Quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe ở trường cao đẳng nghề kinh tế công nghệ vicet (Trang 29)

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một tất yếu khách quan đối với nước ta nhằm xây dựng CSVC kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội cao hơn cả hai mặt” trình độ kỹ thuật và cơ cấu sản xuất gắn liền với thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại. CNH - HĐH còn đòi hỏi phải có một cơ cấu lao động hợp lý, nghĩa là phải có một tỉ lệ phù hợp giữa các thành tố của nguồn lực lao động. Phải chú ý đến công nhân lao động lành nghề, nâng cao năng lực thực hành và tăng hàm lượng chất xám

Nhu cầu xã hội

Kết quả đào tạo

Kết quả đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng -> Đạt chất lượng ngoài

Kết quả đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo -> Đạt chất lượng trong

sao cho đội ngũ công nhân lành nghề và các kỹ nghệ gia, kỹ thuật gia phải chiếm tỉ trọng chủ yếu. Đây là một tiêu chí đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của cả nước, toàn Xã hội, toàn ngành Giáo dục, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề nói riêng trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài mà nghị quyết Đại hội IX đã xác định: “Nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005”. “Số học sinh công nhân kỹ thuật tăng 11-12%/ năm”. Trên thực tế, trong nhiều năm qua chúng ta mới đầu tư chú ý đến phát triển giáo dục phổ thông, giáo dục đại học chưa coi trọng giáo dục nghề nghiệp, dẫn đến giáo dục chuyên nghiệp, nhất là đạo tạo công nhân mất cân đối. Qui mô đào tạo nghề hiện nay vẫn quá nhỏ bé, manh mún, thiết bị đào tạo lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu .

Chính những vấn đề nêu trên đòi hỏi phải không ngừng đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, không ngừng nâng cao CLĐT.

Nâng cao CLĐT nghề còn phụ thuộc yêu cầu phát triển nền kinh tế, thực hiện liên doanh liên kết với nước ngoài, chuyển giao công nghệ mới cho các khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời với phát triển kinh tế trong doanh nghiệp, cần hình thành các khu chế xuất, khu công nghiệp, liên doanh liên kết với nước ngoài. Từ đó phát sinh tăng yêu cầu về mặt lao động có kỹ năng, kỷ xảo, có chuyên môn cao. Đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa, số lao động dôi dư với chất lượng nghề nghiệp không đáp ứng kịp thời nhu cầu tuyển dụng ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Một số lớn đã qua đào tạo nhưng không đáp ứng được yêu cầu người sử dụng lao động.

CNH - HĐH đòi hỏi chất lượng lao động phải cao không những để đáp ứng nhu cầu lao động trong nước mà còn để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Việc phân công lao động và hợp tác quốc tế là xu hướng ngày càng phát triển. Xuất khẩu lao động là chiến lược lâu dài, thường xuyên của các quốc gia phát triển. Đối với nước ta, xuất khẩu lao động không những vừa giải quyết việc làm cho lao động, tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước, tăng thu nhập cho bản thân gia đình người lao động, mà còn tiếp thu học tập chuyên môn kỹ thuật hiện đại của các nước có nền công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, chất lượng đội

ngũ lao động xuất khẩu của ta mặc dù được cải thiện nhưng nhìn chung còn hạn chế. Yếu nhất là khâu ngoại ngữ, tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của công nghệ sản xuất hiện đại, nhận thức về chủ thợ chưa rõ ràng, ý thức kỹ luật và chấp hành hợp đồng đã kỹ kết của một số bộ phận lao động còn kémKhông ít người lao động quan niệm đi làm việc ở nước ngoài là để kiếm tiền nhiều, khi không đạt được thì vô kỷ luật, bỏ hợp đồng đi làm việc khác, gây ảnh hưởng đến uy tín lao động Việt Nam.

Tóm lại, nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện tiềm lực kinh tế còn nhỏ bé, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, tài nguyên khoáng sản không nhiều…

Do đó, để có thể tiếp cận được với nền khoa học - kỹ thuật đang tiến nhanh như vũ bão của thế giới, từng bước rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp với sự phát triển của các nước, Đảng ta đã xác định phát triển nguồn lực nói chung, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình CNH - HĐH.

Vấn đề cấp bách hiện nay là phải khẩn trương bồi dưỡng về mọi mặt cho số công nhân, số lao động chưa qua đào tạo đầy đủ, tăng nhanh về qui mô với chất lượng cao. Muốn vậy phải nâng cao chất lượng dạy nghề, bởi những năm qua cùng với sự suy giảm về số lượng, chất lượng dạy nghề cũng đã có những giảm sút nghiêm trọng. Nguyên nhân của sự giảm sút đó là:

- Trang thiết bị hiện nay ở các CSDN thiếu thốn, lạc hậu.

- Đội ngũ giáo viên dạy nghề chuyên nghiệp bị phân tán, giảm về số lượng. Trình độ không được nâng cao cho phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ. Trình độ sư phạm và quản lý nhiều năm qua ít được chú ý, bổ sung, bồi dưỡng, đào tạo lại.

- Chương trình nội dung đào tạo, hệ thống giáo trình vẫn trong tình trạng lạc hậu, thiếu thống nhất, không theo một chuẩn mực nào, vì vậy không theo kịp sự tiến bộ của khoa học – công nghệ mới.

Có thể nói rằng, bắt đầu sự nghiệp CNH – HĐH đất nước là quá trình phát triển theo chiều sâu, trong đó chất lượng lao động có ý nghĩa quyết định. Cùng với

việc mở rộng qui mô đào tạo, nâng cao chất lượng dạy nghề là một đòi hỏi khách quan, cấp bách nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe ở trường cao đẳng nghề kinh tế công nghệ vicet (Trang 29)