CLĐT ở nghề được đánh giá dưới 2 góc độ: Thứ nhất, góc độ của CSDN: Đạt được những tiêu chuẩn hoặc mục tiêu mà CSDN đặt ra (Chất lượng bên trong); Thứ hai, là chất lượng được xem là thỏa mãn tốt nhất những đòi hỏi của người tiêu dùng (Chất lượng bên ngoài).
CLĐT nghề thường do các GV đánh giá theo kết quả đạt được của HV so với các chuẩn đã qui định trong chương trình đào tạo. Phương pháp này gọi là phương pháp “đánh giá trong” hay là tự đánh giá. Tuy nhiên phương pháp này mang tính chủ quan của từng GV, vì thế cần thiết phải có phương pháp đánh giá khách quan “đánh giá ngoài” do người/cơ quan sử dụng nhân lực, bởi lẽ hơn ai hết họ biết họ cần những gì ở người lao động kĩ thuật.
Các đối tượng tham gia đánh giá: từ HV đang học, HV tốt nghiệp; Phản hồi từ các đồng nghiệp, CBQL; Cán bộ doanh nghiệp và cán bộ địa phương. Trong đánh giá CLĐT nghề bao gồm 3 loại đánh giá khác nhau:
- Đánh giá chuẩn đoán: được tiến hành trước quá trình đào tạo nhằm làm rõ các điểm mạnh và điểm yếu của đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra. Trên cơ sở đó đưa ra các quyết định để tổ chức đào tạo có hiệu quả và chất lượng hơn.
- Đánh giá hình thành: được tiến hành nhiều lần trong quátrình đào tạo nhằm cung cấp các thông tin phản hồi để GV và HV kịp thời điều chỉnh trong quá trình đào tạo.
- Đánh giá tổng kết: tiến hành khi kết thúc quá trình đào tạo nhằm cung cấp các thông tin về CLĐT.
Các kĩ thuật đánh giá bao gồm: Phỏng vấn; Quan sát; Bảng câu hỏi; thảo luận; Chuyên gia...
Đầu vào Quá trình đào tạo Đầu ra - Mục tiêu và nhiệm vụ - GV và CBQL - Chương trình, giáo trình - Thư viện - CSVC, thiết bị dạy học - Quản lí tài chính - Tổ chức và quản lí - Hoạt động dạy và học - Các dịch vụ cho người học nghề - Năng lực của HV tốt nghiệp