BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ***** HOÀNG THỊ HUỆ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ VICET LUẬN VĂN THẠ
Trang 1HOÀNG THỊ HUỆ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ VICET
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An - 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
*****
HOÀNG THỊ HUỆ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
KINH TẾ - CÔNG NGHỆ VICET
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Hùng
Nghệ An – 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, Tôi đã nhận được sự hướng dẫn
khoa học, sự chỉ bảo tận tình của Thầy giáo, PGS TS Hà Văn Hùng – người đãtận tình chỉ bảo, hướng dẫn Tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài Xin đượckính gửi tới Thầy tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc
Tôi cũng rất cảm ơn Ban Chủ Nhiệm Khoa Sau đại học, các thầy cô giáogiảng dạy chuyên ngành Giáo dục học đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trìnhthực hiện đề tài
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã động viêntôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này!
Nghệ An, tháng 4 năm 2014
Tác giả
Hoàng Thị Huệ
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBGV: Cán bộ giáo viên
CBQL: Cán bộ quản lý
CBTS: Cán bộ tuyển sinh
CĐN VICET: Cao đẳng nghề VICET
CLĐT: Chất lượng đào tạo
CNH – HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTT: Công nghệ thông tin
Trang 53 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Những đóng góp của luận văn 4
9 Cấu trúc của luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5
1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 10
1.2.1 Khái niệm về quản lý 10
1.2.2 Quản lý giáo dục 14
1.2.3 Dạy học thực hành và Quản lí dạy học thực hành 15
1.2.4 Quản lý quá trình đào tạo nghề 16
1.2.5 Chất lượng đào tạo nghề, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề 22
1.2.5.1 Chất lượng và chất lượng đào tạo nghề 22
1.2.5.2 Các yếu tổ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề 24
1.3 Quản lí nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa 25
1.3.1 Đánh giá chất lượng đào tạo nghề 28
1.3.2 Vị trí và vai trò của hoạt động đào tạo nghề nói chung và các trường Cao đẳng nghề nói riêng trong hệ thống Giáo dục - đào tạo 30
1.3.3 Các yếu tố của quá trình dạy nghề 30
1.4 Đào tạo nghề lái xe 33
1.4.1 Khái niệm đào tạo nghề lái xe 33
1.4.2 Đặc điểm đào tạo nghề lái xe 34
1.4.3 Mục tiêu, yêu cầu đào tạo nghề lái xe 35
1.4.4 Tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn đào tạo nghề lái xe 36
1.4.5 Nội dung chương trình, mục tiêu đào tạo nghề lái xe 40
Trang 6Tiểu kết Chương 1 44
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - CÔNG NGHỆ VICET 45
2.1 Khái quát trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET 45
2.1.1 Nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung đào tạo của Nhà trường 45
2.1.2 Tổ chức bộ máy của Nhà trường 46
2.2 Thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề lái xe tại về trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET 47
2.2.1 Quản lý công tác tuyển sinh đào tạo lái xe 51
2.2.2 Quản lý mục tiêu đào tạo lái xe 53
2.2.3 Quản lý nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo lái xe 55
2.2.4 Quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo lái xe 57
2.2.5 Quản lý hoạt động dạy và học lái xe 62
2.2.6 Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo lái xe 65
2.2.7 Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo lái xe 67
2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý quá trình đào tạo nghề lái xe ở trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET 70
2.3.1 Mặt mạnh 70
2.3.2 Mặt tồn tại 71
2.3.3 Nguyên nhân của thực trạng 71
Tiểu kết chương 2 73
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ -CÔNG NGHỆ VICET 74
3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 74
3.1.1 Đảm bảo tính hệ thống toàn diện 74
3.1.2 Đảm bảo tính hiệu quả 74
3.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn 74
3.1.4 Đảm bảo tính khả thi 75
Trang 73.2 Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe tại
trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET 75
3.2.1 Đổi mới và tăng cường quản lí hiệu quả công tác tuyển sinh đào tạo lái xe 75
3.2.2 Quản lí chặt chẽ mục tiêu đào tạo lái xe trên cơ sở đảm bảo giảng dạy đầy đủ nội dung chương trình qui định 79
3.2.3 Quản lý chặt chẽ, tổ chức giảng dạy đúng nội dung, chương trình đào tạo lái xe quy định 81
3.2.4 Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trình độ năng lực cho đội ngũ giáo viên và CBQL 83
3.2.5 Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp quản lý hoạt động dạy và học lái xe 86
3.2.6 Đổi mới và tăng cường công tác quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo lái xe 87
3.2.7 Quản lí và bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo lái xe 90
3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp 91
3.4 Thăm dò tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp 92
Tiểu kết chương 3 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
1 Kết luận 97
2 Kiến nghị 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đào tạo nghề cho người lao động có một vị trí quan trọng trong chiếnlược phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia trên thế giới Thực hiện tốt việcđào tạo nghề sẽ giúp cho mỗi quốc gia có được đội ngũ công nhân kỹ thuật cótrình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, khắc phục được tình trạng thừa thầy,thiếu thợ, đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy rõ vai trò quan trọngcủa đào tạo nghề Điều này được thể hiện trong việc hoạch định các chiến lược
KT - XH của đất nước, đó là luôn đặt con người và vấn đề giải quyết việc làmvào vị trí trọng tâm, lấy lợi ích của người lao động làm điểm xuất phát của mọichương trình, kế hoạch phát triển của mình
Thanh Hóa là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ với diện tích lớn, dân
số đông, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm cao Điều kiện tự nhiên - xã hộicủa tỉnh rất thuận lợi cho việc giao thương bằng các loại phương tiện vận tải như
ô tô để phát triển kinh tế Cùng với sự phát triển về kinh tế thì nhu cầu sử dụng ô
tô nói riêng và các phương tiện giao thông vận tải nói riêng ngày càng gia tăng
Để đáp ứng nguồn nhân lực và nhu cầu của tỉnh, Trường CĐN VICET đã tậptrung đào tạo đội ngũ HV lái xe phục vụ yêu cầu phát triển KT - XH và giảiquyết nhu cầu đi lại của nhân dân trên địa bàn
Lái xe là nghề đặc thù được cả xã hội và hệ thống chính trị quan tâm, tiêuchí bảo đảm chất lượng trong đào lái xe luôn là yêu cầu cao của các cơ quanchức năng Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng: "Đào tạonghề lái xe là một nghề đặc biệt, nếu người làm công tác này không làm bằnglương tâm và trách nhiệm thì rất dễ đào tạo ra những cỗ máy giết người"
Tại Thanh Hóa, hiện nay có 6 CSĐT nghề lái xe, lưu lượng hàng năm đàotạo và cấp bằng gần 10 ngàn HV học nghề lái xe Các trường, trung tâm đào tạolái xe được thành lập đã từng bước đáp ứng được nhu cầu của người học Ngườidân có thể lựa chọn CSĐT có uy tín, phù hợp với điều kiện về thời gian, công
Trang 9việc để theo học Việc đào tạo nghề lái xe bên cạnh việc cung cấp cho mọingười các kiến thức về luật an toàn giao thông đường bộ khi tham gia điều khiểnphương tiện giao thông còn mang lại cho người lao động có việc làm và gópphần giải quyết tình trạng thất nghiệp tại Thanh Hóa nói riêng và cả nước nóichung Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, việc đào tạo vì chạy theo số lượng màxem nhẹ chất lượng dẫn đến CLĐT tại các trường, trung tâm này vẫn chưa cao,còn nhiều k hở trong công tác đào tạo, sát hạch lái xe, vẫn còn những bất cậptrong dạy lý thuyết, dạy thực hành và trang bị các kỹ năng cho HV
Trong thời gian qua, công tác QLĐT nghề lái xe của trường CĐN VICET
đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, tồn tại,cần phải khắc phục Vấn đề nghiên cứu các giải pháp quản lý nâng cao chấtlượng và hiệu quả đào tạo nghề nói chung, đào tạo lái xe nói riêng đang là mộtnhu cầu bức thiết, cần nghiên cứu đề tài này vì nó có ý nghĩa quan trọng nângcao chất lượng nguồn nhân lực Do đó, nếu xây dựng và đề ra được các giảipháp quản lý quá trình đào tạo lái xe đúng đắn thì nhà trường sẽ giải quyết tốtbài toán về chất lượng, góp phần đào tạo đội ngũ lái xe có trình độ, năng lực đápứng nhu cầu xã hội
Với mong muốn tìm ra một số giải pháp quản lý công tác đào tạo nghề lái
xe nhằm góp phần nâng cao CLĐT đồng thời góp phần giảm thiểu số vụ tai nạngiao thông tại Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung, chúng tôi đã chọn đề
tài nghiên cứu: " Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái
xe ở trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET".
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe
ở trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Các hoạt động quản lý đào tạo nghề lái xe tại trường Cao đẳng nghề Kinh
tế - Công nghệ VICET
Trang 103.2 Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe ởtrường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các giải pháp quản lý đảm bảo tính khoa học, đồng bộ
và khả thi thì sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo nghề lái xe ở trường Caođẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống cơ sở lý luận về công tác quản lý nâng cao chất lượng đào
tạo nghề lái xe tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET.5.2 Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý nâng cao
chất lượng đào tạo nghề lái xe tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế Công nghệ VICET
-5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái
xe tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Tập hợp, phân loại tài liệu, nghiên cứu các tri thức khoa học có trong cácvăn bản của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục đào tạo và các tài liệu khoahọc liên quan
6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp điều tra: áp dụng phương pháp An – két
Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để thu thập ý kiến từ cáckhách thể khảo sát về vấn đề: thực trạng QLĐT của trường; tính cấp thiết và khảthi của các biện pháp được đề xuất
6.2.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục nghề nghiệp
Thông qua các báo cáo tổng kết, kế hoạch năm học của ngành và củaTrường CĐN VICET thời gian vừa qua để khái quát bài học kinh nghiệm trongQLĐT của trường
Trang 116.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm đầu ra
Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động dạy nghề lái xe của nhà quản lý vàban điều hành như Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Trưởng khoa, giáo viên và HVhọc nghề lái xe
6.2.4.Phương pháp lấy ý kiến của chuyên gia
Xin ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan
6.3 Nhóm các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu
7 Những đóng góp của luận văn
* Về mặt lý luận: Cung cấp cho trường Cao đẳng nghề VICET những cơ
sở lý luận để xác định mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe ở trườngCao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET
* Về mặt thực tiễn:
- Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo
lái xe ở trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET
- Là một trong những tài liệu tham khảo cho trường dạy nghề lái xe
Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chiathành 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2 Thực trạng nâng cao chất lượng quản lý đào tạo nghề lái xe ở trường
Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET
Chương 3: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe tại
trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Công nghệ VICET
Trang 12Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Đào tạo nghề là quá trình tổ chức dạy và học nhằm truyền đạt một khốilượng kiến thức, kỹ năng, thái độ về một nghề nghiệp cụ thể nào đó người học
có thể sử dụng trong quá trình lao động theo sự phân công lao động xã hội [9]
Nghề sinh ra và phát triển theo tiến bộ xã hội, của khoa học kỹ thuật.Ngày nay, do sự nhanh chóng của khoa học, công nghệ, nhiều nghề trở nên lạchậu, bị mai một, nhiều nghề mới phát sinh và phát triển Vì vậy, đào tạo nghề trởthành một nhu cầu quan trọng, thường xuyên trong mọi xã hội
Đào tạo nghề là vấn đề đã và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của cácnhà khoa học và những người hoạch định chính sách Đã có nhiều công trìnhkhoa học, các hội thảo khoa học, các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ của các nhà khoahọc không chỉ trong nước mà còn trên thế giới nghiên cứu về vấn đề đào tạonghề cho người lao động ở nhiều góc độ, phạm vi rộng hẹp khác nhau Thực tiễnlịch sử loài người cho thấy, từ khi con người biết hợp sức nhau lại để tự vệ hoặcmưu sinh thì lao động của số đông con người cần có sự phối hợp và điều khiển trởthành một tất yếu khách quan để thực hiện được mục tiêu chung đã định Khinghiên cứu về hiện tượng này C Mác đã viết: "Bất cứ lao động xã hội hay cộngđồng trực tiếp nào, được thực hiện ở quy mô tương đối lớn đều cần một chừng mựcnhất định đến sự quản lý, quản lý xác lập sự tương hợp giữa các công việc cá thể vàhoàn thành chức năng chung xuất hiện trong sự vận động của các bộ phận riêng rẽcủa nó" Như vậy, hoạt động quản lý đã xuất hiện rất sớm và khoa học quản lý cũngnhư hoạt động nghiên cứu khoa học quản lý sớm hình thành và phát triển, đáp ứngnhu cầu phát triển kinh tế và xã hội
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về QLCL và quản lý CLĐT nghề củanhiều tác giả của các quốc gia khác nhau trên thế giới tiến hành
Tác giả Freeman (1994), trong tác phẩm “Đảm bảo chất lượng trong giáo
Trang 13dục và đào tạo”, ĐBCL là một cách tiếp cận mà công nghiệp sản xuất sử dụngnhằm đạt được chất lượng tốt nhất… ĐBCL là một cách tiếp cận có hệ thốngnhằm xác định nhu cầu thị trường và điều chỉnh các phương thức làm việc nhằmđáp ứng được các nhu cầu đó [39].
Trên lĩnh vực đào tạo nghề Navigation, search (1997), trong công trình
“Cơ quan ĐBCL giáo dục đại học” cho rằng mỗi CSDN có một qui trình ĐBCLnội bộ riêng Cơ quan ĐBCL thực hiện đánh giá và kiểm soát chất lượng bênngoài bằng cách viếng thăm các CSDN, để đưa ra báo cáo về các ưu điểm vàcác khuyến nghị để cho các CSDN tự cải thiện [40]
Danielle Colardyn (1998), trong công trình “Đảm bảo chất lượng CSĐTtrong dạy nghề thường xuyên” khẳng định: ào tạo nghề thường xuyên trongkhuôn khổ học tập suốt đời cũng nhấn mạnh đặc biệt về ĐBCL Trước tiên, mỗiquốc gia phát triển theo cách tiếp cận riêng của mình về ĐBCL Thứ hai, cáctiêu chí ĐBCL chung được sử dụng như là một điểm tham chiếu ở từng quốcgia Thứ ba, các tiêu chí sẽ trả lời bằng những câu hỏi khác nhau và sự cần thiếtcủa “bên thứ ba” để cung cấp các đánh giá một cách khách quan [38]
Theo Abd Jamil Abdullah (2000), ĐBCL đạt được trên thực tế so với líthuyết phụ thuộc nguồn lực và sử dụng các nguồn lực hiện có của tổ chức đó[36]
Theo Paul Watson (2002), mô hình QLCL Châu Âu (EFQM), đó là mộtkhung tự đánh giá những điểm mạnh và và điểm yếu trong lĩnh vực QLCL đểcải thiện hoạt động của một tổ chức, nhằm cung cấp một dịch vụ hoặc sản phẩmxuất sắc cho khách hàng hoặc các bên liên quan Mỗi tổ chức có thể sử dụng nótheo cách riêng của mình để quản lí, cải tiến và phát triển [41]
Tổ chức các Bộ trưởng giáo dục Đông Nam Á (2003), trong công trình
“Khung đảm bảo chất lượng trong khu vực” đã chỉ ra: Hệ thống ĐBCL đào tạobao gồm cơ cấu tổ chức, các thủ tục, các quá trình và các nguồn lực cần thiếtcủa các CSĐT dùng để thực hiện quản lí đồng bộ, nhằm đạt được những tiêuchuẩn, tiêu chí và các chỉ số cụ thể do nhà nước ban hành, để nâng cao và liên
Trang 14tục cải tiến CLĐT nhằm thỏa mãn yêu cầu của người học và đáp ứng nhu cầu thịtrường lao động.
Theo Petros Kefalas và các cộng sự (2003), một hệ thống ĐBCL bao gồmcác tiêu chuẩn chất lượng: chương trình học tập hiệu quả, đội ngũ CBGV, khảnăng sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có, phản hồi tích cực từ HV và sự hỗ trợ từ cácbên liên quan và thị trường lao động [42]
Trong “Sổ tay hướng dẫn và thực hiện” (2004) của tổ chức ĐBCL mạnglưới chất lượng các nước Đông Nam Á đã nêu rõ: Mô hình ĐBCL ở các nướcĐông Nam Á rất đa dạng Nhưng điểm chung là hầu hết các cơ quan ĐBCLquốc gia đều do nhà nước thành lập, được nhà nước cấp kinh phí và chủ yếuthực hiện nhiệm vụ kiểm định [37]
Anna Maria Tammaro (2005), trong báo cáo về các mô hình ĐBCL trongLIS cho biết: Ba mô hình ĐBCL xuất hiện từ các hướng dẫn và các tiêu chuẩnkhác nhau của LIS đó là: Định hướng chương trình; Định hướng quá trình giáodục; Định hướng kết quả học tập [35]
Tại Việt Nam, đào tạo nghề có lịch sử phát triển khá lâu dài, gắn liền với
sự phát triển của các làng nghề, cơ sở sản xuất nông nghiệp Khoa học quản lýtuy được nghiên cứu muộn nhưng tư tưởng về quản lý cũng như "Phép trị nước
an dân" đã có từ lâu đời Trong "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi (1380 - 1442)
đã viết: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân" đủ thấy rằng các minh quân nước ViệtNam từ xa xưa đã biết lấy dân làm gốc trong quản lý đất nước
Lịch sử công tác đào tạo nghề ở Việt Nam được chia thành các giai đoạn:
- Giai đoạn 1969 - 1975: Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành một số trườngdạy nghề ở miền Bắc Tính đến hết năm học 1974 - 1975, miền Bắc đã có 185trường dạy nghề với quy mô đào tạo hệ dài hạn lên đến 160.000 học sinh
- Giai đoạn 1975 - 1986: Trong giai đoạn này đào tạo nghề Việt Nam đã cónhững bước tiến đáng kể: Hệ thống các trường sư phạm kỹ thuật và hệ thốngtrung tâm dạy nghề ở các tỉnh, quận, huyện trong phạm vi cả nước được hìnhthànhđể đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động theo phương châm: "Nhà
Trang 15nước, tập thể và người dân cùng chăm lo sự nghiệp dạy nghề" Tính đến hết nămhọc 1985 - 1986 cả nước đã có 05 trường sư phạm kỹ thuật, 298 trường dạy nghề,
220 trung tâm dạy nghề với quy mô đào tạo dài hạn 113.000 học sinh
- Giai đoạn 1986 - 1998: Trong giai đoạn này, quy mô đào tạo được chú ý,CLĐT được nâng lên Tính đến năm học 1997 - 1998, cả nước đã có 05 trường sưphạm kỹ thuật dạy nghề, 151 trường Dạy nghề, 150 trung tâm dạy nghề, quy môđào tạo hệ dài hạn là 90.234 học sinh Điều nổi bật nhất trong giai đoạn này làđào tạo nghề ngắn hạn phát triển nhanh, đồng thời xuất hiện xu hướng chuyểnmột số trường dạy nghề lên bậc Trung học Chuyên nghiệp
- Giai đoạn từ năm 2001 - 2010: Trong mười năm 2001 - 2010, công tácđào tạo nghề ở Việt Nam đã phục hồi và có bước phát triển mạnh, từng bước đápứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH - HĐH vàhội nhập quốc tế
Cũng đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực đào tạo nghề
và các vấn đề liện quan: Trong tác phẩm “Giáo dục nghề nghiệp đáp ứng thịtrường lao động”, tác giả Nguyễn Đức Trí (2008), cho rằng: Trong lĩnh vực đàotạo nghề hiện nay đã áp dụng các cấp độ này với các mô hình khác nhau tùytheo đặc điểm của từng CSDN [30]
Trong tác phẩm “Một số vấn đề về quản lí CSDN”, Các tác giả NguyễnĐức Trí và Phan Chính Thức (2010) đã nêu: Hiện nay trên thế giới đang ápdụng 03 cách thức ĐBCL chủ yếu đó là: Đánh giá, kiểm toán và kiểm định.Trong các cách thức này, kiểm định chất lượng được sử dụng rộng rãi và hữuhiệu nhất ở các nước trong khu vực và trên thế giới [32]
Theo tác giả Nguyễn Minh Đường (2012), trong tác phẩm “Quản lí chấtlượng cơ sở giáo dục”, trong lĩnh vực dạy nghề, ĐBCL là quá trình kiểm địnhcác điều kiện ĐBCL đào tạo như chương trình, GV, CSVC và thiết bị dạy học,
tổ chức quá trình dạy học, tài chính…[13]
Năm 2002, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục đã có đề tài “Nghiên cứu
cơ sở lí luận và thực tiễn đảm bảo CLĐT đại học và trung học chuyên nghiệp
Trang 16(khối ngành kĩ thuật)” do tác giả Trần Khánh Đức làm chủ nhiệm đề tài đã hệthống được cơ sở lí luận và thực tiễn đưa ra quan niệm khá đầy đủ về CLĐT vàĐBCL đào tạo, các tiêu chí và phương pháp đánh giá CLĐT so sánh những môhình QLCL đào tạo đang được các nước phát triển đang vận dụng hiện nay [12].Theo tác giả Phan văn Kha (2004), trong tác phẩm “Nghiên cứu đề xuất môhình quản lí CLĐT sau đại học ở Việt Nam”, Hệ thống chất lượng được xemnhư một phương tiện cần thiết để thực hiện chức năng QLCL Để xây dựngđược hệ thống chất lượng cần phải xác định được tất cả các yếu tố tác động vàquyết định đến chất lượng, đồng thời đưa ra các tiêu chí, các qui trình, thủ tụccần phải áp dụng để triển khai các yếu tố đó nhằm đạt được kết quả và chấtlượng mong muốn [20].
Theo tác giả Nguyễn Đức Trí (2008) trong tác phẩm “Giáo dục nghềnghiệp đáp ứng thị trường lao động”, một hệ thống ĐBCL đào tạo thường phảiđáp ứng 3 yêu cầu chính sau: Xây dựng được một sơ đồ các vấn đề cần quản lí(chuỗi các công đoạn/qui trình); Xây dựng được các qui trình, thủ tục thực hiệncho từng công đoạn/qui trình đó và đảm bảo điều kiện cho việc thực hiện được
và có thể kiểm định khi cần thiết; Có những tiêu chí cần thiết để đối chiếu kếtquả đạt được so với các tiêu chuẩn đã qui định trong mục tiêu ở đầu vào và đầu
ra của mỗi công đoạn/qui trình [30]
Trong tác phẩm “Mô hình quản lí CLĐT tại Khoa Sư phạm Đại học Quốcgia Hà Nội”, Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), đã nhấnmạnh: QLCL đào tạo phải được thực hiện ở mọi khâu, mọi nơi, mọi lúc, từ đầuvào, quá trình dạy học và đầu ra cho tới nơi làm việc của HV sau tốt nghiệp [8]
Theo tác giả Nguyễn Đức Chính (2000), trong tác phẩm “Nghiên cứu xâydựng bộ tiêu chí đánh giá CLĐT dùng cho các trường đại học Việt Nam” thì cácCSĐT cần có các điều kiện ĐBCL đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra
Có thể nhận thấy, các công trình trên đã đề cập đến các vấn đề lý luận rất
cơ bản về khoa học quản lý như bản chất của hoạt động quản lý, các thành phầncấu trúc, các giai đoạn của hoạt động quản lý, đồng thời chỉ ra các phương pháp
Trang 17và nghệ thuật quản lý Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ dừng lại ở phươngdiện lý luận là chủ yếu, việc ứng dụng vào lĩnh vực, vào từng cơ sở được triểnkhai tùy trường hợp cụ thể Vẫn còn ít công trình đi sâu vào nghiên cứu các hoạtđộng QLĐT nghề theo hướng chú ý đến đối tượng người học, đơn vị tổ chức sửdụng lao động, thị trường lao động; những yếu tố đặc biệt quan trọng trong quátrình nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về ĐBCL trong và ngoài nước đã đềcập đến các bình diện khác nhau và đặc biệt quan tâm đến những vấn đề QLCL,ĐBCL đào tạo, kiểm định đánh giá chất lượng CSĐT, đặc biệt là đối với giáodục đại học theo hướng tiếp cận QLCL tổng thể Riêng với các CSDN mới chỉdừng lại ở những nghiên cứu QLCL nói chung Đến nay, khoa học quản lý ởViệt Nam vẫn còn non trẻ đang được nhiều người quan tâm, suy ngẫm, tổng kết
và vận dụng, là vấn đề luôn mang tính thời sự đi liền với các bước phát triển củacác doanh nghiệp, tổ chức, nhà nước và nhân loại
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu đã có đóng góp nhất dịnh đối vớilĩnh vực đào tạo nghề ở các cấp độ khác nhau, đã góp phần làm sáng tỏ thêm về
cơ sở lý luận cho việc quản lý hoạt động đào tạo nghề, đồng thời nêu lên cácbiện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động ở các CSDNtrong giai đoạn hiện nay, trong đó có những biện pháp mới mẻ, mang tính đặcthù của công tác đào tạo nghề Tuy nhiên, hầu như chưa có một công trìnhnghiên cứu nào đề cập đến quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe, đặcbiệt là đào tạo nghề lái xe ở các trường Cao đẳng nghề kinh tế - Công nghệ
1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1 Khái niệm về quản lý
* Quản lý
Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm quản lí Theo Hà Thế Ngữ
và Đặng Vũ Hoạt, “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu,quản lý có hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được nhữngmục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ
Trang 18thống mà người quản lý mong muốn” Hà Sỹ Hồ cho rằng: “Quản lý là một quátrình tác động có định hướng (có chủ đích) có tổ chức, lựa chọn trong các tácđộng có thể có dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường,nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triểntới mục đích đã định” [15] Theo Nguyễn Văn Lê: “Quản lý là một công việcvừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật” Ông viết “Quản lý một hệthống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống đó mà chủ yếu làvào những con người nhằm đạt hiệu quả tối ưu theo mục tiêu đề ra” Theo tácgiả Đặng Thành Hưng, khái niệm quản lí phản ánh một dạng lao động trí tuệcủa con người có chức năng bảo đảm và khuyến khích những nỗ lực của nhữngngười khác để thực hiện thành công công việc nhất định Quản lý là công tácphối hợp có hiệu quả hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một
tổ chức Quan niệm hiện đại về quản lí thừa nhận đó là toàn bộ các hoạt độnghuy động, tổ chức, thực thi các nguồn lực vật chất và tinh thần, sử dụng chúngnhằm tác động và gây ảnh hưởng tích cực đến những người khác để đạt đượcnhững mục tiêu của tổ chức hay cộng đồng [19]
Như vậy, có thể nói hoạt động quản lý là tất yếu nảy sinh khi con ngườilao động tập thể và tồn tại ở mọi loại hình tổ chức, mọi xã hội Do đó, khái niệmquản lý được nhiều tác giả đưa ra theo nhiều cách tiếp cận khác nhau Chẳng hạn:
- Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: “Quản lý làhoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đếnkhách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vậnhành và đạt được mục đích của tổ chức” [8]
- Theo Nguyễn Văn Bình thì: “Quản lý là một nghệ thuật đạt được mụctiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt độngcủa những người khác” [3]
Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp với quy luậtcủa chủ thể quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra
Trang 19* Các chức năng quản lý
Chức năng của quản lý là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt, thôngqua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mụctiêu nhất định Nhiều nhà khoa học và quản lý thực tiễn đã đưa ra những quanđiểm khác nhau về phân loại chức năng quản lý Theo quan điểm quản lý hiệnđại, từ các hệ thống chức năng quản lý nêu trên, có thể khái quát một số chứcnăng cơ bản sau:
- Lập Kế hoạch: Là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lý,
là khởi điểm của một chu trình quản lý Lập kế hoạch là quá trình xác lập mụctiêu, thời gian, biện pháp, dự báo trước kế hoạch và quyết định phương thức đểthực hiện mục tiêu đó Nói cách khác, lập kế hoạch là xác định trước xem phảilàm gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm Căn cứ vào thực trang ban đầucủa tổ chức và mục tiêu cần phải hướng tới để cụ thể hóa bằng nhiệm vụ của tổchức trong từng thời kỳ, từng giai đoạn Từ đó tìm ra con đường, biện pháp đưađơn vị đạt được mục tiêu
- Tổ chức: Là quá trình thiết lập cấu trúc giữa các thành viên, các bộphận Từ đó, chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý một cách có hiệuquả bằng cách điều phối các nguồn lực của tổ chức như nhân lực, vật lựcvà tàilực Quá trình xây dựng và hoàn thiện các tổ chức phải đảm bảo các yêu cầu:Tính tối ưu, tính linh hoạt, độ tin cậy và tính kinh tế Trong quá trình xây dựng
cơ cấu tổ chức quản lý cần tính đến các nhân tố ảnh hướng trực tiếp và gián tiếp,
đó là những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống cụ thể có ảnh hưởng trực tiếp đếnquá trình tổ chức thực hiện
- Chỉ đạo: Là phương thức tác động của chủ thể quản lý nhằm điều hành
tổ chức – nhân lực đã có của đơn vị vận hành theo đúng kế hoạch đã vạch ra.Lãnh đạo bao hàm cả liên kết, liên hệ, sửa chữa, uốn nắn của người, động viên,khuyến khích họ hoàn thành nhiệm vụ Trong chức năng chỉ đạo, chủ thể quản
lý phải trực tiếp ra quyết định (mệnh lệnh) cho nhân viên dưới quyền và hướng
Trang 20dẫn, quan sát, phối hợp, động viên để thuyết phục, thúc đẩy họ hoạt động đạtđược mục tiêu đó bằng nhiều biện pháp khác nhau.
- Kiểm tra: Là hình thức thu thập thông tin phản hồi về mức độ thực hiệncác nhiệm vụ được giao Các thông tin đó có thể là định tính có thể là địnhlượng Trong chu trình quản lý, kiểm tra là giai đoạn cuối cùng không thể thiếuđược, có vai trò quan trọng để điều chỉnh, để hoàn thành hoạt động ở các giaiđoạn trước
Bản chất của hoạt động kiểm tra trong quản lý là quá trình xem xét thực
tế, đánh giá thực trạng so với mục tiêu, phát hiện các mặt: tích cực, sai lệch, viphạm để đưa ra kết luận điều chỉnh
Biểu thị mối liên hệ và tác động trực tiếp
Biểu thị mối liên hệ ngược hoặc thông tin phản hồi trong quá trình quản lý.
Hình 1.: Chức năng quản lý trong chu trình quản lý.
Trang 211.2.2 Quản lý giáo dục
* Quản lý giáo dục
QLGD là một loại hình quản lý xã hội QLGD là hệ thống những tác động
có mục đích, có kế hoạch, hợp với quy luật giữa chủ thể quản lý và khách thểquản lý nhằm đạt được mục tiêu giáo dục dự kiến của từng cấp quản lý
Do giáo dục là một lĩnh vực hoạt động xã hội nên quản lí giáo dục đượcxem là quản lí xã hội QLGD luôn bám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị-xãhội, phát triển kinh tế trong từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử của mỗi quốc gia Tácgiả Đặng Quốc Bảo quan niệm rằng: ‘QLGD là hệ thống tác động có mục đích,
có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ giáo dục vậnhành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tínhchất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trìnhdạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạngthái mới về chất’ [2]
Có thể hiểu khái niệm quản lí giáo dục là quản lý những tác động có hệthống, khoa học, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản
lý là quá trình dạy học và giáo dục diễn ra ở các cơ sở giáo dục như các trườnghọc, trung tâm khoa học kỹ thuật, hướng nghiệp dạy nghề hay một tập hợp các cơ
sở phân bố trên địa bàn dân cư Đa số các nguồn và tác giả (Đặng Quốc Bảo,Phạm Minh Hùng, Lưu Xuân Mới…) [2] [18] [24] tuy diễn đạt khác nhau songcăn bản đều hiểu khái niệm quản lí giáo dục tương tự như trên
QLGD có thể hiểu theo nghĩa hẹp là quản lý các hoạt động giáo dục trongngành giáo dục, quản lý một số cơ sở giáo dục đào tạo ở một địa phương hànhchính nào đó QLGD có thể hiểu theo nghĩa rộng là quản lý các hoạt động giáodục diễn ra trong nhà trường hay ngoài xã hội Quản lý xã hội có hệ thống nguyêntắc, chức năng và các giai đoạn của chu trình QLGD cụ thể Song cần hiểu kháiniệm QLGD một cách toàn diện bao gồm cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp bởi vì suyđến cùng dù được hiểu theo nghĩa nào thì đích cuối cùng của QLGD vẫn là vậndụng các quy luật khách quan để nâng cao chất lượng giáo dục
Trang 22* Đặc trưng của quản lý giáo dục
QLGD là một quá trình, quá trình QLGD là hoạt động của các chủ thể vàđối tượng quản lý thống nhất với nhau trong một cơ cấu nhất định nhằm mụcđích đề ra của quản lý bằng cách thực hiện các chức năng nhất định và vận dụngcác biện pháp, nguyên tắc, công cụ quản lý thích hợp [2] [18]
* Nội dung quản lý giáo dục
QLGD là một quá trình với các thành tố, mục tiêu đào tạo, phương phápđào tạo; CSVC, thiết bị đào tạo; lực lượng đào tạo (thầy); đối tượng đào tạo(trò); kết quả đào tạo Các thành tố của quá trình GD&ĐT là một thể thống nhất,chúng có tác động tương hỗ lẫn nhau [2] [8]
1.2.3 Dạy học thực hành và Quản lí dạy học thực hành
Quá trình dạy học trong giáo dục và đào tạo nói chung và trong đào tạonghề nói riêng thường được phân chia ra một cách tương đối thành hai quá trình
bộ phận là dạy học lí thuyết và dạy học thực hành Dấu hiệu quan trọng của quátrình dạy học đặc biệt là dạy thực hành trong giáo dục chuyên nghiệp là dạy họckhông phải chủ yếu là truyền đạt, cung cấp thông tin mà phải chủ yếu là hìnhthành kĩ năng, rèn luyện kĩ xảo, phát triển khả năng tìm tòi, phát hiện, quản lý và
ử lí thông tin thành sản phẩm có ý nghĩa đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp
Dạy lí thuyết nghề là truyền đạt và lĩnh hội hệ thống tri thức chung và trithức lí thuyết nghề nghiệp, trên cơ sở đó phát triển năng lực trí tuệ cũng như giáodục cơ sở thế giới quan khoa học, hình thành những phẩm chất đạo đức cho HV.Dạy học thực hành nghề có nhiệm vụ chủ yếu là truyền đạt và tiếp thu kĩ năng, kĩxảo, hình thành ý thức thái độ nghề nghiệp và những kinh nghiệm thực tiễn của
xã hội Dạy thực hành là một quá trình giáo dục và giáo dưỡng được tổ chức có
kế hoạch là một qua trình giảng dạy, học tập và lao động Quá trình trình ấy cùngvới quá trình giảng lý thuyết và hoạt động ngoài giờ tạo nên một thể thống nhấttrong đào tạo nghề Rõ ràng là sự phân chia tương đối QTDH trong đào tạo nghềnhư vậy là dựa vào chức năng, nhiệm vụ của dạy lí thuyết và dạy thực hành nghề.Hai quá trình thường được bổ ung cho nhau, thống nhất với nhau, được tổ chức
Trang 23thực hiện xen kẽ, thay đổi và kế thừa nhau Hiện nay chúng ta đang có xu hướngthực hiện thống nhất quá trình dạy lí thuyết chuyên môn nghề với quá dạy trìnhthực hành nghề Hình thức đào tạo theo Môdul và MES mà chúng ta đang triểnkhai thực hiện chính là làm ranh giới tương đối giữa dạy lí thuyết nghề và dạythực hành nghề gắn bó chặt chẽ với nhau Tuy nhiên sự khác nhau trong phươngpháp lĩnh hội, nhận thức đối với các tri thức lý thuyết và các kỹ năng, kỹ xảonghề nghiệp vẵn tồn tại khách quan trong quá trình dạy học ở đào tạo nghề [6][17]
Quản lí dạy học thực hành chính là quản lí dạy học trong khi thực hiện cácnhiệm vụ và hoạt động học tập thực hành của người học nhằm vào mục tiêu họcthực hành là hình thành kĩ năng, rèn luyện kĩ xảo, phát triển khả năng hành dụngtương ứng vơi môn học, ngành học hoặc chuyên môn nghề nghiệp
Nội dung quản lí dạy học thực hành cũng bao gồm những mặt sau:
- Quản lí kế hoạch hoạt động dạy học thực hành
- Quản lí nội dung, kế hoạch, chương trình dạy học thực hành
- Quản lí phương pháp dạy học thực hành
- Quản lí hoạt động dạy học thực hành của giáo viên
- Quản lí hoạt động học tập thực hành của HV
1.2.4 Quản lý quá trình đào tạo nghề
* Khái niệm nghề
Theo ILO: Nghề là một hình thức phân công lao động đòi hỏi kiến thức lýthuyết tổng hợp và thói quen thực hành để hoàn thành những công việc nhấtđịnh
Khái niệm về nghề theo quan niệm ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhaunhất định:
- Khái niệm nghề của Nga được định nghĩa là một loại hoạt động lao độngđòi hỏi có đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sống
- Khái niệm nghề của Pháp được định nghĩa là một loại lao động có thóiquen và kỹ năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống
Trang 24- Khái niệm nghề của Anh được định nghĩa là một công việc chuyên mônđòi hỏi sự đào tạo trong khoa học nghệ thuật.
- Ở Đức, nghề đựơc định nghĩa là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnhvực lao động nhất định, đòi hỏi phải được đào tạo ở một trình độ nào đó
Như vậy, nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử rất phổ biến gắnchặt với sự phân công lao động, với tiến bộ khoa học kỹ thuật và văn minh nhânloại
Từ điển tiếng Việt đưa ra định nghĩa “Nghề là công việc chuyên làm, theo
sự phân công của xã hội” [31]
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu nghề nghiệp như một dạng laođộng vừa mang tính xã hội (Sự phân công của xã hội), vừa mang tính cá nhân(Nhu cầu bản thân) trong đó con người với tư cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi
để thoả mãn những nhu cầu nhất định của xã hội và của cá nhân
Bất cứ nghề nghiệp nào cũng hàm chứa trong nó một hệ thống giá trị: Trithức nghề, kỹ năng, kỹ xảo nghề, truyền thống nghề, hiệu quả do nghề mang lại.Nghề nghiệp là một dạng lao động đòi hỏi con người phải có một quá trình đàotạo chuyên biệt để có những kiến thức, chuyên môn nhất định Khi tìm hiểu vềkhái niệm nghề cần quan tâm tới đặc điểm chuyên môn nghề và phân loại nghề vì
nó là cơ sở để xác định nội dung đào tạo nghề và cấp trình độ đào tạo Đặc điểmchuyên môn của nghề gồm các yếu tố:
- Đối tượng lao động nghề
- Công cụ và phương tiện của lao động nghề
Trang 25điện, nghề trồng rừng
Nghề là sự phân công lao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội là phươngtiện để sinh sống và dưới góc độ đào tạo nghề là toàn bộ các kiến thức, kỹ năng,thái độ mà người lao động cần có để thực hiện các hoạt động trong một lĩnh vực laođộng nhất định
Có thể nói Nghề là tổng hợp những kiến thức và kỹ năng lao động mà conngười tiếp thu được do kết quả của đào tạo chuyên môn và tích lũy kinh nghiệmtrong công việc Nghề gắn liền với kiến thức và kinh nghiệm đối với công việccủa nghề Những kiến thức kinh nghiệm đó không phải tự nhiên có được mà là
do kết quả của đào tạo và tích lũy kinh nghiệm [29] [30]
* Đào tạo nghề
Theo ILO, đào tạo nghề là nhằm cung cấp cho người học những kỹ năngcần thiết để thực hiện tất cả những nhiệm vụ liên quan đến công việc và nghềnghiệp được giao [6]
Đào tạo nghề là quá trình phát triển có hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹxảo và thái độ nghề nghiệp; đào tạo nghề nhằm hướng vào hoạt động nghềnghiệp và hoạt động xã hội Mục tiêu đào tạo là trạng thái phát triển nhân cáchđược dự kiến trên cơ sở yêu cầu phát triển KT - XH và được hiểu là chất lượngcần đạt tới đối với người học sau quá trình đào tạo
Đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng
và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việclàm hoặc tự tạo viện làm sau khi hoàn thành khóa học (điều 5.1 Luật dạy nghề,NXB Chính trị Quốc gia 2006) [26]
Theo khái niệm này, đào tạo nghề không chỉ dừng lại trang bị kiến thức,
kỹ năng cơ bản mà còn đề cập đến thái độ lao động cơ bản Điều này thể hiệntính nhân văn, tinh thần xã hội chủ nghĩa, đề cao người lao động trong quanniệm về lao động, nó thể hiện đầy đủ hơn về vấn đề tinh thần vàkỷ luật lao động– một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất với công nghệ tiêntiến hiện nay
Trang 26Tham gia một chương trình đào tạo nghề, học sinh sẽ được học hệ thốngcác kiến thức cần thiết về lý thuyết nghề, được thực hành trong thực tế để hìnhthành những kỹ năng, kỹ xảo của nghề Đồng thời học sinh còn được giáo dục,phát triển cả ý thức, thái độ với nghề trong tương lai của bản thân họ
Như vậy đào tạo nghề là một quá trình tác động có chủ đích của conngười nhằm phát triển tay nghề (dạy nghề) và đạo đức, văn hóa nghề nghiệp(nhân cách) của họ, thể hiện trên 3 mặt: Kiến thức, kỹ năng và thái độ nghềnghiệp, phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động và phát triển nguồn lựcquốc gia
Lý luận dạy nghề với tư cách là một bộ môn của giáo dục học nghềnghiệp, là lý thuyết của của dạy học trong đào tạo nghề nghiệp và cũng chính là
lý thuyết của dạy học nói chung Dạy học là quá trình giáo dục và giáo dưỡng
có kế hoạch, có mục tiêu do giáo viên tổ chức và chỉ đạo trong quá trình dạyhọc
Dạy thực hành nghề là một quá trình sư phạm giải quyết các nhiệm vụ dogiáo viên thực hành và học sinh học nghề tổ chức thực hiện một cách khoa học
có mục đích nhằm tạo những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho người công nhântương lai Như vậy trong quá trình dạy học thì cả người dạy lẫn người học đềutham gia vào quá trình ấy, sự chỉ đạo của giáo viên được thể hiện ở những điểmsau:
- Xác định mục đích và nôi dung của việc dạy
- Xác định nhiệm vụ của việc dạy
- Xác định tiến trình phương pháp và tổ chức dạy
- Xác định các phương tiện giảng dạy
Quá trình dạy thực hành nghề nói riêng là một hệ thống hoàn chỉnh cácyếu tố sau:
- Mục tiêu dạy học
- Nội dung dạy học
- Phương pháp dạy học
Trang 27- Phương tiện dạy học
- Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động dạy học
- Hoạt động học tập
- Kết quả dạy học
- Môi trường sư phạm
- Các mối quan hệ (Thuận, ngược, liên nhân cách)
* Quản lý đào tạo nghề [6] [9] [29]
QLĐT nghề là một trong những vấn đề cụ thể của QLĐT QLĐT nghề đượchiểu là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủthể quản lý nhằm làm cho hệ thống đào tạo nghề phát triển, vận hành theo đường lốichủ trương của Đảng và thực hiện được những yêu cầu của xã hội, đáp ứng sựnghiệp phát triển KT-XH
QLĐT nghề bao gồm các loại hoạt động trong quá trình đào tạo như sau:
- Xác định mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo nghề
- Xây dựng các điều kiện cần thiết, khả thi: Đội ngũ giáo viên, cán bộ kỹthuật, CSVC, xưởng trường, nguồn tài chính, môi trường sư phạm
- Xác định quy mô phát triển số lượng, chất lượng của từng ngành nghề đàotạo
- Tổ chức chỉ đạo hoạt động dạy và học của thày và trò
- Hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lý
- Phát triển cơ chế cộng đồng, phối hợp trong và ngoài
* Các hình thức đào tạo nghề [29] [31]
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của kế hoạch đào tạo là xác định cáchình thức đào tạo thích hợp Hình thức đào tạo là cơ sở để xây dựng kế hoạch đàotạo, đồng thời cũng là cơ sở để tính toán hiệu quả kinh tế của đào tạo Tùy theoyêu cầu và điều kiện thực tế có thể áp dụng các hình thức đào tạo phù hợp.Những hình thức đào tạo nghề đang được áp dụng chủ yếu hiện nay là:
Trang 28- Kèm cặp trong sản xuất: Là hình thức đào tạo trực tiếp tại nới làm việc,chủ yếu là thực hành ngay trong quá trình sản xuất do xí nghiệp tổ chức
- Các lớp cạnh doanh nghiệp: Là các lớp do các doanh nghiệp tổ chức ranhằm đào tạo riêng cho mình hoặc cho doanh nghiệp cùng ngành, cùng lĩnh vực.Chủ yếu đào tạo nghề cho công nhân mới được tuyển dụng, đào tạo lại nghề,chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới Hình thức đào tạo này không đòi hỏi cóđầy đủ CSVC, không cần bộ máy chuyên trách mà dựa vào điều kiện sãn có củadoanh nghiệp Chương trình đào tạo gồm hai phần: Lý thuyết và thực hành sảnxuất Phần lý thuyết được giảng tập trung do các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phụ trách;phần thực hành được tiến hành ở các phân xưởng do các kỹ sư hoặc công nhânlành nghề hướng dẫn
- Các trường chính quy: Đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển trên cơ sở
kỹ thuật hiện đại, các Bộ hoặc các Ngành thường tổ chức các trường dạy nghề tậptrung, quy mô lớn, đào tạo công nhân có trình độ cao, chủ yếu là đào tạo đội ngũcông nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên có trình độ cao Thời gian đào tạo tùy theo nghềđào tạo, HV sau khi tốt nghiệp ra trường được cấp bằng nghề
Khi tổ chức các trường dạy nghề cần phải có bộ máy quản lý, đội ngũ giáoviên chuyên trách và CSVC riêng cho đào tạo Để nâng cao CLĐT phải đảm bảocác điều kiện sau đây:
+ Phải có đội ngũ giáo viên đủ khả năng chuyên môn và kinh nghiệmgiảng dạy
+ Phải được trang bị máy móc, thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập,các phòng thí nghiệm, xưởng trường Nhà trường cần tổ chức các phân xưởng sảnxuất vừa phục vụ cho giảng dạy, vừa sản xuất của cải vật chất phục vụ xã hội.Nếu không có điều kiện tổ chức xưởng sản xuất thì nên để gần các doanh nghiệplớn của ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho dạy và học Các tài liệu và sách giáokhoa phải được biên soạn thống nhất cho các nghề, các trường
- Các trung tâm dạy nghề: Đây là loại hình đào tạo ngắn hạn, thường dướimột năm Chủ yếu là đào tạo phổ cập nghề cho thanh niên và người lao động
Trang 291.2.5 Chất lượng đào tạo nghề, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề
1.2.5.1 Chất lượng và chất lượng đào tạo nghề
* Chất lượng
Chất lượng là một vấn đề rất trừu tượng, không ai nhìn thấy được và cảmnhận được nó một cách trực tiếp bằng các giác quan của mình, không thể đolường bằng những công cụ đo thông thường Vì vậy, hiện nay đang tồn tại nhiềukhái niệm về chất lượng khác nhau
Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Chất lượng là cái tạo nên phẩmchất, giá trị của một người, một sự vật, một sự việc Đó là tổng thể những thuộctính cơ bản khẳng định sự tồn tại của một sự vật và phân biệt chúng với những sựvật khác” [32]
Theo tác giả Thái Duy Tuyên: Chất lượng là mức độ tốt, sự xuất sắc; cáitạo nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật; phạm trù triết học biểu thị cáibản chất nhất của sự vật, mà nhờ đó có thể phân biệt sự vật này với sự vật khác
“Chất lượng được đánh giá qua mức độ trùng khớp với mục tiêu”; “Chấtlượng là sự đáp ứng với mục tiêu đề ra” đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới[33]
Từ những khái niệm nêu trên có thể rút ra một số đặc điểm của chất lượng:
- Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu Nếu một sản phẩm vì lí donào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém,cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại
- Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luônbiến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian vàđiều kiện sử dụng
- Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét và chỉ xét đến mọiđặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể Cácnhu cầu này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan
Trang 30- Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các qui định, tiêu chuẩnnhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ cóthể cảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được chúng trong quá trình sửdụng.
- Chất lượng không chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫnhiểu hàng ngày Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình
* Chất lượng đào tạo nghề [6] [26]
Theo quan điểm tiếp cận thị trường, sản phẩm của CSĐT phải vừa đáp ứngmục tiêu đào tạo vừa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động thể hiện trêncác mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ nghề nghiệp, kĩ năng sống của HV và tiềnlương thỏa mãn yêu cầu cá nhân người học Vì thế, trong đánh giá CLĐT nhânlực thì điều quan trọng nhất là phải xem xét kết quả (đầu ra) của quá trình đàotạo Tuy nhiên “đầu ra” không chỉ được xem xét thông qua đánh giá của cácCSĐT về kết quả học tập của học sinh – sinh viên mà cần hiểu theo nghĩa rộnghơn Đào tạo chỉ có ý nghĩa khi các sản phẩm của nó được thị trường lao động vàcác cơ sở sử dụng nhân lực chấp nhận, chủ sử dụng lao động hài lòng; học sinh –sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm phù hợp với trình độ và ngànhnghề được đào tạo, có khả năng phát triển trong tương lai
Như vậy, CLĐT là sự đáp ứng nhu cầu của thị trường, của khách hàng,được đảm bảo bằng chất lượng quá trình tổ chức đào tạo từ đầu vào, đến quá trìnhdạy học và đầu ra - sản phẩm đào tạo
Chất lượng là kết quả của quá trình giáo dục đào tạo được phản ánh ở các đặctrưng về phảm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghềcủa người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngànhnghề cụ thể
CLĐT nghề phản ánh trạng thái đào tạo nghề nhất định và trạng thái đó thayđổi phụ thuộc vào các yếu tố tác động đến nó Sẽ không thể biết được CLĐT nếuchúng ta không đánh giá thông qua một hệ thống các chỉ tiêu và các yếu tố ảnhhưởng Khái niệm CLĐT nghề là để chỉ chất lượng các công nhân kỹ thuật được đào
Trang 31tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo mục tiêu và chương trình đào tạo xácđịnh trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, biểu hiện một cách tổng hợp nhất ởmức độ chấpnhận của thị trường lao động, của xã hội đối với kết quả đào tạo
CLĐT nghề còn phản ánh kết quả đào tạo của các CSĐT nghề, của cả hệthống đào tạo nghề CLĐT nghề biến đổi theo thời gian và theo không gian dưới tácđộng của các yếu tố
1.2.5.2 Các yếu tổ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề [6] [34]
Để đo lường CLĐT nghề chúng ta thường tập trung vào 2 khối đối tượng: bảnthân người công nhân kỹ thuật và CSĐT nghề (chất lượng CSĐT)
Quá trình đào tạo nghề có một số đặc trưng khác với giáo dục phổ thông vàgiáo dục đại học Đó là quá trính đào tạo trên cơ sở thiếp thu kết quả giáo dục phổthông để đào tạo về nghề nghiệp cho học sinh học nghề Việc đào tạo để hình thànhnăng lực nghề nghiệp giữ vai trò then chốt, chủ đạo Quá trình đào tạo chú trọng đếnmột hệ thống các kỹ năng thông qua thực hành, luyện tập Đó chính là những yêucầu, vị trí công tác, hoạt động nghề nghiệp của người công nhân kỹ thuật
Chất lượng đào tạo nghề phụ thuộc vào các yếu tố:
- Chất lượng đầu vào: ( bản thân người học nghề): Trình độ văn hóa, sở trườngnguyện vọng, sức khỏe, tình trạng kinh tế … của người học nghề
- Quá trình đào tạo (hoạt động đào tạo nghề của CSĐT nghề):
+ Mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo;
+ Đội ngũ giáo viên, phương pháp đào tạo và CBQL (phẩm chất, năng lực) + CSVC, trang thiết bị dạy học phù hợp đáp ứng nghề đào tạo (lượng, chấtlượng, hiệu quả hoạt động)
+ Tài chính (kinh phí định mức đào tạo, vật tư thực hành, chi phí quản lý,thù lao giáo viên …)
+ Dịch vụ đào tạo (kí túc xá, tư vấn việc làm, thông tin việc làm…)
- HV tốt nghiệp: Năng lực và phẩm chất đạt được sau khi đào tạo theomục tiêu đào tạo; sức khỏe đáp ứng nghề nghiệp; kỹ năng sống (giao tiếp, hoạtđộng xã hội)
Trang 32- Tham gia thị trường lao động (từ 6 đến 12 tháng kể từ khi ra trường): trình độchuyên môn đáp ứng yếu cầu làm việc (năng suất, tổ chức hoạt động); Mức độ hoànthành nhiệm vụ công nhân kỹ thuật; Tính sáng tạo và thích nghi trong công việc
Có thể khái quát CLĐT nghề như sau:
Hình 1: Quan điểm về chất lượng đào tạo nghề.
Việc đánh giá kết quả giáo dục cần phản ánh được chất lượng nhân cách cóphù hợp hay không với yêu cầu đề ra Cần phải xem xét chất lượng đầu vào (tuyểnsinh học sinh học nghề), chất lượng của quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra (tốtnghiệp và tham gia vào cuộc sống) Đánh giá CLĐT không chỉ nhiệm vụ của cácđơn vị đào tạo nghề mà còn là của xã hội Đặc biệt là sự đánh giá trực tiếp của nhữngngười sử dụng sản phẩm đào tạo (các doanh nghiệp, các nhà sản xuất …)
1.3 Quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một tất yếu khách quan đối với nước ta nhằmxây dựng CSVC kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội cao hơn cả hai mặt” trình độ kỹ thuật
và cơ cấu sản xuất gắn liền với thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ hiệnđại CNH - HĐH còn đòi hỏi phải có một cơ cấu lao động hợp lý, nghĩa là phải cómột tỉ lệ phù hợp giữa các thành tố của nguồn lực lao động Phải chú ý đến côngnhân lao động lành nghề, nâng cao năng lực thực hành và tăng hàm lượng chất xám
Nhu cầu xã hội
Kết quả đào tạo
Kết quả đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng -> Đạt chất lượng ngoài
Kết quả đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo -> Đạt chất lượng trong
Mục tiêu đào tạo
Trang 33sao cho đội ngũ công nhân lành nghề và các kỹ nghệ gia, kỹ thuật gia phải chiếm tỉtrọng chủ yếu Đây là một tiêu chí đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của cả nước,toàn Xã hội, toàn ngành Giáo dục, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề nói riêngtrong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài mà nghị quyết Đại hội IX đã xác định:
“Nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005” “Số học sinh công nhân kỹthuật tăng 11-12%/ năm” Trên thực tế, trong nhiều năm qua chúng ta mới đầu tư chú
ý đến phát triển giáo dục phổ thông, giáo dục đại học chưa coi trọng giáo dục nghềnghiệp, dẫn đến giáo dục chuyên nghiệp, nhất là đạo tạo công nhân mất cân đối Qui
mô đào tạo nghề hiện nay vẫn quá nhỏ bé, manh mún, thiết bị đào tạo lạc hậu, khôngđáp ứng được yêu cầu
Chính những vấn đề nêu trên đòi hỏi phải không ngừng đẩy mạnh công tácđào tạo nghề, không ngừng nâng cao CLĐT
Nâng cao CLĐT nghề còn phụ thuộc yêu cầu phát triển nền kinh tế, thực hiệnliên doanh liên kết với nước ngoài, chuyển giao công nghệ mới cho các khu côngnghiệp, khu chế xuất Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồngthời với phát triển kinh tế trong doanh nghiệp, cần hình thành các khu chế xuất, khucông nghiệp, liên doanh liên kết với nước ngoài Từ đó phát sinh tăng yêu cầu về mặtlao động có kỹ năng, kỷ xảo, có chuyên môn cao Đặc biệt là trong quá trình côngnghiệp hóa, số lao động dôi dư với chất lượng nghề nghiệp không đáp ứng kịp thờinhu cầu tuyển dụng ở các khu công nghiệp, khu chế xuất Một số lớn đã qua đào tạonhưng không đáp ứng được yêu cầu người sử dụng lao động
CNH - HĐH đòi hỏi chất lượng lao động phải cao không những để đáp ứngnhu cầu lao động trong nước mà còn để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động, mởrộng quan hệ hợp tác quốc tế Việc phân công lao động và hợp tác quốc tế là xuhướng ngày càng phát triển Xuất khẩu lao động là chiến lược lâu dài, thường xuyêncủa các quốc gia phát triển Đối với nước ta, xuất khẩu lao động không những vừagiải quyết việc làm cho lao động, tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước, tăng thunhập cho bản thân gia đình người lao động, mà còn tiếp thu học tập chuyên môn kỹthuật hiện đại của các nước có nền công nghiệp phát triển Tuy nhiên, chất lượng đội
Trang 34ngũ lao động xuất khẩu của ta mặc dù được cải thiện nhưng nhìn chung còn hạn chế.Yếu nhất là khâu ngoại ngữ, tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của công nghệ sảnxuất hiện đại, nhận thức về chủ thợ chưa rõ ràng, ý thức kỹ luật và chấp hành hợpđồng đã kỹ kết của một số bộ phận lao động còn kémKhông ít người lao động quanniệm đi làm việc ở nước ngoài là để kiếm tiền nhiều, khi không đạt được thì vô kỷluật, bỏ hợp đồng đi làm việc khác, gây ảnh hưởng đến uy tín lao động Việt Nam
Tóm lại, nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện tiềmlực kinh tế còn nhỏ bé, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, tài nguyên khoáng sảnkhông nhiều…
Do đó, để có thể tiếp cận được với nền khoa học - kỹ thuật đang tiến nhanhnhư vũ bão của thế giới, từng bước rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp với sự phát triểncủa các nước, Đảng ta đã xác định phát triển nguồn lực nói chung, nâng cao chấtlượng đội ngũ lao động nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầutrong suốt quá trình CNH - HĐH
Vấn đề cấp bách hiện nay là phải khẩn trương bồi dưỡng về mọi mặt cho sốcông nhân, số lao động chưa qua đào tạo đầy đủ, tăng nhanh về qui mô với chấtlượng cao Muốn vậy phải nâng cao chất lượng dạy nghề, bởi những năm qua cùngvới sự suy giảm về số lượng, chất lượng dạy nghề cũng đã có những giảm sút nghiêmtrọng Nguyên nhân của sự giảm sút đó là:
- Trang thiết bị hiện nay ở các CSDN thiếu thốn, lạc hậu
- Đội ngũ giáo viên dạy nghề chuyên nghiệp bị phân tán, giảm về số lượng Trình độ không được nâng cao cho phù hợp với sự phát triển nhanh chóng củakhoa học - công nghệ Trình độ sư phạm và quản lý nhiều năm qua ít được chú ý, bổsung, bồi dưỡng, đào tạo lại
- Chương trình nội dung đào tạo, hệ thống giáo trình vẫn trong tình trạng lạchậu, thiếu thống nhất, không theo một chuẩn mực nào, vì vậy không theo kịp sự tiến
bộ của khoa học – công nghệ mới
Có thể nói rằng, bắt đầu sự nghiệp CNH – HĐH đất nước là quá trình pháttriển theo chiều sâu, trong đó chất lượng lao động có ý nghĩa quyết định Cùng với
Trang 35việc mở rộng qui mô đào tạo, nâng cao chất lượng dạy nghề là một đòi hỏi kháchquan, cấp bách nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
1.3.1 Đánh giá chất lượng đào tạo nghề [6] [13] [26]
CLĐT ở nghề được đánh giá dưới 2 góc độ: Thứ nhất, góc độ của CSDN: Đạtđược những tiêu chuẩn hoặc mục tiêu mà CSDN đặt ra (Chất lượng bên trong); Thứhai, là chất lượng được xem là thỏa mãn tốt nhất những đòi hỏi của người tiêu dùng(Chất lượng bên ngoài)
CLĐT nghề thường do các GV đánh giá theo kết quả đạt được của HV so vớicác chuẩn đã qui định trong chương trình đào tạo Phương pháp này gọi là phươngpháp “đánh giá trong” hay là tự đánh giá Tuy nhiên phương pháp này mang tính chủquan của từng GV, vì thế cần thiết phải có phương pháp đánh giá khách quan “đánhgiá ngoài” do người/cơ quan sử dụng nhân lực, bởi lẽ hơn ai hết họ biết họ cần những
gì ở người lao động kĩ thuật
Các đối tượng tham gia đánh giá: từ HV đang học, HV tốt nghiệp; Phản hồi từcác đồng nghiệp, CBQL; Cán bộ doanh nghiệp và cán bộ địa phương Trong đánhgiá CLĐT nghề bao gồm 3 loại đánh giá khác nhau:
- Đánh giá chuẩn đoán: được tiến hành trước quá trình đào tạo nhằm làm rõcác điểm mạnh và điểm yếu của đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra Trên cơ sở đóđưa ra các quyết định để tổ chức đào tạo có hiệu quả và chất lượng hơn
- Đánh giá hình thành: được tiến hành nhiều lần trong quátrình đào tạo nhằmcung cấp các thông tin phản hồi để GV và HV kịp thời điều chỉnh trong quá trình đàotạo
- Đánh giá tổng kết: tiến hành khi kết thúc quá trình đào tạo nhằm cung cấpcác thông tin về CLĐT
Các kĩ thuật đánh giá bao gồm: Phỏng vấn; Quan sát; Bảng câu hỏi; thảo luận;Chuyên gia
Trang 36Đầu vào Quá trình đào tạo Đầu ra
- Năng lực của HV tốt nghiệp
- Hiệu quả đào tạo
Các qui trình quản lí
đầu vào
Các qui trình quản lí quá trình đào tạo
Các qui trình quản lí đầu ra
Bối cảnh bên ngoài
- Cơ chế quản lí nhà nước về dạy nghề.
- Nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ.
- Nhận thức của xã hội về đào tạo nghề.
- Xu hướng hội nhập quốc tế.
Hình 1.4: Hệ thống ĐBCL đào tạo nghề.
Bên cạnh đó, Các CSĐT nghề cũng có Tiêu chí đánh giá CLĐT nghề
Theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 17/01/2008 của BộLĐTBXH Theo đấy, sẽ có 09 tiêu chí đánh giá CLĐT nghề bao gồm:
Tiêu chí 1: Mục tiêu và nhiệm vụ: tiêu chí này gồm 3 tiêu chuẩn
Tiêu chí 2: Tổ chức và quản lý, gồm 5 tiêu chuẩn
Tiêu chí 3: Hoạt động dạy và học, gồm 8 tiêu chuẩn
Tiêu chí 4: Giáo viên và CBQL, gồm 8 tiêu chuẩn
Tiêu chí 5: Chương trình, giáo trình, gồm 8 tiêu chuẩn
Tiêu chí 6: Thư viện, gồm 3 tiêu chuẩn
Tiêu chí 7 CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học, gồm 7 tiêu chuẩn
Tiêu chí 8: Quản lý tài chính, gồm 5 tiêu chuẩn
Tiêu chí 9: Các dịch vụ cho người học nghề, gồm 3 tiêu chuẩn
1.3.2 Vị trí và vai trò của hoạt động đào tạo nghề nói chung và các trường
Trang 37Cao đẳng nghề nói riêng trong hệ thống Giáo dục - đào tạo
Vị trí và vai trò của hệ thống giáo dục đào tạo nói chung và hệ thống cáctrường cao đẳng nghề nói riêng rất quan trọng Bởi, giáo dục đào tạo đặc biệt làcông tác đào tạo nghề đào tạo trực triếp NNL cho xã hội Đào tạo nghề nhằmgiúp người học nghề có được các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghềnghiệp ở trình độ chuyên môn nhất định Đồng thời, qua dạy nghề người học cóđược các kiến thức và cơ sở khoa học của nền sản xuất nói chung, có được kỹ năng,
kỹ xảo sản xuất, biết sử dụng các thiết bị sản xuất, các công cụ lao động để cóthể tự lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai
1.3.3 Các yếu tố của quá trình dạy nghề
Các yếu tố cấu thành của quá trình đào tạo là các yếu tố có quan hệ trựctiếp đến hoạt động phát triển nhân cách học sinh bao gồm: nhận thức xã hội vềđào tạo nghề, mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, hình thức tổ chức đào tạo,phương tiện đào tạo, phương pháp đào tạo, Giáo viên và học sinh , trong đóGiáo viên là yếu tố chủ đạo và học sinh là yếu tố trung tâm của quá trình đàotạo và cuối cùng là kết quả đào tạo
* Thứ nhất là nhận thức xã hội về đào tạo nghề
Nếu xã hội nhận thức được rằng giỏi nghề là một phẩm chất quý giá củangười lao động, là cơ sở vững chắc để có việc làm và thu nhập ổn định thì côngtác đào tạo nghề sẽ nhận được thêm nhiều nguồn lực hỗ trợ cần thiết của xã hội
để phát triển mạnh hơn
* Yếu tố thứ hai là mục tiêu của đào tạo nghề
Mục tiêu đào tạo là kết quả mong muốn đạt được sau khi kết thúc quá trìnhđào tạo, thể hiện ở những yêu cầu về cải biến nhân cách của người học mà quátrình đào tạo phải đạt được, nó phản ánh các yêu cầu của xã hội đối với nhâncách của người học sau khi được đào tạo Mục tiêu đào tạo quy định nội dung
và phương pháp đào tạo, đồng thời là căn cứ để kiểm tra, đánh giá kết quả vàchất lượng của quá trình đào tạo
Nếu mục tiêu đào tạo phản ánh sát hợp các yêu cầu của xã hội thì người
Trang 38học được đào tạo có chất lượng sau khi ra trường sẽ có khả năng phục vụ vớihiệu suấ và chất lượng cao, tức là hiệu quả đào tạo sẽ cao Ngược lại, mặc dùngười học được đào tạo có chất lượng cao nhưng nếu khả năng phục vụ xã hộicủa họ vẫn bị hạn chế, tức là không phù hợp với nhu cầu sử dụng, như vậy thìhiệu quả đào tạo sẽ thấp
Mục tiêu đào tạo nghề không chỉ tạo ra lực lượng lao động có nghề màcòn gắn chặt với vấn đề việc làm cho người lao động sau khi học nghề, đó chính
là hướng đi mới có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường về lao động có taynghề cao
* Yếu tố thứ ba là đội ngũ giáo viên dạy nghề
Giáo viên là yếu tố chủ đạo của quá trình đào tạo Thông qua việc sử dụngcác phương pháp, phương tiện đào tạo thích hợp và thông qua nhân cách củamình, giáo viên chỉ đạo và trực tiếp tác động lên quá trình cải biến nhân cách củahọc sinh
Năng lực giáo viên dạy nghề tác động trực tiếp đến chất lượng giảng dạy
và đào tạo nghề, học sinh nắm được lý thuyết và kỹ năng nhanh hay chậm phầnlớn phụ thuộc vào năng lực giáo viên dạy nghề
*Yếu tố thứ tư là chương trình, nội dung đào tạo nghề
Nội dung đào tạo là hệ thống các thông tin, tài liệu học tập cần tiếp thuđược, tạo nên sự chuyển biến về phẩm chất và năng lực của họ nhằm thực hiệncác yêu cầu của mục tiêu đào tạo trên các mặt chính trị - đạo đức, văn hóa -khoa học kỹ thuật, tay nghề thực hành, thể chất để thực hiện yêu cầu của mục tiêuđào tạo có thể có những hệ thống nội dung đào tạo khác nhau Vấn đề đặt ra làcần lựa chọn được hệ thống nội dung đào tạo phù hợp nhất
Chương trình và nội dung đào tạo nghề càng sát với mục tiêu đào tạonghề đặt ra bao nhiêu thì càng làm cho hiệu quả đào tạo người học càng cao bấynhiêu
*Yếu tố thứ năm là hình thức, phương pháp đào tạo nghề
Trang 39Hình thức tổ chức đào tạo là hình thức tổ chức sự kết hợp các hoạt độngcủa giáo viên và học sinh nhằm thực hiện các nội dung đào tạo Có các hình thức
tổ chức như lên lớp, tự học, thí nghiệm, thực hành, thực tập, tham quan, làm luậnvăn tốt nghiệp,
Phương pháp đào tạo là cách thức CSDN nói chung, giáo viên và học sinhnói riêng tác động lẫn nhau để làm chuyển biến nhân cách của học sinh theo mụctiêu và nội dung đã xác định Phương pháp đào tạo bao gồm các phương phápgiảng dạy, học tập ở các môn học, mô đun, học phần cụ thể các phương phápgiáo dục, rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất đạo đức, tác phong, Ví dụ nhưphương pháp thực tập kết hợp với lao động sản xuất ra hàng hóa, phương pháphọc tập kết hợp với nghiên cứu và ứng dụng khoa học, là những phương phápđào tạo quan trọng trong CSDN
* Yếu tố thứ sáu là cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Điều kiện CSVC, trang thiết bị dạy nghề càng tốt, càng hiện đại baonhiêu, theo sát với máy móc phục vụ cho sản xuất bao nhiêu thì người học nghề
có thể thích ứng, vận dụng nhanh chóng với sản xuất trong doanh nghiệp bấynhiêu
Phương tiện đào tạo cùng với phương pháp đào tạo là những yếu tố quantrọng nhất mà giáo viên và học sinh sử dụng để tác động lên quá trình cải biếnnhân cách của học sinh
* Yếu tố thứ bảy là hoạt động học tập của người học nghề
Hoạt động học tập của người học nghề ảnh hưởng rất lớn đến CLĐTnghề, người học nghề càng hăng say tích cực học tập càng dễ dàng thích ứngnhanh với những dự biến đổi không ngừng của khoa học công nghệ, càng dễdàng tiếp cận với những máy móc công nghệ hiện đại
Học sinh là yếu tố trung tâm của quá trình đào tạo Xét cho cùng thì mọihoạt động của CSDN đều phải tập trung vào chính sự cải biến nhân cách của họcsinh, đó là đối tượng của quá trình đào tạo
Ở đây cần lưu ý rằng do tính chất phức tạp và trừu tượng của sự chuyển
Trang 40biến nhân cách của học sinh, do tác động đồng thời của nhiều yếu tố thuộc chủ thể
và khách thể, làm cho việc xác định những đóng góp hay tác động đến kết quảhoạt động của giáo viên và ọc sinh là rất khó Vì vậy, trong quản lý quá trình đàotạo cũng rất khó kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên một cáchđầy đủ, chính xác được
* Yếu tố thứ tám là hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học
Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học là nhiệm vụkhông thể thiếu trong công tác đào tạo nghề Có kiểm tra mới đánh giá đúng chấtlượng của người học nghề
Mặc dù về mặt quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên đã có nhữngquy định về các yêu cầu và nội dung của công tác chuẩn bị và CSDN có thể kiểmtra sự chuẩn bị đó cũng như kiểm tra cả chính quá trình giảng dạy nhưng điều đókhông làm giảm bớt tính độc lập, sáng tạo của người giáo viên Đi với quá trìnhgiảng dạy không thể tách rời việc chuẩn bị với thực hiện ở từng giáo viên, điều đócũng gây khó khăn cho việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên
Kết quả dạy học - giáo dục thể hiện ở học sinh không chỉ phụ thuộc chínhvào hoạt động của giáo viên mà còn phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực thamgia và trách nhiệm học tập của từng học sinh nữa Cần phải làm rõ vấn đề nàykhi xác định kết quả lao động của giáo viên cũng như đánh giá phẩm chất vànăng lực của học
1.4 Đào tạo nghề lái xe
1.4.1 Khái niệm đào tạo nghề lái xe [7]
Đào tạo nghề lái xe là việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề hay kiếnthức liên quan đến lĩnh vực lái xe, để người học lĩnh hội và nắm vững những trithức, kỹ năng nghề lái xe một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thíchnghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định