Quản lý mục tiêu đào tạo lái xe

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe ở trường cao đẳng nghề kinh tế công nghệ vicet (Trang 57)

III HV học nghề lái xe các hạng

2.2.2.Quản lý mục tiêu đào tạo lái xe

Xác định mục tiêu đào tạo: được nhà trường xác định theo sự hướng dẫn của Bộ LĐTBXH và Bộ GTVT.

Mục tiêu đào tạo người lái xe nắm được các qui định của Pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ; có đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng điều khiển phương tiện tham gia giao thông an toàn; đào tạo người lái xe biết vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn công việc hoạt động nghề nghiệp, tâm huyết, có nếp sống văn hóa, đặc biệt là văn hóa giao thông, ứng xử tốt với mọi người.

Việc xác định, cụ thể hóa mục tiêu cho nghề đào tạo là rất cần thiết và đã được nhà trường thực hiện tốt. Tuy nhiên sản phẩm đào tạo, HV sau khi tốt

nghiệp ra trường được đánh giá là thực hiện chưa tốt. Do đó cần để HV sau khi tốt nghiệp sẽ thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm và hoạt động nghề nghiệp sau này.

Kết quả khảo sát được thể hiện tại bảng 2.4.

Bảng 2.4: Kết quả đánh giá của CBGV và HV về thực trạng công tác quản lý mục tiêu đào tạo nghề lái xe của nhà trường.

Stt Tiêu chí Rất tốt TốtĐánh giá thực trạngBt Chưa tốt X

1 Mục tiêu đào tạo rõ ràng, cụ

thể 67 89 67 37 1,72

2 Quản lý và thực hiện đúng

mục tiêu đào tạo đề ra 88 123 49 - 2,15 3 Mục tiêu đào tạo phù hợp và

đáp ứng yêu cầu của thị trường 23 42 87 108 0,92 4 Định kỳ đánh giá kết quả đào

tạo với mục tiêu đào tạo 26 49 68 117 0,94 Qua khảo sát cho thấy việc quản lý và thực hiện mục tiêu đào tạo lái xe của Nhà trường được đánh giá cao nhất (2,15), các ý kiến đánh giá tốt về mục này chiếm 47,3%. Mục tiêu đào tạo được Nhà trường xác định rõ ràng, cụ thể; quản lý và triển khai thực hiện mục tiêu được đánh giá là tốt; tuy nhiên, mục tiêu đào tạo hướng đến đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, định kỳ rà soát và đánh giá kết quả đào tạo so với mục tiêu chỉ được đánh giá ở mức bình thường hoặc chưa tốt; điều nay đòi hỏi Nhà trường cần phải có biện pháp cụ thể, khả thi để thực hiện nhằm nâng cao CLĐT và để mục tiêu đào tạo thật sự sát với thực tế.

2.2.3.Quản lý nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo lái xe

Chương trình đào tạo nghề với mục tiêu đặt ra là người học có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, nắm được cơ bản kiến thức lý thuyết và có khả năng vận dụng, thực hành nghề.

Nội dung, chương trình đào tạo của các hạng đào tạo đều dựa trên đề cương chi tiết của các môn do bộ LĐTBXH quy định.

Bảng 2.5: Kết quả đánh giá của CBGV và HV về thực trạng công tác quản lý nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo nghề lái xe của nhà trường.

Stt Tiêu chí Rất tốt TốtĐánh giá thực trạngBt Chưa tốt X

1

Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo phù hợp với quy định của Bộ LĐTBXH và yêu cầu thực tế xã hội.

32 52 156 20 1.37

2

Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo theo nội dung, thời gian quy định trong kế hoạch.

48 142 54 16 1.85

3

Tài liệu học tập, tham khảo đầy đủ, phù hợp với yêu cầu của người học và của xã hội

36 36 99 89 1.07

4

Quản lý tổ chức kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm về tổ chức thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch giảng dạy.

28 44 145 43 1.22

Qua bảng 2.5 nhận thấy, công tác tổ chức thực hiện kế hoạch theo nội dung, thời gian quy định trong kế hoạc của Nhà trường dược đánh giá trung bình là cao nhất, các ý kiến đánh giá tốt chiếm tới 54,61%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý nội dung, chương trình đào tạo lái xe là một trong những khâu quan trọng để thực hiện mục tiêu đào tạo. Nội dung chương trình đào tạo lái xe hiện nay đã được Bộ GTVT xây dựng qui chuẩn về kiến thức, kỹ năng thực hành lái xe, đạo đức hành vi ứng xử văn hóa giao thông theo Thông tư 07/2009/TT- BGTVT. Do vậy, Nhà trường đã chủ động bám sát chương trình, vận dụng và

cụ thể hóa vào quá trình giảng dạy; do vậy khâu tổ chức thực hiện dạy đúng, dạy đủ thời lượng cũng như công tác kiểm tra đánh giá so với chuẩn được đánh giá cao.

Tuy nhiên, tài liệu học tập, tham khảo chưa đáp ứng được yêu cầu; do đó, đánh giá cao nhất chỉ ở mức độ bình thường (99 người, chiếm tỷ lệ 38,07%).

Kết quả đánh giá mức độ thực hiện.

* Đánh giá chung về công tác quản lý nội dung, chương trình đào tạo:

- Điểm mạnh: Về cơ bản, chương trình đào tạo nghề lái xe của trường được xây dựng khá bài bản với sự tham gia của cán bộ, giáo viên trường và các chuyên gia trong lĩnh vực ngành giao thông. Các chương trình đều thoả mãn các yêu cầu:

- Bảo đảm được mục tiêu dạy nghề.

- Bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống, tính thực tiễn và linh hoạt úng xử với các tình huống giao thông, đáp ứng sự yêu cầu của ngành giao thông đường bộ, đảm bảo tối đa an toàn giao thông khi tham gia.

- Phân bố hợp lí thời gian giữa các khối kiến thức nghề, đạo đức nghề lái xe, kỹ năng lái xe và trình tự thực hiện các môn học, mô-đun, các thao tác để thực hiện mục tiêu đào tạo nghề có hiệu quả.

Nội dung đào tạo theo đúng quy định chuẩn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ GTVT đối với đào tạo nghề lái xe. Cụ thể các nội dung như:

- Khối kiến thức chung: Đạo đức người lái xe, pháp luật giao thông đường bộ, cấu tạo và sữa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải. HV phải nắm vững làm nền tảng cho việc tiếp thu các kiến thức chuyên nghề và thực hành như các môn: Kỹ thuật lái xe, Thực hành và sữa chữa thông thường, Thực hành lái xe để có thể tham gia vào giao thông đường bộ và đảm bảo an toàn giao thông cũng như thành thạo tay nghề và xử lý các tình huống linh hoạt.

Phân bổ thời gian cho các môn học và môđun đào tạo nghề được quy định như sau: Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm 15%-35%, thực

hành chiếm 65%-85%.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe ở trường cao đẳng nghề kinh tế công nghệ vicet (Trang 57)