Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trình độ năng lực cho đội ngũ giáo viên và CBQL

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe ở trường cao đẳng nghề kinh tế công nghệ vicet (Trang 87)

- Cán bộ phòng đào tạo Các trưởng khoa.

3.2.4.Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trình độ năng lực cho đội ngũ giáo viên và CBQL

c. Sân tập lá

3.2.4.Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trình độ năng lực cho đội ngũ giáo viên và CBQL

viên và CBQL

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng đội ngũ giáo viên, CBQL đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, cơ cấu hợp lý; có trình độ năng lực chuyên môn cao đáp ứng nhiệm vụ quản lý và giảng dạy:

-Về số lượng: Đảm bảo đủ giảng viên theo nhu cầu đào tạo, 70% giảng viên có trình độ đại học.

- Về chất lượng: Phải dựa theo quy định của bộ LĐTBXH về chuẩn hoá giảng viên, đặc biệt trình độ chuyên môn nghiệp vụ đó là:

+ Về phẩm chất, đạo đức tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

+ Đạt trình độ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ. + Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: về phẩm chất, tưởng chính trị. Đội ngũ giáo viên phải là những người có đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh. Biết tôn trọng lẽ phải và giàu lòng nhân ái, có lương tâm, ý thức và trách nhiệm nghề nghiệp, gương mẫu trong việc chấp hành đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, sống đoàn kết với nhân dân với bạn bè và đồng nghiệp, xứng đáng là tấm gương sáng cho HV noi theo.

- Quy hoạch đội ngũ giảng viên: Nhà trường cần phải quy hoạch đội ngũ giảng viên theo tiêu chuẩn chung của nhà nước quy định và theo hường lâu dài, phân loại chất lượng đội ngũ giảng viên để có kế hoạch sử dụng hợp lý:

+ Phân loại quy hoạch sử dụng.

+ Lập kế hoạch bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn cho từng loại giảng viên.

+ Lập kế hoạch bảo đảm ngân sách cho công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giảng viên.

- Xây dựng kế hoạch tổng thể dài hạn, ngắn hạn về xây dựng đội ngũ giảng viên, tăng cường tiềm lực đội ngũ giảng viên:

+ Tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, năng lực công tác, trình độ đội ngũ giảng viên.

+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản, chuyên môn nghiệp vụ. + Nâng cao năng lực sư phạm của giảng viên.

+ Khuyến khích giảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ.

- Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên: Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng CBQL, giáo viên về chuyên môn và nghiệp vụ theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo các hướng dẫn của Bộ, Sở GTVT. Tạo điều kiện để CBQL được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, khoa học công nghệ và phương pháp giảng dạy mới. Xây dựng kế hoạch đưa cán bộ đi đến các doanh nghiệp hoặc các đơn vị đào tạo bạn để bồi dưỡng khoa học và nâng cao trình độ, khuyến khích cán bộ tham gia mô hình tự đào tạo, đào tạo từ xa trên mạng, tạo điều kiện thuận lợi về CSVC và thời gian để đội ngũ cán bộ tham gia tập huấn nghiệp vụ giao thông vận tải.

- Bồi dưỡng giáo viên, CBQL đào tạo nghề thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, cách thức quản lí là một yêu cầu bắt buộc của mọi người thầy. Đây là cách tốt nhất để giáo viên học hỏi lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức bước theo kịp sự chuyển đổi của xã hội.

- Tổ chức tốt việc tập huấn cho giáo viên về nội dung: Giáo viên hướng dẫn HV thực hành, bổ trợ tay lái; Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và tổ chức các hoạt động chuyên môn; .... đã được tiếp thu trong các đợt tập huấn.

- Chú trọng việc bồi dưỡng CBQL, giáo viên trung học cốt cán ở mỗi cấp quản lý và nhà trường; tiếp tục rà soát đánh giá năng lực giáo viên giảng dạy lý thuyết và thực hành, tổ chức bồi dưỡng theo các chuẩn quy định của Bộ GTVT đáp ứng việc triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe góp phần giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông”.

- Rà soát đội ngũ, bố trí sắp xếp để đảm bảo về số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu giáo viên, nhân viên cho các môn học, nhất là các môn Pháp luật giao thông đường bộ; Nghiệp vụ giao thông vận tải; Cấu tạo và sửa chữa thông thường; Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông. Từng bước khắc phục tình trạng giáo viên không đúng chuyên môn dạy kiêm nhiệm.

- Nhà trường phải thường xuyên quán triệt quan điểm và thái độ đối với việc đổi mới của ngành giao thông, phát triển đội ngũ giáo viên, CBQL các cấp trong toàn trường. Tạo thành tiềm thức và tạo thành tính chủ động sáng tạo của mọi người. Xem đây là nội dung quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với quá trình đào tạo để phát triển giáo viên và phát triển của nhà trường.

- Quy hoạch, tạo nguồn sử dụng lâu dài, tổ chức tuyển dụng, đào tạo; chuẩn bị nguồn kinh phí bảo đảm; có chính sách thu hút, đãi ngộ đối với giáo viên, CBQL, nhất là những người có tài, năng lực.

- Đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, CBQL, nhân viên của ngành, của trường để kịp thời dự báo quy hoạch.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe ở trường cao đẳng nghề kinh tế công nghệ vicet (Trang 87)