuẩn đã quy định; hoặc đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu đã định sẵn từ đầu của trường. Trên cơ sở kết quả đánh giá, các trường nghề sẽ được xếp loại theo 3 cấp độ (1) Chất lượng tốt; (2) Chất lượng đạt yêu cầu; (3) Chất lượng không đạt yêu cầu. Cần chú ý là các tiêu chí hay các chuẩn phải được lựa chọn phù hợp với mục tiêu.
Theo tác giả Nguyễn Thị Tính thì: “Chất lượng sản phẩm là cái tạo nên phẩm chất giá trị của một người, một sự vật, một việc làm giúp cho ta có thể phân biệt được sự vật này với sự vật khác,...”.
Tóm lại, chất lượng là một khái niệm động nhiều chiều và nhiều học giả cho rằng không cần thiết phải tìm cho nó một định nghĩa chính xác. Tuy vậy, việc xác định một số cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề này là điều nên làm và có thể làm được.
* Chất lượng đào tạo nghề
Theo khái niệm truyền thống, một sản phẩm có chất lượng là sản phẩm được làm ra một cách hoàn thiện, bằng các vật liệu quý hiếm và đắt tiền. Nó nổi tiếng và tôn vinh thêm cho người sử hữu nó.
Còn nếu để xét chất lượng về một khoá học nghề cụ thể thì chất lượng sẽ được xem xét trên góc độ là khối lượng, kiến thức, kỹ năng, mà khoá học đã cung cấp, mức độ nắm, sử dụng các kiến thức và kỹ năng của học sinh sau
khoá học v.v.
Quan niệm chất lượng là hiệu quả của việc đạt mục đích của Nhà trường. Theo cách hiểu này, một Nhà trường có chất lượng cao là trường tuyên bố rõ ràng sứ mạng (mục đích) của mình và đạt được mục đích đó một cách hiệu quả và hiệu suất nhất. Theo cách tiếp cận này cho phép các trường tự quyết định các tiêu chuẩn chất lượng và mục tiêu đào tạo của trường mình. Thông qua kiểm tra, thanh tra chất lượng các tổ chức hữu quan sẽ xem xét, đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng của trường đó có khả năng giúp nhà trường hoàn thành sứ mạng một cách hiệu quả và hiệu suất cao nhất không. Mô hình này rất quan trọng đối với các trường có nguồn lực hạn chế, giúp các nhà quản lý có được cơ chế sử
dụng hợp lý, an toàn những nguồn lực của mình để đạt tới mục tiêu đã định từ trước một cách hiệu quả nhất.
Theo Nguyễn Thị Tính: “Chất lượng giáo dục - đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương trình giáo dục - đào tạo;...Chất lượng là kết quả của quá trình giáo dục - đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình giáo dục - đào tạo theo các ngành nghề cụ thể ”. [35]
Một quan niệm khác coi chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng– chính là người sử dụng lao động sau đào tạo. Điều này đòi hỏi khi thiết kế một sản phẩm hay dịch vụ, yếu tố quyết định là xác định nhu cầu của khách hàng, để sản phẩm có được những đặc tính mà khách hàng mong muốn và với giá cả mà họ sẽ hài lòng trả.
Trong giáo dục nghề nghiệp, định nghĩa này gây ra một số khó khăn trong việc xác định khái niệm khách hàng. Ai là khách hàng trong giáo dục nghề nghiệp? Đó là học sinh(người sử dụng dịch vụ như thư viện, ký túc xá, phòng thí nghiệm. . .) hoặc là chính phủ, hoặc là các doanh nghiệp (người trả tiền cho các dịch vụ đó) hay đó là cán bộ giảng dạy, cha mẹ sinh viên v.v. . .
Theo nghĩa tuyệt đối: chất lượng được hiểu như là một sản phẩm mang ý nghĩa hoàn hảo hơn cả, nó hoàn mỹ mà các thứ cùng chủng loại, kiểu cách có chuẩn mực rất cao cũng không thể hoặc khó có thể vượt qua. Như vậy cũng có nghĩa là một tiêu chí nào đó đặt ra luôn được đảm bảo giá trị và giá trị sử dụng tuyệt đối hơn cả.
Theo nghĩa tương đối: Một sản vật, một tiêu chuẩn một dịch vụ hay bất kể một loại quan niệm nào đó được người ta gắn với nó. Các sản vật, những dịch vụ được coi là chất lượng khi chúng đạt được những chuẩn mực nhất định được quy định trước. Chất lượng không được coi là cái đích mà nó được coi là phương tiện. Các sản vật thường dùng hàng ngày được coi là chất lượng khi nó đạt được những tiêu chí chuẩn mực nhất định. Theo cách hiểu của người tiêu dùng thì chất lượng là cái làm hài lòng, hoặc vượt những nhu cầu và mong
muốn của người sử dụng.
Chất lượng đào tạo nghề được hiểu là một tiêu thức phản ánh các mức độ của kết quả hoạt động giáo dục và hoạt động đào tạo có tính liên tục từ khởi đầu quá trình đào tạo nghề đến kết thúc quá trình đó.
Chất lượng đào tạo nghề không được xem ở khâu cuối cùng, ở kết quả cuối cùng của quá trình đào tạo. Theo lí thuyết điều khiển học nếu xem chất lượng đào tạo là "đầu ra" thì "đầu ra" không tách khỏi được "đầu vào" mà nó được nằm trong một hệ thống với khâu giữa là quá trình đào tạo (hoạt động dạy và học) của thầy và trò.
Khái niệm chất lượng đào tạo nghề liên quan chặt chẽ với khái niệm chất lượng đào tạo, nói đến chất lượng đào tạo là nói đến các mục tiêu đã đạt ở mức độ nào, sự đáp ứng kịp thời các yêu cầu của nhà trường và sự chi phí tiền của, sức lực, thời gian sao cho ít nhất nhưng đem lại hiệu quả nhất. Vì thế chất lượng đào tạo nghề có thể xem là giá trị sản phẩm mà quá trình dạy học- giáo dục mang lại lợi ích cho xã hội, nhà trường, gia đình và học sinh. Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay. Chất lượng đào tạo là một khái niệm tương đối, nó phụ thuộc vào yêu cầu khách quan của người sử dụng lao động chứ không do ý chí của người làm công tác đào tạo quy định.