Để đo lường CLĐT nghề chúng ta thường tập trung vào 2 khối đối tượng: bản thân người công nhân kỹ thuật và CSĐT nghề (chất lượng CSĐT).
Quá trình đào tạo nghề có một số đặc trưng khác với giáo dục phổ thông và giáo dục đại học. Đó là quá trính đào tạo trên cơ sở thiếp thu kết quả giáo dục phổ thông để đào tạo về nghề nghiệp cho học sinh học nghề. Việc đào tạo để hình thành năng lực nghề nghiệp giữ vai trò then chốt, chủ đạo. Quá trình đào tạo chú trọng đến một hệ thống các kỹ năng thông qua thực hành, luyện tập. Đó chính là những yêu cầu, vị trí công tác, hoạt động nghề nghiệp của người công nhân kỹ thuật.
Chất lượng đào tạo nghề phụ thuộc vào các yếu tố:
- Chất lượng đầu vào: ( bản thân người học nghề): Trình độ văn hóa, sở trường nguyện vọng, sức khỏe, tình trạng kinh tế … của người học nghề.
- Quá trình đào tạo (hoạt động đào tạo nghề của CSĐT nghề): + Mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo;
+ Đội ngũ giáo viên, phương pháp đào tạo và CBQL (phẩm chất, năng lực). + CSVC, trang thiết bị dạy học phù hợp đáp ứng nghề đào tạo (lượng, chất lượng, hiệu quả hoạt động).
+ Tài chính (kinh phí định mức đào tạo, vật tư thực hành, chi phí quản lý, thù lao giáo viên …)
+ Dịch vụ đào tạo (kí túc xá, tư vấn việc làm, thông tin việc làm…)
- HV tốt nghiệp: Năng lực và phẩm chất đạt được sau khi đào tạo theo mục tiêu đào tạo; sức khỏe đáp ứng nghề nghiệp; kỹ năng sống (giao tiếp, hoạt động xã hội).
- Tham gia thị trường lao động (từ 6 đến 12 tháng kể từ khi ra trường): trình độ chuyên môn đáp ứng yếu cầu làm việc (năng suất, tổ chức hoạt động); Mức độ hoàn thành nhiệm vụ công nhân kỹ thuật; Tính sáng tạo và thích nghi trong công việc. Có thể khái quát CLĐT nghề như sau:
Hình 1: Quan điểm về chất lượng đào tạo nghề.
Việc đánh giá kết quả giáo dục cần phản ánh được chất lượng nhân cách có phù hợp hay không với yêu cầu đề ra. Cần phải xem xét chất lượng đầu vào (tuyển sinh học sinh học nghề), chất lượng của quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra (tốt nghiệp và tham gia vào cuộc sống). Đánh giá CLĐT không chỉ nhiệm vụ của các đơn vị đào tạo nghề mà còn là của xã hội. Đặc biệt là sự đánh giá trực tiếp của những người sử dụng sản phẩm đào tạo (các doanh nghiệp, các nhà sản xuất …).
1.3. Quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong sự nghiệp công nghiệphóa - hiện đại hóa